Tiểu không tự chủ

Bấm huyệt chữa tiểu không kiểm soát thực hiện như thế nào?

Bất cứ ai cũng có thể đối mặt với chứng tiểu không kiểm soát, đặc biệt là phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Nhẹ thì rò rỉ nước tiểu mỗi khi ho hoặc hắt hơi; nặng hơn thì buồn tiểu và són tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bấm huyệt được nhiều người biết đến giúp cải thiện chứng tiểu không kiểm soát. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu chi tiết hơn về phương pháp này. Mục lụcTiểu không kiểm soát là gì?Hướng dẫn bấm huyệt chữa tiểu không kiểm soátBấm huyệt tam âm giaoBấm huyệt quan nguyênBấm huyệt đại lăngBấm huyệt chữa tiểu không kiểm soát cần lưu ý gì?Phương pháp khác giảm tiểu không kiểm soát tại nhàTập luyện bàng quangBài tập KegelThay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạtDùng thuốcDùng Vương Niệu Đan – Hỗ trợ làm giảm tiểu không kiểm soát Tiểu không kiểm soát là gì? Tiểu không kiểm soát là tình trạng mất kiểm soát chức năng bàng quang. Với những trường hợp nhẹ thì rò rỉ lượng nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười hay mang vác vật nặng. Trường hợp nặng không kiểm soát được cảm giác muốn đi tiểu. Theo thống kê, tiểu không kiểm soát gây phiền toái cho 30% nữ giới và 15% nam giới ở độ tuổi ngoài 50. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng, gây tâm lý tự ti, xấu hổ và ám ảnh. Những bất tiện của chứng tiểu không kiểm soát gây ra đối với cuộc sống khiến người bệnh tìm tới rất nhiều phương pháp nhằm cải thiện nó. Trong đó, bấm huyệt được coi là phương pháp cải thiện tiểu không kiểm soát được khá nhiều người biết tới và áp dụng. Hướng dẫn bấm huyệt chữa tiểu không kiểm soát Huyệt vị tam âm giao, quan nguyên, đại lăng có công năng dưỡng âm, điều hòa thần kinh, điều hòa chức năng của bàng quang… Do đó, được y học cổ truyền ứng dụng trong điều trị bệnh lý về tiết niệu, sinh dục. Bấm huyệt tam âm giao Đây là huyệt vị giao hội với 3 đường kinh âm là Quyết âm can, Thái âm tỳ và Thiếu âm thận nên có tên gọi là “tam âm giao”. Huyệt có công năng dưỡng âm được dùng để chữa các bệnh về đường tiết niệu, sinh dục. Huyệt tam âm giao có tác dụng bổ tỳ thổ, thông khí trệ, sơ tiết vùng hạ tiêu, kiện tỳ hóa thấp, sơ can ích thận. Vị trí huyệt: Nằm trên mắt cá trong 3 tấc, nằm ở chỗ lõm dưới xương sát bờ trong xương chày (được tính từ đỉnh mắt cá trong đo lên 3 thốn, ngang 1 khoát bàn tay). Cách bấm huyệt như sau: Ngồi dưới đất, 2 tay gấp lại vừa tầm để 2 bàn tay có thể nắm lấy cổ chân một cách thoải mái. Mỗi bàn tay tác động vào huyệt Tam âm giao cùng bên. Dùng 4 ngón tay còn lại bao lấy phía ngoài cổ chân sao cho đầu ngón cái chạm đúng vào vị trí huyệt. Dùng lực vừa phải day thành vòng tròn trên huyệt liên tục từ 3 – 5 phút. Nếu thấy mỏi tay có thể ngừng day, nhưng tay vẫn tiếp tục đặt trên huyệt, nghỉ 1 lúc sau đó day tiếp. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần, mỗi lần 5 – 10 phút. Bấm huyệt quan nguyên Đây là huyệt của tiểu trường, hội của 3 kinh âm ở chân với nhâm mạch. Day bấm huyệt này mang lại tác dụng bổ thận cố bản, bổ khí hồi dương, làm ấm hạ tiêu giúp cho quá trình khí hóa bàng quang được thuận lợi, cải thiện rối loạn tiểu tiện. Vị trí huyệt: Nằm ở dưới rốn 3 tấc trên đường trục giữa của cơ thể ( từ rốn đến bờ trên xương mu được tính là 5 tấc). Cách bấm huyệt như sau: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt quan nguyên trong 3 phút. Chú ý bấm thẳng góc đầu ngón tay cái để đạt hiệu quả điều trị. Ngày nên bấm 1-2 lần. Bấm huyệt đại lăng Đây là nguyên huyệt, du huyệt, huyệt thứ 7 của kinh tâm bào, thuộc hành thổ, huyệt tả. Huyệt này có tác dụng thanh tâm, định thần, lương huyết nhiệt. Vị trí huyệt: Nằm ở chỗ lõm giữa 2 đường gân phía sau bàn tay (nằm chính giữa lằn chỉ cổ tay và nằm giữa 2 gân cơ ở cổ tay). Cách bấm huyệt như sau: Bấm huyệt ở cả 2 bên. Lấy ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt đại lăng trong 3 – 5 phút. Chú ý, bấm thắng góc đầu ngón tay cái để đạt hiệu quả điều trị nhất định. Bấm huyệt chữa tiểu không kiểm soát cần lưu ý gì? Áp dụng bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào cũng cần có những lưu ý nhằm đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Dưới đây là một số điều người bệnh cần chú ý khi bấm huyệt trị tiểu không kiểm soát: Một số đối tượng cần được xem xét cẩn trọng trước khi bấm huyệt Không phải tất cả mọi người đều có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt giống nhau. Bấn huyệt còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh. Một số đối tượng sau đây không được bấm huyệt là: Phụ nữ đang có thai hoặc đang đến thời kỳ kinh nguyệt cần tránh xoa bóp bấm huyệt ở vùng thắt lưng và vùng bụng. Người mắc bệnh tiểu đường, suy tim, suy gan, suy thận. Người đang có vết thương hở hoặc chấn thương như gãy xương, rạn xương… Người đang bị viêm, sưng, nổi mẩn ở vùng da có huyệt cần tác động. Người bị động kinh, bệnh gút, gặp các vấn đề về tuyến giáp, có số lượng tiểu cầu thấp dễ bị bầm tím, chảy máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Cẩn trọng khi bấm huyệt Trong toàn bộ các huyệt đạo trên cơ thể người thì có 36 huyệt là tử huyệt. Nếu không biết các vị trí huyệt đạo và bấm sai cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, cần tìm hiểu rõ vị trí các huyệt đạo trước khi bấm huyệt. Lựa chọn cơ sở y học cổ truyền uy tín Cần lựa chọn người thực hiện bấm huyệt là người có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm. Không được tự ý bấm huyệt tại nhà vì xác định sai vị trí hoặc dùng sức bấm quá mạnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh, mức độ tiểu không kiểm soát nặng hay nhẹ mà thời gian điều trị nhanh hay chậm. Người bệnh cần kiên trì thực hiện theo liệu trình nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Phương pháp khác giảm tiểu không kiểm soát tại nhà Bên cạnh phương pháp bấm huyệt nhằm cải thiện chứng tiểu không kiểm soát, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà sau đây: Tập luyện bàng quang Bạn có thể hưởng nhiều lợi ích từ việc tập luyện chức năng bàng quang. Tập luyện bàng quang thường là tập khoảng cách giữa các lần đi tiểu ( 2 – 3 giờ) trong khi thức. Mục tiêu của hành vi này là kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu cho tới khi chỉ cần tiểu sau 2,5 – 3,5 giờ. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện tiểu hai lượt trong cùng một lần: Mục đích làm trống bàng quang hoàn toàn, tránh tình trạng tiểu không kiểm soát do giãn bàng quang. Người bệnh thực hiện bằng cách đi tiểu bình thường rồi chờ thêm vài phút nữa để đi tiểu lần thứ hai. Bạn cần quản lý thời điểm đi tiểu bằng cách chủ động đi tiểu sau mỗi 2 – 4 giờ thay vì chờ tới khi bàng quang phát tín hiệu. Tốt nhất, bạn nên có một cuốn sổ nhật ký đi tiểu để giúp xác định mức độ thường xuyên và khi nào cần đi tiểu tiện. Bài tập Kegel Người bệnh có thể thực hiện các bài tập cho cơ sàn chậu (Kegel) nhằm tăng cường độ bền của nhóm cơ kiểm soát tiểu tiện. Để thực hiện bài tập này, trước tiên cần xác định vị trí cơ sàn chậu. Hãy thử ngừng tiểu khi bạn đang đi tiểu, dòng nước tiểu ngưng bởi cơ sàn chậu khép chặt lại. Sau đó, thực hiện theo các bước sau: Cần thắt chặt tương tự và giữ như vậy trong ít nhất 10 giây. Lặp lại động tác này 4 – 5 lần liên tiếp. Khi cơ khỏe hơn có thể tăng số lần lên 25 – 50 động tác, lặp lại từ 2 – 3 lần mỗi ngày. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp các bài tập cải thiện chứng tiểu không kiểm soát Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Một số lưu ý về chế độ ăn uống và lối sống khoa học tích cực sẽ giúp bạn cải thiện chứng tiểu không kiểm soát: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường chất xơ cho cơ thể. Không ăn các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, bưởi, cà chua… bởi chúng có tính gây kích thích cổ bàng quang gây tiểu nhiều hơn. Nghỉ ngơi điều độ, tránh mệt mỏi, căng thẳng. Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe cơ bàng quang, cơ sàn chậu như bài tập yoga, kegel… Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, đồ uống có ga, các chất kích thích. Dùng thuốc Một số loại thuốc được dùng để cải thiện tiểu không kiểm soát bao gồm: Thuốc kháng cholinergic làm dịu tình trạng bàng quang hoạt động quá mức cũng như tiểu không kiểm soát. Các thuốc như oxybutynin, tolterodine, darifenacin, fesoterodine, solifenacin và trospium. Mirabegron giúp làm giãn cơ bàng quang, làm tăng lưu lượng nước tiểu giữ được trong bàng quang, tăng lượng nước tiểu thải ra mỗi lần đi tiểu, giúp bàng quang được làm trống hoàn toàn. Thuốc chẹn alpha thư giãn cơ cổ bàng quang và các sợi cơ ở tuyến tiền liệt của nam giới, hỗ trợ quá trình làm trống bàng quang dễ dàng hơn. Các thuốc như tamsulosin, alfuzosin, silodosin, doxazosin và terazosin. Estrogen tại chỗ liều thấp dưới dạng kem bôi âm đạo, vòng hoặc miếng dán giúp làm săn chắc, trẻ hóa các mô ở niệu đạo, vùng âm đạo, cải thiện chứng tiểu không kiểm soát ở nữ giới. Lưu ý: Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. ☛ Tham khảo chi tiết tại: Thuốc điều trị tiểu không tự chủ gồm những loại nào? Dùng Vương Niệu Đan – Hỗ trợ làm giảm tiểu không kiểm soát Một trong những giải pháp được nhiều người tin dùng khi bị đi tiểu không kiểm soát là Vương Niệu Đan. Sản phẩm được sản xuất từ các thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ, an toàn cho người bệnh. Vương Niệu Đan giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu són nhiều lần, tiểu gấp hiệu quả Vương Niệu Đan là sự kết hợp khéo léo của các dược liệu quý như: Uvarox (bao gồm chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược): Giúp tăng sức chứa bàng quang, tăng ngưỡng chứa nước tiểu gây kích thích bàng quang. Đồng thời tăng lưu lượng tuần hoàn mạch máu giúp nuôi dưỡng vùng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu giúp kiểm soát tiểu tiện tốt hơn. Vispo từ chiết xuất Cọ lùn: Ức chế thụ thể muscarinic của cơ chóp bàng quang, giảm co thắt bàng quang. Tác dụng chọn lọc trên cơ trơn đường niệu dưới, tăng testosterone giúp tăng sức khỏe sàn chậu, tăng nâng đỡ cơ này. Chiết xuất hạt bí đỏ: Ức chế enzyme aromatase làm tăng nồng độ testosterone giúp tăng sức khỏe sàn chậu. Bên cạnh đó là tăng lượng nitric oxyd giúp giãn bàng quang, tăng sức chứa bàng quang và giảm co thắt đường niệu. Cao Nữ lang: Giúp an thần, làm dịu thần kinh và cải thiện giấc ngủ của bệnh nhân mắc chứng tiểu đêm. Từ đó, Vương Niệu Đan có hiệu quả tốt với những trường hợp sau: Người có triệu chứng đi tiểu són nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ mà nguyên nhân do chức năng của bàng quang hoạt động kém. Người gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích). Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn đọc hiểu hơn về phương pháp bấm huyệt chữa tiểu không kiểm soát. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mời bạn đọc liên hệ số hotline 1800.1297 (giờ hành chính) để được giải đáp chi tiết nhé. Chia sẻ15

Tiểu buốt và ngứa ở nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị

Đi tiểu buốt và bị ngứa xuất hiện khiến cho nam giới cảm thấy vô cùng khó chịu và ngứa ngáy, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, công việc cũng như sức khỏe của người mắc. Vậy đi tiểu buốt và bị ngứa ở nam giới nguyên nhân do đâu? Cách trị thế nào hiệu quả? Tất cả sẽ được chúng tôi giới thiệu trong bài viết dưới đây. Mục lụcTình trạng tiểu buốt và bị ngứa ở nam giới là gì?Nguyên nhân gây tiểu buốt và bị ngứa ở nam giớiNguyên nhân không do bệnh lýNguyên nhân do bệnh lýĐi tiểu buốt và bị ngứa ảnh hưởng thế nào đến nam giới?Phương pháp điều trị đi tiểu buốt và bị ngứa ở nam giớiPhương pháp không sử dụng thuốcPhương pháp sử dụng thuốcCách phòng ngừa đi tiểu buốt và ngứa ở nam giới Tình trạng tiểu buốt và bị ngứa ở nam giới là gì? Đi tiểu buốt và bị ngứa ở nam giới là tình trạng người bệnh thấy vùng kín bị đau rát, khó chịu kèm theo ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục mỗi khi đi tiểu hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Cảm giác nóng rát thường xuất hiện ở cuối bãi tiểu, nhưng cũng có thể xuất hiện ở đầu hoặc kéo dài từ đầu đến cuối bãi tiểu (trường hợp nặng). Cảm giác ngứa là do tế bào da hoặc tế bào thần kinh liên quan đến da bị kích ứng. Nó thường xảy ra ở đầu dương vật hoặc trong niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể). Cảm giác ngứa ngáy này có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày chứ không riêng gì khi người bệnh đi tiểu. ☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu buốt là gì? Nguyên nhân gây tiểu buốt và bị ngứa ở nam giới Tình trạng đi tiểu buốt và bị ngứa ở nam giới xuất hiện thường do những nguyên nhân có thể kể đến như sau: Nguyên nhân không do bệnh lý Đi tiểu buốt và bị ngứa ở nam giới xuất hiện nguyên nhân không do bệnh lý thường là do người bệnh vệ sinh vùng kín không sạch sẽ; thói quen sinh hoạt thay đổi đột ngột (uống quá nhiều hoặc quá ít nước); căng thẳng, stress kéo dài… Đối với nguyên nhân này nam giới chỉ cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ “vùng kín” hàng ngày kết hợp thực hiện các chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Từ đó cảm giác đi tiểu buốt và bị ngứa giảm dần và tự khỏi. Nguyên nhân do bệnh lý Còn nguyên nhân còn lại khiến bạn gặp phải tình trạng đi tiểu buốt và bị ngứa là do bệnh lý, khi mà bạn tiến hành vệ sinh sạch sẽ và thay đổi lối sống lành mạnh nhưng bệnh không tự khỏi. Một số bệnh lý dẫn tới tình trạng này có thể kể đến như: Viêm bàng quang Viêm bàng quang là một loại bệnh khá phổ biến, nguyên nhân thường là do các vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thông qua ống dẫn nước tiểu (niệu đạo). Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh là: quan hệ tình dục, vệ sinh không đúng cách, đặt ống thông tiểu,… Các triệu thường gặp của viêm bàng quang có thể kể đến như: Đi tiểu buốt và bị ngứa Đi tiểu nhiều lần Tiểu gấp Nước tiểu có màu sắc lạ và có mùi khó chịu Cảm giác đau bụng dưới Cảm thấy mệt mỏi, ốm Viêm niệu đạo Ống niệu đạo có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ống niệu đạo ở nam giới nằm ở giữa dương vật. Do có một đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên ống niệu đạo rất dễ bị vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập gây viêm nhiễm. Đi tiểu buốt và bị ngứa là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm niệu đạo, đặc biệt hay gặp ở nam giới. Ngoài ra đi tiểu buốt và ngứa người bệnh còn có thể thấy các triệu chứng khác như: tiểu gấp, tiểu khó, tiểu bí, cảm giác nóng rát khi đi tiểu; quan hệ tình dục có cảm giác đau đớn… Viêm bao quy đầu Bao quy đầu ở nam giới là lớp da mỏng, có tính đàn hồi cao, có tác dụng bảo vệ dương vật của nam giới khỏi những ma sát, va chạm trực tiếp với các tác nhân bên ngoài; Ngoài ra