Bàng quang tăng hoạt

Viêm bàng quang xuất huyết - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm bàng quang xuất huyết là hiện tượng bàng quang bị tổn thương nặng dẫn tới chảy máu. Tình trạng bệnh lý này không chỉ gây đau đớn mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng của viêm bàng quang xuất huyết để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời. Mục lụcViêm bàng quang xuất huyết là gì?Nguyên nhân viêm bàng quang xuất huyếtDo hoạt động hóa trịDo hoạt động xạ trịDo nhiễm trùngYếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnhTriệu chứng nhận biết viêm bàng quang xuất huyếtViêm bàng quang cấp chảy máu có nguy hiểm?Thiếu máuSuy giảm chức năng thậnCơ thể suy nhượcChẩn đoán viêm bàng quang xuất huyếtCác biện pháp điều trị viêm bàng quang xuất huyếtDo nhiễm trùng:Do hóa trị, xạ trịNgăn ngừa viêm bàng quang xuất huyết Viêm bàng quang xuất huyết là gì? Viêm bàng quang xuất huyết là tình trạng bàng quang bị viêm kèm theo chảy máu niêm mạc bàng quang. Lúc này bàng quang bị viêm nhiễm nặng dẫn tới tổn thương, gây viêm loét và chảy máu ở bàng quang. Lớp lót bên trong bàng quang và các mạch máu có liên quan bị tổn thương. Viêm bàng quang xuất huyết được chia làm 4 loại, tùy thuộc vào lượng máu tìm thấy trong nước tiểu: Loại 1: Chảy máu vi thể, lúc này người bệnh không thể nhìn thấy máu trong nước tiểu. Loại 2: Chảy máu và quan sát được. Loại 3: Máu xuất hiện li ti. Loại 4: Xuất hiện cục máu đông chặn dòng nước tiểu. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng dần từ 1 tới 4. Người bệnh bị sưng đau tại bàng quang do cơ quan này bị vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó, người bệnh đối mặt với những cơn đau tại vùng bụng dưới cũng những nguy hiểm về đường tiểu. Người bệnh cần chẩn đoán và chữa trị càng sớm càng tốt giúp hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nguyên nhân viêm bàng quang xuất huyết Một số nguyên nhân sau đây khiến bạn phải đối mặt với viêm bàng quang xuất huyết, cụ thể: Do hoạt động hóa trị Theo bác sĩ chuyên khoa, sau quá trình hóa trị, người bệnh sẽ mắc viêm bàng quang xuất huyết. Nguyên nhân do chất hóa trị đưa vào bàng quang sẽ gây tổn thương đáng kể tới niêm mạc và mạch máu. Sau một thời gian thì các triệu chứng mới trở nên rõ ràng hơn. Do hoạt động xạ trị Xạ trị được áp dụng đưa vào vùng xương chậu khiến người bệnh bị viêm bàng quang xuất huyết. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới các mạch máu cung cấp tại niêm mạc của bàng quang. Tình trạng này dẫn tới các vết sẹo loét, xuất huyết rất nguy hiểm. Viêm bàng quang xuất huyết xảy ra ngay khi người bệnh xạ trị một thời gian, từ vài tháng hay vài năm. Cũng chính vì thế mà bác sĩ gặp khó khăn trong chẩn đoán bệnh. Do nhiễm trùng Nhiễm trùng là nguyên nhân gây viêm bàng quang  và xuất huyết. Một số loại vi khuẩn tấn công bàng quang gây viêm loét dẫn tới chảy máu. Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng cũng là nguyên nhân gây bệnh nhưng rất hiếm gặp. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Người hóa trị hoặc xạ trị vùng chậu nhằm điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung… Người dùng thuốc cyclophosphamide và ifosfamide để điều trị ung thư hạch, ung thư vú, ung thư tinh hoàn,… Người cần ghép tủy xương, ghép tế bào gốc có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang và kèm xuất huyết cao nhất. Bởi những người bệnh này có sự kết hợp của xạ trị và hóa trị. Tác hại gây giảm tuổi thọ, sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm trùng… Triệu chứng nhận biết viêm bàng quang xuất huyết Viêm bàng quang xuất huyết là bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm sẽ không có biện pháp điều trị kịp thời. Ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên chủ động tiến hành thăm khám ngay: Xuất hiện máu trong nước tiểu, với người bệnh ở mức độ 1, tình trạng chảy máu bàng quang còn ở dạng vi thể nên người bệnh cần phải để ý kỹ mới nhận ra. Giai đoạn sau màu nước tiểu lẫn máu rõ ràng hơn, các cục máu vón lại nhiều nên dễ nhận biết. Mỗi lần đi tiểu cảm thấy đau buốt. Thường xuyên muốn đi tiểu, mỗi lần chỉ tiểu một ít. Thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu. Khó chịu, đau tức vùng bụng dưới, thi thoảng có cảm giác đau ở phía trên xương mu, xương chậu. Nước tiểu màu đục, xuất hiện mùi hôi và chảy mủ mỗi lần đi tiểu. Người mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Xuất hiện máu trong nước tiểu là dấu hiệu điển hình của bệnh. Người bệnh cần gặp ngay bác sĩ khi nhận thấy nước tiểu có máu và vón cục. Nếu để lâu không điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu thêm về: Bệnh viêm bàng quang ở nam giới Viêm bàng quang cấp chảy máu có nguy hiểm? Viêm bàng quang cấp chảy máu đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra: Thiếu máu Xuất huyết bàng quang khiến lượng máu trong cơ thể bị lẫn vào nước tiểu mỗi lần tiểu tiện. Nếu không khắc phục kịp thời để tình trạng chảy máu diễn ra trong thời gian dài sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu trong cơ thể. Với những trường hợp quá nặng, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh khi họ không được bổ sung máu kịp thời. Suy giảm chức năng thận Viêm nhiễm bàng quang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể tấn công rộng ra các bộ phận lân cận như thận. Vùng thận bị viêm nhiễm làm suy giảm chức năng bài tiết của thận, nguy hiểm hơn gây nhiễm trùng thận. Cơ thể suy nhược Tình trạng xuất huyết khiến cơ thể không đủ lượng máu gây ảnh hưởng tới hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, người bệnh luôn luôn bị mệt mỏi. Bên cạnh đó, tâm lý lo lắng, sợ hãi khiến cơ thể bị suy nhược, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc của họ. Thông tin xem thêm: Mắc viêm bàng quang có nguy hiểm không? Chẩn đoán viêm bàng quang xuất huyết Nếu như có tiền sử hóa trị hoặc xạ trị, bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc viêm bàng quang xuất huyết. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh có nhiều tương đồng với các bệnh lý khác như u bàng quang, sỏi bàng quang nên bác sĩ sẽ chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán như: Xét nghiệm máu: Mục đích kiểm tra nhiễm trùng, thiếu máu hoặc rối loạn gây chảy máu. Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra tế bào máu, tế bào ung thư hoặc nhiễm trùng (nếu có). Chụp CT, MRI, siêu âm: Hình ảnh bàng quang thông qua các kỹ thuật trên giúp các bác sĩ nhận định vị trí và mức độ tổn thương chính xác nhất. Soi bàng quang: Bác sĩ soi bàng quang của bệnh nhân qua kính mỏng chuyên dụng Giải đáp thông tin: Viêm bàng quang có tự khỏi được không? Các biện pháp điều trị viêm bàng quang xuất huyết Điều trị viêm bàng quang xuất huyết còn phụ thuộc vào các yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn phát triển và mức độ bệnh. Cụ thể: Do nhiễm trùng: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus có thể được sử dụng. Do hóa trị, xạ trị Dùng thuốc: Ở giai đoạn đầu, điều trị bằng cách truyền dịch tĩnh mạch nhằm tăng lượng nước tiểu tuôn ra bàng quang. Thuốc được tiêm gồm thuốc giảm đau, thuốc thư giãn cơ bàng quang. Đặt thuốc Natri hyaluronidase vào trong bàng quang giúp cầm máu và giảm đau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng thuốc acid aminocaproic để tiêm qua tĩnh mạch. Đặt chất làm se tĩnh mạch vào trong bàng quang như phèn, nitrat, phenol, formalin,… Tác dụng phụ của loại thuốc này là làm giảm lưu lượng nước tiểu. Điều trị bằng Oxy hyperbaric giúp tăng oxy trong máu và hỗ trợ làm lành tổn thương tại bàng quang. Tuy nhiên, nhược điểm là phải tiến hành hàng ngày và không áp dụng khi qua 40 tuổi. Can thiệp ngoại khoa: Chảy máu nghiêm trọng hoặc máu đông chặn đường thoát của bàng quang, bác sĩ sẽ đặt 1 ống gọi là ống thông vào bàng quang để khắc phục. Trường hợp máu vẫn chảy, bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật nội soi để tìm khu vực xuất huyết. Cầm máu bằng dòng điện laser. Máu chảy nhiều, kéo dài gây thiếu máu cục bộ bệnh nhân sẽ được truyền máu. Trường hợp không đáp ứng với điều trị trên, bác sĩ yêu cầu thực hiện phẫu thuật cắt bỏ phần bàng quang bị tổn thương để cải thiện dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây nhiễm trùng. Ngăn ngừa viêm bàng quang xuất huyết Nếu gặp điều kiện thuận lợi viêm bàng quang xuất huyết có thể tái phát trở lại. Để phòng ngừa tình trạng này xảy ra, bạn cần lưu ý một số điều sau đây: Nếu đang điều trị bằng xạ trị, hóa trị cần báo với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử xuất huyết bàng quang để được giới hạn và lượng phóng xạ. Tiến hành đặt thuốc tại bàng quang để củng cố lại lớp niêm mạc lót bên trong cơ quan này. Thường sử dụng là natri hyaluronate và chondroitin sulfate. Sử dụng thuốc mesna để điều trị bệnh cần có sự kiểm soát. Bạn có thể dùng thuốc này liên kết với acrolein để hạn chế tổn thương lớp niêm mạc bàng quang. Lựa chọn quần áo rộng rãi, đồ lót có kích thước vừa vặn, chất liệu cotton có độ thấm hút mồ hôi. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, nên sử dụng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, có tính tẩy rửa thấp. Có lối sống tích cực, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng kéo dài. Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy với bạn tình. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học có tác động tích cực tới bàng quang. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi nhằm bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ… Bổ sung đủ nước mỗi ngày, có thể uống thêm nước ép việt quất. Nói không với đồ uống có cồn, có ga, chất kích thích… Không tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn. Xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ mỗi ngày. Trên đây là tổng hợp các thông tin về bệnh viêm bàng quang xuất huyết. Bạn đọc nên tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh và có cách xử trí khi gặp phải tình trạng này. Tuyệt đối không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị bệnh để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng. Chia sẻ0

Cảnh giác với viêm bàng quang mãn tính

Viêm bàng quang cấp tính nếu không có biện pháp chữa trị đúng rất dễ chuyển sang mạn tính. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn này rất khó chữa và nguy cơ cao xảy ra các biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngay khi nghi ngờ có các triệu chứng của bệnh, hãy tới trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể nhé. Mục lụcNguyên nhân viêm bàng quang mạn tínhDấu hiệu nhận biết viêm bàng quang mạn tínhViêm bàng quang mãn tính có nguy hiểm không?Chẩn đoán viêm bàng quang mãn tínhPhác đồ điều trị viêm bàng quang mãn tínhĐiều trị nội khoaPhương pháp kích thích thần kinh điệnCân bằng chế độ dinh dưỡngThay đổi lối sốngPhẫu thuậtPhòng bệnh như thế nào? Nguyên nhân viêm bàng quang mạn tính Viêm bàng quang là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc bàng quang. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phụ nữ thường gặp hơn do đặc điểm niệu đạo ở nữ ngắn và thẳng hơn nam giới. Viêm bàng quang cấp nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang dạng mạn tính. Viêm bàng quang mãn tính thuộc một loại viêm nhiễm bắt nguồn từ bàng quang và có khả năng bùng phát trong thời gian dài. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như: Vệ sinh cá nhân không tốt: Đặc biệt là nữ giới, lỗ tiểu gần với hậu môn nên dễ bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cấu tạo, niệu đạo của nữ giới thường ngắn hơn nam giới nên dễ bị lây nhiễm từ lỗ tiểu đến bàng quang hơn so với nam giới. Ứ đọng nước tiểu: Một số tác nhân gây ứ đọng nước tiểu nhất là ứ đọng nước tiểu ở bàng quang bởi sỏi, u, dị dạng bàng quang hoặc do thói quen nhịn tiểu lâu hay táo bón kéo dài. Sinh hoạt tình dục không lành mạnh: Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, quan hệ tình dục bừa bãi rất dễ gây viêm bàng quang. Các thao tác y tế: Nội soi bàng quang, thông bàng quang, dẫn lưu bàng quang, tán sỏi hoặc phẫu thuật bàng quang bởi dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng có thể gây nhiễm trùng bàng quang. Vệ sinh cá nhân không tốt có thể khiến bạn mắc viêm bàng quang. Thông thường, viêm bàng quang cấp nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn tới viêm bàng quang mạn tính. Ngoài ra, viêm bàng quang mạn tính có thể do một số bệnh lý liên quan khác như: Viêm hoặc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới gây ứ đọng nước tiểu. Người mắc các bệnh đái tháo đường. Hẹp bao quy đầu. Phụ nữ mang thai hoặc người dùng thuốc điều trị ung thư qua đường tiết niệu… Về căn nguyên, viêm bàng quang mạn chủ yếu do vi sinh vật gây ra. Trong đó, vi khuẩn đóng vai trò đáng kể nhất trong họ vi khuẩn đường ruột, đứng đầu là E. Coli. Sau đó là Proteus, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella… Tiếp đến là vi khuẩn họ cầu khuẩn, chủ yếu là tụ cầu da (S. epidermidis) hoặc tụ cầu hoại sinh (S. saprophyticus) hoặc do trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa). Ngoài ra, viêm bàng quang có thể do vi khuẩn gây viêm niệu đạo cấp hoặc mạn tính đi ngược lên như Chlammydia, Mycolasma. Tìm hiểu thêm: Vì sao nữ giới dễ mắc viêm bàng quang? Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang mạn tính Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, các triệu chứng sẽ không còn biểu hiện rầm rộ và rõ rệt như trước. Thậm chí, bàng quang gần như thích nghi dần với tình trạng kích thích bàng quang, đầy nước tiểu và hay viêm nhiễm. Một số dấu hiệu nhận biết thường là: Tiểu nhiều lần, tiểu liên tục bởi niêm mạc bàng quang dễ kích thích do viêm. Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở người bệnh viêm bàng quang mạn tính. Mót tiểu, tiểu buốt lan dọc đường đi của niệu đạo tới lỗ tiểu. Nhiều trường hợp nam giới bị tiểu buốt và đau dữ dội lan tới bẹn, bìu, quy đầu phải dùng tay bóp chặt dương vật cho đỡ đau. Tiểu ra mủ, nước tiểu đục thường thấy cuối bãi và có mùi hôi. Tiểu dắt, tiểu ra máu, có thể do tác động của sỏi bàng quang hoặc lao bàng quang và thường tiểu máu cuối bãi. Bụng dưới rốn có cảm giác tức, rất khó chịu bởi bàng quang ứ đọng nước tiểu. Thỉnh thoảng có thể có sốt, mệt mỏi. Một số trường hợp, người bệnh không có dấu hiệu nào cụ thể. Hãy thăm khám chuyên khoa ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường nhé. Tiểu nhiều lần, tiểu rắt là dấu hiệu của bệnh. Đọc chi tiết: Những dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang Viêm bàng quang mãn tính có nguy hiểm không? Viêm bàng quang tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống tiết niệu và hệ thống sinh sản. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm do viêm bàng quang mạn tính gây ra: Thiếu máu: Viêm bàng quang có thể gây ra triệu chứng đi tiểu ra máu. Tình trạng này kéo dài gây mất máu với số lượng nhiều nếu không xử lý kịp thời có thể gây thiếu máu trầm trọng. Thậm chí có một số trường hợp có thể rơi vào tình trạng ngất xỉu, nguy kịch do thiếu máu gây ra. Xuất huyết bàng quang: Nhiều trường hợp viêm bàng quang mãn tính dẫn tới xuất huyết bàng quang. Đây không chỉ đơn giản là một biến chứng nhẹ mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh với tỷ lệ tử vong cao Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn cư trú ở bàng quang có thể di chuyển ngược dòng lên thận gây viêm và xơ hóa các tế bào thận. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chức năng thận. Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Bàng quang rất gần với cơ quan sinh sản của cả nam và nữ giới nên rất dễ gây viêm nhiễm. Khi cơ quan sinh sản như âm đạo, tử cung, buồng trứng… ở phụ nữ và tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh… ở nam giới bị nhiễm trùng nặng mà không được điều trị kịp thời làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn rất cao. Rối loạn chức năng bàng quang: Viêm bàng quang mạn tính gây ra những đợt co thắt cơ bàng quang kèm theo đó có thể gây xuất hiện những vết sẹo, ổ xơ hóa trên thành bàng quang khiến hoạt động tháo rỗng và đổ đầy của bàng quang bị xáo trộn. Thông tin cần biết: Viêm bàng quang có nguy hiểm hay không? Chẩn đoán viêm bàng quang mãn tính Khi có các triệu chứng của viêm bàng quang mãn, tốt nhất người bệnh nên tới những trung tâm y tế để nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Thông qua thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm bác sĩ có thẻ khẳng định tình trạng sức khỏe của bạn. Các xét nghiệm này giúp tầm soát chính xác tình trạng bệnh. Xét nghiệm nước tiểu: Để xác định viêm nhiễm, bác sĩ yêu cầu bạn đi tiểu vào một cái cốc sau đó lấy mẫu đi xét nghiệm. Nếu phát hiện được tác nhân gây bệnh trong quá trình phân tích, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nội soi bàng quang: Thực hiện nhằm quan sát tình trạng bên trong bàng quang. Bác sĩ thông qua một đường ống nhỏ có camera và ánh sáng đưa vào trong bàng quang để quan sát bàng quang. Sau đó, đưa thêm một ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang. Tìm hiểu thông tin: Viêm bàng quang điều trị bao lâu thì khỏi? Phác đồ điều trị viêm bàng quang mãn tính Hầu hết các phương pháp điều trị được áp dụng nhằm giảm biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Sau đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị viêm bàng quang mãn tính được chỉ định đó là: Điều trị nội khoa Người bệnh được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kê toa nhằm giảm các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc bao gồm: Pentosan polysulfate natri (Elmiron): Tác dụng sửa chữa các tổn thương, làm giảm áp lực trong bàng quang. Thuốc kháng viêm không steroid như: naproxen, aspirin, ibuprofen và một số loại thuốc kháng viêm khác. Thuốc chống trầm cảm amitriptyline: giúp làm thư giãn bàng quang và hạn chế các cơn đau tức. Thuốc kháng histamin như Claritin: làm giảm tần suất tiết niệu. Dùng thuốc nội khoa là giải pháp cải thiện phổ biến nhất. Nó có khả năng làm giảm các triệu chứng ban đầu, giảm các tín hiệu đau đớn lan truyền bởi các dây thần kinh trong bàng quang. Việc điều trị này mất khoảng 2 – 4 tuần để cải thiện. Phương pháp kích thích thần kinh điện Đây là kỹ thuật kích thích dây thần kinh xuyên da bằng xung điện giúp các dây thần kinh ở bàng quang được kích thích. Kỹ thuật này giúp giảm các triệu chứng thông qua việc tăng cường lưu thông máu tới bàng quang, cơ xương chậu và kiểm soát bàng quang, kích hoạt giải phóng các chất làm giảm nhẹ cơn đau. Cân bằng chế độ dinh dưỡng Nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh. Các loại thực phẩm sau đây nên hạn chế tối đa khi bị viêm bàng quang mạn tính: Bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích. Cà chua. Gia vị cay nóng. Socola. Thực phẩm có chứa caffein. Thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, quýt… Thay đổi lối sống Bỏ hút thuốc lá: Tuy không phải là nguyên nhân gây viêm bàng quang nhưng chúng có liên quan tới nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Do đó, hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ để giảm hoặc cải thiện bớt các triệu chứng. Thể dục đều đặn: Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà lựa chọn các bộ môn thể dục như đi bộ, yoga, đạp xe, thể dục nhịp điệu… Bên cạnh đó, bạn không nên nhịn tiểu để tránh nguy cơ bệnh bùng phát. Thư giãn: Hãy học cách để đối phó với các căng thẳng trong cuộc sống nhằm giảm tình trạng viêm bàng quang mãn tính. Một số mẹo giúp giảm căng thẳng, áp lực như ngồi thiền, nghe nhạc, yoga, đọc sách… Phẫu thuật Đây là giải pháp sau cùng được áp dụng để mở rộng kích thước bàng quang đồng thời loại bỏ hoặc điều trị các tổn thương bên trong. Phương pháp này được xem xét áp dụng cho các trường hợp điều trị nội khoa thất bại. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận về vấn đề này trước khi đề cử một giải pháp phù hợp. Phòng bệnh như thế nào? Tiêu chí hàng đầu vẫn là phòng bệnh đi đôi với chữa bệnh. Để phòng bệnh hiệu quả, hãy xây dựng một lối sống khoa học bằng cách ăn đủ dinh dưỡng và tập luyện thể thao đều đặn theo hướng dẫn bằng cách: Uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước, một số nước ép như nước ép nam việt quất, nước kiwi, cần tây… giúp phòng ngừa bệnh rất tốt. Tăng cường rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày. Không nên ăn đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán… Bổ sung các lợi khuẩn tự nhiên từ sữa chua, phô mai… Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách, không nên xịt rửa sâu bên trong vùng kín. Ưu tiên tắm vòi hoa sen, hạn chế ngâm quá lâu trong dung dịch xà phòng. Tuyệt đối không nên nhịn tiểu, cố gắng làm rỗng bàng quang sau mỗi lần đi tiểu. Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp tránh thai đúng cách. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Điều trị bệnh lý về tắc nghẽn đường tiết niệu nhanh chóng như : sỏi tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, … Bạn nên chủ động đi khám khi có những dấu hiệu nghi ngờ viêm bàng quang. Không nên có tâm lý chủ quan, coi thường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh viêm bàng quang mãn tính và những vấn đề liên quan. Hi vọng những thông tin trên mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Chia sẻ0

Viêm bàng quang điều trị bao lâu thì khỏi?

