Bàng quang tăng hoạt

Những bài tập giúp cải thiện tình trạng sa bàng quang

Sa bàng quang là bệnh thường khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó bạn cần phải đi khám để các bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị các bạn có thể tham khảo tập những bài tập dưới đây để giúp cải thiện hộ trợ điêu trị sa bàng quan hiệu quả và nhanh chóng hơn. Mục lụcSa bàng quang là bệnh gì?Nguyên nhân gây sa bàng quangPhụ nữ trong giai đoạn mãn kinhPhụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và sau sinhThường xuyên làm việc nặng và bị căng thẳngDo bị béo phìNhững nguyên nhân khácBài tập giúp cải thiện sa bàng quang hiệu quảBài tập KegelBài tập Split TabletopBài tập Bird DogBài tập BridgeLưu ý trong quá trình thực hiện bài tập sa bàng quangKhông nôn nóng và tập luyện quá sứcNgưng tập ngay khi có dấu hiệu bất thườngCách phòng ngừa sa bàng quang Sa bàng quang là bệnh gì? Sa bàng quang hay còn gọi là bàng quang tăng sinh là tình trạng suy yếu hoặc tổn thương hệ thống mô liên kết ở thành trước âm đạo, khiến bàng quang bị sa ra ngoài âm đạo. Tình trạng này thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Theo các bác sĩ phụ khoa, sa bàng quang có hai mức độ chính: Sa bàng quang nhẹ: Lúc này bàng quang phình ra nhưng chưa sa qua màng trinh. Hiện tượng này chỉ được phát hiện và chẩn đoán khi người bệnh tiến hành khám âm đạo. Tuy nhiên, khi mới phát bệnh, người bệnh thường có cảm giác nặng vùng âm đạo. Ngoài ra, người bệnh còn gặp vấn đề về rối loạn đường tiết niệu với các biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ hay tiểu không kiểm soát Sa bàng quang nặng: Lúc này bàng quang giãn rộng và sa ra ngoài âm đạo gây cản trở quá trình đi lại. Không chỉ vậy, bệnh còn gây ra hiện tượng chảy dịch và chảy máu bất thường cho người bệnh. Đặc biệt nghiêm trọng khi bệnh gây tiểu khó, dòng nước tiểu yếu hoặc tiểu không hết. Ngoài ra, trong một số trường hợp bị sa bàng quang nặng còn gây nên tình trạng tiểu són. Sa bàng quang và sa niệu đạo thường xảy ra cùng nhau và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vì vậy mà bạn cần chú ý và đi thăm khám sớm. ☛ Tham khảo thêm tại: Bàng quang tăng hoạt là gì? Nguyên nhân gây sa bàng quang Các mô, dây chằng cùng với các cơ ở sàn chậu có tác dụng giúp nâng đỡ bàng quang cùng các cơ quan khác. Khi các cơ, mô dần dần yếu đi, giãn ra, lúc đó bàng quang sẽ không được nâng đỡ và bắt đầu sà dần xuống âm đạo. Hiện có rất  nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sa bàng quang. Cụ thể như sau: Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh Ở độ tuổi này là thời điểm nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ dần dần giảm xuống. Khiến các cơ vùng âm đạo dần mất đi độ đàn hồi và săn chắc. Khi các cơ này giãn ra và không còn khả năng nâng đỡ bàng quang, lúc này bàng quang sẽ sa xuống âm đạo. Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và sau sinh Khi mang thai, các cơ vùng chậu luôn trong trạng thái bị kéo căng nên khả năng đàn hồi và cố định bàng quang dần bị giảm sút. Tình trạng này không chỉ xảy ra trong quá trình mang thai mà sa bàng quang còn có thể xảy ra ngay cả trong giai đoạn sau sinh. Thường xuyên làm việc nặng và bị căng thẳng Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc phụ nữ căng thẳng trong thời gian dài hoặc thường xuyên làm việc nặng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có tác động gián tiếp đến nguy cơ bị sa bàng quang. Do bị béo phì Do béo phì nên làm cho trọng lượng cơ thể tăng lên, vượt quá mức cân nặng mà cơ thể bình thường có thể chịu được, điều này sẽ gây áp lực lớn lên các cơ vùng chậu nói riêng và cơ thể nói chung. Từ đó dễ gây nên tình trạng sa bàng quang xuất hiện. Những nguyên nhân khác Cơ chế chung của bệnh này là do cơ bàng quang cùng với mô cơ âm đạo bị suy yếu. Vì vậy, bất kỳ căn bệnh nào ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các mô cơ này đều có thể gây sa bàng quang ở nữ giới. Một số bệnh có thể kể đến như: táo bón, ho mãn tính, cắt cổ tử cung, … ☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt Bài tập giúp cải thiện sa bàng quang hiệu quả Để điều trị sang bàng quang thì ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ các bạn cần tập luyện các bài tập nhằm tăng sức mạnh cơ sàn chậu. Bởi ập luyên tăng sức mạnh cơ sàn chậu đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả để cải hiện tình trạng sa bàng quang trong giai đoạn nhẹ cũng như giúp hỗ trợ đẩy nhanh thời gian điều trị sang bàng quang rất hiệu quả. Do đó, các chuyên gia  nên duy trì các bài tập tăng sức mạnh cơ sàn chậu dưới đây để giúp cải thiện tình trạng sa bàng quang hiệu quả. Bài tập Kegel Bài tập Kegel là một trong những bài tập giúp tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu rất tốt. Đặc biệt, đây là bài tập này ngoài giúp cải thiện tình trạng sa bàng quang mà còn giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng són tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều, tiểu đêm. Hướng dẫn cách tập luyện: Đầu tiên cần xác định chính xác vị trí của các cơ sàn chậu bằng cách ngưng tiểu giữa dòng. Tiếp đến bạn ngồi quỳ gối trên sàn, đặt mông trên gót chân và giữ lưng thẳng. Hít sâu để co cơ sàn chậu trong 5 giây, sau đó thở ra để thả lỏng cơ sàn chậu trong 5 giây. Tiếp tục thực hiện lặp lại 10 lần. Mỗi ngày bạn cần thực hiện bài tập này 3 lần/ngày. Bài tập Split Tabletop Bài tập Split Tabletop là một trong những động tác chân có thể kích hoạt cơ hông và cơ sàn chậu ở phụ nữ khá hiệu quả. Dụng cụ hỗ trợ: Thảm tập. Hướng dẫn cách tập luyện: Nằm thẳng trên thảm tập, hai chân co lên sao cho đùi vuông góc với sàn, cẳng chân song song với sàn.Duỗi cánh tay thẳng theo 2 bên cạnh hông, lòng bàn tay úp xuống. Siết cơ bụng để tạo áp lực lên đùi nhưng vẫn phải giữ hai chân chạm vào nhau. Sử dụng cơ đùi của bạn, từ từ tách hai chân của bạn về một vị trí thoải mái. Tuy nhiên, đừng để hai chân thả lỏng và bị tách ra. Cuối cùng từ từ đưa chân trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện bài tập 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-15 nhịp. Bài tập Bird Dog Bài tập Bird Dog là bài tập toàn thân giúp nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động cùng lúc, trong đó có cơ sàn chậu. Hướng dẫn cách tập luyện: Quỳ chống hai tay xuống sàn, giữ lưng thẳng, đầu ngang vai, không nâng quá cao hoặc quá thấp. Siết cơ bụng, kéo bả vai xuống lưng về phía hông. Từ từ duỗi thẳng chân trái, đồng thời nâng cánh tay phải lên. Hãy nhớ giữ đầu của bạn nằm yên, không nhìn lên cũng không nhìn xuống và giữ cho xương chậu và vai của bạn trên cùng một đường thẳng. Sau đó hạ chân và gập cánh tay của bạn trở lại vị trí bắt đầu. Đổi bên, duỗi thẳng chân phải, nâng cao tay trái. Bạn thực hiện lặp lại 10 lần Thực hiện bài tập ngày 3 lần. Bài tập Bridge Bài tập Bridge hay còn gọi là bài tập cây cầu là một bài tập rất tốt cho cơ mông và khớp háng, giúp săn chắc cơ và sự dẻo dai của khớp. Nếu tập đúng cách và duy trì, bài tập này còn giúp kích hoạt chức năng cơ sàn chậu. Hướng dẫn cách tập luyện: Nằm thẳng trên sàn sao cho cột sống sát sàn, hai chân co 90 độ, bàn chân đặt trên sàn. Giữ cánh tay của bạn thẳng và đặt ở hai bên của bạn, lòng bàn tay hướng xuống sàn. Hít vào, tạo áp lực lên cả hai gót chân. Đẩy hông lên bằng cách siết chặt cơ mông, gân kheo và cơ sàn chậu. Lực của cả cơ thể dồn vào lưng và vai. Lưng trên, vai và đầu gối tạo thành một đường thẳng. Giữ tư thế này trong 1-2 giây, thở ra, sau đó trở lại vị trí bắt đầu. Thực hiện động tác này 10 – 15 lần. Thực hiện bài tập ngày 3 lần Nếu muốn bài tập cơ sàn chậu Bridge hiệu quả hơn, bạn có thể thực hiện với bóng thăng bằng. Ở tư thế ban đầu, thay vì đặt chân xuống sàn, bạn có thể đặt chân lên bóng, lưng thẳng trên sàn, tiếp tục các bước tiếp theo như trên. ☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt Lưu ý trong quá trình thực hiện bài tập sa bàng quang Để việc tập luyện cơ sàn chậu giúp cải thiện được tình trạng sa bàng quang hiệu quả các bạn cần lưu ý những vấn đề sau: Không nôn nóng và tập luyện quá sức Nếu bạn chưa từng tập luyện trước đây thì đừng nôn nóng mà tập luyện quá nặng, nhất là giai đoạn sau sinh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ sau sinh cần thăm khám hậu sản để xác định cơ thể đã hồi phục hoàn toàn hay chưa, cũng như được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn các bài tập phù hợp. Do đó bạn cần kiên nhẫn tập các bài tập nhẹ nhàng trước rồi mới tăng dần cường độ. Ngưng tập ngay khi có dấu hiệu bất thường Nếu các bạn tập các bài tập cơ sàn chậu trên mà không giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn mà ngược lại còn gây đau đớn, kiệt sức… thì bạn cần ngừng tập và liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể Một số dấu hiệu bất thường bạn cần chú ý bao gồm: Cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt; Cảm thấy đau, tức ở vùng ngực; Tim đập nhanh; Cảm thấy đau nhức, đi lại khó khăn; Đau cơ bụng, đau lưng. Cách phòng ngừa sa bàng quang Để phòng ngừa sa bàng quang các bạn có thể tham khảo thực hiện theo một số phương pháp sau: Tránh nâng vật nặng: Nếu không cần thiết, bạn không nên nhấc vật nặng mà hãy nhờ người khác giúp đỡ, trường hợp phải nâng vật nặng thì nên nâng đúng tư thế, dùng lực ở chân thay vì dùng eo hoặc lưng. Kiểm soát tình trạng ho nhiều: Nếu bị ho, bạn cần điều trị dứt điểm tình trạng này. Giữ cân nặng vừa phải: Không nên để cơ thể thừa cân, béo phì vì có thể làm tăng khả năng bị sa bàng quang. Nếu thừa cân, bạn cần có kế hoạch tập luyện cùng chế độ ăn phù hợp để giúp giảm cân cho. Tránh táo bón: Táo bón là nguyên nhân dẫn đến sa bàng quang, vì vậy bạn nên tuân thủ một chế độ ăn uống để điều trị và hạn chế nguy cơ táo bón bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất xơ để giúp bạn không bị táo bón từ đó giảm tình trạng sa bàng quang. Không đẻ sớm, đẻ quá dày. Cần đẻ ở nơi an toàn về y tế, kỹ thuật phù hợp, không kéo dài thời gian chuyển dạ. Đặc biệt sau khi sinh con không nên lao động nặng quá sớm, cần nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Trên đây là những bài tập giúp bạn có thể cải thiện được tình tạng sa quàng quang hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì các bạn hãy liên hệ tới số tổng đài 1800.1297 để được các chuyên gia tư vấn thêm. Chia sẻ6

Bàng quang thần kinh là gì, có nguy hiểm không?

