Tiểu không tự chủ

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu có những cách nào?

Việc xét nghiệm viêm đường tiết niệu là một trong những bước quan trọng giup bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Từ những kết quả xét nghiệm đó bác sĩ sẽ đưa ra đươc hướng điều trị cụ thể cho từng tình trạng bệnh. Vậy có những loại xét nghiệm nào? Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để các bạn cùng tham khảo. Mục lụcXét nghiệm viêm đường tiết niệu có cần thiết?Các xét nghiệm viêm đường tiết niệu thường được sử dụngXét nghiệm phân tích nước tiểuXét nghiệm cấy nước tiểuThực hiện quan sát hệ tiết niệu thông qua hình ảnhXét nghiệm thông qua nội soi bàng quangXét nghiệm thông qua nhuộm soi trực tiếpMột vài lưu ý để việc thực hiện xét nghiệm có kết quả chính xác Xét nghiệm viêm đường tiết niệu có cần thiết? Việc xét nghiệm viêm đường tiết niệu là quá trình thực hiện phân tích để xác định tình trạng bệnh của bệnh nhân. Có nhiều loại xét nghiệm và cần qua nhiều bước phân tích để có thể đưa ra được kết luận chính xác nhất đối với bệnh viêm đường tiết niệu. Việc thực hiện xét nghiệm viêm đường tiết niệu là việc vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây có thể coi là bước cơ bản cần phải thực hiện trong việc chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu. Sau khi đã có kết quả xét nghiệm, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác tình hình bệnh lý của bạn. Và dựa vào đó để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với từng trường hợp cụ thể. Tham khảo thêm: Viêm đường tiết niệu ở nam giới Các xét nghiệm viêm đường tiết niệu thường được sử dụng Để chẩn đoán được bệnh viêm đường tiết niệu được chính xác nhất các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm dưới đây. Xét nghiệm phân tích nước tiểu Đây là phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi lấy nước tiểu rồi đưa đi thực hiện xét nghiệm để có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh. Các này có thể kiêm tra đồng thời các tế bào hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn có trong nước tiểu, từ đó đưa ra chẩn đoán. Bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá nước tiểu thông qua 3 cách đó là: qua thị giác, sử dụng que nhúng và soi dưới kính hiển vi. Đánh giá qua thị giác: cách này nước tiểu sẽ được đánh giá qua màu sắc nếu trong nước tiểu có thấy xuất hiện màu đục, lợn cợn thay vì trong suốt và có màu sắc bất thường như có màu hơi đỏ đỏ thì khả năng bị viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, khi bị viêm đường tiết niệu nước tiểu cũng sẽ xuất hiện mùi hôi bất thường. Sử dụng que nhúng: bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc que nhựa mỏng có dải hóa chất nhúng vào mẫu nước tiểu. Sau khi nhúng dải hóa chất này sẽ chuyển đổi về màu sắc nếu trong nước tiểu có chứa lượng chất bất thường hoặc nồng độ cao hơn bình thường. Soi dưới kính hiển vi: với cách này bác sĩ sẽ thực hiện quan sát mẫu nước tiểu trực tiếp dưới kính hiển vi. Khi quan sát nếu thấy các tế bào bạch cầu thì đây chính là dấu hiệu gián tiếp của tình trạng bị viêm nhiễm. Ngoài ra việc quan sát này cũng sẽ xác định được sự tồn tại của vi khuẩn hay nấm có trong nước tiểu, điều này là dấu hiệu trực tiếp cho biết đã bị viêm đường tiết niệu. Việc thực hiện phân tích nước tiếu thường sẽ được đánh giá thông qua các chỉ số sau: Bạch cầu: Chỉ số theo tiêu chuẩn là 10 – 25 Leu/UL. Trong trường hợp bệnh nhân có chỉ số bạch cầu vượt quá, cùng với đó là triệu chứng đi tiểu nhiều, tiểu buốt, người bệnh có thể mắc bệnh do nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn. Nitrit: Chỉ số theo tiêu chuẩn là 0.05 – 0.1 mg/dL. Trường hợp chỉ số nitrit cao hơn, người bệnh đã mắc viêm đường tiết niệu. Protein: Chỉ số theo tiêu chuẩn là 7.5 – 20 mg/dL. Nếu kết quả thu được vượt quá thì đồng nghĩa với việc bệnh nhân mắc viêm đường tiết niệu do sự tồn tại của vi khuẩn. Bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu ra máu nên làm gì? Xét nghiệm cấy nước tiểu Việc thực hiện cấy nước tiểu nhằm mục đích để tìm các vi khuẩn