nó còn giúp cho việc quan hệ tình dục ở nam giới. Viêm bao quy đầu là một căn bệnh ở nam giới để chỉ tình trạn nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm vùng bao quy đầu. Bệnh thường do các loại vi khuẩn như trùng roi, nấm Candida,Trichomonas hoặc vi khuẩn có hại gây ra. Ngoài đi tiểu buốt và bị ngứa ở đầu dương vật, viêm bao quy đầu còn có các biểu hiện sau: Vùng bao quy đầu sưng tấy, tấy đỏ, khi chạm vào có cảm giác đau. Xuất hiện cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đi tiểu nhiều, tiểu rắt Đầu dương vật chảy mủ, mủ có mùi hôi. Trường hợp nặng có thể bị loét bao quy đầu. Bệnh lậu Bệnh lậu là một loại bệnh có nguyên nhân ldo vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh lậu thông thường bắt đầu xuất hiện trong vòng 10 ngày kể từ khi tiếp xúc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể bị nhiễm bệnh từ nhiều tháng trước khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng của bệnh lậu gồm: Bị đi tiểu buốt và bị ngứa Tiểu nhiều Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu Xuất hiện tình trạng bị sốt Ngứa hậu môn Đau hoặc sưng lỗ niệu đạo Cảm giác mệt mỏi, chán ăn Đi tiểu buốt và bị ngứa ảnh hưởng thế nào đến nam giới? Nếu không xử trí sớm và đúng cách tình trạng đi tiểu buốt và bị ngứa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau: Nhiễm trùng ngược dòng: từ niệu đạo, nhiễm trùng có thể lây lan sang các bộ phận khác của hệ tiết niệu và cả hệ sinh dục; Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: chức năng của cơ quan sinh sản bị suy giảm, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng hoặc chất lượng tinh trùng, từ đó dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Gây bất tiện trong sinh hoạt: triệu chứng tiểu buốt hoặc ngứa ngáy, đau rát ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. ☛ Có thể bạn quan tâm: Đi tiểu buốt ra máu cảnh báo mắc bệnh gì? Phương pháp điều trị đi tiểu buốt và bị ngứa ở nam giới Đối với mỗi nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ của tình trạng đi tiểu buốt và bị ngứa ở nam giới khác nhau mà sẽ có những biện pháp điều trị sao cho phù hợp.Các bạn có thể tham khảo những phương pháp điều trị như sau: Phương pháp không sử dụng thuốc Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp nguyên nhân nhân không phải do bệnh lý hoặc tình trạng bệnh còn nhẹ. Một vài phương pháp bạn có thể tham khảo là: Chườm nóng Khi bị tình trạng đi tiểu buốt và bị ngứa ngoài bị tiểu buốt khi đi tiểu thì sẽ còn xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín. Lúc này người bệnh thường sẽ có phản ứng là gãi, tuy nhiên điều này sẽ khiến cho nêm mạc vùng bị ngứa bị tổn thương và đây sẽ là môi trường thuận lợi khiến cho vi khuẩn phát triển. Điều này sẽ khiến tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Do thay vì gãi thì các bạn nên áp dụng cách chườm ấm sẽ giúp giảm ngứa. Các bước thực hiện các bạn có thể tham khảo nhu sau:: Bước 1:Chuẩn bị một chiếc khăn sạch. Bước 2: Đun một ấm nước sôi rồi đổ ra một cái chậu Bước 3: Bạn nhúng chiếc khăn sạch vào chậu nước . Đợi khoảng 5 – 10 phút cho khăn nguội bớt thì gập lại rồi thực hiện chườm. Tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ Để ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện nhanh chóng căn bệnh phiền toái trên. Bạn cần tạo cho mình những thói quen vệ sinh khoa học nhất. Chẳng hạn như vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục, đại tiện, tiểu tiện… để tránh viêm nhiễm gây tiểu buốt, ngứa ngáy. Ngoài ra, tránh sử dụng các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh có độ pH không phù hợp để vệ sinh vùng kín. Bên cạnh đó, bạn cần mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát. Tránh gây bí bách, ẩm ướt, tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm nhiễm. Phương pháp sử dụng thuốc Đây là phương pháp được sử dụng trong những trường hợp tình trạng đi tiểu buốt và bị ngứa với nguyên nhân do những bệnh lý gây nên. Tùy theo từng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng loại bệnh cũng như mức độ bệnh khác nhau: Bệnh lậu: Các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh đặc hiệu cho virus lậu. Ngoài ra, còn một phương pháp nữa để điều trị bệnh lậu là sử dụng phương pháp DHA. Đây là phương pháp tấn công và tiêu diệt trực tiếp các nguyên thể sinh vi khuẩn lậu. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh lậu và hạn chế tối đa tỷ lệ bệnh tái phát. Viêm bao quy đầu: Có thể được sử dụng tại chỗ như kem chống nấm; kem steroid… tùy thuộc vào nguyên nhân. Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn cũng rất quan trọng để giúp hỗ trợ điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa  bệnh lây lan qua đường tình dục. Hoặc có chỉ định điều trị bằng laser; Sử dụng dao mổ điện để đốt mụn cóc hoặc phẫu thuật cắt bỏ mụn cóc… Viêm niệu đạo: Một số nhóm thuốc kháng sinh có khả năng điều trị viêm niệu đạo như: Nhóm thuốc quinolone; Thuốc kháng sinh macrolide hoặc biệt dược Ceftriaxone (Rocephin) kết hợp với doxycycline (Vibramycin)… Viêm bàng quang: Một số loại kháng sinh hỗn hợp như Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim); các loại thuốc amoxicillin (Amoxil), nitrofurantoin (Furadantin)… có công dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm lành các tổn thương ở bàng quang. ☛ Tham khảo thêm tại: 12 loại lá thuốc không thể bỏ qua khi bị đái buốt Cách phòng ngừa đi tiểu buốt và ngứa ở nam giới Một số phương pháp đơn giản sau đây sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng đi tiểu buốt và bị ngứa xuất hiện các bạn có thể tham khảo và thử áp dụng: Bổ sung đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn trong niệu đạo Không nên nhịn tiểu lâu bởi nhịn tiểu sẽ ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang, nước tiểu không được tống ra ngoài sẽ tích tụ chất độc hại trong hệ tiết niệu. Có đời sống tình dục an toàn, lành mạnh: giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh xã hội nguy hiểm Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, thoáng mát. ☛ Thông tin thêm cho bạn: Tiểu buốt nên ăn gì, uống gì nhanh khỏi? Trên đây là những thông tin về cách giúp hỗ trợ điều trị tình trạng đi tiểu buốt và bị ngứa ở nam giới mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích nhiều cho anh em. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.1297 để được các chuyên gia tư vấn thêm. Chia sẻ11

Mẹo hay chữa đái dầm bằng rau ngót đơn giản, hiệu quả