Các triệu chứng của viêm bàng quang gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh sẽ mau khỏi. Nhiều người bệnh thắc mắc phải điều trị bao lâu bệnh mới khỏi hoàn toàn. Hãy cùng đọc những chia sẻ sau đây để giải đáp câu hỏi trên. Mục lụcNguyên nhân gây viêm bàng quangDo vi khuẩnYếu tố không phải vi khuẩnViêm bàng quang điều trị bao lâu thì khỏi hoàn toàn?Mức độ nặng nhẹ của bệnh lýThể trạng của người bệnhThời điểm điều trịKỹ thuật điều trịCơ sở y tế thực hiệnTâm lý của bệnh nhânCác biện pháp điều trị bệnh viêm bàng quangĐiều trị viêm bàng quang do vi khuẩnĐiều trị viêm bàng quang do nguyên nhân khácLưu ý khi điều trị viêm bàng quang Thông tin chi tiết: Viêm bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân gây viêm bàng quang Viêm bàng quang là tình trạng tổn thương gây viêm nhiễm tại bàng quang. Có nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, thói quen vệ sinh không sạch sẽ, nhịn tiểu, quan hệ tình dục hoặc là biến chứng của viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh gây ra những phiền toái, khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu để lâu không điều trị, viêm nhiễm có thể lây lan sang các bộ phận khác của đường tiết niệu gây viêm thận, suy thận đồng thời tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý phụ khoa, nam khoa, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục… Để điều trị viêm bàng quang bao lâu, cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân sau đây dẫn tới viêm bàng quang: Do vi khuẩn Vi khuẩn E.Coli Phần lớn các trường hợp bị viêm bàng quang đều bắt nguồn từ vi khuẩn là chính. Vi khuẩn bám vào thành bàng quang và bắt đầu sinh sôi, nảy nở thay vì bị đào thải ra ngoài. Mức độ sinh sôi của vi khuẩn khá nhanh nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả. Các vi khuẩn gây bệnh phải kể đến như E.Coli, Chlamydia, Mycoplasma. Trong đó, phổ biến nhất là do vi khuẩn E.Coli, loài vi khuẩn thường được phát hiện thấy ở ruột già. Riêng 2 loại vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydia là các loại vi khuẩn truyền qua đường tình dục khi có quan hệ với người bệnh đang mắc phải các vi khuẩn này trong cơ thể. Vi khuẩn tích tụ lại ở bàng quang, nếu không được thải ra ngoài cùng nước tiểu sẽ gây viêm nhiễm bàng quang. Yếu tố không phải vi khuẩn Viêm bàng quang có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác không phải vi khuẩn, phải kể đến như: Sử dụng thuốc hóa trị cyclophosphamide, ifosfamide. Viêm bàng quang kẽ. Xạ trị vùng khung chậu Dùng ống thông tiểu Các loại hóa chất dùng hàng ngày như xà phòng tắm, dung dịch vệ sinh hàng ngày, nước hoa vùng kín, thuốc hoặc kem xịt tinh trùng. Biến chứng của các bệnh lý tiểu đường, sỏi thận, tổn thương tủy sống, phì đại tuyến tiền liệt,… Thông tin xem thêm: Viêm bàng quang có nguy hiểm không? Viêm bàng quang điều trị bao lâu thì khỏi hoàn toàn? Điều trị viêm bàng quang bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố như mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, phương pháp điều trị, cơ sở y tế… Do đó, để khẳng định điều trị viêm bàng quang bao lâu mới khỏi dứt điểm là điều khó có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn. Mỗi người bệnh có lộ trình điều trị khác nhau bao gồm cả trường hợp thời gian điều trị có thể không đồng nhất với lộ trình điều trị của bác sĩ khi dự kiến về thời gian điều trị. Có không ít người bệnh được điều trị khỏi trước thời gian dự kiến của lộ trình điều trị. Ngược lại cũng có thể khỏi sau thời gian dự kiến của bác sĩ. Điều cần thiết đối với người bệnh là cần hiểu về bệnh và kiên trì trong điều trị nhằm đạt được kết quả kiểm soát bệnh tốt nhất. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian điều trị mà bạn cần biết. Mức độ nặng nhẹ của bệnh lý Viêm bàng quang ở mức độ nặng và nhẹ thì việc điều trị bệnh sẽ đạt được tốc độ hiệu quả khác nhau. Viêm bàng quang được chia thành 2 cấp độ bệnh là cấp tính và mạn tính. Điều trị bệnh ở từng giai đoạn sẽ tác động tới thời gian điều trị. Nếu can thiệp bệnh ở giai đoạn cấp tính sẽ rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang dạng mạn tính thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn, phác đồ điều trị viêm bàng quang mạn tính cũng phức tạp hơn. Thể trạng của người bệnh Một trong yếu tố quyết định tới thời gian điều trị chính là thể trạng. Trong thời gian điều trị, nếu người bệnh có sức khỏe tốt, không mắc đồng thời một chứng bệnh nào thì việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn. Những người có sức đề kháng kém thường tốn nhiều thời gian điều trị hơn so với người có sức đề kháng tốt. Thời điểm điều trị Không thể phủ nhận được ý nghĩa của việc phát hiện bệnh sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Do đó, nếu người bệnh nhận thấy những thay đổi bất thường từ cơ thể và tiến hành điều trị ngay thì sẽ rút ngắn thời gian điều trị. Đây là lý do mà bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Kỹ thuật điều trị Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, có nhiều phương pháp được áp dụng để cải thiện bệnh. Mỗi phương pháp điều trị sẽ tương ứng với thời gian điều trị khác nhau. Bạn không được áp dụng bất cứ phương pháp nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi mỗi phương pháp được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng bệnh lý của mỗi người. Cơ sở y tế thực hiện Mỗi cơ sở y tế thực hiện điều trị cũng có cách điều trị khác nhau, kéo theo thời gian điều trị cũng sẽ không giống nhau. Bạn không nên điều trị tại những cơ sở y tế kém uy tín, không có giấy phép đăng ký rõ ràng, không đảm bảo về chuyên môn, chất lượng. Tâm lý của bệnh nhân Tâm lý người bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian và kết quả điều trị. Nếu tinh thần thoải mái, tích cực và kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ sau điều trị thời gian sẽ rút ngắn và ngược lại. Thông tin bạn nên xem: Vì sao phụ nữ dễ mắc viêm bàng quang hơn nam giới? Các biện pháp điều trị bệnh viêm bàng quang Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Dưới đây là các biện pháp điều trị bệnh theo từng nguyên nhân: Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn Lựa chọn đầu tiên là sử dụng kháng sinh. Những thuốc được sử dụng nhiều nhất để điều trị viêm bàng quang như amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim. Đối với người nhiễm bệnh lần đầu, cần sử dụng kháng sinh trong 3 ngày đến 1 tuần cho dù các triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong vòng 1 ngày. Nhiễm trùng tái phát: Cần sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn từ 15 – 20 ngày. Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: Trường hợp này thường khá phức tạp vì các vi khuẩn ở bệnh viện đa số kháng thuốc. Phụ nữ mãn kinh: Cần phải dùng thêm các thuốc estrogen dạng kem. Điều trị viêm bàng quang do nguyên nhân khác Do hóa chất: Tránh dùng các hóa chất gây viêm bàng quang để giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Do xạ trị hoặc dùng thuốc: Cần dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng, uống nhiều nước để đào thải các chất gây kích thích bàng quang. Do biến chứng của bệnh khác: Cần điều trị bệnh nền, tăng sức đề kháng, tránh yếu tố nguy cơ gây ra bệnh. Lưu ý khi điều trị viêm bàng quang Để quá trình điều trị viêm bàng quang đạt hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian điều trị bạn cần ghi nhớ một số điều sau đây: Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, ít nhất 1,5 – 2 lít nước. Tránh nhịn tiểu. Nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh. Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Nên kiêng quan hệ tình dục cho tới khi khỏi bệnh. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Mặc trang phục rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt. Cần trao đổi với bác sĩ khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Cần bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày ít nhất 1,5 – 2 lít nước. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh viêm bàng quang và có biện pháp phòng trị hiệu quả. Chúc bạn đọc luôn khỏe manh! Chia sẻ0

Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang

Tỷ lệ người mắc viêm bàng quang ngày càng gia tăng, bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh mà chúng ta không nên bỏ qua nhằm phát hiện đúng bệnh. Đây là biện pháp tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân. Mục lụcViêm bàng quang là gì?Triệu chứng nhận biết viêm bàng quangViêm bàng quang cấp tínhViêm bàng quang mạn tínhViêm bàng quang xuất huyếtPhân biệt viêm bàng quang ở nữ giới và nam giớiViêm bàng quang ở nữ giớiViêm bàng quang ở nam giớiNhững ai thường mắc viêm bàng quang?Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?Viêm bàng quang nguy hại như thế nào?Một số mẹo giảm triệu chứng viêm bàng quangUống nhiều nướcChườm ấmMặc quần áo rộng rãiUống nước ép nam việt quấtThay đổi chế độ ăn uống Viêm bàng quang là gì? Viêm bàng quang là tình trạng tổn thương, gây sưng viêm lớp niêm mạc bàng quang do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như vi khuẩn, thói quen sinh hoạt, dùng thuốc… Trong một số trường hợp, bệnh tái diễn lại nhiều lần trong một khoảng thời gian dài khiến người bệnh rất khó chịu. Nếu được điều trị đúng cách, bạn hoàn toàn có thể giảm các biến chứng của bệnh. Một trong những biến chứng nghiêm trọng phải kể đến là viêm đài bể thận. Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn chủ yếu sử dụng kháng sinh. Với các nguyên nhân khác, tùy thuộc từng nguyên nhân mà có biện pháp điều trị khác nhau. Thông tin cần biết: Tìm hiểu về bệnh viêm bàng quang ở nam giới Triệu chứng nhận biết viêm bàng quang Nhiều người bệnh vẫn luôn thắc mắc liệu viêm bàng quang có nguy hiểm tới tính mạng hay không? Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị có thể kiểm soát tốt và không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Nhưng điều trị không tích cực có thể nhiễm trùng sẽ lan tới thận. Tốt nhất, bạn nên nắm được một số triệu chứng thường gặp của viêm bàng quang nhằm phát hiện bệnh kịp thời. Viêm bàng quang cấp tính Viêm bàng quang cấp tính là tình trạng viêm xảy ra khá đột ngột, nguyên nhân thường do vi khuẩn gây nên. Bệnh còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Phụ nữ rất dễ mắc viêm bàng quang cấp tính bởi cấu tạo cơ quan sinh dục nữ là niệu đạo (đường dẫn nước tiểu) ngắn nên vi khuẩn gây hại từ hậu môn di chuyển dễ dàng lên bàng quang. Người bệnh viêm bàng quang cấp có một số dấu hiệu thường gặp như sau: Chức năng tiểu tiện bị rối loạn: Có cảm giác rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu với lượng ít trong nhiều ngày, thậm chí đôi khi mất kiểm soát lúc đi tiểu. Bất thường trong nước tiểu: Nước tiểu đục, có mùi tanh hồi, thường ở đầu hoặc cuối bãi. Đôi khi nước tiểu có lẫn máu, nhất là viêm bàng quang xuất huyết. Sốt: Người bệnh có thể có những cơn sốt nhẹ kèm rùng mình, ớn lạnh. Viêm bàng quang mạn tính Viêm bàng quang cấp tính không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Các triệu chứng bao gồm: Thành bàng quang bị xơ hóa và dày lên. Độ đàn hồi của bàng quang bị suy giảm nên khả năng co bóp để tống nước tiểu ra ngoài gặp khó khăn. Tiểu són, tiểu ngắt quãng, dòng nước tiểu nhỏ, tiểu buốt. Tiểu ra máu, nước tiểu đục, cơ thể sốt. Đau lưng: Số lượng bạch cầu tăng khi bàng quang tổn thương khiến người bệnh mệt mỏi, đau thắt phần lưng. Đau mỗi khi giao hợp. Bất thường vùng xương chậu: Nước tiểu đầy trong bàng quang khiến vùng xương mu đau, cảm thấy lạnh và nhức buốt. Viêm bàng quang xuất huyết Đây là tình trạng tổn thương mạch máu và biểu mô bàng quang do các độc tố, phóng xạ, thuốc hoặc một số bệnh lý. Triệu chứng của bệnh bao gồm: Tiểu ra máu, có hoặc không có xuất hiện cục máu đông. Đi tiểu khó, tiểu không kiểm soát. Tiểu đêm, người bệnh thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu (được coi là rối loạn nếu xảy ra hai hoặc nhiều lần trong một đêm). Đau bụng mơ hồ, mệt mỏi do thiếu máu. Thông tin xem thêm: Bệnh viêm bàng quang có tự khỏi được không? Phân biệt viêm bàng quang ở nữ giới và nam giới Nữ giới có tỷ lệ mắc viêm bàng quang cao hơn nam giới khá nhiều. Dấu hiệu viêm bàng quang ở nữ và nam giới cũng có những dấu hiệu khác biệt. Cùng điểm danh các triệu chứng của viêm bàng quang ở nữ giới và nam giới sau đây: Viêm bàng quang ở nữ giới Thói quen tiểu tiện thay đổi: Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, khó tiểu… Xuất hiện khí hư: Khí hư ra nhiều, có mùi tanh hôi khó chịu. Màu sắc nước tiểu thay đổi: Có màu đục hơn, có mùi hôi, mủ, thậm chí có máu. Đau vùng xương chậu, đau lưng, chán ăn. Viêm bàng quang ở nam giới Thay đổi thói quen đi tiểu:  tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó, kèm cảm giác đau, khó chịu. Màu sắc nước tiểu thay đổi: màu đục hơn, có mùi hôi, có cả mủ, thậm chí có cả máu. Niêm mạc bàng quang sung huyết và phù nề nên mỗi lần đi tiểu sẽ gây đau dọc thân dương vật, càng kéo dài, niêm mạc thành bàng quang càng dày lên. Tính đàn hồi co bóp suy giảm gây khó tiểu, bí tiểu, tiểu ngắt quãng. Đau một bên thắt lưng, sốt, rét run, ớ lạnh rùng mình, buồn nôn và nôn Những ai thường mắc viêm bàng quang? Theo số liệu thống kê, có hơn 50% phụ nữ ít nhất một lần trong đời bị nhiễm trùng bàng quang. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc viêm bàng quang cao hơn: Giới tính: Phụ nữ mắc viêm bàng quang nhiều hơn nam giới. Tuổi tác: Nguy cơ mắc viêm bàng quang tăng theo độ tuổi. Quan hệ tình dục. Đang trong thời kỳ mang thai, mãn kinh. Có sỏi trong bàng quang. Phì đại tuyến tiền liệt. Bị tiểu đường, nhiễm HIV hoặc đang điều trị ung thư. Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài. Nằm bất động. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Khi có bất kỳ triệu chứng dưới đây bạn nên đi khám bác sĩ ngay: Đau hông lưng. Sốt và ớn lạnh. Buồn nôn và nôn mửa. Đi tiểu lắt nhắt hoặc tiểu rắt. Nước tiểu có máu. Trẻ bị tè dầm vào ban ngày. Viêm bàng quang nguy hại như thế nào? Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viêm bàng quang không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: Ảnh hưởng tới sức khỏe: Đi tiểu nhiều lần trong ngày khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sức khỏe ngày giảm sút. Ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc: Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt…khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, gián đoạn các buổi gặp gỡ… Gây ra bệnh viêm nhiễm khác: Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu nếu không khắc phục sớm có thể gây viêm nhiễm và ảnh hưởng tới một số cơ quan khác trong cơ thể. Nhiễm trùng thận, suy thận: Nếu người bệnh không điều trị sớm khiến vi khuẩn tấn công lên thận gây nhiễm trùng hoặc suy thận. Thiếu máu: Tiểu ra máu có thể khiến cơ thể bị thiếu máu trầm trọng. Vô sinh – hiếm muộn: Viêm bàng quang khiến chức năng sinh lý của nam giới bị suy giảm. Đồng thời tình trạng suy thận, nhiễm trùng thận làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Các triệu chứng của viêm bàng quang khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, không còn hứng thú quan hệ tình dục, chức năng sinh lý bị rối loạn gây ảnh hưởng tới đời sống chăn gối. Viêm bàng quang có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn nếu không được điều trị. Các triệu chứng của viêm bàng quang gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Một số mẹo giảm triệu chứng viêm bàng quang Các triệu chứng của viêm bàng quang khiến người bệnh rất khó chịu. Để cải thiện các triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau: Uống nhiều nước Nước giúp thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu. Khi nước tiểu được thải ra ngoài, một số vi khuẩn gây hại sẽ theo ra đường tiểu. Uống nhiều nước còn làm loãng vi khuẩn, cân bằng muối và các khoáng chất ứ đọng trong bàng quang. Điều này sẽ làm giảm triệu chứng nóng rát, đau đớn mỗi lần đi tiểu. Chườm ấm Đây là cách giảm đau đơn giản mà hiệu quả. Bạn chỉ cần đặt túi chườm ấm lên vùng bụng dưới nhằm giảm cơn đau và các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra. Áp dụng mẹo này khi cơn đau không quá nặng nề, nên chườm ấm 2 lần/ngày hoặc thực hiện khi cơn đau xuất hiện. Mặc quần áo rộng rãi Môi trường ẩm ướt và nóng khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, mặc quần áo bó sát, mồ hôi ra nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Vào thời tiết nóng, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát nhằm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Uống nước ép nam việt quất Nam việt quất là phương pháp tự nhiên nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Loại quả này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong bàng quang và niệu quản. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi uống nước ép này để hỗ trợ điều trị viêm bàng quang. Thay đổi chế độ ăn uống Bổ sung một số thực phẩm tốt cho người bệnh như tỏi, gừng tươi, việt quất, dâu tây… Thực phẩm giàu probiotic giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên. Một số thực phẩm chứa probiotic như sữa chua, kem chua… Thực đơn hàng ngày bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như các loại tráu cây, rau củ. Chúng có chứa chất chống oxy hóa, loại bỏ các tế bào gốc tự do ra khỏi cơ thể và giảm đau do bệnh gây nên. Không sử dụng các loại thực phẩm có chứa axit, đồ ăn chế biến sẵn, các chất kích thích, các loại gia vị… Hy vọng các thông tin trên giúp bạn phát hiện sớm triệu chứng của bệnh và có biện pháp điều trị đúng cách. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh! Tham khảo bài viết: Mắc viêm bàng quang có nên uống nước dừa không? Chia sẻ0

Mắc viêm bàng quang có nên uống nước dừa không?