Hiện nay, rối loạn tiểu tiện đang là tình trạng khiến rất nhiều người quan tâm lo lắng, chắc hẳn khi tìm hiểu về vấn đề này không ít lần bạn nghe thấy cụm từ “bệnh lý bàng quang thần kinh”. Vậy bàng quang thần kinh là gì, bệnh lý này có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! Mục lụcBàng quang thần kinh là gì?Nguyên nhân gây bàng quang thần kinhCác triệu chứng của bàng quang thần kinh bạn cần biếtTiểu nhỏ giọtTiểu khóBí tiểuTiểu không tự chủBàng quang thần kinh có nguy hiểm không?Bàng quang thần kinh có chữa khỏi được không?Khám và chẩn đoán bàng quang thần kinhPhương pháp điều trị bàng quang thần kinh hiệu quả nhấtPhương pháp luyện tậpSử dụng thuốc Tây điều trịLiệu pháp điện kích thíchĐặt ống thông tiểuĐiều trị phẫu thuậtLàm thế nào để phòng bệnh bàng quang thần kinh? Bàng quang thần kinh là gì? Hoạt động của bàng quang được chỉ huy bở các tín hiệu thần kinh phức tạp. Bàng quang thần kinh là một bệnh lý rối loạn hoạt động và chức năng của bàng quang mà nguyên nhân là do một phần hệ thống thần kinh bị tổn thương. Các tín hiệu thần kinh chỉ huy hoạt động của bàng quang trở nên bất thường gây ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan này, khiến người bệnh gặp một loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Hậu quả của bàng quang thần kinh có thể có 2 trường hợp: Bàng quang hoạt động kém, cơ bàng quang co bóp yếu, không thể tống hoàn toàn nước tiểu ra ngoài: do thần kinh bị tổn thương, các tín hiệu thân kinh biến mất hoặc suy yếu. Bàng quang tăng hoạt động, cơ bàng quang co bóp thường xuyên, liên tục: do thần kinh bị tổn thương trở nên kích thích, các tín hiệu thần kinh bất thường xuất hiện liên tục làm tăng hoạt động của bàng quang, mất khả năng phối hợp với các cơ thắt niệu đạo. Nguyên nhân gây bàng quang thần kinh Chấn thương cột sống gây tổn thương thần kinh Bàng quang thần kinh thường liên quan tới các bệnh lý tổn thương thần kinh toàn thần hoặc tổn thương các rễ thần kinh chi phối hoạt động bàng quang vùng cùng cụt, ngoài ra các bệnh lý rối toàn thân gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng thần kinh cũng có thể gây bàng quang thần kinh. Cụ thể là: Các dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng trực tiếp tới tủy sống: tật nứt đốt sống, bất thường cột sống ảnh hưởng tới tủy sống, bất sản xương cùng,… Các khối u vùng xương chậu gây chèn ép thần kinh chi phối hoạt động bàng quang, hoặc các khối u trong tủy sống gây chèn ép tủy sống. Các loại chấn thương gây tổn thương tủy sống như chấn thương gãy cột sống, phẫu thuật cột sống,… Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh như đột quỵ, Parkinson, u hệ thống thần kinh trung ương, Bàng quang thần kinh có thể là biến chứng của các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, giang mai, bại liệt, ngộ độc kim loại nặng,… Các triệu chứng của bàng quang thần kinh bạn cần biết Các triệu chứng của bàng quang thần kinh thường đặc trưng cho tình trạng bàng quang giảm chức năng, cơ bàng quang co bóp yếu do các tín hiệu thần kinh chỉ huy suy yếu hoặc biến mất, hậu quả gây ra các triệu chứng sau: Tiểu nhỏ giọt Người bị bàng quang thần kinh thường gặp tình trạng tiểu nhỏ giọt, dù buồn tiểu nhưng khi đi tiểu người bệnh chỉ đi được vài giọt nước tiểu, nước tiểu chảy không thành dòng, đi tiểu xong thường không có cảm giác thoải mái. Nguyên nhân gây tình trạng này là do bàng quang co bóp kém không đẩy được nước tiểu ra ngoài, đồng thời mất khả năng giãn các cơ vòng niệu đạo khiến nước tiểu không thể chảy ra ngoài. Người bệnh buồn tiểu nhưng đi tiểu được ít nước tiểu Tiểu khó Kết hợp với tiểu nhỏ giọt, người bệnh thường gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu, nước tiểu không thể chảy ra bên ngoài một cách dễ dàng, người bệnh thường phải rặn tiểu, tuy nhiên lượng nước tiểu ra ngoài cũng không nhiều. Bí tiểu Nhiều trường hợp nặng, người bệnh không thể đi tiểu do bàng quang không co bóp và các cơ vòng niệu đạo không giãn ra, người bệnh có thể gặp tình trạng bí tiểu với biểu hiện có cảm giác căng tức bàng quang, mót tiểu nhưng đi tiểu không có nước tiểu ngay cả khi rặn tiểu, sờ vùng bàng quang cảm thấy căng tức hoặc vồng lên. Tiểu không tự chủ Trong một số trường hợp, người bệnh bàng quang thần kinh lại gặp tình trạng nước tiểu rò rỉ ra ngoài một cách tự nhiên, không theo sự kiểm soát của cơ thể, thậm trí người bệnh còn không có cảm giác mót tiểu gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và công việc của người bệnh. Nguyên nhân là do cơ bàng quang mất hoàn toàn phản xạ, không còn khả năng chứa đựng nước tiểu, nước tiểu sẽ chảy trực tiếp từ bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài. Bàng quang thần kinh có nguy hiểm không? Bàng quang quá đầy gây trào ngược nước tiểu lên thận Bàng quang thần kinh thường là hệ quả của một bệnh lý tổn thương thần kinh nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị sớm, ngoài ra sự suy giảm chức năng bàng quang của bệnh lý này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh, cụ thể là: Tăng nguy cơ viêm, nhiễm trùng tiết niệu: nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm bàng quang, niệu quản và viêm thận. Nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu: ứ đọng nước tiểu, tăng lắng đọng các chất vô cơ trong nước tiểu là cơ hội tốt để hình thành sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo hay sỏi đài bể thận. Việc hình thành sỏi tiết niệu có thể khiến các triệu chứng người bệnh gặp phải trở nên nặng nề hơn. Thận ứ nước: người bệnh không thể đi tiểu khiên nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang, khi bàng quang đầy, nước tiểu có thể bị trào ngược qua niệu đạo lên thận gây ứ nước tiểu tại thận, người bệnh sẽ thấy vùng thắt lưng đau âm ỉ, hơi vồng lên, trường hợp này làm tăng nguy cơ giãn đài bể thận. Vỡ bàng quang: nước tiểu ứ trong bàng quang quá nhiều không được giải quyết khiến bàng quang căng giãn quá mức, người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ vỡ bàng quang. Bàng quang thần kinh có chữa khỏi được không? Điều trị bàng quang thần kinh phức tạp và khó điều trị khỏi hoàn toàn Theo các nghiên cứu cho thấy, việc chữa khỏi được bàng quang thần kinh được hay không phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh, do bàng quang thần kinh chỉ là một hệ quả khi hệ thống thần kinh bị tổn thương. Đối với các nguyên nhân gây bệnh có liên quan tới chấn thương, khối u chèn ép, biến chứng tiểu đường, giang mai, nhiễm độc kim loại nặng,… bệnh có thể được điều trị khỏi tuy nhiên tiên lượng còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của từng bệnh nhân. Đối với những người mắc bàng quang thần kinh do dị tật bẩm sinh, hoặc bệnh lý ác tính, bệnh thường khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bàng quang thần kinh hiện đại có thể giúp người bệnh cải thiện được chất lượng cuộc sống. Khám và chẩn đoán bàng quang thần kinh Bạn nên theo dõi các bất thường tiểu tiện và đi khám sớm Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bàng quang thần kinh cũng như để tìm được phương pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám sớm, đặc biệt trong những trường hợp sau đây: Buồn tiểu nhưng đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt. Có cảm giác căng tức bàng quang, nhưng không thể đi tiểu, sờ thấy bàng quang căng vồng lên. Không có cảm giác buồn tiểu, nước tiểu rỉ ra ngoài một cách tự nhiên. Khi đi khám bàng quang kích thích, bạn nên chọn khám tại các cơ sở có chuyên khoa thận tiết niệu từ tuyến tỉnh trở lên, quá trình khám thường trải qua hai giai đoạn sau: Khám lâm sàng: bác sĩ hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải, bạn nên cung cấp các thông tin thật chính xác để phục vụ chẩn đoán. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng như khám cầu bàng quang, khám thận, khám nước tiểu, đo lượng nước tiểu 24 giờ,… Khám cận lâm sàng: Bệnh nhân thường được chỉ định các cận lâm sàng sau: đo thể tích nước tiểu tồn dư, niệu dòng đồ, đo áp lực bàng quang, Xquang hệ tiết niệu, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, điện cơ, nội soi bàng quang, niệu động học video,… Chẩn đoán xác định tình trạng bạn đang gặp phải sẽ được bác sĩ kết luận sau khi tổng hợp kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng. Phương pháp điều trị bàng quang thần kinh hiệu quả nhất Dưới đây là các phương pháp điều trị bàng quang thần kinh hiệu quả đang được áp dụng phổ biến hiện nay: Phương pháp luyện tập Bài tập kengle giúp tăng cường chức năng bàng quang Rèn luyện bàng quang là một trong những liệu pháp được áp dụng nhiều khi điều trị bàng quang thần kinh. Người bệnh sẽ được hướng dẫn luyện tập đi tiểu đúng giờ bằng cách lập cho mình một lịch trình đi tiểu khoa học trong đó hai lần đi tiểu liên tiếp thường cách nhau khoảng 3 giờ. Lúc này bạn cần đi tiểu đúng theo giờ đã đề ra đồng thời ghi lại lượng nước tiểu đã đi và biểu hiện các triệu chứng khi đi tiểu để có thể theo dõi diễn biến của bệnh. Ngoài ra, người bị bàng quang thần kinh được khuyến cáo nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao đặc biệt là bài tập Kengel, nhằm làm tăng sức của cơ bàng quang và nhóm cơ sàn chậm, giúp bàng quang co bóp tốt hơn cải thiện triệu chứng bệnh. Sử dụng thuốc Tây điều trị Bàng quang thần kinh không có thuốc tây đặc trị, tuy nhiên bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng một số loại thuốc làm giảm hoặc làm tăng sức co bóp của cơ bắp, giúp cơ bàng quang hoạt động tốt hơn, hỗ trợ làm trống bàng quang một cách thích hợp. Việc lực chọn nhóm thuốc và loại thuốc sử dụng sẽ phụ thuộc vào bác sĩ điều trị sau khi đã khám và xác định được tình trạng của người bệnh. Bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tây để điều trị khi chưa có hướng dẫn. Liệu pháp điện kích thích Phương pháp này sẽ thực hiện bằng cách cấy các điện cực gần các dây thần kinh cho phối hoạt đọng của bàng quang, các điện cực sẽ tạo ra các kích thích có tính cách giống các xung động thần kinh chi phối hoạt động bàng quang đã bị tổn thương, qua đó kích thích bàng quang hoạt động một cách bình thường các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện. Đặt ống thông tiểu Ống thông tiểu dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang ra ngoài Ống thông tiểu được chỉ định đặt trong trường hợp người bệnh bi tiểu khó, bí tiểu, cần dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Đây là một loại ống cao su mềm, nhổ được luồn từ lỗ tiểu qua niệu đạo vào bàng quang. Với bệnh nhân bàng quang thần kinh, ống thông tiểu sẽ được đặt trong một khoảng thời gian dài, người bệnh có thể cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu. Ngoài ra, lưu ý kẹp ống thông tiểu 2-3 tiếng mới tháo nước tiểu một lần để bàng quang được duy trì chức năng chứa đựng nước tiểu. Điều trị phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp khác không có hiệu quả, thường được chỉ định với các bệnh nhân có nguy cơ tiến triển nặng cấp tính, hoặc tình trạng liệt tứ chi gây cản trở việc sử dụng dẫn lưu bàng quang liên tục hoặc ngắt quãng. Gồm các phương pháp: Cắt cơ thắt chuyển bàng quang thành đường dẫn hở. Phẫu thuật cắt rễ dây thần kinh đoạn cùng (S3, S4) chuyển bàng quang co cứng thành bàng quang liệt mềm. Làm thế nào để phòng bệnh bàng quang thần kinh? Bàng quang thần kinh là bệnh do nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra, trong đó có các nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải. Chính vì thế, để phòng bệnh bàng quang thần kinh hiệu quả bạn cần lưu ý các vấn đề sau: Khám sàng lọc các dị tật bẩm sinh trong quá trình mang thai cũng như trong giai đoạn sơ sinh. Theo dõi các dấu hiệu bất thường của hệ tiết niệu, phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh để bệnh trở nên trầm trọng. Điều trị các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, giang mai ở giai đoạn sớm, tránh gây ra biến chứng. Cẩn thận khi tham gia giao thông và trong sinh hoạt lao động phòng tránh tai nạn, chấn thường cột sống. Lời kết: Bàng quang thần kinh là bệnh lý liên quan tới tổn thương thần kinh rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, vậy nên bạn cần chú ý hơn đến các bất thường tiểu tiện mình gặp phải, để đi khám phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh. Chúc bạn nhiều sức khỏe! Chia sẻ14