có trong mẫu nước tiểu. Để có kết quả thì thường cần nuôi cấy trong khoảng từ 2-3 ngày. Tuy cách này sẽ mất thời gian khá lâu nhưng bác sĩ sẽ có xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Việc chẩn đoán có bị viêm đường tiết niệu hay không thì bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên những tiêu chí sau: Nếu kết quả nuôi cấy ≥ 105 CFU/ml kết luận là đã bị viêm đường tiết niệu. Nếu kết quả nuôi cấy 103 – 105 CFU/ml sẽ nghi ngờ bị viêm đường tiết niệu, cần kết hợp với lâm sàng, xét nghiệm trực tiếp xem số lượng bạch cầu niệu. Nếu kết quả nuôi cấy < 103 CFU/ml kết luận không bị viêm đường tiết niệu. Nếu có trên hai loài vi khuẩn thì mẫu bệnh phẩm cần được lấy lại và thực hiện xét nghiệm lại. Thực hiện quan sát hệ tiết niệu thông qua hình ảnh Với cách này sử dụng hình ảnh thông qua việc siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ hay chụp x-quang để xác định những nguyên nhân bất thường gây viêm đường tiết niệu. Bằng việc thông qua hình ảnh, các bác sĩ với chuyên môn của mình sẽ xác định xem có bất cứ điều gì bất thường trong cấu trúc của hệ tiết niệu xem có dị tật hay có bị chèn ép, xấm lấn gì hay không? Nếu có thì sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp can thiệp ngoại khoa phù hợp để giải quyết tình trạng bị chèn ép. Ngoài ra việc nhìn hình ảnh chụp hệ tiết niệu cũng sẽ xác định được vị trí tổn thương gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu. Xét nghiệm thông qua nội soi bàng quang Nội soi bàng quang sẽ giúp các bác sĩ kiểm tra được tình trạng niêm mạc đường tiết niệu dưới trong đó có niệu đạo và bàng quang. Việc thực hiện nội soi bàng quang chỉ được thực hiện trong trường hợp người bệnh bị viêm đường tiết niệu bị tái phát nhiều lần. Cách này bác sĩ sẽ đưa ống nội sọi qua niệu đạo lên bàng quang và quan sát bên trong thông qua màn hình. Lúc này bác sĩ có thể phát hiện ra bất kỳ tổn thương nào xuất hiện trên bề mặt niêm mạc bàng quang hay niệu đạo. Bởi đây chính là điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn có thể sinh trưởng và phát triển gây bệnh viêm đường tiết niệu. Thông tin thêm cho bạn: Các bệnh lý thường gặp về bàng quang Xét nghiệm thông qua nhuộm soi trực tiếp Với kỹ thuật này các mẫu bệnh phẩm được lấy và tiến hành nhuộn soi trực tiếp theo phương pháp xét nghiệm không ly tâm nước tiểu. Ống nước tiểu được lắc kỹ rồi sử dụng một giọt nước tiểu (0,05ml) lên một lam kính sạch. Có thể nhỏ 3 – 4 giọt lên một lam kính ở 3 – 4 vị trí, không để các giọt nước tiểu lẫn vào nhau, không dàn giọt nước tiểu cho rộng ra. Để khô tự nhiên, cố định tiêu bản bằng nhiệt rồi nhuộm Gram. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá kết quả dữa trên những yếu tố sau: Đối với bạch cầu niêu: Nếu trên tiêu bản không có bạch cầu trên vi trường thì sẽ không bị viêm đường tiết niệu. còn nếu trên tiêu bản có nhiều hơn 10 bạch cầu trên vi trường thì sẽ kết luận là bị viêm đường tiết niệu. Đối với vi khuẩn niệu: Nếu có trên 1 vi khuẩn trên vi trường thì kết luận là bị viêm đường tiết niệu. Còn nếu không thấy xuất hiện vi khuẩn trên vi trường thì kết luận là không bị mắc bệnh. Trong trường hợp thấy có 2 loại hình thể vi khuẩn thì cần lấy lại mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm lại. Một vài lưu ý để việc thực hiện xét nghiệm có kết quả chính xác Để việc thực hiện xét nghiệm diễn ra thuận lợi nhất và có kết quả chính xác nhất thì bạn cần chú ý đến những vấn đề như sau: Tốt nhất bạn nên nhịn ăn uống trước khi thực hiện xét nghiệm hay bạn cũng không nên vận động mạnh để tránh làm nước tiểu bị đổi màu khiến kết quả không được chính xác. Đối với phụ nữ thì bạn cần trao đổi cũng như cung cấp thông tin với bác sĩ về chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc để chữa bệnh nào khác thì cũng cần nói rõ với bác sĩ  hoặc tốt nhất là mang theo đơn thuốc đi. Hãy lựa chọn những cơ sở y tế đúng chuyên môn, có chất lượng và uy tín để thực hiện xét nghiệm viêm đường tiết niệu. Lúc này kết quả cho ra sẽ chính xác hơn. Trên đây là những thông tin về những phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe. Thông tin hữu ích cho bạn: Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không? Chia sẻ0