Rau ngót được biết đến không chỉ trong ẩm thực mà còn là một bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh đái dầm rất đơn giản và hiệu quả. Vậy sử dụng rau ngót để chữa đái dầm thế nào giúp đạt hiệu quả nhất, xin mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây. Mục lụcĐái dầm là bệnh gì?Nguyên nhân gây tình trạng đái dầmSử dụng rau ngót chữ đái dầm vì sao hiệu quả?Mẹo dùng rau ngót chữa đái dầm hiệu quảSử dụng nước rau ngót sốngSử dụng nước luộc rau ngótDùng canh rau ngótNấu cháo rau ngótNhững lưu ý khi sử dụng rau ngót chữa đái dầm sao cho hiệu quảVương Niệu Đan – giải pháp hỗ trợ điều trị đái dầm (tiểu không tự chủ) Đái dầm là bệnh gì? Đái dầm là hiện tượng tiểu không tự chủ xảy ra vào ban đêm. Tuy nhiên bạn cần phân biệt giữa đái dầm và tiểu đêm. Tiểu đêm là tình trạng bạn cần phải thức dậy để đi tiểu còn đái dầm là tình trạng đi tiểu không tự chủ.   Thông thường tình trạng đái dầm này xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi và người già, tuy nhiên người trưởng thành cũng có khả năng bị đái dầm. Thường đối tượng này thường nguyên nhân là do bệnh lý. ☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu không tự chủ là gì? Nguyên nhân gây tình trạng đái dầm Mỗi đối tượng trẻ em và người lớn sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau: Đối với trẻ em nguyên nhân gây đái dầm có thể kể đến như: Cơ thể chưa phát triển toàn diện dẫn đến việc chưa kiểm soát được chức năng của bàng quang. Do bàng quang chứa được ít nước tiểu hơn bình thường. Cung cấp quá nhiều nước khiến cơ thể thải ra nhiều nước tiểu. Thường tình trạng đái dầm sẽ hết khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiến nếu khi lớn mà vẫn bị tình trạng đái dầm thì rất có thể bạn đang gặp phải những bệnh lý như sau: Bàng quang tăng hoạt (OAB): bàng quang là nơi chứa nước tiểu và khi lượng nước tiểu đủ nhiều sẽ co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên nhiều trường hợp bàng quang hoạt động không theo sự kiểm soát của cơ thể có thể dẫn đến tình trạng bị đái dầm, ngoài ra khi bị bàng quang tăng hoạt còn có thêm những dấu hiệu như đi tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu rắt,… Phì đại tuyến tiền liệt: tuyến tiền liệt là một cơ quan trọng hệ sinh sản của nam giới. Tuyến tiền liệt thường phát triển mạnh khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên, khi tuyến tiền liệt gia tăng về kích thước gây chèn ép lên bàng quang và niệu đao từ đó có thể dẫn tới tình trạng đái dầm Viêm bàng quang: Viêm bàng quang nguyên nhân xuất hiện là do vi khuẩn phát triển trong bàng quang và một trong những triệu chứng của viêm trùng bàng quang là đái dầm. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác bao gồm tiểu rắt, tiểu nhiều,… Tiểu đường: bệnh tiểu đường khiến gia tăng lượng nước tiểu do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Điều này có thể khiến xuất hiện tình trạng đái dầm xuất hiện và hay xuất hiện vào ban đêm. Táo bón: Nguyên nhân là do trực tràng đầy phân gây áp lực lên bàng quang khiến bàng quang nhầm tưởng nước tiểu đầy, gửi tín hiệu tới thần kinh não. ☛ Bạn có thể quan tâm: 12 nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần Sử dụng rau ngót chữ đái dầm vì sao hiệu quả? Rau ngót hay còn gọi là rau bồ ngót là loại rau được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Rau ngót là loại rau lành tính cũng như chứa nhiều chất dinh dưỡng như chứ nhiều đạm, các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể. Đơn cử,rau ngót chứa lượng đạm nhiều gần gấp đôi rau muống và tương đương với một số loài họ đậu như đậu đũa, đậu ván, đậu bắp, những thực phẩm rất giàu chất đạm. Ngoài giá trị về mặt dinh dưỡng thì rau ngót cũng được sử dụng làm thuốc để chữa rất nhiều bệnh trong đó có bệnh đái dầm. Bởi trong Đông y, rau ngót vị ngọt, tính bình, có tác dụng lương huyết, thải độc, lợi tiểu. Đặc biệt thường hay sử dụng cho trẻ nhỏ. Mẹo dùng rau ngót chữa đái dầm hiệu quả Như các bạn đã biết về công dụng hỗ trợ chữa đái dầu của rau ngót. Để giúp sử dụng rau ngọt hiệu quả nhất, chúng tôi giới thiệu đến các bạn những cách sử dụng rau ngót đơn giản như sau: Sử dụng nước rau ngót sống Nguyên nhiệu cần chuẩn bị: 40g rau ngót tươi, 300ml nước lọc Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cần bỏ cuống, rửa sạch và để ráo nước Đem chỗ rau ngót vừa rửa sạch cho vào máy xay cùng với khoảng 300ml nước lọc Sau khi xay xong bạn lọc bã lấy nước uống Bạn thực hiện uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 1 chén con Lưu ý: Bạn không nên uống nước rau trước khi đi ngủ bởi có thể gây nên tình trạng tiểu đêm. Sử dụng nước luộc rau ngót Ngoài cách uống rau ngót sống bạn có thể sử dụng cách uống nước luộc rau ngót. Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 bó rau ngót tươi Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cần bỏ cuộc rửa sạch Sau đó cho vào nồi luộc với khoảng 300-400ml nước. Khi đun đến khi nào sôi để nhỏ lửa đung thêm khoảng 5 phút rồi chắt lấy nước để nguội và uống. Còn phần cái bạn có thể sử dụng để ăn trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi ngày bạn nên uống một lần thì tình trạng đái dầm sẽ cải thiện. Dùng canh rau ngót Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 bó rau ngót, 100gr thịt băm và các gia vị. Cách thực hiện: Rau ngót lấy lá rửa sạch Thịt băm đem đi xào với một ít dầu ăn và hành đảo vàng. Khi xào nêm nếm một ít gia vị vừa ăn rồi cho lượng nước vào vừa đủ khẩu phần gia đình bạn. Nước sôi thả rau ngót vào, chờ chín và cho ra bát. Nấu cháo rau ngót Ngoài canh rau ngót thì bạn đó thể làm món cháo rau ngót giúp hỗ trợ điều trị đái dầm cũng rất hiệu quả. Bạn có thể kết hợp rau ngót với thịt, hải sản như tôm, cá…1 nắm lá rau ngót vừa đủ. Cách thực hiện: Rau ngót rửa sạch đem đi xay nhuyễn. Tôm hoặc thịt băm thật nhỏ sau đó đem đi đảo đều. Dùng một ít dầu ăn, hành băm nhỏ cho vào chảo đảo đều, hành vàng cho thịt băm, tôm đã xay nhuyễn vào đảo đều cho tơi ra. Bắc nồi cháo trắng đã nấu nhừ lên bếp, cho bát rau ngót xay và thịt tôm vào đảo đều đến khi mọi thứ đều hòa trộn vào nhau là có thể sử dụng được. ☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc điều trị tiểu không tự chủ Những lưu ý khi sử dụng rau ngót chữa đái dầm sao cho hiệu quả Để phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bênh thì người bị đái dầm cần lưu ý khi dùng rau ngót như sau: Rau ngót là một loại thực phẩm không có khả năng chữa dứt điểm bệnh đái dầm mà chỉ có khả năng làm giảm tình trạng đái dầm. Rau ngót nếu sử dụng ban ngày thì hiệu quả còn lạm dụng ban đêm sẽ gây ra tiểu đêm do có tính lợi tiểu. Cùng với việc sử dụng rau ngót chữa đái dầm thì cần có một lối sống khoa học, sạch sẽ. Cần thay đổi thói quen ăn uống sao cho hợp lý bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi Tránh sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia, nước ngọt,… bởi những chất này sẽ gây lợi tiểu cũng như làm kích thích bàng quang. Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày, đặc biệt là có thể tập các bài giúp hỗ trợ cho bàng quang như Kegel. Nếu có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường cần thông báo với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn và giải quyết sớm. Vương Niệu Đan – giải pháp hỗ trợ điều trị đái dầm (tiểu không tự chủ) Để tiện lợi hơn, bạn có thể lựa chọn sản phẩm TPBVSK Vương Niệu Đan giúp hỗ trợ điều tình trạng đái dầm (tiểu không tự chủ), được nhiều người tin tưởng sử dụng. Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế: Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bàng quang Tăng sức khỏe cơ sàn chậu Cải thiện giấc ngủ Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể tình trạng đái dầm (tiểu không tự chủ) cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ đến số tổng đài miễn cước 1800.1297 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp và tư vấn cụ thể hơn. Thông tin bạn có thể quan tâm: Giá bán Vương Niệu Đan và cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất? Chia sẻ0

Chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa an toàn và hiệu quả

