Tại sao phụ nữ dễ mắc viêm bàng quang? Dấu hiệu và điều trị

Viêm bàng quang gặp khá phổ biến ở nữ giới, hầu như bất cứ ai cũng đã từng biết đến một lần trong đời. Buồn đi tiểu liên tục, đi tiểu rát bỏng, đau ở bụng dưới… là những dấu hiệu điển hình của viêm bàng quang. Bệnh rất dễ tái phát gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chị em. Cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao viêm bàng quang dễ xảy ra ở phụ nữ và cách khắc phục.

Tại sao phụ nữ dễ mắc viêm bàng quang?

Viêm bàng quang (nhiễm trùng bàng quang) là bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu cấp tính. Vi khuẩn trong bàng quang là nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp, bệnh tái diễn nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do dùng thuốc, xạ trị hoặc biến chứng của bệnh lý khác.

Viêm bàng quang là bệnh lú gặp khá phổ biến ở đối tượng nữ giới. Theo thống kê cho thấy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ít nhất đều mắc viêm bàng quang cấp một lần trong đời. Nếu đã mắc bệnh thì nguy cơ tái phát hoặc tái nhiễm khá cao. Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm bàng quang hơn so với nam giới. Tại sao lại xảy ra điều này? Chúng ta có thể giải đáp vấn đề này bằng nhiều nguyên nhân khác nhau sau đây:

Cấu tạo cơ quan sinh dục: Cơ quan sinh dục của phụ nữ có cấu tạo khá phức tạp, cấu trúc ống dẫn nước tiểu khá ngắn. Đây là cơ hội tốt để các loại vi khuẩn gây bệnh chuyển từ vùng hậu môn dễ dàng đến bàng quang khiến chúng bị viêm nhiễm, suy giảm chức năng.

Thói quen uống ít nước: Lượng nước cung cấp vào cơ thể ít dẫn tới tình trạng khó đẩy các mầm bệnh ra ngoài. Nguy cơ mắc viêm bàng quang thường tăng lên vào mùa hè, nhất là ở các nước có nhiệt độ nóng, cơ thể bị ra mồ hôi nhiều và đi tiểu ít.

Thuốc tránh thai: bạn nên cẩn trọng với thuốc tránh thai bởi đây cũng là một yếu tố gây viêm bàng quang. Thuốc tránh thai khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ làm trở ngại bài tiết. Mặt khác còn thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục.

Vệ sinh kém: Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh nhanh, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh có thể dẫn tới viêm nhiễm. Ngược lại, thói quen vệ sinh quá nhiều cũng chưa hẳn đã tốt. Chất diệt khuẩn trong sản phẩm làm sạch có thể gây hại.

Thói quen dùng vòi sen xịt trực tiếp vào âm đạo: Đây là thói quen xấu chị em nên bỏ bởi giúp vi khuẩn tấn công và phát triển mạnh trong cơ thể. Sử dụng vòi xịt có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn là nguồn gốc gây bệnh, chị em nên chú ý không nên thực hiện.

Đời sống tình dục và sự thay đổi hormone: Ở phụ nữ, viêm bàng quang thường xuất hiện vào giai đoạn mang thai, mãn kinh bởi đây là giai đoạn thay đổi hormone mạnh mẽ nhất.

Quần áo: Trang phục hàng ngày quá chật có thể khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, mồ hôi ra nhiều khiến độ ẩm vùng kín tăng lên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Các yếu tố gây ra đọng nước tiểu ở bàng quang: Táo bón làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc một số bệnh lý khác làm tăng nguy cơ viêm nhiễm như đái đường, bại liệt, bệnh thần kinh…

Các thời điểm dễ bị viêm bàng quang ở nữ giới

Viêm bàng quang gặp rất phổ biến ở nữ giới, tỷ lệ chị em mắc cao ở những thời điểm sau:

Bắt đầu đời sống tình dục: Sau các lần làm “chuyện ấy”, vết rách ở màng trinh có thể gây viêm bàng quang. Các mảnh rách của màng trinh dính vào vách âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh đi lên bàng quang. Đây được gọi là viêm bàng quang của tuần trăng mật, có khi kéo dài cho tới khi có con.

Giai đoạn mang thai: Theo số liệu thống kê, có tới 10% thai phụ bị nhiễm trùng niệu đạo trong thời gian này. Do sự phát triển của bào thai kéo theo tình trạng ứ đọng nước tiểu gây viêm nhiễm.

Sau sinh: Các vết rách ở bộ phận sinh dục làm giảm bớt khoảng cách giữa hậu môn, cơ quan sinh dục nữ làm mầm bệnh dễ dàng xâm nhập, viêm nhiễm.

Tuổi mãn kinh: Hormone sinh dục ngưng tiết ra kết hợp với tình trạng âm đạo khô, hẹp khiến màng nhầy dễ vỡ. Cộng với sức đề kháng kém dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.

Xem thêm thông tin: Viêm bàng quang có tự khỏi không?

Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang ở phụ nữ

Bệnh nhân viêm bàng quang thường có các biểu hiện sau đây:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu ít.
  • Tiểu ra máu.
  • Tiểu buốt lan dọc đường đi của niệu đạo tới lỗ tiểu.
  • Lúc nào cũng có cảm giác tiểu gấp.
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
  • Bụng dưới thường có cảm giác tức, khó chịu do bàng quang ứ đọng nước tiểu.