Vị ngọt mát của nước dừa được đa số mọi người yêu thích giúp đánh bay cơn khát ngay lập tức. Không chỉ vậy, nước dừa còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Có nhiều người thắc mắc bị viêm bàng quang liệu có uống được nước dừa không? Nên uống thì thì tốt? Nếu bạn đang thắc mắc tương tự, hãy đọc những thông tin dưới đây để giải đáp nhé. Mục lụcTác dụng của nước dừa với sức khỏeViêm bàng quang uống nước dừa được không?Bị viêm bàng quang nên uống gì?Uống nhiều nước lọcUống nước ép dâu tâyNước ép quả việt quất hay nam việt quấtNước ép gừng tươiUống baking sodaBài thuốc dân gian chữa viêm bàng quangCháo hạt dành dànhCháo chim sẻ Tác dụng của nước dừa với sức khỏe Nước dừa quả thật là thức uống được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi vị ngọt mát mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Một số lợi ích của nước dừa phải kể đến như: Tăng sức đề kháng: Nước dừa vô trùng ít calo và chất béo nhưng giàu vitamin và khoáng chất cũng như các dưỡng chất khác giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và miễn dịch. Tăng cường năng lượng: Nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác nên nước dừa giúp tăng cường năng lượng tuyệt vời. Nước dừa lại chứa ít đường, ít natri nhưng lại nhiều canxi, kali, chloride giúp bổ sung và nâng cao năng lượng của cơ thể. Tốt cho thận: Nhờ khả năng giải độc cao, làm tan sỏi thận nên nước dừa được nhiều người yêu thích. Nó cũng có tác dụng làm sạch ống tiểu cũng như bàng quang. Hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ trong nước dừa cao giúp làm mềm và tăng lượng phân khiến mỗi lần đi vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, nước dừa có tác dụng điều chỉnh lượng axit trong dạ dày giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru hơn. Giúp giảm cân: Nếu bạn đang giảm cân thì nước dừa là thức uống bổ dưỡng mà bạn không nên bỏ qua. Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, nước dừa còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể. Trị mụn: Lấy nước dừa làm mặt nạ nếu bạn bị mụn đầu đen hoặc các loại mụn khác. Giảm vấn đề về tiết niệu: Uống nước dừa thường xuyên giúp bạn giảm các vấn đề về tiết niệu. Người bị tiểu rắt và các bệnh tiết niệu khác nên uống nhiều nước dừa giúp giảm triệu chứng của bệnh. Giảm nguy cơ mất nước: Nước dừa giàu kali và các khoáng chất nên điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nhờ đó mà cải thiện chứng mất nước mỗi khi bạn bị tiêu chảy, tả, bệnh lỵ và cân bằng chất điện phân. Liều thuốc kháng vi khuẩn, chống viêm: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước dừa giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa. Uống nước dừa giúp điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol. Viêm bàng quang uống nước dừa được không? Người bệnh viêm bàng quang vẫn luôn thắc mắc không biết có uống nước dừa được không. Nước dừa được biết là thực phẩm mang tính hỗ trợ điều trị khá tốt với các vấn đề liên quan tới nhiễm trùng bàng quang, thận yếu, tiêu hóa, tiết niệu, táo bón, giun đường ruột…Như vậy, người bệnh viêm bàng quang nên uống nước dừa. Viêm bàng quang có uống nước dừa được không? Nước dừa là thực phẩm mang tính hỗ trợ điều trị khá tốt vấn đề liên quan tới nhiễm trùng bàng quang, thận yếu, tiêu hóa, tiết niệu, kiết lỵ, táo bón, giun đường ruột,… Như vậy, bệnh nhân bị viêm bàng quang nên uống nước dừa. Nước dừa có chứa nhiều calo, vitamin và khoáng chất cần thiết đối với cơ thể. Trong 400 ml nước dừa có thể cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như chất đạm, chất béo, điện giải, vitamin C, vitamin A, vitamin E, kẽm, sắt… Tuy nước dừa rất có lợi đối với người bệnh viêm bàng quang. Tuy nhiên, cần uống đúng cách mới phát huy tác dụng. Uống nước dừa không đúng thời điểm, uống quá nhiều có thể gây đau bụng, táo bón, ngộ độc, cơ thể mệt mỏi và suy nhược… Lượng nước dừa bao nhiêu phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục đích và thể trạng của từng người. Đối với người khỏe mạnh, có thể uống mỗi ngày khoảng 0,3 – 0,5 lít để tránh nhiễm độc kali. Để đảm bảo độ tươi ngon và nguyên chất, bạn hãy uống nước dừa tươi sau khi hái xuống. Không nên để nước dừa bên ngoài quá lâu. Nếu muốn bảo quản lâu, bạn hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh tối đa 5 – 7 ngày. Xem thêm chi tiết: Viêm bàng quang có tự khỏi không? Bị viêm bàng quang nên uống gì? Ngoài nước dừa, người bệnh có thể uống một số đồ uống sau đây giúp giảm nhẹ triệu chứng nên có lợi cho quá trình điều trị bệnh: Uống nhiều nước lọc Nhiều người quan niệm rằng, bị viêm bàng quang thì nên hạn chế uống nước để giảm số lần đi tiểu. Thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm sẽ khiến vi khuẩn và mầm bệnh có cơ hội gia tăng. Khi bàng quang bị viêm nhiễm cũng liên tục co thắt làm tăng áp lực gây tiểu thường xuyên ngay cả khi bàng quang chứa ít nước tiểu. Vì vậy, bạn nên uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước/ngày để làm loãng nước tiểu, hạn chế sự sinh sôi của mầm bệnh, hỗ trợ bài viết loại bỏ một phần mầm bệnh ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Uống nước ép dâu tây Nước ép dâu tây hoặc dâu tằm là thức uống mà người bệnh không nên bỏ qua. Hãy bổ sung ít nhất 300ml nước ép dâu tây và dâu tằm mỗi ngày giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm bám vào niêm mạc đường tiết niệu và bàng quang. Đồng thời đào thải chúng ra ngoài đường tiểu khi dùng thuốc kháng sinh. Nước ép quả việt quất hay nam việt quất 2 ly nước ép quả việt quất mỗi ngày là cách tự nhiên cải thiện triệu chứng viêm bàng quang mà bạn không nên bỏ qua. Uống 2 ly nước ép mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn E. Coli cũng như giảm nhẹ các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra. Do đó, nước ép nam việt quất luôn nằm trong danh sách các thức uống cần dùng khi bị viêm bàng quang. Nước ép gừng tươi Gừng không chỉ là gia vị phổ biến trong căn bếp mà còn được biết đến là vị thuốc với nhiều công dụng quý chữa bệnh. Trong đó, nước ép gừng tươi có tác dụng chống viêm khá hiệu quả, giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng viêm nhiễm bàng quang. Uống baking soda Bạn bổ sung 1 ly nước có hòa tan 2 thìa canh bột baking soda để trung hòa nước tiểu dư axit. Từ đó, giúp giảm bớt cảm giác nóng rát và khó tiểu. Thông tin xem thêm: Bệnh viêm bàng quang ở nam giới và cách cải thiện? Bài thuốc dân gian chữa viêm bàng quang Bên cạnh các loại đồ uống bổ dưỡng có lợi cho người viêm bàng quang, một số món ăn ngon dưới đây giúp người bệnh cải thiện bệnh. Cháo hạt dành dành Chuẩn bị: Hạt dành dành 10g Đậu đen 30g Đậu xanh 30g Gạo 50g Đường phèn 30g. Cách thực hiện: Cho hạt dành dành vào nồi, thêm 500ml nước đun sôi kỹ và chắt lấy 400 ml nước đặc. Đậu xanh, đậu đen, gạo xay thành bột mịn rồi cho nước hạt dành dành vào khuấy đều trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường phèn vào khuấy đều tói khi cháo sôi lại là được. Chia 2 lần ăn lúc đói, ăn liền trong 3 ngày Cháo chim sẻ Chuẩn bị: Chim sẻ 3 con. Gạo nếp 50g. Hành tươi 10g. Gia vị vừa đủ. Cách thực hiện: Chim sẻ làm sạch, loại bỏ nội tạng và ướp gia vị khoảng 30 phút. Hành rửa sạch và thái nhỏ. Cho gạo nếp vào nồi và thêm 400 ml nước ninh nhừ, cho chim sẻ vào ninh tiếp. Chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 3 ngày. Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Viêm bàng quang có nên uống nước dừa không?”. Người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh nhằm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nhé. Tham khảo thêm thông tin: Bệnh viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân và cách trị Chia sẻ0

Viêm bàng quang có kiêng quan hệ tình dục không? Kiêng bao lâu?

