Đi đái nhiều có phải thận yếu hay không?

Đi đái nhiều có phải thận yếu? Hay mình đang có bị mắc bệnh lý nào khác? Rất nhiều bạn khi gặp phải triệu chứng tiểu nhiều đều có những lo lắng, thắc mắc như vậy. Vậy để giải đáp những vấn đề này cho bạn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời này trong bài viết dưới đây.

Thế nào là đi đái nhiều?

Thận là cơ quan trong hệ bài tiết, nhằm đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Thông thường, một người khỏe mạnh trung bình một ngày thận bài tiết khoảng 1,5 lít nước tiểu được chia làm nhiều lần. Còn bàng quang là nơi chứa nước tiểu, nước tiểu đi vào bàng quang thông qua niệu quản cuối cùng thải ra ngoài bằng niệu đạo. Khi bàng quang đầy từ 250-300ml thì gây nên phản xạ làm chúng ta có cảm giác muốn đi đái. Tính ra trung bình mỗi ngày chúng ta đi tiểu 5-6 lần.

Vậy nên nếu số lần bạn đái nhiều hơn 8 lần kể cả khi lượng nước bạn uống không quá nhiều một ngày thì chứng tỏ bạn đang bị đi đái quá nhiều lần.

☛Đọc thêm: Đi đái nhiều lần trong ngày có tốt không?

Đi đái nhiều có phải thận yếu hay không?

Như các bạn đã biết ở trên thì thận là một cơ quan của hệ tiết niệu. Và thận có chức năng chính là lọc máu và các thất thải, các chất cặn bã. Các chất này sẽ được thận lọc và loai bỏ ra ngoài cơ thể. Ngoài ra thận còn giúp điều tiết nồng độ các chất điện giải, kiểm soát huyết áp.

Thận yếu là hiện tượng các chức năng của thận dần bị suy giảm, mà hiện tượng này lại thường xảy ra âm thầm ít có triệu chứng hoặc nếu có thì những triệu chứng này rất khó để bạn nhận thấy khi còn ở giai đoạn đầu. Và bạn sẽ chỉ phát hiện ra khi bệnh tình đã trở nên nặng hơn.

Tuy nhiên nếu bạn hay chú ý đến những sự thay đổi bất thường của cơ thể mình thì khi thận yếu sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Cơ thể ớn lạnh
  • Hay xuất hiện tình trạng chóng mặt
  • Đau lưng
  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt tiểu nhiều về đêm
Các bạn có thể tham khảo: Đi tiểu nhiều vào ban đêm

Như vậy thì đi đái nhiều cũng là một trong những dấu hiệu khi bị thận yếu. Do đó, nếu như bạn thấy mình có hiện tượng đi đái nhiều một cách bất thường thì nên xem xét đến khả năng bị thận yếu và cần đi khám sớm để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài bị thận yếu thì khi đi đái nhiều lần cũng là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý khác mà bạn cũng nên chú ý, sẽ được đề cập ngay sau đây.

Đi đái nhiều lần có phải là dấu hiệu bệnh nào khác?

Các bạn đã thấy khi bị đi đái nhiều có thể là do thận yếu gây nên. Nhưng khi đi tiểu nhiều còn có thể là những dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm khác như.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là hiện tượng bị nhiễm trùng ở một trong những cơ quan trong hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu đạo, bàng quang và niệu quản. Tình trạng nhiễm trùng này xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào trong hệ tiết niệu thông qua niệu đạo.

Khi bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì ngoài tình trạng đi đái nhiều lần ra thì còn có thể kể đến những dấu hiệu kèm theo như sau: bị sốt, tiểu gấp, đau hoặc khó chịu ở vùng bụng…

Bàng quang tăng hoạt (OAB)

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ chóp (đầu bàng quang) bị co bóp mất kiểm soát và quá mức trong khi lượng nước tiểu trong bàng quang chỉ 100-150ml đã tạo ra cho người bệnh phản xạ đi tiểu (bình thường thì phải trên 350ml). Làm cho người bệnh luôn trong tình trạng buồn đi tiểu nhiều, tiểu són, tiểu không kiểm soát…