Những cách đơn giản điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh xuất hiện khá phổ biến ở cả nam giới lẫn nữ giới. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Với những trường hợp bệnh nhẹ các bạn có thể tham khảo những cách điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà vừa đơn giản và hiệu quả sẽ được chúng tôi chia sẻ sau đây. Mục lụcTổng quan về bệnh viêm đường tiết niệuNhững cách điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quảSử dụng rau diếp cáSử dụng tỏiSử dụng giấm táoSử dụng lá trầu khôngSử dụng nha đamSử dụng quả việt quấtSử dụng cây bồ công anhSử dụng rau mùi tâySử dụng râu ngôNhững lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà Tổng quan về bệnh viêm đường tiết niệu Đường tiết niệu bao gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, đường tiết niệu có nhiệm vụ bài tiết và sản xuất nước tiểu. Hệ thống đường tiết niệu rất dễ xảy ra tình trạng viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như do vi khuẩn E.Coli (chiếm hơn 80% nguyên nhân gây bênh), có thói quen sinh hoạt không tốt, quan hệ tình dục không an toàn,… Bệnh viêm đường tiết niệu có thể xuất hiển ở bất kỳ đối tượng nào cả nam giới và nữ giới. Bệnh thường không quá nghiêm trọng, nhưng nếu để lâu thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, các bạn cần chú ý đến những dấu hiệu của bệnh như sau để sớm có phương án điều trị: Đối với nữ giới: khi bị viêm đường tiết niệu thường xuất hiện những triệu chứng như đau tức bụng dưới, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, hơn nữa còn có cảm giác đau khi đi tiểu. Có hiện tượng tiểu đêm. tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục và mùi khai nồng. Một vài trường hợp còn xuất hiện tình trạng đau dữ dội ở vùng thẳt lưng,… Đối với nam giới: dấu hiệu thường xuất hiện là có hiện tượng buồn tiểu, đi tiểu liên tục cả ngày và đêm nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít. Xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục, có dịch tiết ra bất thường ở đầu dương vật. Ngoài ra, nam giới còn có cảm giác đau, nóng rát vùng bụng dưới hay đau ở vùng lưng,… Đối với trẻ em: với trẻ em sẽ có những dấu hiệu như bị đau bụng, sốt, bỏ ăn. Thường là xuất hiện ở các dạng bệnh viêm thận, viêm khuẩn niệu hay viêm bàng quang. >>> Thông tin thêm cho bạn: Viêm đường tiết niệu dưới là gì? Những cách điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả Với những trường hợp bạn phát hiện bệnh sớm, tình trạng bệnh còn nhẹ bạn có thể tham khảo sử dụng những cách điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản mà hiệu quả dưới đây: Sử dụng rau diếp cá Rau diếp cá không chỉ là một loại rau thơm được sử dụng trong các bữa ăn mà ra diếp cá còn được sử dụng để chữa bệnh. Loại rau này có tác dụng tốt đối với sức khỏe, giúp thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra trong Đông y, rau diếp cá còn là một vị thuốc có vị hơi tanh, tính lạnh, có chứa chất kháng viêm, có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, bí tiểu, u nhọt,… Nguyên liệu: 1 bó rau diếp cá, có thể dùng cả lá tươi hoặc lá khô, đường. Cách thực hiện: Bạn đem rau diếp cá rửa sạch loại bỏ các lá hỏng. Sau đó cho vào máy xay sinh tố để ép lếnh nước. Để dễ uống hơn các bạn cho vào một ít đường để uống hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể sử dụng lá diếp cá đã được phơi khô, đem đun lấy nước uống cũng mang lại hiệu quả tương tự. Sử dụng tỏi Tỏi là một loại gia vị giúp tăng hương vị của món ăn, nhưng ngoài công dụng đó tỏi còn là một vị thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm rất tốt. Bởi trong tỏi có chứa hàm lượng lớn các chất kháng sinh tự nhiên như Glycogen, Allicin,… những chất này đều có tác dụng kháng khuẩn cũng như sát trùng. Ngoài ra trong tỏi còn chứa nhiều các vitamin như vitamin A, B, C,… giúp tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể. Vì những công dụng trên mà tòi thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Nguyên