Nước dừa được biết đến như một loại đồ uống giải khát vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến với các bạn một công dụng rất hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị cho người bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu rất hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây. Mục lụcBệnh viêm đường tiết niệu là gì?Sử dụng nước dừa chữa viêm đường tiết niệu có hiệu quả không?Những cách chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừaSử dụng nước dừa nguyên chấtSử dụng nước dừa với rau ngổSử dụng nước dừa với cỏ nhọ nồiSử dụng nước dừa với nước mía đỏLưu ý khi sử dụng nước dừa để chữa viêm đường tiết niệu Bệnh viêm đường tiết niệu là gì? Đường tiết niệu trong cơ thể bao gồm các cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đường tiết niệu có nhiệm vụ sản xuất cũng như bài tiết nước tiểu. Và bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra thường do vi khuẩn nhâm nhập và gây nên tình trạng viêm nhiễm, vi khuẩn phổ biến gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu đó là vi khuẩn E.Coli chiếm đến hơn 80% trường hợp. Ngoài ra còn có thêm những nguyên nhân khác có thể kể đến như do thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, do sinh hoạt tình dục không lành mạnh,… Bệnh viêm đường tiết niệu được chia làm 2 loại chính: Viêm đường tiết niệu trên: là bị viêm ở thận, niệu quản – ống nối thận với bàng quang. Viêm đường tiết niệu dưới: là bị viêm tại bàng quang hay niệu đạo. Khi bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu , người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng phổ biến như sau: Tiểu rắt, khó tiểu Tiểu ra máu Rối loạn tiểu tiện Xuất hiện ngứa vùng kín Nước tiểu bị thay đổi màu sắc Bị căng tức bàng quang Có cảm giác mỏi thắt lưng, đau vùng bụng dưới ☛ Tham khảo thêm tại: Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu là bệnh gì? Bệnh viêm đường tiết niệu này có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh ban đầu thường không gây nên quá nhiều vấn đề đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nếu không chữa kịp thời để bệnh phát triển nặng lúc này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Do đó bạn cần đi khám sớm và có cách điều trị bệnh kịp thời. Sử dụng nước dừa chữa viêm đường tiết niệu có hiệu quả không? Dừa là cây lớn, có tên khoa học là Cocos nucifera. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra, trong nước dừa có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nước dừa có tác dụng thải độc, tăng cường miễn dịch, lợi tiểu, làm sạch và thoáng đường tiểu, bàng quang, lành tính, không tác dụng phụ, nên có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, chỉ nên uống lượng vừa phải, không nên lạm dụng bởi có thể khiến người bệnh bị tiểu nhiều, càng gây cảm giác đau rát và khó chịu. Cụ thể, người bệnh chỉ nên uống 1 quả trong ngày và chỉ nên chọn dừa non, tươi vì lúc này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. ☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Những cách chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa Để giúp việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu bằng nước dừa hiệu quả các bạn có thể tham khảo và áp dụng theo những cách như sau: Sử dụng nước dừa nguyên chất Sử dụng nước dừa sẽ giúp giảm những triệu chứng của viêm đường tiết niệu như khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt. Cách sử dụng cực kỳ đơn giản như sau: Bạn chỉ cần dùng một quả dừa tươi. Chặt ra rồi thu lấy phần nước dừa phía trong. Hương vị và dưỡng chất từ dừa sẽ được hấp thụ một cách trọn vẹn và tốt nhất vào cơ thể người bệnh. Với phương pháp này, bạn cần lưu ý thêm, không nên để nước dừa qua đêm ở nhiệt độ phòng. Bởi lúc này nước dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường, đồng thời đã mất đi một phần dưỡng chất cần thiết. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên uống nhiều hơn một quả dừa mỗi ngày. Bởi lượng đường trong dừa có thể làm tăng nồng độ Cholesterol, từ đó gây hệ lụy tiểu đường hoặc sỏi mật. Sử dụng nước dừa với rau ngổ Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, rau ngổ có chứa các dưỡng chất gồm các vitamin, tinh dầu. Nhưng chất này có tác dụng làm tan dần sỏi thận và các chất cặn bã trong đường niệu. Bên cạnh đó theo Đông y thì rau ngổ có tác dụng giúp sát khuẩn, chống viêm và giảm đau hữu hiệu. Nhờ đó, bài thuốc dân gian từ rau ngổ và nước dừa được nhiều người tin tưởng và lựa chọn trong các trường hợp viêm tiết niệu. Nguyên liệu cần chuẩn bi: 1 quả dừa tươi 1 kg rau ngổ Các bước thực hiện: Rau ngổ rửa sạch, để ráo nước. Tiếp theo bạn chặt dừa lấy phần nước bên trong. Cho phần rau ngổ đã ráo vào máy xay sinh tố rồi cho thêm nước dừa vào rồi xay nhuyễn. Cuối cùng, bạn lọc qua rây lấy phần nước cốt và bỏ đi phần bã. nên chia bài thuốc trên làm ba lần uống mỗi ngày. Tốt nhất nên uống trước ăn từ 30 – 60 phút để cải thiện dấu hiệu bệnh. Sử dụng nước dừa với cỏ nhọ nồi Cỏ nhọ nồi có tên gọi khác là cỏ mực. Theo quan niệm Đông y, cỏ này có vị ngọt, tính hàn. Nên được sử dụng để giải độc, thanh nhiệt, bổ thận gan,… Dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm nhiễm khuẩn, xuất huyết, đau dạ dày. Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g cỏ nhọ nồi 100g cỏ mần trầu 50g gừng khô Nước dừa tươi Các bước thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu kể trên, để ráo nước. Thái nhỏ nguyên liệu, cho vào chảo, sao đến khi khô. Sau đó cho ba chén nước dừa tươi nguyên chất vào. Đun khoảng 15 – 20 phút. Bạn nên chia ra uống ngày 2 lần để nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng của bênh viêm đường tiết niệu. Sử dụng nước dừa với nước mía đỏ Cả nước dừa và mía đỏ đều có tác dụng đào thải được đáng kể độc tố và chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Do đó có thể kết hợp 2 loại này để giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả hơn. Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả dừa 100g mía đỏ Cách thực hiện: Dừa chọn quả bánh tẻ, bổ lấy nước. Mía đỏ thì ép lấy nước. Trộn nước dừa và nước mía lên. Chia đều làm 3 uống trong ngày. ☛ Tham khảo thêm tại: Đi đái nhiều có phải thận yếu hay không? Lưu ý khi sử dụng nước dừa để chữa viêm đường tiết niệu Chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa là phương pháp dân gian an toàn, đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng cách làm này, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau: Chỉ nên uống trung bình 1 quả dừa mỗi ngày. Không nên uống quá nhiều, bởi điều này có thể tác động tiêu cực lên khả năng bài tiết của thận. Những cách trên thường sẽ không có tác dụng nhanh như thuốc Tây do đó bạn cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đạt hiệu quả. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng hoặc phối hợp với thuốc khác. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Nên hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, cay nóng, thức uống có cồn, gas như rượu bia, caffein,… Tăng cường tập thể dục, cũng như sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Trên đây là những thông tin về cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng nước dừa. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thể gợi ý để giảm hiệu quả các triệu chứng do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra. Mọi thông tin, thắc mắc cần được giải đáp thêm, xin gọi ngay số tổng đài miễn cước 1800.1297  để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp và tư vấn thêm. Thông tin thêm cho bạn: Đi tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường? Chia sẻ0

Đái dầm dùng mật ong chữa có hiệu quả không?