Bàng quang tăng hoạt có tự khỏi được không? - Lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn

“Bàng quang tăng hoạt có tự khỏi được không?” đây chắc chắn là câu hỏi của của nhiều người đang bị làm phiền bởi căn bệnh này đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này, đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt. Hãy cùng theo dõi nhé! Mục lụcBàng quang tăng hoạt là gì?Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạtBàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?Bàng quang tăng hoạt có tự khỏi được không?Bàng quang tăng hoạt do quá trình lão hoá của cơ thểBàng quang tăng hoạt do sự thay đổi sinh lý của cơ thểBị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân bệnh lýBị bàng quang tăng hoạt khi nào cần đi khám?Phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhấtThay đổi chế độ ăn uống sinh hoạtLiệu pháp nhịn tiểuPhương pháp luyện tậpSử dụng thuốc điều trịCác biện pháp can thiệp và phẫu thuậtVương Niệu Đan giải pháp hiệu quả nhất cho người mắc bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là gì? Bàng quang tăng hoạt gây ra các rối loạn tiểu tiện Bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang thường xuyên co bóp, do các kích thích thần kinh xuất hiện một cách đột ngột bất thường, không theo sự kiểm soát của cơ thể. Chúng xuất hiện ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang chưa đạt để tạo ra cảm giác mót tiểu dẫn tới người bệnh gặp một loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không tự chủ,… Bị bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh gặp không ít phiền phức trong cuộc sống, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. Nhiều người bị bàng quang tăng hoạt còn cảm thấy tự ti, xấu hổ, ngại chia sẻ và bị hạn chế các hoạt động xã hội. Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt có thể gặp ở mọi đối tượng Hiện nay, bàng quang tăng hoạt là bệnh lý gặp phổ biến trong cộng đồng, bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng thường tập trung chủ yếu ở nhóm người trung niên và cao tuổi. Các nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt: Tuổi già: người già có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt cao hơn do quá trình lão hóa khiến chức năng thân kinh bị suy yếu Phụ nữ mang thai: tử cung phát triển làm tăng áp lực lên bàng quang và hệ thống cơ sàn chậu gây giảm thể tích chứa đựng nước tiểu và suy yếu cơ nâng đỡ bàng quang. Lối sống: người có thói quen sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc caffein có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt cao hơn do các chất này làm cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu và ảnh hưởng tới hoạt động thận kinh của bàng quang. Béo phì: lượng mỡ trong ổ bụng gây tăng áp lực lên bàng quang, ngoài ra béo phì gây rối loạn máu nuôi dưỡng bàng quang và thần kinh bàng quang dẫn tới giảm chức năng bàng quang. Các bệnh lí rối loạn thần kinh: động kinh, Parkinson, đa xơ tủy,… Các bệnh lý tại bàng quang: như viêm bàng quang, sỏi bàng quang, khối u bàng quang,… gây rối loạn hoạt động của cơ quan. Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? Bị rối loạn tiểu tiện gây ra nhiều tình huống xấu hổ Bàng quang tăng hoạt không phải là một bệnh lý đe dọa tới tính mạng nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến người bệnh lo lắng. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào độ trầm trọng của các triệu chứng, nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn. Cụ thể là: Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, thường xuyên mót tiểu khiến bạn bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng tới chất lượng làm việc của bạn. Mót tiểu liên tục, tiểu són, tiểu không tự chủ gây cho bạn nhiều tình huống xấu hổ, khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp, ngại đến nơi đông người. Nhiều người thường cố gắng uống ít nước để giảm cảm giác mót tiểu, điều này khiến nước tiểu bị cô đặc và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của nam giới, gây rối loạn sinh dục, giảm nhu cầu sinh lý. Thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não và các bệnh tim mạch ở người già. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng gì? Bàng quang tăng hoạt có tự khỏi được không? Tùy thuốc vào từng nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt mà bệnh sẽ có thể tự khỏi được hay không, cụ thể như sau: Bàng quang tăng hoạt do quá trình lão hoá của cơ thể Lão hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể khi tuổi tác tăng cao Các nghiên cứu cho thấy, tuổi tác càng tăng thì nguy cơ mắc bàng quang tăng cao, đặc biệt phần lớn người trên 65 tuổi đã có biểu hiện của bàng quang tăng hoạt. Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt ở những đối tượng này là do quá trình lão hóa của cơ thể khiến hệ thống cơ bàng quang, cơ sàn chậu bị suy yếu gây giảm chức năng bàng quang và hậu quả là bàng quang bị tăng hoạt. Lão hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể, ai cũng phải trải qua và chúng ta không thể dừng quá trình này lại được. Chính về thế, bàng quang tăng hoạt ở người già nguyên nhân do lão hóa không thể tự khỏi được, đồng thời cũng khó để điều trị khỏi. Chúng ta chỉ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị để cải thiện triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bàng quang tăng hoạt do sự thay đổi sinh lý của cơ thể Những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ mang thai gây ra bàng quang tăng hoạt Một số nguyên nhân sinh lý có thể làm xuất hiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt như: phụ nữ mang thai, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, sử dụng bia rượu, sử dụng các loại đồ uống có chứa cafein,… Các nguyên nhân không phải nguyên nhân bệnh lý gây bàng quang tăng hoạt, trong những trường hợp này hoạt động của bàng quang thường phải thay đổi để thích nghi với các thay đổi của cơ thể như: sự tăng kích thước của tử cung, hay các chất lợi tiểu (vitamin C, cafein, cồn) có trong máu. Vậy nên, nếu tình trạng cơ thể trở về bình thường (sau khi sinh hay hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, cafein,..), thì hoạt động của bàng quang sẽ ổn định và các triệu chứng bàng quang tăng hoạt sẽ tự khỏi, thường không yêu cầu các phương pháp điều trị phức tạp. Bị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân bệnh lý Viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc bàng quang Đối với trường hợp nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt là do các bệnh lý tổn thương thực thể tại cơ quan bộ phận như: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt,… Các bệnh lý này thường gây ra các kích thích bất thường lên hệ thần kinh của bàng quang, khiến hoạt động của bàng quang bị rối loạn và người bệnh xuất hiện các triệu chứng bệnh. Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt chỉ biến mất khi không có các kích thích bất thường lên hệ thống thần kinh bàng quang. Chính vì thế, bệnh không thể tự khỏi nếu bạn không điều trị dứt điểm bệnh lý nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt. Bị bàng quang tăng hoạt khi nào cần đi khám? Điều trị bàng quang tăng hoạt sớm giúp tăng chất lượng cuộc sống Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh bàng quang tăng hoạt đến sinh hoạt cuộc sống, người bệnh nên có kế hoạch khám, phát hiện và điều trị bệnh từ giai đoạn sớm. Cụ thể trong những trường hợp sau: Xuất hiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt liên tục trong khoảng 1 tuần. Có biểu hiện són tiểu, tiểu không tự chủ gây ướt quần. Bàng quang tăng hoạt kèm với các triệu chứng như đái buốt, nước tiểu có màu bất thường, rối loạn sinh dục ở nam giới. Phụ nữ có thai xuất hiện triệu chứng bàng quang tăng hoạt nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt xuất hiện khiến người bệnh lo lắng, cần được giải đáp. Phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất Dưới đây là các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo: Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt Hạn chế sử dụng chất kích thích để cải thiện bàng quang tăng hoạt Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình bài xuất nước tiểu của cơ thể, vậy nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng là một cách hiệu quả để cải thiện bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt bạn cần lưu ý các điều sau: Uống đủ nước: để cung cấp đủ nước cho cơ thể vận hành, bạn không nên nhịn uống nước nhằm làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, nên chia lượng nước uống thành nhiều lần, tốt hơn hết hãy mang theo bên mình một bình nước nhỏ để có thể uống nước thường xuyên. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,… các chất này có thể gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động thần kinh của bàng quang và làm tăng sản xuất nước tiểu. Không sử dụng các chất có chứa nhiều caffein như nước chè, cà phê, nước ngọt có ga,… cafein hoạt động như một chất lợi tiểu, làm cơ thể tăng sản xuất nước tiểu gây nặng hơn các triệu chứng bệnh. Hạn chế sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa nhiều vitamin C,… chúng cũng có thể khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Hình thành thói quen luyện tập thể dục như yoga, đi bộ, đạp xe,… giúp tăng sức bền của hệ cơ, cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Liệu pháp nhịn tiểu Bạn cần đi tiểu đúng giờ theo một lịch trình khoa học Luyện tập đi tiểu theo giờ chính là một phần trong phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt, giúp bạn tăng khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang. Người bệnh cần xây dựng cho mình một lịch trình đi tiểu trong ngày khoa học, trong đó yêu cầu thời gian giữa hai lần đi tiểu cách nhau khoảng 3 giờ. Bạn cần đi tiểu theo đúng giờ đã đề ra, ngay cả khi vào thời điểm đó bạn không có cảm giác mót tiểu. Trong trường hợp, bạn cảm thấy buồn tiểu khi chưa đến giờ theo lịch thì bạn không nên đi tiểu, đừng lo vì khi các cơn co bóp bàng quang bất thường đi qua cảm giác mót tiểu của bạn sẽ biến mất. Phương pháp luyện tập Bài tập Kegel rất có lợi cho người mắc bàng quang tăng hoạt Phương pháp luyện tập thích hợp nhất cho người mắc bàng quang tăng hoạt là bài tập Kegel. Đây là bài tập giúp làm tăng sức cơ của nhóm cơ sàn chậu, từ đó sẽ giúp cải thiện chức năng bàng quang. Đây là bài tập được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt nên luyện tập. Các bước thực hiện bài tập như sau: – Trước khi luyện tập bạn cần xác định đúng vị trí của nhóm cơ sàn chậu bằng cách thử làm dừng dòng nước tiểu khi đang đi tiểu. Cơ sàn chậu chính là nhóm cơ co lại khi bạn thực hiện hành động này. .– Sau khi đã xác định đúng nhóm cơ sàn chậu, việc luyện tập được thực hiện theo các bước sau: Nằm ngửa xuống sàn nhà, hai đầu gối co, bàn chân đặt trên mặt sàn, hai tay đặt xuôi theo thân người. Từ từ thắt chặt các cơ đáy chậu, đồng thời nhấc mông lên khỏi mặt sàn khoảng 5 cm, giữ tư thế khoảng 5 giây. Tiếp theo, thả lỏng các cơ, hạ mông xuống, nghỉ khoảng 10 giây, sau đó tiếp tục lặp lại động tác. Thực hiện động tác này 10 lần cho mỗi lần tập và 3-4 lần tập mỗi ngày. Sử dụng thuốc điều trị Để đảm bảo an toàn, bạn cần sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuốc tây điều trị bàng quang tăng hoạt là cần thiết. Lưu ý, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, cần sử dụng thuốc dưới chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sau khi đã có kết quả thăm khám bệnh. Một số nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bàng quang tăng hoạt: –  Thuốc kháng cholinergic là loại thuốc được ưu tiên lựa chọn điều trị bàng quang tăng hoạt hiện nay và đã cho thấy hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Có nhiều loại thuốc kháng cholinergic khác nhau, tuy nhiên chúng đều có cơ chế ngăn chặn hoạt động của acetylcholine, làm giảm đáp ứng của cơ bàng quang với các kích thích và làm tăng khả năng co giãn, tăng thể tích của cơ bàng quang. Thuốc kháng cholinergic được áp dụng điều trị bàng quang tăng hoạt gồm: Oxybutynin, Solifenacin, Tolterodine, Darifenacin, Fesoterodine. – Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chẹn alpha (tamsulosin, alfuzosin) cũng có hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt tuy nhiên cơ chế chưa rõ ràng. ☛ Đọc thêm bài: Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả Các biện pháp can thiệp và phẫu thuật Liệu pháp thần kinh được chỉ định trong các trường hợp nặng – Biện pháp can thiệp kích thích thần kinh chày: một điện cực có khả năng tạo xung sẽ được cấy vào rễ thần kinh chày, nhằm chi phối thần kinh của bàng quang khiến nó hoạt động dưới sự kiểm soát của điện cực. Đây là phương pháp ít xâm lấm, ít tác dụng phụ, có hiệu quả điều trị cao. – Phương pháp tiêm onabotulinumtoxin A vào cơ bàng quang: có tác dụng làm cơ bàng quang giảm nhạy cảm với kích thích, giảm các cơn co bóp bàng quang qua đó cải thiện triệu chứng bệnh. Đây là phương pháp tạm thời, bạn phải thực hiện tiêm định kì. – Điều trị ngoại khoa: bao gồm phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng đoạn ruột non, cắt bỏ bàng quang hoàn toàn. Đây đều là những phương pháp phẫu thuật nặng nề, nhiều tác dụng phụ cần được cân nhắc kĩ trước khi thực hiện, chỉ được chỉ định phẫu thuật với những trường hợp bàng quang tăng hoạt nặng nề mà các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Vương Niệu Đan giải pháp hiệu quả nhất cho người mắc bàng quang tăng hoạt Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan chính là một sản phẩm an toàn, hiệu quả cao được nhiều người bệnh bàng quang tăng hoạt truyền tai nhau sử dụng. Vương Niệu Đan giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng bàng quang tăng hoạt Vương Niệu Đan được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế: Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bang quang Tăng sức khỏe cơ sàn chậu Cải thiện giấc ngủ Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu són tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Chia sẻ13

Bàng quang tăng hoạt khi mang thai có nguy hiểm không?

Bàng quang tăng hoạt khi mang thai chính là một trong những vấn đề gây nhiều bất tiện nhất cho mẹ bầu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, nó có nguy hiểm không và bạn cần làm gì để cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời hữu ích nhất nhé! Mục lụcBàng quang tăng hoạt là gì?Tại sao phụ nữ có thai có nguy cơ cao bị bàng tăng hoạt?Bàng quang phải chịu áp lực lớn trong thai kỳHệ thống cơ sàn chậu giảm chức năngPhụ nữ có thai dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơnTiểu đường thai kỳCác triệu chứng bàng quang tăng hoạt khi mang thaiTiểu nhiều lầnTiểu đêmTiểu sónTiểu rắtTiểu gấpBàng quang tăng hoạt khi mang thai có nguy hiểm không?Bàng quang tăng hoạt có khỏi hẳn sau khi sinh không?Mẹ bầu cần làm gì khi bị bàng quang tăng hoạt?Tham khảo ý kiến của bác sĩThay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạtLuyện tập nhịn tiểuBài tập kegelVương Niệu Đan giải pháp hiệu quả cho người mắc bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là gì? Bàng quang là một cơ quan rỗng được cấu tạo bởi 3 lớp cơ với khả năng co giãn thay đổi kích thước để chứa đựng nước tiểu, khi bạn đi tiểu, cơ bàng quang sẽ co thắt đẩy nước tiểu trong bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài. Hoạt động của bàng quang được kiểm soát bởi các tín hiệu thần kinh phức tạp. Khi lượng nước tiểu chứa trong bàng quang đạt khoảng 150-200ml, bạn sẽ có cảm giác mót tiểu. Bàng quang có thể chứa được 450ml nước tiểu, vậy nên một người trưởng thành bình thường sẽ đi tiểu 6-7 lần một ngày. Bàng quang tăng hoạt gây rối loạn tiểu tiện Vậy bàng quang tăng hoạt là gì? Bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang thường xuyên co bóp, do các kích thích thần kinh xuất hiện một cách đột ngột, không theo sự kiểm soát của cơ thể, các kích thích này xuất hiện ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang chưa đạt để tạo ra cảm giác mót tiểu. Chính vì thế, hội chứng bàng quang tăng hoạt sẽ đặc trưng bởi số lần đi tiểu và mức độ cấp thiết của nhu cầu đi tiểu. Tình trạng này gây cho người bệnh không ít phiền phức trong cuộc sống, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. ☛ Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt Tại sao phụ nữ có thai có nguy cơ cao bị bàng tăng hoạt? Phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng bàng quang tăng hoạt, nguyên nhân là do: Bàng quang phải chịu áp lực lớn trong thai kỳ Thai nhi phát triển làm tăng áp lực lên bàng quang Theo giải phẫu, bàng quang là cơ quan nằm ngay phía dưới tử cung. Vậy nên, theo sự phát triển của thai nhi trong buồng tử cung, áp lực mà bàng quang phải chịu sẽ ngày càng tăng. Hiện tượng này làm giảm khả năng co giãn và chứa đựng nước tiểu của bàng quang, khiến bàng quang chứa được lượng nước tiểu ít hơn bình thường và mẹ bầu sẽ phải đi tiểu nhiểu thường xuyên hơn. Hệ thống cơ sàn chậu giảm chức năng Cơ sàn chậu còn được gọi là cơ nâng đỡ chức năng bàng quang, đây là nhóm cơ nằm ngay dưới bàng quang, bao quang niệu đạo, giúp cổ bàng quang đóng chặt ngăn chặn nước tiểu rò rỉ ra ngoài khi cơ thể không muốn đi tiểu. Khi mang thai, do sự phát triển của thai nhai nên áp lực trong vùng hố chậu là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm cơ sàn chậu khiến nhóm cơ này bị giảm chức năng dẫn tới tình trạng bàng quang tăng hoạt. Phụ nữ có thai dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn Có thai làm thay đổi môi trường sinh học vùng kín Nhiễm khuẩn tiết niệu cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt ở phụ nữ có thai. Phụ nữ có thai thường dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn bình thường do các nguyên nhân sau: Khi mang thai, lượng nội tiết tố gia tăng gây cô đặc nước tiểu và tăng thành phần đường, protein trong nước tiểu tạo môi trường thận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Từ tuần thứ 6 thai kỳ, niệu quản của mẹ bầu có xu hướng mở rộng làm nước tiểu tập trung nhiều, trương lực cơ bàng quang giảm gây khó tống hết nước tiểu ra ngoài. Vi khuẩn có điều kiện ở lâu trong đường tiết niệu gây ra viêm nhiễm khuẩn. Kích thước thai nhai lớn dần, gây chèn ép lên bàng quang khiến nước tiểu dễ bị rò rỉ ra ngoài, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Vệ sinh không đúng cách hay quan hệ tình dục thiếu an toàn khi mang thai cũng khiến cho vi khuẩn Escherichia Coli và các vi khuẩn khác ở khu vực hậu môn có thể tấn công vào đường tiết niệu. Phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gặp các triệu chứng như: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có lẫn máu lẫn mủ, một số trường hợp có thể có sốt. Tiểu đường thai kỳ Mẹ bầu cần theo dõi và kiểm soát tiểu đường thai kỳ Trong quá trình mang bầu, để nuôi dưỡng cả mẹ và thai nhai, cơ thể mẹ bầu sẽ tăng nhu cầu về năng lượng và đòi hỏi lượng đường nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, cơ thể mẹ bầu cơ thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để kiểm soát đường máu tăng cao khi mang thai. Thực tế, quá trình này không phải thuận lợi ở tất cả các bà mẹ. Ngoài ra, trong thai kỳ, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố khác nhau để giúp thai nhi phát triển, điều này vô tình gây tác động xấu tới quá trình sản sinh insulin của cơ thể, dẫn tới rối loạn nội tiết tố và gây ra tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ diễn biến thầm lặng và thường được phát hiện khi thai phụ đi khám. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể chú ý các triệu chứng sau để có thể phát hiện bệnh sớm nhất: khát nước hơn bình thường, số lần đi tiểu tăng, lượng nước tiểu nhiều, thường xuyên bị nấm vùng kín. Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt khi mang thai Dưới đây là các triệu chứng bàng quang tăng hoạt mẹ bầu nên lưu ý: Tiểu nhiều lần Thể tích bàng quang giảm gây mót tiểu liên tục Bình thường, thận sẽ bài xuất khoảng 1,5 lít nước tiểu/ 24 giờ, bàng quang có thể chứa lượng nước tiểu lên tới 400-500ml,  nên trùng bình một ngày một người trưởng thành uống đủ 1,5 lít nước sẽ đi tiểu 6-7 lần. Một người mắc chứng tiểu nhiều lần là khi số lần đi tiểu trong ngày lớn hơn 7 lần và tình trạng này diễn ra liên tục trên 1 tuần. Nguyên nhân gây tiểu nhiều ở phụ nữ có thai là do cơ thể sản xuất nước tiểu nhiều hơn bình thường, hoặc bàng quang giảm chức năng không thể đẩy được hết nước tiểu ra ngoài trong 1 lần đi tiểu. ☛ Tham khảo bài viết: 1 ngày đi tiểu mấy lần là bình thường Tiểu đêm Bình thường, vào buổi đêm do sự xuất hiện của hormone ADH (hormone chống bài niệu) nên thận sẽ tăng tái hấp thu nước và sản xuất ít nước tiểu hơn. Do đó, chúng ta thường sẽ không phải thức dậy để đi tiểu trong vòng 6-8 tiếng. Một người mắc chứng đi tiểu đêm là khi họ phải thực dậy ít nhất 1 lần trong đêm để đi tiểu và tình trạng này diễn ra liên tục trong khoảng 1 tuần. Đây cũng là một dấu hiệu bàng quang tăng hoạt mà mẹ bầu cần lưu ý, do khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang suy giảm và các cơn co bóp cơ bàng quang bất thường khiến người bệnh cảm thấy mót tiểu và phải thức đậy để đi tiểu. Đọc thêm: Cách chữa bệnh tiểu đêm Tiểu són Cơ sàn chậu suy yếu khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài Tiểu són là tình trạng nước tiểu rò rỉ ra ngoài một cách tự nhiên, không theo sự kiểm soát của cơ thể, ngay cả khi cơ thể bạn chưa nhận được tín hiệu mót tiểu. Lượng nước tiểu rò rỉ ra ngoài có thể ít chỉ khoảng vài giọt, nhưng cũng có thể nhiều gây ướt quần. Tiểu són khi mang thai thường xuất hiện do hệ thống cơ sàn chậu bị suy yếu khiến cổ bàng quang không được đóng kín, nước tiểu có thể dễ dàng rò rỉ từ bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài. Tiểu són thường xảy ra khi mẹ bầu vận động mạnh, ho, hắt hơ, cười to gây tăng áp lực lên bàng quang, khiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài. Tiểu rắt Bàng quang bị kích thích gây cảm giác mót tiểu liên tục Phụ nữ mang thai bị tiểu rắt thường có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, liên tục, hai lần đi tiểu liên tiếp cách nhau rất gần, nhiều khi chỉ sau vài phút bạn đã cảm thấy mót tiểu, mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu thường ít, mẹ bầu sẽ không cảm thấy thoải mái sau khi đi tiểu. Tiểu rắt xuất hiện do hoạt động thần kinh bất thường của bàng quang, bàng quang thường bị co bóp một cách đột ngột, liên tục gây ra cảm giác mót tiểu thường xuyên. Tiểu gấp Tiểu gấp là triệu chứng thể hiện mức độ cấp thiết của nhu cầu đi tiểu, mẹ bầu sẽ có cảm giác cần đi tiểu khẩn cấp khi có cảm giác mót tiểu, nếu bạn không kịp đi tiểu có thể có một lượng nước tiểu nhỏ rò rỉ ra ngoài. Nguyên nhân gây tiểu gấp là do bàng quang tăng hoạt, cơ bàng quang co bóp một cách đột ngột gây cảm giác mót tiểu khẩn cấp. Bàng quang tăng hoạt khi mang thai có nguy hiểm không? Bàng quang tăng hoạt gây nhiều lo lắng cho mẹ bầu Có thể nói bàng quang tăng hoạt là một tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai, do việc bàng quang, cơ sàn chậu phải chịu một áp lực lớn khi tử cung phát triển đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ, đây là một hiện tượng không thể tránh khỏi khi mang thai. Vậy nên, bàng quang tăng hoạt với các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són có thể coi là một hiện tượng bình thường khi mang thai, mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu cơ thể không có triệu chứng đặc biệt nào kèm theo tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bên cạnh các triệu chứng bàng quang tăng hoạt, bạn còn kèm theo các triệu chứng khác như thường đói, khát nước, cân nặng không tăng khi mang thai, tiểu nhiều lần lượng nước tiểu cũng nhiều, tiểu buốt, nước tiểu có màu bất thường, ngứa vùng kín,… Thì có thể đây là triệu chứng của các bệnh khác như nhiễm khuẩn tiết niệu, hay tiểu đường. Chắc hẳn không ít mẹ bầu cũng đã biết được mức độ nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bó, gây ra những rỗi loạn trong quá trình phát triển của thai nhi, thậm trí có thể gây sảy thai. Vậy nên các mẹ bầu cần hết sức lưu ý, theo dõi đường máu định kỳ. Bàng quang tăng hoạt có khỏi hẳn sau khi sinh không? Sau sinh bàng quang và cơ sàn chậu sẽ dần hồi phục Sau khi sinh, áp lực mà tử cung tạo lên bàng quang và vùng cơ sàn chậu sẽ biến mất, tuy nhiên các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt sẽ chưa biến mất ngay lấp lực sau khi sinh, do bàng quang và hệ thống cơ sàn chậu cần thời gian để hồi phục. Tuy nhiên bạn đừng lo, các triệu chứng thường sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau 6 tuần hậu sinh. Tuy nhiên quá trình sinh nở cũng có thể gây ra một vài ảnh hưởng tiểu cực đến hoạt động của bàng quang, khiến tình trạng bàng quang tăng hoạt khó biến mất hơn, cụ thể là: Những cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh bàng quang và mô hỗ trợ. Trong quá trình sinh con, tử cung, trực tràng và ruột non có thể bị đẩy xuống thấp hơn bình thường, kéo theo thay đổi vị trí của bàng quang, làm rối loạn hoạt động bàng quang. Đối với sinh thường, việc cắt tầng sinh môn và dặn đẻ có thể gây tổn thương nhóm cơ sàn chậu, gây suy giảm chức năng bàng quang. Tuy nhiên, bàng quang tăng hoạt sau sinh có thể cải thiện và phòng tránh nếu mẹ bầu có một chế độ sinh hoạt và luyện tập khoa học sau sinh. ☛ Đọc thêm bài: Phân loại bàng quang tăng hoạt Mẹ bầu cần làm gì khi bị bàng quang tăng hoạt? Nếu phát hiện mình xuất hiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng các biện pháp sau đây để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Tham khảo ý kiến của bác sĩ Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi mẹ bầu xuất hiện triệu chứng bất thường Bất kỳ một vấn đề sức khỏe nào xuất hiện trong thời kỳ mang thai, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào do có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần tuân thủ đúng lịch khám định kỳ khi mang thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện kịp thời tình trạng tăng huyết áp thai kỳ và tiểu đường thai kỳ. Bàng quang tăng hoạt khi mang thai có thể không là tình trạng nhiều nguy hiểm nhưng vẫn khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng, stress ảnh hưởng xấu tới thai kỳ, qua sự giải thích, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn bớt lo lắng, căng thẳng hơn từ đó sức khỏe tinh thần khi mang thai cũng được cải thiện đáng kể. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình bài xuất nước tiểu của cơ thể, vậy nên chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý có thể là yếu tố làm nặng hơn các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Mẹ bầu khi có triệu chứng bàng quang tăng hoạt cần lưu ý các điều sau: Uống đủ nước: nhu cầu nước ở phụ nữ mang bầu còn cao hơn so với người bình thường, vậy nên để cung cấp đủ nước cho cơ thể vận hành, bạn không nên nhịn uống nước nhằm làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Cần uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, nên chia lượng nước uống thành nhiều lần, tốt hơn hết hãy mang theo bên mình một bình nước nhỏ để có thể uống nước thường xuyên. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,… chúng có thê gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động thần kinh của bàng quang và làm tăng sản xuất nước tiểu. Không chỉ thế, chất kích thích còn ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Không sử dụng các chất có chứa nhiều caffein như nước chè, cà phê, nước ngọt có ga,… chất này hoạt động như một chất lợi tiểu, làm tăng sản xuất nước tiểu và gây tiểu nhiều lần. Hạn chế sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa nhiều vitamin C,… chúng cũng có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Hình thành thói quen luyện tập thể dục như yoga, đi bộ, đạp xe,… giúp tăng sức bền của hệ cơ, cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Phụ nữ có thai cần uống đủ nước Luyện tập nhịn tiểu Luyện tập đi tiểu theo giờ chính là một phần trong phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt, giúp bạn kiểm soát tốt hơn hoạt động đi tiểu của bản thân. Mẹ bầu cần xây dựng cho mình một lịch trình đi tiểu trong ngày khoa học, trong đó yêu cầu thời gian giữa hai lần đi tiểu cần cách nhau khoảng 3 giờ. Bạn nên đi tiểu theo đúng giờ đã đề ra, ngay cả khi vào thời điểm đó bạn không có cảm giác mót tiểu. Trong trường hợp, bạn cảm thấy mót tiểu khi chưa đến giờ theo lịch thì bạn không nên đi tiểu, đừng lo vì khi các kích thích bàng quang bất thường đi qua cảm giác mót tiểu của bạn cũng biến mất. Ngoài ra, bạn có thể đánh lạc hướng cảm giác mót tiểu tiểu của bản thân bằng các hoạt động yêu thích như chơi game, tán gẫu, hít thở sâu, hoặc tập trung đếm từ 1-100,… Bài tập kegel Tập luyện chính là phương pháp hiệu quả nhất lúc này, giúp bạn nâng cao sức khỏe hệ cơ, trong đó bài tập Kegel chính là một bài tập hiệu quả giúp tăng sức khỏe nhóm cơ sàn chậu, hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình sinh nở và cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Bài tập Kegel rất có lợi cho phụ nữ trước và sau sinh Đặc biệt với phụ nữ sau sinh, bài tập Kegel còn có tác dụng giúp giảm vòng bụng sau sinh, cải thiện lưu thông máu đến vùng âm đạo và nâng cao đời sống tình dục. Các bước thực hiện: – Trước khi luyện tập mẹ bầu cần xác định vị trí của nhóm cơ sàn chậu bằng cách thử làm dừng dòng nước tiểu khi đang đi tiểu. Cơ sàn chậu chính là các cơ co lại khi bạn thực hiện hành động này. – Sau khi đã xác định được nhóm cơ sàn chậu, việc luyện tập được thực hiện theo các bước sau: Thực hiện nằm ngửa xuống sàn nhà, hai đầu gối co, bàn chân đặt trên mặt sàn, hai tay đặt xuôi theo thân người. Từ từ thắt chặt vùng âm đạo và các cơ đáy chậu, đồng thời nhấc mông lên khỏi mặt sàn khoảng 5 cm, giữ tư thế khoảng 5 giây. Sau đó, thả lỏng các cơ, hạ mông xuống, để các cơ sàn chậu được nghỉ ngơi trong khoảng 10 giây, sau đó tiếp tục lặp lại động tác. Thực hiện động tác này 10 lần cho mỗi lần tập và 3-4 lần tập mỗi ngày. Xem đầy đủ: Các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt Vương Niệu Đan giải pháp hiệu quả cho người mắc bàng quang tăng hoạt Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiện nay đang được nhiều phụ nữ mắc bàng quang tăng hoạt lựa chọn sử dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt. Vương Niệu Đan giúp cải thiện nhanh chóng bàng quang tăng hoạt Vương Niệu Đan được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế: Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bang quang Tăng sức khỏe cơ sàn chậu Cải thiện giấc ngủ Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu són tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt có thể là một dấu hiệu bình thường khi mang thai, tuy nhiên bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để theo dõi và phát hiện sớm các bất thường nhé. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh! Chia sẻ12

Tìm hiểu phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt

Không ít người bệnh than phiền các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt khiến họ “ăn không ngon ngủ không yên”. Cảm giác mót tiểu đột ngột, thường xuyên phải “ghé thăm” nhà vệ sinh khiến cuộc sống, sinh hoạt của họ bị đảo lộn. Làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh đây? Cùng tham khảo phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt thông qua bài viết sau đây nhé. Mục lụcBàng quang tăng hoạt là gì? Những ai dễ mắc?Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt1. Khai thác tiền căn và triệu chứng bệnh2. Khám thực thể3. Phân tích nước tiểu4. Các đánh giá thêm5. Đánh giá chuyên sâuPhác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt1. Bước điều trị thứ nhất: Các biện pháp can thiệp hành vi2. Bước điều trị thứ 2: Dùng thuốc3. Bước điều trị thứ ba: Đối với trường hợp kháng thuốcVương Niệu Đan – Giải pháp chuyên biệt cho người mắc bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là gì? Những ai dễ mắc? Bàng quang tăng hoạt (OAB) là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên bị kích thích, co bóp ngay cả khi chưa đầy nước tiểu, tạo cảm giác buồn đi tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm. OAB thường gặp ở những người cao tuổi do lão hóa, phụ nữ mang thai và sinh con nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu, phụ nữ tiền mãn kinh do thay đổi nội tiết tố, nam giới bị rối loạn chức năng bàng quang sau điều trị u xơ tuyến tiền liệt, những người trẻ tuổi thường xuyên bị stress, căng thẳng, thiếu ngủ, dùng rượu bia, thuốc lá… OAB xuất hiện ở cả nam và nữ giới nhưng nữ có tần suất mắc cao hơn. Tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh được ghi nhận gia tăng theo độ tuổi. Ngoài ra, OAB cũng được ghi nhận xuất hiện ở trẻ em. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị, đặc biệt là hiệu quả rất tốt của các thuốc kháng muscarinic đem lại. Tuy nhiên, việc tuân thủ của người bệnh còn hạn chế nên ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh. ☛ Tham khảo thêm: 6 dấu hiệu bàng quang tăng hoạt! Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt Theo Hiệp hội kiểm soát quốc tế, chẩn đoán bàng quang tăng hoạt khi có sự hiện diện của triệu chứng tiểu gấp, thường đi kèm với triệu chứng tiểu nhiều và tiểu đêm, có hay không có tiểu gấp không kiểm soát. Để chẩn đoán ban đầu bàng quang tăng hoạt, Hội nghị Quốc tế lần thứ 3 về Tiểu không kiểm soát (2004) đã đề ra những yêu cầu tối thiểu: Khai thác tiền căn và triệu chứng bệnh, khám thực thể và xét nghiệm tổng quát phân tích nước tiểu. 1. Khai thác tiền căn và triệu chứng bệnh Hỏi các triệu chứng của bệnh: Bác sĩ tìm hiểu mức độ của bản triệu chứng của OAB, mức độ ảnh hưởng của nó với cuộc sống và các triệu chứng của bệnh nhân để đảm bảo rằng nó không liên quan tới các bệnh lý tiết niệu dưới khác. Hỏi về chức năng bàng quang: Cần khai thác kỹ thói quen uống nước của người bệnh và yêu cầu bệnh nhân theo dõi cụ thể như sau: Loại nước hay uống, số lượng nước uống trung bình trong ngày, số lần đi tiểu trong ngày, số lần đi tiểu đêm, số lượng nước tiểu mỗi lần là bao nhiêu. Chẩn đoán về ảnh hưởng của OAB tới cuộc sống: Hỏi về mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống, nếu các triệu chứng chưa gây nhiều phiền toái thì không nhất thiết phải điều trị. Hỏi về tiền căn bệnh: Khai thác một số bệnh phối hợp vì chúng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của bàng quang dẫn tới các triệu chứng đường tiết niệu dưới. Chẳng hạn như bệnh về thần kinh, bệnh nội khoa mạn tính (tiểu đường, đái máu đại thể, suy giảm nhận thức…). 2. Khám thực thể Khám thực thể bao gồm: Khám chức năng nhận thức. Khám vùng bụng. Thăm khám vùng tầng sinh môn và trực tràng. Thăm khám cơ quan sinh dục. Thăm khám chi dưới. 3. Phân tích nước tiểu Tổng phân tích nước tiểu là xét nghiệm cơ bản để sàng lọc và phát hiện nhiễm khuẩn niệu và tiểu máu. Sau khi có các bước chẩn đoán ban đầu thì chúng ta có thể bắt đầu bước điều trị thứ nhất và/hoặc bước điều trị thì hai mà không cần bất cứ thăm khám nào thêm. Nếu sau 2 – 3 tháng điều trị triệu chứng bệnh không thuyên giảm thì cần phải làm thêm các thăm khám cận lâm sàng để loại trừ với các bệnh lý như: Bệnh lý tại chỗ (sỏi bàng quang, u bàng quang, viêm bàng quang kẽ, tắc nghẽn đường tiết niệu dưới…). Bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn nội tiết,… Yếu tố khác như có thai, tâm lý, trầm cảm… 4. Các đánh giá thêm Các thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cần làm thêm bao gồm: Nuôi cấy nước tiểu. Đo nước tiểu tồn dư. Hoàn thành bảng câu hỏi triệu chứng bàng quang. 5. Đánh giá chuyên sâu Nhằm cung cấp thêm thông tin giúp phân định rõ ràng hơn là bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh chứ không phải bàng quang tăng hoạt đơn thuần. Các đánh giá chuyên sâu phải kể đến như: Đo niệu động học. Soi bàng quang. ☛ Tham khảo thêm: Bàng quang tăng hoạt khám ở đâu? Phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh mà các bác sĩ lên phác đồ điều trị theo từng bệnh nhân. Các bước điều trị như sau: 1. Bước điều trị thứ nhất: Các biện pháp can thiệp hành vi Các liệu pháp hành vi được xem là bước điều trị đầu tiên cho người bệnh bàng quang tăng hoạt. Liệu pháp hành vi có thể kết hợp với điều trị kháng muscamics. Hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp lành mạnh hóa thói quen bàng quang và điều chỉnh lối sống: – Giáo dục cho người bệnh hiểu thế nào là bàng quang có chức năng bình thường và bất thường. Đây là cơ sở nhằm giúp người bệnh gia tăng nhận thức, đồng thời thực hiện tốt các bài hướng dẫn về thay đổi thói quen bàng quang, lối sống nhằm mục tiêu đưa chức năng bàng quang về bình thường. – Hướng dẫn viết “nhật ký đi tiểu”: Đây là cơ sở dữ liệu giúp bác sĩ và bệnh nhân biết được mức độ và dạng thức của OAB, hướng mục tiêu điều trị nhằm giảm triệu chứng và theo dõi sự tiến bộ của hiệu quả điều trị. – Tập đi tiểu theo giờ: Nên lập kế hoạch để bệnh nhân dần dần tập đi tiểu theo giờ, kìm nén cảm giác mắc tiểu khi chưa đến thời gian quy định. Hướng bệnh nhân khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 3 – 4 giờ. Việc quy định giờ cũng nên linh hoạt, tùy theo dung tích chứa của bàng quang, lượng nước uống hàng ngày, loại công việc, nhiệt độ của môi trường làm việc… – Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một số loại thức ăn, đồ uống có tính lợi tiểu hoặc gây kích thích bàng quang. Các loại kiêng dùng là caffein, bia rượu, đồ uống có đường… – Điều chỉnh lượng nước uống: Uống quá nhiều nước có thể gây tiểu nhiều, uống ít nước quá làm tăng nồng độ nước tiểu dẫn tới kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu gấp và tạo điều kiện gây nhiễm trùng niệu. Do đó, cần điều chỉnh lượng nước uống vào thường ngày của bệnh nhân theo điều kiện làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân bị tiểu đêm nên hạn chế uống nước sau 6 giờ tối, hoặc từ 3 – 4 tiếng trước khi ngủ. – Kiểm soát thể trọng: Béo phì làm tăng áp lực trong bụng, đè ép lên bàng quang và đáy chậu khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Do đó, giảm cân là biện pháp quan tronjgn hằm cải thiện tình trạng. – Chống táo bón: Táo bón mạn tính làm tăng yếu tố nguy cơ của OAB. Làm giảm táo bón có thể cải thiện các triệu chứng tiểu gấp và tiểu nhiều lần. Nên bổ sung thức ăn nhiều chất xơ, gia tăng lượng nước uống vừa phải, lập thời gian biểu đi cầu kết hợp với tập rặn cầu để việc đi cầu có điều độ nhằm giảm nhẹ táo bón. – Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc lá có liên quan mật thiết tới triệu chứng đường tiết niệu dưới ở nam giới và tiểu gấp, són tiểu ở nữ giới. Sự liên quan càng gia tăng ở người hút thuốc lá kinh niên. Do đó, ngưng hút thuốc càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng bệnh. Các kỹ thuật tập luyện: – Bài tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp: Bác sĩ giải thích cho bệnh nhân không nên vội chay vào nhà vệ sinh khi có cảm giác mắc tiểu. Bởi chạy vội làm tăng áp lực trong bụng, dễ kích thích bàng quang co bóp khiến triệu chứng thêm trầm trọng. Thay vào đó, hướng dẫn người bệnh phương pháp căn bản để tập kìm nén khi xuất hiện cảm giác mắc tiểu gấp: Ngồi xuống nếu được, hít thở sâu và thư giãn; Làm xao nhãng cảm giác muốn đi tiểu như suy nghĩ về việc khác, đếm số thứ tự từ 1 – 100; Chủ động co thắt cơ đáy chậu giúp ngăn chặn sự giãn nở cơ thắt trong niệu đạo, tránh nước tiểu đi xuống đoạn đầu niệu đạo làm kích thích cơ chóp bàng quang. Nếu chưa biết co thắt cơ đáy chậu thì nên xem cách tập ở các phần sau. – Tập luyện bàng quang: Là áp dụng các biện pháp để kìm nén đi tiểu nêu trên kết hợp với theo dõi nhật ký đi tiểu nhằm mục đích kéo dài thời gian giữa 2 lần đi tieru. Có thể lúc đầu bệnh nhân phải đi tiểu cách nhau 30 – 60 phút. Sau đó, kéo dài thêm 15 – 30 phút mỗi 1 – 2 tuần, để dần dần đạt mục tiêu giữ được 3 – 4 giờ. Cần thực hiện các biện pháp tập kìm nén và tập bàng quang ít nhất 6 tuần để thấy được hiệu quả. – Tập co thắt cơ sàn chậu Bài tập Kegel là bài tập cơ sàn chậu mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh OAB. Là biện pháp nhằm hỗ trợ việc kìm nén đi tiểu để điều trị tình trạng tiểu gấp hay tiểu không kiểm soát. Có 3 phương pháp tập luyện tăng dần theo mức độ, tùy thuộc vào khả năng và thời gian của mỗi bẹnh nhân cũng như trang bị, mức độ đào tạo của cơ sở y tế. Nhìn chung, khoảng thời gian cần thiết để việc tập cơ đáy chậu đem lại hiệu quả tối thiểu là khoảng 3 tháng. Trường hợp 1: Bệnh nhân tự tập Hướng dẫn cho họ cách tự co thắt cơ đáy chậu như kiểu thót hậu môn để tránh xì hơi khi trung tiện hoặc thót cơ để ngắt cục phân khi đang đi cầu hoặc tưởng tượng như đang ngồi trong chậu nước cố gắng thót cơ đáy chậu để hút và giữ nước trong âm đạo đối với nữ giới. Lưu ý, khi tập co thắt hậu môn hay âm đạo thì cố gắng không gồng cơ vùng bụng hay cơ vùng chân. Cách thông dụng nhất là tập mỗi ngày 3 đợt, mỗi đợt khoảng 15 lần, mỗi lần thót cơ khoảng 10 giây và nghỉ khoảng 10 giây. Trường hợp 2: Tập theo phương pháp Kegel Mục đích nhằm tăng trương lực và sức co bóp của cơ đáy chậu được bác sĩ sản khopa Amold Kegel đề ra từ năm 1948. Dụng cụ nguyên thủy làm bằng ống nhựa có bong bóng cao sụ đặt trong âm đạm, nối với cột đo áp lực nước nhằm theo dõi được sức cơ sàn chậu khi tập. Sau này, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, nhiều dụng cụ mới được chế tạo phỏng theo kiểu nguyên thủy của kegel. Trường hợp 3: Dùng máy tập cơ sàn chậu Các máy hiện nay thường kết hợp với kích thích điện. Kích thích điện sẽ làm co thắt thụ động cơ sàn chậu, vừa làm gia tăng sức cơ, vừa làm cho bệnh nhân cảm nhận được vị trí của cơ thắt. Tần suất tập là từ mỗi ngày 1 lần đến mỗi tuần 1 lần tuy theo tác giả, mỗi lần khoảng 20 phút kích thích điện và khoảng 20 phút tập cơ đáy chậu. Những ngày không tập máy có thể kết hợp tập sàn chậu bằng phương pháp trường hợp 1, 2. ☛ Tham khảo thêm: Các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt 2. Bước điều trị thứ 2: Dùng thuốc Các thuốc kháng muscarinics: Nhóm thuốc kháng muscarinics là loại được ưu tiên lựa chọn trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể muscarin trên cơ chóp do đó giảm khả năng co thắt của bàng quang. Các thuốc kháng muscarinics có thể được chia thành 2 nhóm: Không chọn lọc với tất cả thụ thể muscarin. Chọn lọc nhiều hơn cho thụ thể muscarin M2 và M3. Các loại thuốc kháng muscarinics phải kể đến như Oxybutynin, totterodine, trospium, solifenacin, darifenacin, fesoterodine… Một số loại thuốc khác: Estrogen đặt âm đạo. Thuốc chống trầm cảm nhóm ba vòng như imipramine và amitryptyline đã được sử dụng bàng quang hoạt động quá mức. Tuy nhiên, tác dụng kháng cholinergic của nhóm này yếu. Botulinum toxin type A được sử dụng trong trường hợp điều trị bằng các thuốc kháng cholinergic không còn tác dụng. 3. Bước điều trị thứ ba: Đối với trường hợp kháng thuốc Tiêm Onabotulinumtoxin A vào bàng quang: Onabotulinumtoxin A (BTx) tiêm vào bàng quang ngăn chặn sự tiết ra acetylcholine tại vị trí tiền synapse của khớp nối thần kinh – cơ thuộc hệ thần kinh đối giao cảm, gây ra liệt chọn lọc sự co bóp mức độ thấp của cơ chóp trong khi vẫn duy trì sự co bóp mức độ cao nhằm khởi phát sự đi tiểu. Sự giãn cơ và giảm triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần của OAB. Kích thích thần kinh cùng: Đây là phương pháp cấy các dây điện cực vào rễ thần kinh cùng S3, nối với một máy tạo nhịp đặt dưới da vùng mông, qua đó kích thích thần kinh cùng để điều hòa các phản xạ thần kinh chi phối cơ chóp bàng quang và cơ đáy chậu. Phương pháp này được chỉ định để điều trị tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang hoặc các triệu chứng của OAB như tiểu gấp không kiểm soát hay tiểu gấp – tiểu nhiều lần mà đã kháng trị với dùng thuốc. Kích thích thần kinh chày: Châm kim qua da ở vị trí 5cm trên mắt cá trong và ngay sau bờ (margin) của xương chày với miếng dán điện cực ở mặt giữa của calcaneus. Kích thích điện mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 30 phút, trong 10 – 12 tuần. Mở rộng bàng quang bằng ruột: Được chỉ định trong trường hợp bàng quang có dung tích co nhỏ, rối loạn chức năng bàng quang với độ giãn nở kém. Trong điều trị bàng quang tăng hoạt, những trường hợp kháng trị với các bước điều trị 1, 2, không áp dụng được hoặc áp dụng không thành công các kỹ thuật nêu trên của bước điều trị thứ 3 mà bệnh nhân quá khổ sở vì các triệu chứng ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt thì nên xem xét việc mở rộng bàng quang bằng ruột. Các biện pháp điều trị sau cùng: Việc chuyển lưu nước tiểu (như mở bàng quang ra da) là biện pháp sau cùng nên được cân nhắc khi điều trị bảo tồn thất bại, còn các biện pháp kích thích thần kinh cùng và mở rộng bàng quang là không thích hợp hay không được bệnh nhân chấp nhận. Ngược lại, Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kỳ khuyên không nên sử dụng ống thông đặt lâu dài, trong khi phẫu thuật mở rộng bàng quang được xem là sự lựa chọn sau cùng cho một số trường hợp bệnh nặng, kháng trị và có biến chứng. Vương Niệu Đan – Giải pháp chuyên biệt cho người mắc bàng quang tăng hoạt   Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”: Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng. Vương Niệu Đan có các công dụng chính là hỗ trợ điều trị và kiểm soát các chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp và tiểu không tự chủ an toàn, hiệu quả. Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chẩn đoán sớm và điều trị bàng quang tăng hoạt có ý nghĩa rất quan trọng. Khi có các triệu chứng cảnh báo chứng bàng quang tăng hoạt, bạn nên tới trung tâm y tế để được kiểm tra, thăm khám và có hướng điều trị đúng giúp mang lại hiệu quả điều trị cao. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mời bạn đọc liên hệ số hotline miễn cước 1800.1297 (giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết. Chia sẻ12

Bàng quang tăng hoạt sau sinh - Nỗi lo của chị em phụ nữ

Rất nhiều chị em than phiền rằng, sau sinh các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện thường xuyên “ghé thăm” khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Tình trạng này kéo dài khiến chị em đi thăm khám và rất bất ngờ khi được chẩn đoán mắc bàng quang tăng hoạt. Vậy tại sao phụ nữ sau sinh dễ mắc bàng quang tăng hoạt? Cách cải thiện như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin sau đây để giải đáp những thắc mắc này nhé. Mục lụcBàng quang tăng hoạt là gì?Tại sao sau sinh phụ nữ có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt?Dấu hiệu nhận biết bàng quang tăng hoạt sau sinhBàng quang tăng hoạt sau sinh có nguy hiểm không?Ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sốngẢnh hưởng tới giấc ngủNguy cơ sỏi đường tiết niệuTăng nguy cơ đột quỵ, tim mạchLàm gì khi mắc bàng quang tăng hoạt sau sinh?Cần điều chỉnh lối sốngCác biện pháp thay đổi hành viCác biện pháp dùng thuốcĐiều trị khi kháng thuốcCây thuốc nam cải thiện bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là gì? Bàng quang tăng hoạt là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang do co thắt cơ bàng quang quá mức và thường xuyên. Cộng vào đó là sự mất phối hợp hoạt động bàng quang – cơ thắt niệu đạo gây ra mót đi tiểu nhiều lần, khó có thể nhịn tiểu và có thể xảy ra tiểu không tự chủ. Bệnh gây ra các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, có thể kèm tiểu không kiểm soát được. Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp ở người cao tuổi, hoặc người có một số yếu tố nguy cơ như người có bệnh lý thần kinh, bệnh đường tiết niệu, phụ nữ mang thai nhiều lần… Do đó, sau sinh con rất nhiều chị em than phiền thường xuyên bị các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt (tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són…) làm phiền. Đôi lúc, bệnh nhân còn than phiền rằng họ bị són tiểu ngay sau cảm giác tieru gấp. Theo các chuyên gia sức khỏe tại nước tai, có khoảng 12,2% dân số mắc chứng bàng quang tăng hoạt. Bệnh có xu hướng gia tăng, tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi và nữ giới có xu hướng mắc nhiều hơn nam. Nhiều chị em  thường âm thầm chịu đựng trong một thời gian dài mới đến gặp bác sĩ nên ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh bị mất tập trung, cản trở sinh hoạt, giấc ngủ gián đoạn kéo dài và dẫn tới nhiều hệ lụy khác về sức khỏe. ☛ Xem đầy đủ: Triệu chứng bàng quang tăng hoạt? Tại sao sau sinh phụ nữ có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt? Chứng bàng quang tăng hoạt khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan và cho rằng đây là tình trạng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt kéo dài gây ra không ít bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt cho người mắc, thậm chí ảnh hưởng tới tâm lý chị em. Thông thường, các dây thần kinh, dây chằng và cơ sàn chậu hoạt động cùng nhau để hỗ trợ bàng quang và giữ cho niệu đạo đóng lại để nước tiểu không bị rò rỉ. Uống quá nhiều nước hoặc làm tổn thương các cơ quan này trong quá trình mang thai, sinh con có thể làm tăng nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt. Đặc biệt là những mẹ sinh con nhiều lần, con nặng cân, con to hoặc phải rạch tầng sinh môn khi chuyển dạ. Do sức nâng đỡ của niệu đạo bị suy yếu, khả năng kiểm soát của bàng quang bị rối loạn nên không chỉ đợi đến giai đoạn sau sinh, thực tế phụ nữ mang thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ cũng có triệu chứng tiểu nhiều, tiểu són, tiểu gấp do sự chèn ép của thai nhi lên bàng quang. Bên cạnh đó, do sinh nở nhiều, quá trình chuyển dạ, rặn đẻ…. các mô cơ giãn nở quá mức khiến sàn chậu bị suy yếu, các dây thần kinh kiểm soát bàng quang cũng bị suy yếu dẫn đến việc kiểm soát bàng quang cũng bị ảnh hưởng với nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, việc thực hiện kỹ thuật gây mê màng cứng đối với phụ nữ sinh mổ cũng có thể ảnh hưởng tới vùng đáy chậu với cảm giác tê buốt, dây thần kinh tủy sống bị ảnh hưởng gây ra tình trạng tiểu són, tiểu không tự chủ tối thiểu từ 3 – 6 tháng sau sinh nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm sau. Sau sinh chị em mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân khác như: Thoát vị đĩa đệm, chấn thương tủy sống khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng. Chấn thương sau phẫu thuật vùng chậu. Một số bệnh lý khác như giang mai, herpes… xảy ra biến chứng làm ảnh hưởng tới dây thần kinh. Nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mãn kinh ở nữ giới khiến hội chứng bàng quang tăng hoạt xuất hiện. Chức năng thận suy giản hoặc tế bào thận bị lão hóa từ đó khiến bàng quang kém nhạy bén trước tín hiệu thần kinh khiến việc co bóp không kiểm soát. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt, kích thích Dấu hiệu nhận biết bàng quang tăng hoạt sau sinh Cũng giống như các bệnh nhân khác, bàng quang tăng hoạt ở phụ nữ sau sinh cũng gây ra một loạt các dấu hiệu liên quan tới rối loạn tiểu tiện khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của chị em gặp rất nhiều bất tiện. Chị em phải đối mặt với các triệu chứng như sau: Tiểu gấp: Chị em thường than phiền rằng họ có cảm giác mót tiểu đột ngột dù muốn hay không. Nếu có cảm giác buồn tiểu là khó cưỡng lại được mà cần đi tiểu ngay lập tức. Tiểu nhiều lần: Đi tiểu thường xuyên trong ngày, thường nhiều hơn 7 lần/ngày, có trường hợp nhiều hơn thế nữa. Tiểu đêm: Người bệnh thường phải thức dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Tiểu không kiểm soát: Tiểu không tự chủ ngay sau cảm giác tiểu gấp. Nước tiểu rỉ ra ngay khi vào nhà vệ sinh khiến nhiều chị em cảm thấy không khỏi ngại ngùng, tự ti. Chị em cần theo dõi sát sao tần suất đi tiểu của bản thân mình và các triệu chứng khác đi kèm nhé. Đây là những thông tin quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Bàng quang tăng hoạt sau sinh có nguy hiểm không? Đa số chị em đều nghĩ rằng chứng bàng quang tăng hoạt không quá nguy hiểm tới sức khỏe nên thường âm thầm chịu đựng. Nhưng thực tế, các triệu chứng của bệnh gây ra vô số trở ngại trong sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ. Thậm chí, nếu không có biện pháp khắc phục các triệu chứng của bệnh dần tồi tệ hơn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và mất thời gian, tiền bạc hơn. Sau đây là một số ảnh hưởng của chứng bàng quang tăng hoạt đối với chị em: Ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống Chị em sẽ gặp phải vô số phiền phức khi bàng quang bị kích thích một cách thường xuyên khiến bạn mắc chứng tiểu nhiều lần. Công việc, sinh hoạt của bạn bị gián đoạn, thậm chí rơi vào những tình huống khiến bạn cảm thấy xấu hổ. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu những kích thích bàng quang khiến bạn phải đi tiểu ngay lập tức, nếu không kịp có thể bị són tiểu. Đây có lẽ là điều thầm kín mà bạn không dám chia sẻ với ai. Vậy nên khi bàng quang tăng hoạt “hoành hành” có thể khiến bạn xấu hổ, thu mình hơn, ngại giao tiếp và ngại vào chỗ đông người. Tình trạng này kéo dài kết hợp với chăm con nhỏ vất vả khiến bạn dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh. Ảnh hưởng tới giấc ngủ Không chỉ cuộc sống, sinh hoạt của mẹ sau sinh bị ảnh hưởng mà hội chứng này kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Thường xuyên phải thức dậy trong đêm để đi tiểu khiến giấc ngủ của nhiều chị em bị ảnh hưởng. Việc chăm con nhỏ khiến bạn không khỏi mệt mỏi, thì tình trạng thiếu ngủ do tiểu đêm càng khiến sức khỏe của bạn kiệt quệ. Bạn luôn trọng trạng thái căng thẳng, uể oải nên ăn uống cũng kém hơn, gầy sút khiến cơ thể không có năng lượng để luyện tập, làm việc. Nguy cơ sỏi đường tiết niệu Do đi tiểu nhiều lần khiến nhiều người tự cải thiện bằng cách uống ít nước. Vì không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể nên nước tiểu cô đặc làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Tăng nguy cơ đột quỵ, tim mạch Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc mắc chứng tiểu đêm gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não và các bệnh tim mạch khác. Mức độ nghiêm trọng của chứng bàng quang tăng hoạt sau sinh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không có biện pháp khắc phục sớm. Thay vì chủ quan bạn hãy tìm tới những trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn chính xác nhất. ☛ Tham khảo thêm: Bàng quang tăng hoạt có chữa khỏi không? Làm gì khi mắc bàng quang tăng hoạt sau sinh? Thay vì nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám, rất nhiều chị em mắc bàng quang tăng hoạt thường âm thầm chịu đựng. Từ đó, dẫn tới các rối loạn tiểu tiện kéo dài, ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt hàng ngày, thậm chí tâm lý của người bệnh. Việc chủ động điều trị cũng như tuân thủ những lưu ý để kiểm soát bệnh được xem là phương pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau đây là một số biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả chứng bàng quang tăng hoạt sau sinh: Cần điều chỉnh lối sống Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, một số thói quen sinh hoạt sai lầm có thể làm nghiêm trọng thêm triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như béo phì, thừa nước, lạm dụng cà phê, bia rượu, thuốc lá… Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc chứng bàng quang tăng hoạt ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đặc biệt là phụ nữ sau sinh được bồi bổ nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng khiến cân nặng ngày càng tăng là yếu tố khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên tồi tệ. Do đó, chị em cần xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày để giảm cân một cách khỏe mạnh, cải thiện rõ các triệu chứng. Trà và cà phê là những thực phẩm phổ biến có chứa caffein. Cà phê gây kích thích trực tiếp lên các thụ thể ở thành bàng quang khiến triệu chứng tiểu gấp càng nặng hơn. Bên cạnh đó, loại đồ uống này là chất lợi tiểu làm tăng tần suất đi tiểu và tiểu gấp khi tiêu thụ quá mức nên hạn chế các loại đồ uống này nhằm cải thiện tình trạng bệnh. Không nên sử dụng rượu bia, đồ uống chứa caffein có thể khiến triệu chứng bàng quang tăng hoạt tồi tệ hơn. Tình trạng thừa nước (uống nhiều nước), đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ khiến triệu chứng tiểu nhiều, tiểu gấp nặng hơn. Nhưng uống ít nước cũng khiến triệu chứng tồi tệ bởi nước tiểu quá cô đặc cũng gây kích thích cơ bàng quang. Vì vậy, người bệnh nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày và rải đều trong ngày, không uống quá nhiều nước một lần. Hạn chế uống nước sau 18 giờ hoặc trong vòng 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ. Rượu bia là chất lợi tiểu và gây kích thích bàng quang. Hút thuốc lá không chỉ hại sức khỏe mà còn tăng nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt do xơ cứng động mạch. Để bảo vệ sức khỏe và cải thiện bệnh,  tốt nhất chị em nên tránh xa các loại trên. Ngoài ra, chị em cũng cần hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có vị chua bởi chúng có khả năng gây kích ứng niêm mạc bàng quang khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt để tránh táo bón. Vì táo bón gây tác động xấu tới chức năng của bàng quang. Các biện pháp thay đổi hành vi Liệu pháp thay đổi hành vi được xem là bước điều trị quan trọng trước tiên cho chị em mắc hội chứng này. Thông thường các biện pháp hành vi có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng muscarnics. Các biện pháp thay đổi hành vi được dùng trong điều trị bàng quang tăng hoạt bao gồm: 1. Giải thích cho người bệnh hiểu về chức năng bàng quang bình thường và bất thường. 2. Viết nhật ký đi tiểu: Hướng dẫn người bệnh viết nhật ký đi tiểu chi tiết. Sau đó, hướng dẫn cho người bệnh về khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là từ 3 – 4 giờ. Đặc biệt, khi không có cảm giác buồn tiểu không nhất thiết phải đi tiểu. 3. Thực hiện các bài tập kỹ thuật tập luyện – Bài tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp Mỗi khi có cảm giác đi tiểu, bạn hãy cố nhịn thêm 5 phút rồi hẵng đi vệ sinh. Dần dần, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn và bàng quang cũng có khả năng giữ nước tiểu lâu hơn. Mục đích của việc này làm kéo dãn khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu, tập luyện cho bàng quang có thể căng ra một cách dễ dàng. Người bệnh sẽ phải mất vài tuần tập luyện mới có thể đạt được tần suất đi tiểu 5 – 6 lần/ngày. – Tập đi tiểu theo giờ: Với bài tập này người bệnh nên có kế hoạch đi tiểu theo giờ, tập kìm nén cảm giác muốn đi tiểu khi chưa đến thời gian đã quy định. Khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là từ 2 – 3 giờ. Bạn cũng cần loại bỏ thói quen đi vệ sinh ngay khi có cảm giác khác lạ trong bàng quang. Không nên quá cứng nhắc khi thực hiện bài tập này mà cần có kế hoạch một cách uyển chuyển, linh hoạt. Tùy thuộc vào dung tích có thể chứa của bàng quang, lượng nước uống vào mỗi ngày và môi trường làm việc để thực hiện và điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân. Đầu tiên, hãy kéo dài khoảng 30 phút giữa 2 lần đi vệ sinh rồi từ từ tăng dần thời gian lên cho tới 3 – 4 giờ. – Bài tập kép: Cách thực hiện bài tập kép là trong một thời gian ngắn đi tiểu 2 lần. Sau khi đã đi tiểu xong, bạn chờ thêm khoảng 20 – 30 giây sau rồi nghiêng người về phía trước, cố gắng đi tiểu thêm 1 lần nữa. Bài tập này tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng làm trống bàng quang hoàn toàn. – Bài tập kegel: Đầu tiên bạn cần xác định chính xác nhóm cơ sàn chậu. Sau đó, thực hiện bài tập kegel như sau: Xen kẽ giữ và thư giãn cơ sàn chậu trong 3 giây, tức là sau khi giữ nhóm cơ này 3 giây thì thư giãn và thả lỏng chúng trong 3 giây tiếp theo. Sau khi thực hiện được, bạn có thể gia tăng thời gian từ 3 giây lên 5 giây. Thực hiện lặp đi lặp lại quy trình này 15 lần trong một phiên tập. Thực hiện bài tập này mỗi ngày và theo lịch trình định kỳ. Khi tiến bộ bạn có thể tăng lên 3 phiên/ngày. Mỗi tuần tăng thời gian giữu các cơ sàn chậu của bạn lên thêm 1 giây và tiếp tục cho tới khi thời gian giữ được khoảng 10 giây. – Bài tập cơ sàn chậu khác: Bài tập các cơ co thắt ngắn:  Mục địch là tạo các cơ co giật nhanh ở sàn chậu với các bước thực hiện như sau: Hít vào thật sâu rồi thở ra kết hợp với siết nhóm cơ sàn chậu càng nhanh càng tốt. Tiếp tục hít vào và thả lỏng cơ sàn chậu. Lặp đi lặp lại 30 lần, chia thành 10 lần liên tiếp 1 lượt. Bài tập co thắt dài: Giúp người bệnh đạt được cơn co thắt sàn chậu kéo dài trong khoảng 10 giây. Cách thực hiện như sau: Siết chặt nhóm cơ sàn chậu và cố gắng giữ càng lâu càng tốt. Lúc đầu chỉ giữ được vài giây nhưng sau sẽ tăng dần lên. Nên tập xen kẽ các bài tập cơ co ngắn và dài trong thời gian tương đương. Có thể phải mất từ 3 – 6 tháng để cảm nhận sự thay đổi. ☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt Các biện pháp dùng thuốc Nhằm giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang, người bệnh nên sử dụng các thuốc kháng muscarinics (darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine và trospium). Thuốc đã được thử nghiệm lâm sàng và chứng minh có hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng muscarinics thường gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, mờ mắt, nhức đầu, tim đập nhanh, táo bón, khó tiêu… Một số loại thuốc khác cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh nhưng cơ chế chưa rõ ràng như flavoxate, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc thuốc alpha-adrenergic antagonist. Thuốc mới mirabegron cũng có cơ chế tác động lên β3 adrenergic receptor trong cơ chóp bàng quang, từ đó giúp giãn cơ và gia tăng dung tích bàng quang. Lưu ý: Phụ nữ sau sinh dùng bất cứ loại thuốc nào cần theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc khi chưa có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tới cả mẹ và bé yêu. ☛ Tham khảo thêm: Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả Điều trị khi kháng thuốc Khi xuất hiện tình trạng kháng thuốc hoặc không dung nạp thuốc, điều trị thay thế là tiêm onabotulinumtoxin A vào bàng quang. Phương pháp thay thế khác là kích thích thần kinh cùng, kích thích thần kinh chày. Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột cũng được chỉ định khi bàng quang có dung tích co nhỏ, rối loạn chức năng bàng quang mà nguyên nhân do độ giãn nở kém. Cây thuốc nam cải thiện bàng quang tăng hoạt Một số mẹo dân gian được nhiều chị em áp dụng nhằm cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt sau sinh khá nhiều quả. Sau đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo: Bồ công anh: Bồ công anh có khả năng tăng cường cơ bắp và mô liên kết bên trong bàng quang, giúp cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Nấm linh chi: Được biết đến là vị thuốc tuyệt vời trong chữa nhiều bệnh lý, nấm linh chi còn là vị thuốc chữa bàng quang tăng hoạt hiệu quả. Cây nữ lang: Có tác dụng chống co thắt và thư giãn cac cơ bàng quang rất mạnh nên được xuất hiện trong các bài thuốc chữa bàng quang tăng hoạt, giúp giảm tiểu nhiều lần, tiểu gấp. Nhân sâm: Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, tăng hệ miễn dịch, chống lão hóa nhân sâm còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tim mạch… Ngoài ra, nhân sâm được coi là vị thuốc thảo dược hiệu quả giúp chữa bàng quang tăng hoạt do có tính chống lợi tiểu, giảm kích thích bàng quang… Bàng quang tăng hoạt gây ra rất nhiều phiền toái cho chị em sau sinh. Thay vì âm thầm chịu đựng, chị em hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để được hỗ trợ, điều trị đúng cách. Bên cạnh dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập các bài tập dành cho cơ vùng kín cũng có tác dụng rất tốt, giúp nâng cao sức khỏe và sự tự tin của các mẹ sau sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn đọc liên hệ số hotline 1800. 1297 để được tư vấn chi tiết. Chia sẻ11

Loading...