Đọc thêm chi tiết: Viêm bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Các phương pháp điều trị viêm bàng quang tại nhà

Nhiều người lo lắng không biết viêm bàng quang có nguy hiểm hay không. Thực tế, nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị dứt điểm thì có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình. Ngược lại, nếu không phát hiện và điều trị, nhiễm trùng sẽ nặng hơn có thể dẫn tới tình huống xấu là biến chứng viêm thận, bể thận.

Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau nhằm điều trị viêm bàng quang ở nữ giới. Tùy tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất. Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh mang lại tác dụng hiệu quả. Quan trọng là bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Không nên sử dụng bừa bãi có thể đối mặt với vấn đề kháng thuốc khiến bệnh diễn tiến phức tạp hơn. Bên cạnh đó, một số biện pháp khác dưới đây hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Uống nhiều nước

Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện giúp phòng ngừa, điều trị viêm bàng quang cũng như các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu. Mỗi ngày uống đủ lượng nước giúp rửa trôi vi khuẩn, ngăn cản chúng bám vào niêm mạc bàng quang. Hãy uống tối thiểu từ 8 – 12 ly nước mỗi ngày, quan sát màu sắc nước tiểu cho tới khi có màu vàng nhạt để đảm bảo chắc rằng bạn đã uống đủ nước.

Đi tiểu khi có nhu cầu

Nhịn tiểu khiến số lượng vi khuẩn sinh sống thành bàng quang có xu hướng phát triển tăng lên nhiều lần gây viêm bàng quang. Do đó, việc đi tiểu thường xuyên sẽ giúp loại bỏ một số lượng vi khuẩn ra bên ngoài. Điều này làm giảm triệu chứng do viêm bàng quang gây ra. Bạn cũng cần đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Hoạt động tình dục có thể đẩy vi khuẩn vào sâu trong niệu đạo ở cả nam và nữ giới khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống nước ép nam việt quất mỗi ngày

Thưởng thức một ly nước ép nam việt quất là mẹo đơn giản chữa viêm bàng quang mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Các thành phần chống oxy hóa bao gồm polyphenol, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, loại quả này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong bàng quang và niệu quản. Tuy nhiên, nếu sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm bàng quang bạn hãy trao đổi với bác sĩ trước nhé.

Bổ sung đủ vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C bổ sung vào cơ thể là cách chữa viêm bàng quang hiệu quả nhất. Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu. Nhu cầu vitamin C mỗi ngày của cơ thể là 100mg, tốt nhất nên bổ sung từ các loại rau xanh, trái cây tươi như đu đủ, chanh dây, cà chua, cam, sơ ri…

Ăn nhiều thực phẩm có chứa lợi khuẩn

Probiotic là lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa, tiết niệu. Ngoài ra, những lợi khuẩn này còn giúp phục hồi hệ vi sinh vật do ảnh hưởng từ việc dùng kháng sinh dài ngày. Các thực phẩm giàu probiotic nên bổ sung hàng ngày như nấm sữa, sữa chua, phô mai…

Chườm ấm

Sử dụng thuốc thường xuyên có thể gây ra tình trạng lạm dụng thuốc. Thay vỉ dùng thuốc giảm đau, bạn nên áp dụng các cách giảm đau tự nhiên như chườm ấm. Đây là mẹo cải thiện triệu chứng khá hiệu quả trong trường hợp đau không quá nghiêm trọng.

Cách thực hiện như sau: Đặt túi chườm ấm lên vùng bụng khi cơn đau xuất hiện có thể khiến cơn đau và các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra thuyên giảm. Ngoài ra, ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 15 – 20 phút cũng là cách giảm đau và khó chịu hiệu quả.

Duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ

Có nhiều trường hợp viêm bàng quang do vi khuẩn đi từ trực tràng lên niệu đạo. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào trong niệu đạo, chúng đi vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm. Do đó, bạn hãy vệ sinh vùng sinh dục và hậu môn cẩn thận, đặc biệt sau khi đi vệ sinh.

Trong quan hệ tình dục, cũng cần lưu ý những điều sau đây để hạn chế tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài vào xâm nhập vào trong đường tiết niệu như:

  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như dùng bao cao su…
  • Vệ sinh nhẹ nhàng bộ phận sinh dục.
  • Thay đổi bao cao su nếu chuyển từ quan hệ tình dục từ đường hậu môn sang quan hệ tình dục bằng đường âm đạo.
Trong thời kỳ kinh nguyệt cần giữ vệ sinh cẩn thận. Thay băng vệ sinh, tampon thường xuyên để tránh viêm nhiễm. Sử dụng dung dịch vệ sinh thích hợp để tránh gây tổn thương niêm mạc bộ phận sinh dục.

Một số lưu ý phòng ngừa viêm bàng quang

Viêm bàng quang dễ phòng và không khó chữa, chỉ cần bạn thực hiện theo các khuyến cáo sau đây của chuyên gia:

  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Không được nhịn tiểu.
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ.
  • Tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách.
  • Điều trị táo bón.
  • Chú ý giữ vệ sinh trong thời gian kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh thường xuyên.

Khi mắc bệnh không nên tự điều trị hoặc phải sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không vi khuẩn có thể kháng thuốc và bệnh dễ tái phát trở lại. Nếu nghi ngờ mắc phải dấu hiệu bị viêm bàng quang, giải pháp tốt nhất chính là đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...