Mật ong trước giờ vẫn được biết đến với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Một trong những công dụng đó là sử dụng mật ong để hỗ trợ điều trị chứng đái dầm. Vậy sử dụng mật ong hỗ trợ điều trị đái dầm thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lụcThế nào là tình trạng đái dầm?Vì sao mật ong giúp hỗ trợ điều trị đái dầm hiệu quả?Những cách dùng mật ong chữa đái dầmUống mặt ong trực tiếpSử dụng mật ong với hạt óc chóSử dụng mật ong với việt quấtSử dụng mật ong với quả lý gai Ấn ĐộNhững lưu ý khi dùng mật ong chữa đái dầmVương Niệu Đan – giải pháp hỗ trợ điều trị đái dầm (tiểu không tự chủ) Thế nào là tình trạng đái dầm? Đái dầm là tình trạng tiểu không tự chủ do mất khả năng kiểm soát hoạt động tiểu tiện khiến cho nước tiểu rò rỉ ra ngoài mà bạn không kiểm soát được. Tình trạng đái dầm này thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người trưởng thành cũng gặp phải tình trạng này. Tinh trạng bị đái dầm này có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng chức năng của bàng quang bị suy yếu, bị rối loạn hay bị mất kiểm soát hoạt động đi tiểu. Ở một người bàng quang bình thường khi lượng nước tiểu khoảng 350-400ml thì sẽ gửi tín hiệu đến não. Lúc này não sẽ truyền tín hiệu thích cơ bàng quang và niệu đạo để đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, nếu cơ bàng quang có vấn đề thì khi lúc bàng quang đầy cũng không xuất hiện cảm giác buồn tiểu từ đó dẫn đến tình trạng đái dầm. Nếu tình trạng đái dầm này chỉ xuất hiện thi thoảng về đêm rồi tự khỏi thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng xảy ra trong thời gian dài thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tình trạng đái dầm thường không quá nguy hiểm và có thể điều trị được. Dưới đây là một trong những cách đó, các bạn cùng tham khảo. ☛ Tìm hiểu thêm: Đi tiểu không kiểm soát được là bệnh gì? Vì sao mật ong giúp hỗ trợ điều trị đái dầm hiệu quả? Mật ong từ lâu đã được biết đến và sử dụng nhiều trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Bởi trong thành phần của mật ong có chứa chứa 80% đường glucose và fructose; 20% còn lại là nước, các khoáng chất canxi, sắt, magie, photpho, kali natri, kẽm…; các loại vitamin B2, B3, B6, B9, C,… Những thành phần này đặc biệt là 2 loại đường đơn có lợi, dễ hấp thu, đi thẳng vào máu, giúp phục hồi các cơ và glycogen, giảm sự mệt mỏi, hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, mật ong với khả năng hút ẩm, hấp thụ chất lỏng và giữ nước tốt trong một thời gian dài, chính điều này mà mật ong được sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng đái dầm rất hiệu quả. Hơn nữa theo Đông y thì mật ong có tính bình, vị ngọt, kinh tâm, tỳ, vị, có tác dụng bổ trung, nhuận phế, thông tiện, giải độc. Do đó trong Đông y mật ong được sử dụng hiểu quả để hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa cũng như một số bệnh liên quan đến việc bàng quang hoạt động không kiểm soát mà dẫn đến hiện tượng đái dầm. ☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu không tự chủ vào ban đêm Những cách dùng mật ong chữa đái dầm Mật ong hiệu quả trong việc sử dụng hỗ trợ điều trị chứng đái dầm. Vậy có những cách nào sử dụng mật ong hỗ trỡ chữa đái dầm như thế nào? Uống mặt ong trực tiếp Bạn sử dụng mật ong uống trực tiếp trước khi đi ngủ. Tốt nhất bạn nên uống 1-2 thìa mật ong nguyên chất trước khi ngủ, lúc này mật ong sẽ hoạt động như một chất giữ nước trong cơ thể từ đó giảm tình trạng đái dầm đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra để dễ uống hơn thì bạn có thể pha thêm cùng với một ít nước ấm, tuy nhiên bạn không nên pha quá nhiều nước, điều này sẽ vô hình chung làm bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm. Sử dụng mật ong với hạt óc chó Cách này cũng khá đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 100g óc chó đã rang chín và để nguội. Lúc này bạn có thể sử dụng chấm với mật ong để ăn. Bạn nên ăn 1 tiếng trước khi đi ngủ. Bạn kiên trì thực hiện phương pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng đái dầm. Phương pháp này sử dụng rất hiệu quả đối với trẻ nhỏ. Sử dụng mật ong với việt quất Một cách nữa giúp hỗ trợ điều trị đái dầm khá hiệu quả đó là sử dụng nước ép việt quất với mật ong. Bởi viết quất không những giúp cải thiện tình trạng đái dầm và còn giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu, do đó khi dùng việt quất kết hợp với mật ong sẽ càng mang lại hiệu quả giúp cải thiện đái dầm. Bạn chỉ cần pha một cốc nước ép việt quất rồi thêm khoảng 2 thìa mật ong và sử dụng trước khi đi ngủ 1 tiếng. Bạn cứ kiên trì áp dụng thì tình trạng đái dầm sẽ có sự cải thiện. Sử dụng mật ong với quả lý gai Ấn Độ Quả lý gai Ấn Độ hay có thên gọi khác đó là Amla, loại quả này có công dụng rất tốt trong việc sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng đái dầm. Cách này cũng khá đơn giản, quả lý gai bạn cần nghiền nhỏ sau đó thêm 1 thìa một ong cùng với một ít bột nghệ vào và sử dụng. Bạn nên sử dụng vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, sau một thời gian thì chứng đái dầm của bạn sẽ dần thuyên giảm. ☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc điều trị tiểu không tự chủ Những lưu ý khi dùng mật ong chữa đái dầm Các bạn tham khảo những cách trên để giúp cải thiện tình trạng đái dầm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng để giúp phát huy tối đa hiệu quả các bạn cần lưu ý những vấn đề sau: Hạn chế uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ tầm 1 tiếng. Tránh pha mật ong với nước nóng bởi nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến một số chất có lợi trong mật ong, từ đó làm giảm hiệu quả khi sử dụng. Trong bữa tối tránh sử dụng những thức ăn, hoa quả nhiều nước như mướp, cam, chanh, bưởi,… Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê,…. Tránh ăn đồ chay nóng hay quá mặn sẽ khiến bạn phải uống nước nhiều hơn. Bạn không nên quá lạm dụng mật ông, tuy mật ong rất tốt nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng nóng trong người. Vương Niệu Đan – giải pháp hỗ trợ điều trị đái dầm (tiểu không tự chủ) Cách chữa đái dầm bằng mật ong là phương pháp dân gian đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên cần dùng đúng và không nên lạm dụng. Để tiện lợi hơn, bạn có thể lựa chọn sản phẩm TPBVSK Vương Niệu Đan giúp hỗ trợ điều tình trạng đái dầm (tiểu không tự chủ), được nhiều người tin tưởng sử dụng Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế: Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bàng quang Tăng sức khỏe cơ sàn chậu Cải thiện giấc ngủ Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể tình trạng đái dầm (tiểu không tự chủ) cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ đến số tổng đài miễn cước 1800.1297 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp và tư vấn cụ thể hơn. Thông tin bạn có thể quan tâm: Giá bán Vương Niệu Đan và cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất? Chia sẻ0

Buồn đi tiểu liên tục có nguy hiểm không?