liệu: 3-4 nhánh tỏi Cách thực hiện: Tỏi bạn đem đi loại sạch lớp bỏ bên ngoài, rồi mang rửa lại với nước và thái thành từng miếng mỏng. Tiếp đến bạn mang tỏi đi phơi trong không khí khoảng 15 phút, điều này sẽ giúp các chất kháng sinh trong tổi phát huy hết tác dụng. Sau khi đã phơi bạn có thể ăn sử dụng ăn trực tiếp hàng ngày, những phần còn lại bạn có thể phơi tiếp để sử dụng dần. Xem thêm: Một số bệnh về đường tiết niệu phổ biến Sử dụng giấm táo Cách điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả tiếp theo là sử dụng giấm táo. Trong giấm táo có chứa enzyme, kali cùng một số chất có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Nguyên liệu: giấm táo, mật ong Cách thực hiện: Pha 2 thìa mật ong với 1 thìa giấm táo tạo thành một hỗn hợp. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này để uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm uống mỗi ngày, tốt nhất sử dụng khi đang đói. Sử dụng lá trầu không Trong trầu không có chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm. Sử dụng trầu không thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn, sát khuẩn vị trí bị viêm trong đường tiết niệu, giúp niêm mạc nhanh chóng phục hồi. Nguyên liệu: Chuẩn bị từ 10-15 lá trầu không tươi. Cách thực hiện: Rửa sạch trầu không sau đó vò nát, cho vào nồi đun với một bát nước lớn. Chắt lấy nước xông vùng kín cho đến khi nước nguội bớt rồi rửa niệu đạo. Sử dụng nha đam Nha đam được sử dụng nhiều để làm đẹp, nhưng nó cũng có tác dụng giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Bởi trong nha đam có chứa nhiều chất có tính kháng khuẩn, gây tê và có tác dụng chống viêm rất tốt. Ngoài ra nha đam còn có tác dụng gây ức chế cơ thể sản sinh ra axit, từ đó giúp ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Nguyên liệu: Lá nha đam, nên chọn loại lớn, thịt dày. Cách thực hiện: Lọc lấy phần thịt nha đam, bỏ đi phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch nhựa, ngâm nước muối loãng. Cho phần thịt nha đam đã chuẩn bị vào máy xay lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 cốc là tốt nhất. Lưu ý: Người bị nhuận tràng không nên sử dụng nha đam để tránh gây tổn thương cho gan. Sử dụng quả việt quất Sử dụng quả việt quất để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu được sử dụng khá phổ biến ở những nước châu Âu. Bởi theo như nhiều nghiên cứu, nước ép từ loại của này có chứa nhiều proanthocyanidin – một hoạt chất có khả năng ngăn không cho vi khuẩn gây hại bám vào thành niệu quản hoặc bàng quang. Không những vậy, uống nước ép việt quất còn giúp cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh. Nguyên liệu: 20g quả việt quất tươi, muối trắng và 50ml nước lọc Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cần rửa sạch quả việt quất rồi cho vào máy xay sinh tố cùng với 50ml nước lọc rồi xay nhuyễn. Thêm một ít muối vào rồi tiếp tục xay thêm trong khoảng 1 phút. Sau đó bạn lấy một tấm vải xô để lọc lấy phần nước cốt, bạn có thể sử dụng trực tiếp phần nước cốt này hàng ngày. Sử dụng cây bồ công anh Cây bồ công anh cũng được sử dụng nhiều để chữa bệnh viêm đường tiết niệu khá hiệu quả. Cậy bồ công anh theo Đông y có vị đắng, tính lạnh. Loại cây này có công dụng giúp trừ độc, loại bỏ viêm nhiễm và tiêu sưng. Ngoài ra cây bồ công anh còn có công dụng lợi tiểu, việc đi tiểu tiện nhiều sẽ giúp cho vi khuẩn trong đường tiết niệu được đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Nguyên liệu: 15g lá và rễ cây bồ công anh Cách thực hiện: Lá và rễ cây bạn cần mang đi loại bỏ hết bụi bẩn.  