Bệnh này tuy không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng nếu để lâu dài không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ làm cho người bệnh cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng và công việc trong cuộc sống, một số trường hợp cảm thấy luôn bị tư ti và mặc cảm…

Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là một bệnh xuất hiện ở bàng quang gây cho người bệnh cảm giác đau buốt, đi tiểu nhiều lần, cần đi tiểu ngay lập tức, đau vùng bụng dưới, đau niệu đạo…

Với một người bị viêm bàng quang kẽ tần suất đi tiểu một ngày lên rất cao có thể lên đến trên 30 lần một ngày. Và mỗi lần đi tiểu chỉ một lượng rất nhỏ, xuất hiện cả vào ban ngày và ban đêm.

Bệnh tiểu đường

Bạn sẽ rất hay gặp tình trạng đi đái nhiều ở những người bị mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là đối người đang bị mắc tiểu đường type 1 và type 2. Lý do khiến cho bạn bị đi đái nhiều là do trong cơ thể đang có một lượng đường bị dư thừa khiến cho thận lúc này phải làm việc nhiều hơn để có thể đẩy phần đường dư này ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Đây chính là nguyên nhân khiến cho người bị tiểu đường hay phải đi đái nhiều hơn.

Ngoài xuất hiện triệu chứng là đi đái nhiều thì bệnh tiểu đường còn có những triệu chứng các bạn có thể dễ dàng nhận ra như:

  • Cảm thất khát nước và cần phải uống nhiều nước
  • Mắt bị mờ
  • Bị giảm cân nhiều dù vẫn ăn uống bình thường
  • Xuất hiện tình trạng khô miệng và ngứa da

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Đây là căn bệnh xuất hiện ở nam giới cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi đái nhiều lần. Khi các bạn bị phì đại tuyến tiền liệt thì sẽ gây ra sự chèn ép vào trong ống dẫn niệu đạo làm chúng ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. ĐIều này làm cho bàng quang bị co thắt gây mất kiểm soát, từ đó gây ra tình trạng: đi đái nhiều lần, tiểu són, tiểu mất kiểm soát, tiểu không tự chủ….

Bệnh lý này bắt đầu phát triển khi nam giới bước sang tuổi 30, nhưng dấu hiệu của bệnh chỉ xuất hiện rõ ràng là vào độ tuổi trung niên từ 50 tuổi trở lên. Đặc biệt tỉ lệ này càng tăng cao khi bước vào độ tuổi trên 70.

Thận yếu tiểu nhiều lần có nguy hiểm không?

Tinh trạng thận yếu tiểu nhiều lần thường gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh có thể kể tới như:

Cơ thể mệt mỏi do mất ngủ

Tiểu nhiều lần do thận yếu khiến cho người bệnh đi tiểu nhiều trong cả ngày đặc biệt là tiểu nhiều về đêm. Việc phải đi tiểu nhiều về đêm khiến cho bạn không ngủ được sâu, luôn bị gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng này nếu không được cải thiện sớm để lâu ngày sẽ gây nên tình trạng mất ngủ mãn tính, làm cho sức khỏe bị suy nhược ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc cũng như tâm lý của người bệnh

Làm ảnh hưởng đến sinh lý

Thận có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh lý ở cả nam giới lẫn nữ giới, bởi tuyến thượng thận sẽ tiến ra hormone androgen và estrogen – đây là 2 loại hormone giúp phát triển và duy trì sinh lý ở nam giới lẫn nữ giới.

Việc bị thận yếu sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đối với nam giới bởi khi thận hoạt động tốt giúp máu đến dương vật dễ dàng hơn, nhờ đó mà dương vật cương cứng. Chính vì vậy mà khi thận yếu sẽ làm ảnh hưởng đến sinh lý.

Cách chuẩn đoán nguyên nhân

Để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng đi đái nhiều có phải do thận yếu hay do một bệnh lý nào khác thì các bác sỹ có thể cần đến một số xét nghiệm như sau

Phân tính nước tiểu

Bác sỹ có thể lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào trong nước tiểu hay không, bao gồm protein hoặc lượng đường bất thường trong nước tiểu.

Xét nghiệm này đo lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu, tìm kiếm mức độ cao của vi khuẩn từ đó sẽ xác định được có tình trạng đi tiểu nhiều là do thận yếu hay do nguyên nhân khác?

