Viêm bàng quang ở nam giới - Đừng chủ quan!

Nhiều người cho rằng viêm bàng quang chỉ gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế có không ít nam giới mắc bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm bàng quang ở nam giới thông qua những thông tin sau đây nhé.

Triệu chứng viêm bàng quang ở nam giới

Các dấu hiệu của viêm bàng quang rất dễ khiến bạn nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiết niệu khác. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng sau đây thì hãy nghi ngờ tới khả năng mắc viêm bàng quang nhé.

  • Đi tiểu cảm thấy nóng rát hoặc ngứa ran.
  • Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, ngay cả khi mới đi tiểu xong.
  • Tiểu nhiều lần, nhưng mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu ít.
  • Tiểu khó, tiểu gấp.

Tiểu khó, tiểu gấp là dấu hiệu thường gặp khi nam giới bị viêm bàng quang.

Trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng viêm bàng quang ở nam giới nghiêm trọng như:

  • Nước tiểu có mùi, tiểu đục.
  • Tiểu ra máu.
  • Thấy khó chịu ở vùng xương chậu.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt cao.

Nguyên nhân viêm bàng quang ở nam giới

Một số nguyên nhân sau đây có thể có thể khiến nam giới bị mắc viêm bàng quang như:

Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh, loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến là  Escherichia coli (E. coli).

Viêm bàng quang kẽ: Đây là tình trạng mãn tính, do áp lực đè lên thành bàng quang và gây ra cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, nam giới rất ít khi mắc phải tình trạng này, chúng gặp phổ biến ở nữ giới hơn.

Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng một số loại thuốc có hoạt động mạnh, thành phần trong thuốc có thể gây tổn thương thành bàng quang và dẫn tới viêm. Điển hình là thuốc hóa trị dùng trong điều trị ung thư như Ifosfamide, Cyclophosphamide,…

Xạ trị: Là phương pháp dùng tia năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tia này có thể làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh, dẫn tới sưng viêm. Nếu xạ trị vùng xương chậu, nguy cơ cao mắc viêm bàng quang.

Dùng ống thông tiểu: Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài có thể đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu. Vi khuẩn phát triển và gây ra các vấn đề về bàng quang, thận.

Hóa chất: Khi tiếp xúc với một số hóa chất có trong các sản phẩm như dầu gội, xà phòng, dung dịch vệ sinh…có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn tới viêm bàng quang.

Bệnh lý khác: Viêm bàng quang ở nam giới có thể là hệ quả của các bệnh lý khác gây ra, ví dụ như sỏi thận, tiểu đường, viêm tuyến tiền liệt…

Một số vấn đề ở nam giới làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, bao gồm:

  • Mắc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như HIV, AIDS…
  • Nhịn tiểu trong một thời gian dài.
  • Sỏi bàng quang.
  • Quan hệ tình dục với người mắc viêm bàng quang.

Xem thêm thông tin: Viêm bàng quang có tự khỏi không?

Biến chứng viêm bàng quang ở nam giới

Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách viêm bàng quang ở nam giới có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

Nhiễm trùng thận, suy thận

Khi vi khuẩn sinh sôi, phát triển chúng không chỉ gây bệnh ở bàng quang mà còn đi ngược lên thận, gây nhiễm trùng cơ quan này. Nhiễm trùng thận nguy hiểm hơn nhiều so với viêm bàng quang, bệnh để càng lâu tổn thương càng nghiêm trọng. Tổn thương không phục hồi này có thể gây suy thậ một hoặc cả hai bên. Lúc này, người bệnh cần phải thăm khám bác sĩ và điều trị theo liệu trình mà bác sĩ vạch ra.

Viêm bàng quang xuất huyết

Khi bàng quang bị viêm nghiêm trọng, tổn thương có thể dẫn tới chảy máu. Máu xuất hiện trong nước tiểu với biểu hiện là tiểu ra máu toàn bãi, tiểu nhiều, sốt, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao… Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, đúng cách, tiểu ra máu kéo dài khiến cơ thể bị thiếu máu.

Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Viêm bàng quang ở nam giới có thể gây cản trở đường xuất tinh, viêm nhiễm lây lan cho cơ quan sinh dục và dẫn tới hiếm muộn, vô sinh. Với trường hợp này, người bệnh cần thăm khám để tìm ra chính xác vấn đề điều trị.

Bàng quang tăng hoạt

Viêm bàng quang kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần có thể gây tác động xấu lên thành bàng quang hay thần kinh bàng quang dẫn tới hiện tượng bàng quang kích thích. Người bệnh vì thế mà bị đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu chứa ở bàng quang ít hơn.