Buồn tiểu liên tục là tình trạng hiện này khá nhiều người mắc phải. Hơn nữa tình trạng này còn gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vậy buồn tiểu liên tục có nguy hiểm không? Và cách điều trị thế nào? Hãy cùng chúng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lụcThế nào là hiện tượng buồn đi tiểu liên tục?Nguyên nhân gây buồn đi tiểu liên tụcDo uống nhiều nướcĐang trong quá trình mang thaiSử dụng thuốc lợi tiểuNhiễm khuẩn đường tiết niệuSỏi đường tiết niệuSuy thậnPhì đại tuyến tiền liệtBàng quang tăng hoạtTiểu đườngBuồn đi tiểu liên tục có nguy hiểm không?Khi nào bị buồn đi tiểu liên tục cần gặp bác sĩ?Buồn đi tiểu liên tục có chữa được không?Phương pháp điều trị buồn đi tiểu liên tục hiệu quảKhông sử dụng thuốcSử dụng thuốcPhẫu thuậtVương Niệu Đan – giải pháp hỗ trợ điều trị buồn đi tiểu liên tục Thế nào là hiện tượng buồn đi tiểu liên tục? Đi tiểu là một hoạt động bình thường của cơ thể, giúp cơ thể bài tiết thải các loại chất dư thừa ta ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Thông thường, bàng quang sẽ có sức chứa tối đa khoảng 500-550ml, và cảm giác buồn tiểu sẽ xuất hiện khi bàng quang chứa từ 350-450ml nước tiểu. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bang quang chưa đủ lượng nước tiểu trên đã xuất hiện cảm giác buồn tiểu kể cả khi bàng quang có đầy hay không, do đó khiến cho số lượng đi tiểu tăng lên. Và hiện tượng này gọi hiện tượng buồn tiểu liên tục.   Hiện tượng buồn tiểu liên tục không phải là một bệnh lý mà đây là dấu hiệu của bệnh lý nào đó mà bạn không nên chủ quan. Khi thấy xuất hiện tượng buồn tiểu liên tục cần chú ý và đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân để bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị kịp thời tránh những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra. ☛ Tham khảo thêm tại: Bị mắc tiểu liên tục xin đừng chủ quan! Nguyên nhân gây buồn đi tiểu liên tục Buồn tiểu liên tục xuất hiện thường do những nguyên nhân phổ biến như sau: Do uống nhiều nước Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây buồn tiểu liên tục. Khi bạn cung cấp một lượng nước quá nhiều điều này khiến cho cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu để đào thải bớt lượng nước dư thừa, chính vì vậy mà bang quang sẽ nhanh đầy nước tiểu từ đó khiến xuất hiện tình trạng buồn tiểu liên tục. Hơn nữa điều này còn xuất hiện khi mà bạn sử dụng nhiều rượu, bia, trà, cà phê,… Đang trong quá trình mang thai Buồn tiểu liên tục trang quá trình mang thai là điều không hề hiếm gặp và nó thường sẽ biến mất sau khi sinh. Phụ nữ trong giai đoạn này bị buồn tiểu liên tục là do thai nhi ngày một phát triển lơn và làm chèn ép cho bàng quang. Lúc này thể tích chứa của bàng quang bị giảm đi làm cho bàng quang nhanh đầy nước tiểu, từ đó khiến xuất hiện tình trạng phụ nữ mang thai bị buồn tiểu liên tục, thậm chí còn bị tiểu không tự chủ. Sử dụng thuốc lợi tiểu Trong quá trình bạn sử dụng thuốc để điều trị các loại bệnh như bệnh phù thũng, bệnh suy thận, bệnh xơ gan,… cần phải sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu, đây chính là nguyên nhân khiến xuất hiện tình trạng buồn tiểu liên tục. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Nhiễm khuẩn tiết niệu đặc trưng bởi sự hiện diện của vi khuẩn trong đường tiết niệu. Nguyên nhân do bị các loại vi khuẩn xâm nhập thông qua niệu đạo. Nhiễm khuẩn có thể xảy ra độc lập hoặc ở đồng thời nhiều vị trí khác nhau trong tiết niệu. Bệnh này ngoài biểu hiện buồn tiểu liên tục thì các bạn còn thấy xuất hiện những dấu hiệu khác như sau: Đau vùng trên xương mu. Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Sốt, buồn nôn, nôn… Sỏi đường tiết niệu Sỏi đường tiết niệu xuất hiện là do sự kết tinh của các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Sỏi đường tiết niệu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản. Sỏi đường tiết niệu nếu để lâu kích thước sỏi tăng lên sẽ làm hẹp đường dẫn từ đó gây ảnh hưởng đến vấn đề tiểu tiện của cơ thể. Điều này có thể gây nên tình trạng như: Buồn tiểu liên tục. Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu ra máu Xuất hiện các cơn đau khi đi tiểu Bị sốt Suy thận Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn tiểu liên tục xuất hiện. Suy thận có hai loại là suy thận mãn và suy thận cấp, và cả 2 loại suy thận này đều dẫn đến tình trạng buồn tiểu liên tục ở những thời kỳ bệnh phát triển khác nhau. Ngoài ra, suy thận còn có kèm theo những biểu hiện khác như sau: Nước tiểu nhiều bọt. TIểu ít. Bị hiện tượng phù, xanh da/ Có cảm giác chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh rất thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên., nguyên nhân gây ra đó là tuyến tiền liệt phát triển về kích thước. Tuyến tiền liền bị phì đại khiến cho niệu đạo và bàng quang bị chèn ép từ đó làm hẹp lòng dẫn nước tiểu. Nước tiểu bị chặn lại cùng với áp lực lên bàng quang do bị chèn ép khiến bàng quang cơ bó nhiều hơn dẫn đến tình trạng buồn tiểu liên tục. Ngoài ra thì người bị phì đại tuyến tiền liệt còn có thêm những triệu chứng như: Tiểu són, tiểu gấp. Tiểu ngắt quãng, tiểu không tự chủ. Tiểu buốt Bị đau khi xuất tinh. Bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang quá nhạy cảm dẫn đến việc hoạt động quá mức, kể cả khi trong bàng quang vẫn còn rỗng mà không theo sự kiểm soát của cơ thể. Điều này khiến cho bàng quang thường xuyên co bóp dẫn đến tình trạng buồn tiểu liên tục xảy ra. Ngoài ra người bệnh còn có thể xuất hiện kèm theo những triệu chứng khác có thể kể đến như: Tiểu gấp Tiểu đêm Tiểu són Tiểu không tự chủ Bàng quang tăng hoạt có thể gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt là ở người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có các rối loạn thần kinh (động kinh, đa xơ tủy, Parkinson,…), người béo phì,… ☛ Tham khảo thêm tại: Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? Tiểu đường Đây là bệnh liên quan đến việc bị rối loạn chuyển hóa từ đó tăng đường huyết của cơ thể nguyên nhân do sự thiếu hụt hormone insulin. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để giúp thải bớt đường dư thừa ra ngoài cơ thể thông quá nước tiểu. Và biểu hiện buồn tiểu liên tục, lượng nước tiểu tăng và tiểu đêm là 1 trong những dấu hiệu thường gặp ở người bị tiểu đường. Buồn đi tiểu liên tục có nguy hiểm không? Như đã biết, việc liên tục phải đi tiểu do uống nhiều nước là biểu hiện bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài và không phải nguyên nhân do uống nhiều nước thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc buồn đi tiểu liên tục không chỉ gây xáo trộn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là dấu hiệu của các bệnh mãn tính. Các biểu hiện của bệnh làm giảm sút sức khỏe, tổn thất tinh thần và chi phí điều trị của người mắc phải. Do đó, nếu bạn thấy mình gặp phải tình trạng buồn đi tiểu liên tục cần đi khám và khắc phục kịp thời. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi khám ở những nơi uy tín khi xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu liên tục . Việc thăm khám và phát hiện bệnh sớm mang lại nhiều tích cực trong việc điều trị. Ngoài ra, điều trị sớm còn làm giảm tỷ lệ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. ☛ Tham khảo thêm tại: Buồn đi tiểu liên tục có chữa được không? Khi nào bị buồn đi tiểu liên tục cần gặp bác sĩ? Nếu tình trạng buồn tiểu liên tục do uống quá nhiều nước, do trong quá trình mang thai hay sử dụng các loại thuốc lợi tiểu thì trong những trường hợp này bạn chỉ cần thay đổi thói quen uống nước cho khoa học, hay dùng sử dụng hoặc sau khi sinh xong là tình trạng buồn tiểu liên tục sẽ hết và không cần đến gặp bác sĩ Còn trong những hợp các buồn tiểu liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, lúc này bạn cần theo dõi cẩn thận và nếu thấy những dấu hiệu sau thì cần đến các cơ sở y tế để khám: Tình trạng tiểu ngắt quãng, cảm giác còn nước tiểu nhưng không tiểu được, đôi khi dòng tiểu ngưng đột ngột. Cảm thấy khó chịu trong bàng quang và muốn đi tiểu ngay. Bị tiểu rò rỉ từng lúc hoặc liên tục, hiện tượng này còn có thể gọi là tiểu mất kiểm soát. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau buốt Khi tiểu, thấy xuất hiện máu hoặc máu cục lẫn trong nước tiểu. Tiểu không tự chủ về đêm. Tiểu đêm Bị sốt, mệt mỏi hay bị căng tức bụng dưới. Buồn đi tiểu liên tục có chữa được không? Tình trạng buồn tiểu liên tục hoàn toàn có thể chữa trị được hoàn toàn. Nên điều quan trọng là bạn cần sớm phát hiện dấu hiếu và đi khám để sớm điều tri khỏi những bệnh lý từ đó tình trạng buồn tiểu liên tục cũng sẽ chấm dứt.Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Phương pháp điều trị buồn đi tiểu liên tục hiệu quả Có nhiều phương pháp điều trị buồn đi tiểu liên tục khác nhau và tùy theo từng bệnh cũng như tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp khác nhau cho mỗi trường hợp cụ thể. Chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp bạn có thể dùng để tham khảo như sau: Không sử dụng thuốc Đối với phương pháp này thường phù hợp với những trường hợp tình trạng buồn tiểu liên tục ở giai đoạn nhẹ hoặc áp dụng kết hợp với phương pháp khác để tăng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo những cách sau: Luyện tập bàng quang: Đây là phương pháp giúp bàng quang có thể cải thiện được khả năng giữ nước tiểu lâu hơn từ đó giảm hiện tượng buồn tiểu lại. Để thực hiện phương pháp nay rất đơn giản, bạn chỉ cần theo dõi và cố tăng thời gian giữa mỗi lần buồn đi tiểu lên mỗi 15 phút mỗi lần, cứ tập như vậy cho đến khi thấy thoải mái. Luyện tập Kegel: Đây là bài tập giúp làm tăng có sàn chậu, bài tập này giúp cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang. Với bài tập này đầu tiên bạn cần xác định cơ sàn chậu, sau đó thực hiện động tác siết chặt cơ này trong 3 giây rồi thả ra 3 giây. Cứ lặp lại như vậy 10 lần mỗi ngày. Thay đổi thói quan săn uống sinh hoat: Đây là phương pháp vô cùng hiệu quả trong việc cải thiện cũng như phòng tránh buồn tiểu liên tục rất hiệu quả. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen uống nước khoa học, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh những loại đồ uống chứa chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ và cuối cùng là có chế độ tập thể dục hàng ngày. Sử dụng thuốc Phương pháp tiếp theo thường được sử dụng đó là sử dụng thuốc. Phương pháp này phụ hợp với tình trạng bệnh từ nhẹ đến vừa. Và cũng tùy theo từng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau, bạn có thể tham khảo sau đây: Thuốc trị bàng quang tăng hoạt:  Thuốc kháng Muscarinic làm giảm hoạt động co bóp của cơ thành bàng quang gồm Tolterodine, Propiverine, Darifenacin,…mirabegron, flavoxate, thuốc chẹn alpha, hoặc tiêm botuliym toxin A vào thành bàng quang. Thuốc trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể kể đến như là Nitrofurantonin, Trimetoprim, Beta- lactam, Cephalosporine, Floroquinolone. Thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt: sử dụng thuốc chặn alpha, thuốc 5-Alpha Reductase, thuốc ức chế phosphodiesterase-5. Thuốc trị tiểu đường: có thể sử dụng một số loại thuốc Sulfonylurea (Tolbutamide; Diamicron 80 mg; Hemidaonil 2,5mg…); Metformin (Glucophage, Metforan)… ☛ Có thể bạn quan tâm: Top 6 cây thuốc nam chữa mắc tiểu liên tục vô cùng hiệu quả Phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật này chỉ được tính đến khi mà bệnh tình đang ở giai đoạn nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến cho sức khỏe của người bệnh. Hay một số bệnh như sỏi đường tiệu niệu hay phì đại tuyến tiền liệt điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả. Ngày nay, kỹ thuật phát triển hiện đại do đó nguy cơ mắc các biến chứng hậu phẫu đã được đẩy lùi. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được cho một số đối tượng có thể trạng yếu ớt… do đó cần được cân nhắc thật kỹ. Vương Niệu Đan – giải pháp hỗ trợ điều trị buồn đi tiểu liên tục Hiện nay, TPBVSK Vương Niệu Đan đang là sản phẩm được nhiều người có biểu hiện buồn tiểu liên tuc lựa chọn và đã công nhận hiệu quả cải thiện bệnh nhanh chóng. Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế: Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bàng quang Tăng sức khỏe cơ sàn chậu Cải thiện giấc ngủ Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể tình trạng buồn tiểu liên tục giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà Chia sẻ14

Loading...