Đo lượng nước tiểu

Đo lượng nước tiểu là một trong những xét nghiệm đơn giản giúp chẩn đoán thận yếu. Ví dụ, lượng nước tiểu thấp có thể do thận yếu nguyên nhân do nghẽn đường tiểu.

Xét nghiệm máu

Khi làm xét nghiệm máu có thể đo được các chất được lọc bởi thận, lượng chất những chất này cao thì có thể được chuẩn đoán bị suy thận cấp tính.

Xem thêm: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến tiểu nhiều

Cách điều trị đi tiểu nhiều do thận yếu

Điều trị bằn thuốc Nam

Râu ngô

Râu ngô theo y học hiện đại có chứa các thành phần tốt cho thận như tannin, sitosterol, stigmasterol, tinh dầu,…. Râu ngô có thể làm tăng lượng nước tiểu thải ra làm giảm bớt các hoạt động của thận nên được dùng nhiều để điều trị thận hư, thận yếu.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch 30g râu ngô tươi.
  • Cho râu ngô vào nồi đun với khoảng 500ml nước khoảng 10 – 15 phút.
  • Chỉ chắt lấy phần nước uống 1 – 2 lần mỗi ngày.

Rau diếp cá

Trong thành phần của rau diếp có hyperin, quercetin, myrcene… Đây là các chất có tính kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm tốt. Ngoài ra diếp cá cũng giúp tăng lượng nước tiểu, cải thiện chức năng thận.

Cách sử dụng:

  • Dùng 100g rau diếp cá đun với khoảng 2 lít nước.
  • Sau khi sôi vặn nhỏ lửa, đun thêm khoảng 5 – 10 phút để rau tiết ra hết tinh chất.
  • Uống mỗi ngày 1 cốc để mau chóng giảm bớt tình trạng thận yếu đi tiểu nhiều.

Điều trị bằng thuốc Đông

Để điều trị tình trạng tiểu nhiều do thận yếu thì các bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc Đông để giảm triệu khá hiệu quả. Đối với phương pháp Đông y này các bạn cần kiên trì điều trị trong thời gian dài thì mới có hiệu quả. Một số bài thuốc bạn có thể sử dụng như:

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: tang phiêu tiêu, đương quy, ngũ vị tử, miết giáp, ô dược, ích trí nhân, mẫu lễ, thạch xương bồ, đẳng sâm, thỏ ty tử, viễn chí, hoài sơn, long cốt, phục thần.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc trên phơi khô, thái thành từng lát mỏng.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào đun với 500ml nước đến khi còn ⅕ lượng nước thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống mỗi ngày 1 lần. Sử dụng trong ít nhất 7 ngày để thấy hiệu quả.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: mạch môn, ngũ vị tử, phục linh, thái tử sâm, địa hoàng thang, biển đậu, kỷ tử, sơn dược.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi nước sắc khoảng 30 phút đến 1 giờ.
  • Lọc lấy phần nước uống, chia thành 2 – 3 phần và sử dụng ngay trong ngày.

Điều trị bằng thuốc Tây

Để giúp giải quyết được tình trạng đi tiểu nhiều thì tùy thuộc vào những nguyên nhân khác nhau mà có hướng điều trị khác nhau cụ thể như sau:

Đối với nguyên nhân do thận yếu thì có thể sử dụng các loại thuốc lợi tiếu như: Furosemid, thiazid, amilorid… bở khi dùng các thuốc này sẽ làm tăng việc thải chất độc từ đó ngăn chặn thận bị suy yếu.

Với bệnh viêm bàng quang kẽ thì sử dụng các thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil®, Motrin IB® và những biệt dược khác) hoặc naproxen sodium (Aleve®) giúp giảm đau.

Còn đối với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thì có thể sử dụng thuốc khách sinh Trimethoprim giúp kìm khuẩn bằng cách ức chế enzyme dihydrofolate-reductase của vi khuẩn.