Viêm bàng quang là bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu khá thường gặp hiện nay. Phần lớn do viêm nhiễm ngược dòng từ bên ngoài và bên trong cơ thể theo đường niệu đạo. Nhiều người bệnh thắc mắc “bị viêm bàng quang có nên quan hệ tình dục không?”.  Cùng đi tìm câu trả lời qua những thông tin sau đây. Mục lụcViêm bàng quang có nên kiêng quan hệ tình dục?Viêm bàng quang cần kiêng quan hệ trong bao lâu?Viêm bàng quang quan hệ tình dục có nguy hiểm không?Cảm giác đau rát, mất hứng khi quan hệTăng nguy cơ nhiễm khuẩn nặngNguy cơ lây nhiễm cho bạn tìnhPhòng ngừa viêm bàng quang sau khi quan hệ tình dụcDùng kháng sinhĐi tiểu trước và sau khi quan hệHãy thận trọng với biện pháp tránh thaiVệ sinh vùng kín sau quan hệ tình dụcSinh hoạt tình dục lành mạnhUống đủ nước Viêm bàng quang có nên kiêng quan hệ tình dục? Viêm bàng quang là hiện tượng viêm nhiễm gây sưng viêm và tổn thương bàng quang. Tuy không gây quá nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng những triệu chứng của bệnh gây ra khá nhiều phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần. Nguyên nhân do mãn kinh, mang thai, vệ sinh vùng kín kém, tiền sử nhiễm trùng đường hoặc do thói quen quan hệ tình dục khiến bệnh dễ tái phát. Nguyên nhân hàng đầu gây viêm bàng quang là do nhiễm khuẩn. Khi quan hệ, niệu đạo có thể bị kéo giãn khiến vi khuẩn xâm nhập và đi sâu vào bên trong bàng quang gây viêm. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động tình dục, vi khuẩn từ âm đạo có thể đi vào niệu quản và gây ra tổn thương thành bàng quang. Hoạt động tình dục có thể khiến vi khuẩn đi vào sâu bên trong hoặc lây lan sang các khu vực xung quanh. Điều này có thể dẫn tới chuyển biến nghiêm trọng hơn. Viêm bàng quang cũng có thể lây cho bạn tình nếu quan hệ không sử dụng bao cao su. Thực tế, những trường hợp mắc viêm bàng quang không phải chống chỉ định giao hợp. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục nhằm tăng tính hiệu quả trong điều trị cũng như tránh lây nhiễm cho đối phương cho tới khi khỏi hẳn. Kể cả nam giới bị viêm bàng quang cũng không nên quan hệ tình dục. Vi khuẩn có thể đi ngược từ bàng quang xuống niệu quản và lây cho bạn tình. Viêm bàng quang cần kiêng quan hệ trong bao lâu? Theo các chuyên gia sức khỏe cho rằng, việc quan hệ tình dục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm. Do đó, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục cho tới khi bệnh khỏi hẳn. Trong quá trình điều trị, bác sĩ thường chỉ định sử dụng các đợt kháng sinh khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Mỗi đợt kháng sinh có thể sử dụng trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn. Thực tế, có những người bệnh chỉ sau 3 ngày điều trị các triệu chứng của bệnh đã mất đi, sức khỏe ổn định và sẵn sàng cho việc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ tái nhiễm, hạn chế nhiễm trùng lây lan các bác sĩ vẫn khuyên bạn kiêng quan hệ tình dục cho tới khi bệnh khỏi hoàn toàn. Tốt nhất khi mắc viêm bàng quang, bạn nên kiêng ít nhất khoảng 2 tuần kể từ khi kết thúc đợt điều trị viêm bàng quang. Đồng thời, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn hay chỉ định của bác sĩ về dùng thuốc. Thông tin xem thêm: Tại sao nữ giới dễ bị mắc viêm bàng quang? Viêm bàng quang quan hệ tình dục có nguy hiểm không? Theo khuyến cáo, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị hoặc có chỉ định của bác sĩ. Thực tế, nếu mắc viêm bàng quang hoặc đang trong quá trình điều trị mà quan hệ có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm như: Cảm giác đau rát, mất hứng khi quan hệ Nếu đang bị viêm bàng quang bạn không nên quan hệ tình dục. Bởi việc làm này khiến bạn chịu đau đớn khi quan hệ, mỗi lần quan hệ có cảm giác đau rát, khó chịu. Không những vậy, bạn có thể có dấu hiệu, đau lưng, ớn lạnh. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nặng Hoạt động tình dục khiến vi khuẩn bị đẩy sâu vào bên trong cơ thể có thể khiến nhiễm khuẩn nặng ơn so với khi ở trạng thái bình thường, khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn còn có nguy cơ lây nhiễm sang các bộ phận khác như niệu đạo, tuyến tiền liệt, vùng kín… Nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình Nếu quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh bạn có nguy cơ lây bệnh cho bạn tình. Vi khuẩn gây bệnh làm tăng nguy cơ khiến bạn tình bị viêm nhiễm ở vùng kín, viêm bàng quang, viêm niệu đạo… Với những biến chứng nguy hiểm trên đây, tốt nhất bạn cần tránh quan hệ tình dục khi chưa khỏi viêm bàng quang cho tới khi bệnh khỏi hoàn toàn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc quan hệ trở lại. Đọc thêm chi tiết: Viêm bàng quang có nguy hiểm không? Phòng ngừa viêm bàng quang sau khi quan hệ tình dục Viêm bàng quang có thể là hệ quả của hoạt động tình dục. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế tái phát, giúp bạn có đời sống tình dục viên mãn mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể cần thay đổi thói quen tình dục của mình bằng cách áp dụng các lời khuyên dưới đây: Dùng kháng sinh Trường hợp bạn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng viêm bàng quang sau khi quan hệ, bác sĩ có thể để nghị bạn dùng một liều kháng sinh ngay sau khi thực hiện hoạt động tình dục. Nếu viêm tái phát nhiều lần, việc sử dụng kháng sinh dài hạn cũng có thể được thực hiện. Đi tiểu trước và sau khi quan hệ Đi tiểu trước và sau khi quan hệ nhằm mục đích đẩy vi khuẩn ra khỏi bàng quang và niệu quản. Điều này giúp giảm bớt nguy cơ viêm bàng quang và lây nhiễm vi khuẩn sang bạn tình. Hãy thận trọng với biện pháp tránh thai Sử dụng dung dịch diệt tinh trùng hoặc màng ngăn tránh thai cũng có thể là yếu tố khiến bàng quang bị tổn thương, sưng viêm. Vệ sinh vùng kín sau quan hệ tình dục Vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang. Lấy khăn sạch lau từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn lây lan từ trực tràng và niệu đạo. Không nên chọn loại sữa tắm có mùi thơm, xà phòng hoặc các chất hóa học để làm sạch bộ phận sinh dục có thể gây ra kích ứng dẫn tới viêm nhiễm. Sinh hoạt tình dục lành mạnh Chỉ nên quan hệ tình dục từ 3 – 5 lần/tuần, tần suất quan hệ nên giảm dần khi độ tuổi lên cao. Tần suất hoạt động tình dục quá dày đặc có thể gây tổn thương lên âm đạo, kéo giãn niệu đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Trong trường hợp bạn cảm thấy khó chịu và không muốn quan hệ tình dục, hãy thành thật với đối tác của mình. Uống đủ nước Bổ sung đủ nước cho cơ thể để các cơ quan hoạt động hiệu quả. Hệ tiết niệu hoạt động trơn tru giúp bạn đẩy vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm bàng quang. Để việc điều trị viêm bàng quang đạt kết quả tối ưu, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này. Bên cạnh đó, cần chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa để hạn chế tình trạng tái phát. Chia sẻ0

Loading...