Đọc thêm: Viêm bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Chẩn đoán viêm bàng quang ở nam giới

Để chẩn đoán viêm bàng quang ở nam giới, sau khi thăm khám, hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh…bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nước tiểu: Vi khuẩn sống trong thành bàng quang, khi tiểu tiện sẽ có một phần nhỏ vi khuẩn theo đường tiểu ra ngoài. bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu để tìm kiếm loại vi khuẩn gây bệnh.

Nội soi bàng quang: Đây là phương pháp giúp bác sĩ quan sát được bên trong bàng quang nhằm hỗ trợ đánh giá bệnh lý. Ngoài ra, nội soi còn được thực hiện để sinh thiết mô ở thành bàng quang tiến hành xét nghiệm.

Xét nghiệm hình ảnh: Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm bàng quang nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh (X-quang và siêu âm). Hình ảnh thu được từ X-quang và siêu âm có thể giúp bác sĩ quan sát các mô và cấu trúc của bàng quang, từ đó có thể xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Hướng dẫn điều trị viêm bàng quang ở nam giới

Bệnh nhân cần được đi khám tại các cơ sở, bệnh viện có uy tín, chất lượng. Sau khi thăm khám, chẩn đoán và đưa ra kết luận về tình trạng bệnh, các bác sĩ mới có phác đồ điều trị viêm bàng quang. Một số phương pháp điều trị như sau:

Dùng thuốc

Với những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên, cần sử dụng thuốc để cải thiện bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm bàng quang bao gồm:

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID):

Thuốc chống viêm không steroid có thể được chỉ định nhằm mục đích giảm đau, giảm triệu chứng do bệnh gây ra. Các NSAID được sử dụng phổ biến:

  • Ibuprofen
  • Naproxen
  • Aspirin

Tuy nhiên, dùng thuốc liều cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc và gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Kháng sinh:

Viêm bàng quang do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là E.Coli, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện tình hình. Các loại kháng sinh được dùng để trị viêm bàng quang do vi khuẩn gây nên như:

  • Aminopenicillins: Nhóm kháng sinh này có khả năng ngăn chặn, tiêu diệt các vi khuẩn gram dương.
  • Aztreonam: Là kháng sinh bate-lactam đơn vòng tổng hợp, có tác dụng trê các vi khuẩn gram âm.
  • Cephalosporins: Cephalosporins thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam, được chiết xuất từ nấm Acremonium. Chúng có tác dụng trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương.

Bạn nên uống thuốc theo liều lượng, hướng dẫn theo chỉ định của bác sĩ. Không nên ngưng thuốc đột ngột có thể khiến vi khuẩn E.Clo bùng phát và gây bệnh trở lại. Thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn. Cần chủ động trao đổi với bác sĩ về vấn đề này trước khi dùng thuốc.

Thuốc giảm đau đường tiết niệu:

Một số trường hợp thuốc giảm đau thông thường không giúp bạn cải thiện được cơn đau và các triệu chứng viêm bàng quang ở nam giới. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc giảm đau đường tiết niệu Phenazopyridine.

Phenazopyridine có tác dụng giảm các triệu chứng như nóng rát, đau sau mỗi lần đi tiểu, tiểu nhiều lần…Loại thuốc này không tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh nhằm điều trị dứt điểm viêm bàng quang.

Chế độ chăm sóc viêm bàng quang tại nhà

Song song với điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà nhằm cải thiện tình trạng bệnh. Thực hiện các biện pháp này sẽ giúp bệnh chuyển biến tốt và nhanh chóng được điều trị dứt điểm. Các biện pháp chăm sóc viêm bàng quang tại nhà, bao gồm:

Bổ sung đủ nước: Mất nước khiến nồng độ khoáng chất trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Do đó, bổ sung 2 – 2,5 lít nước là điều cần thiết. Uống đủ nước giúp kích thích bàng quang bài tiets nước tiểu. Việc này giúp đẩy một số vi khuẩn có hại ra ngoài cơ thể thông qua đi tiểu.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày. Mồ hôi tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, bạn nên sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ quan sinh dục. Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín, cần lựa chọn những sản phẩm không có mùi và ít gây kích ứng.

Tạm thời ngưng quan hệ tình dục: Bạn nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm bàng quang. Bởi vi khuẩn có thể lây nhiễm qua bạn tình thông qua hoạt động tình dục.

Mặc trang phục rộng rãi: Quần áo chật khiến mồ hôi tiết ra nhiều và đọng lại gây bí bách. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn E.Coli phát triển, gây ngứa ngáy vùng hậu môn và cơ quan sinh dục. Do đó, bạn hãy mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt.

Viêm bàng quang là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Việc tìm hiểu các thông tin về bệnh sẽ giúp phòng trị bệnh một cách hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc có những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe của mình.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...