Bệnh bằng quang tăng hoạt thì bệnh này tùy theo từng giai đoạn khác nhau mà có cách điều trị sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Cuối cùng là đối với bệnh tiểu đường thì tùy theo mức độ bệnh có những loại thuốc phù hợp như Sulfonylurea (Tolbutamide; Diamicron 80 mg; Hemidaonil 2,5mg…); Metformin (Glucophage, Metforan)…

Bạn có thể tham khảo: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả?

Sử dụng TPBVSK Vương Niệu Đan

Ngoài những phương pháp điều trị trên, các bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm TPBVSK Vương Niệu Đan.

Vương Niệu Đan là dòng sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe với các công dụng chính như giúp giảm sự co thắt, tăng độ co giãn cho bàng quang. Ngoài ra sản phẩm còn giúp hỗ trợ điều trị và kiểm soát tốt các chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát và tiểu không tự chủ mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém.

Thành phần chính có trong Vương Niệu Đan bao gồm các loại thảo dược quý hiếm như Urarox (gồm Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), Vispo TM (chiết xuất từ cây Cọ lùn), chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

Cách sử dụng Vương Niệu Đan để đạt được hiệu quả tốt

Để thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu Đan cải thiện tiểu đêm tốt nhất, mang lại hiệu quả bền vững, người dùng nên tuân thủ theo liệu trình. Cụ thể như sau:

  •  2-4 tuần đầu: Uống ngày 6 viên, chia 2 lần. Thời gian này cơ thể bắt đầu đáp ứng và giảm dần số lần tiểu đêm, tiểu nhiều trong ngày, tăng thời gian nhịn tiểu.
  • Khi tần suất đi tiểu đêm, tiểu nhiều cải thiện, giảm liều xuống 4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống vào buổi sáng và buổi tối, ngay sau khi ăn.
  •  Nên dùng duy trì từ 2-3 tháng, số lần tiểu đêm sẽ giảm từ 5-6 lần chỉ còn 1-2 lần trong đêm, bệnh nhân có thể nhịn được tiểu trong 40 phút và số lần tiểu trong ngày chỉ còn 7-8 lần (2-3 tiếng mới phải đi tiểu)
  •  Nên kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, tăng cường các bài tập thể dục tốt cho cơ sàn chậu, hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dùng Vương Niệu Đan bao lâu thì có hiệu quả: Sản phẩm Vương Niệu Đan được các chuyên gia nhận định sử dụng sau khoảng từ 2 tuần là bắt đầu có sự cải thiện rõ rệt về các triệu chứng: giảm số lần đi tiểu nhiều, tiểu đêm đáng kể. Đồng thời người uống sẽ cảm thấy ngủ ngon giấc hơn, cải thiện được chiều sâu giấc ngủ vào ban đêm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên duy trì hỗ trợ điều trị từ 2-3 tháng giúp đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mọi thắc mắc, Qúy khách vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà.

Cách phòng ngừa thận yếu đi tiểu nhiều hiệu quả

Bên cạch việc sử dụng thuốc cũng như biện pháp mà chúng tôi đã kể trên thì bạn cần kết hợp thêm những cách sau vừa giúp phòng ngừa cũng như giúp việc điều trị hiệu quả hơn như sau:

  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ từ 1,5 đến 2 lít nước có thể là nước lọc, nước trái cây…
  • Tránh xa các đồ uống nước có gas, nước ngọt các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê…
  • Lượng nước bạn uống nên rải đều ra các thời điểm khác nhau trong ngày, đặc biệt là không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế thói quen nhịn đi vệ sinh bởi đây là nguyên nhân làm tăng gánh nặng cho thận, do đó khi buồn tiểu hãy đi vệ sinh ngay.
  • Tạo một chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh…
  • Duy trình một lối sống lành mạnh ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng một ngày và không thức quá khuya.
  • Thường xuyên tập thể dục giúp tăng sức đề kháng của cơ thể
  • Hàng ngày tập thới quen massage khu vực lòng bàn chân hằng ngày trước khi đi ngủ, việc này giúp khí huyệt lưu thông, hạn chế được áp lực lên thận.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đi tiểu nhiều kiêng ăn uống gì?

Trên đây là những thông tin về tình trạng thận yếu tiểu nhiều lần. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này và sẽ sớm có những biện pháp khắc phục hiệu quả và an toàn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...