Sau đó chuẩn bị khoảng 250ml nước sôi rồi cho chỗ bồ công anh bạn đã làm sạch vào. Thực hiện hãm trong khoảng 5-10 phút để các chất có trong cây bồ công anh tiết ra hết, lức này bạn có thể sử dụng để uống trực tiếp. Mỗi ngày bạn nên uống 3 lần để thấy được hiệu quả mang lại. Bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu có lây không? Sử dụng rau mùi tây Rau mùi tây hay còn được gọi là ngò gai, một gia vị quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Ngoài là gia vị thì rau mùi tây còn có thể sử dụng để chữa bệnh viêm đường tiết niệu cũng rất hiệu quả. Bởi trong rau mùi tây có chứa các dưỡng chất như Apiozit, acid béo Omega-3 và Omega-6 giúp bảo vệ cơ thể kháng viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu y học còn chỉ ra rau mùi tây có chứa một số chất giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả. Nguyên liệu: Một nắm rau mùi tây. Cách thực hiện: Rửa sạch rau mùi, cho vào nồi đun sôi với nửa lít nước. Tắt bếp, lọc bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Nên uống liên tục trong 3 – 5 ngày để có hiệu quả. Lưu ý: Không nên áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng rau mùi tây cho người bị viêm loét dạ dày. Sử dụng râu ngô Râu ngô theo Đông y có vị ngọt, tính bình. Ngoài ra trong râu ngô còn có chứa nhiều vitamin như A, B1, B2, K có tác dụng tăng cường sức đề kháng, lợi tiểu, làm tan sỏi thận, chữa viêm nhiễm đường tiết niệu. Uống râu ngô vào buổi sáng sẽ giúp thanh lọc thận, ngăn ngừa sự lắng cặn và hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Nguyên liệu: 100g râu ngô Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cần làm sạch râu ngô, sau đó cho vào nôi đun với khoảng 100ml nước ở với lửa nhỏ trong 10-15 phút. Bạn nên sử uống 2 lần một ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối, trước bữa ăn 3-4 giờ. Có thể sử dụng nước râu ngô này để thay nước lọc. Thông tin thêm cho bạn: Những loại thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu phổ biến Những lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà Trong quá trình sử dụng những biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà mà chúng tôi vừa chia sẻ, các bạn cần chú ý những điều sau để giúp cho việc điều trị bệnh phát huy được hiệu quả tốt đa. Chọn mua các nguyên liệu sạch đảm bảo chất lượng. Không tự ý kết hợp các dược liệu với nhau để uống hoặc vệ sinh vùng kín. Cần áp dụng các phương pháp này liên tục trong 5 – 7 ngày mới phát huy tác dụng. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì, không nên thay đổi liên tục các cách điều trị trong thời gian ngắn. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, nên mặc đồ cotton mềm, rộng, thoải mái. Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh, hóa chất có thể khiến vùng kín bị tổn thương. Có thể sử dụng nước muối pha loãng hàng ngày để sát khuẩn vùng kín. Trong thời gian điều trị viêm đường tiết niệu cần kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ kích ứng viêm nhiễm. Uống nhiều nước, tốt nhất bạn nên uống từ 2 lít nước trở lên mỗi ngày giúp tăng lượng nước tiểu hỗ trợ đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa vitamin C làm cho nước tiểu có tính axit hơn, chống lại vi khuẩn trong đường tiết niệu. Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không nên nhịn tiểu mà cần đi tiểu thường xuyên mỗi khi có nhu cầu để giúp loại bỏ được vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Những cách điều trị tại nhà này tuy an toàn nhưng có dược tính chưa đủ mạnh, với trường hợp bệnh nặng bạn cần đi khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp với bệnh tình. Trong quá trình sử dụng các phương pháp trên để điều trị nếu không thấy chuyển biến tích cực hoặc có phản ứng bất thường, các bạn cần dừng lại ngay và đến các cơ sở y tế thăm khám, để tránh làm bệnh tình nặng hơn hay gây nên những tác dụng không tốt tới sức khỏe. Trên đây là những cách giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà hiểu quả và đơn giản bạn có thể tham khảo. Với mỗi cách điều trị đều có những ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy trước khi áp dụng bạn cần tham khảo thật kỹ từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bản thân mình. Thông tin hữu ích cho bạn: Những điều bạn cần biết về viêm đường tiết niệu ở nam giới Chia sẻ0

Vì sao viêm đường tiết niệu bị tái phát nhiều lần?

Có đến 30-40% người bị viêm đường tiết niệu có nguy cơ bị tái phát. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy vì sao bệnh viêm đường tiết biệu bị tái phát? Và làm thế nào để giúp ngăn chặn viêm đường tiết niệu bị tái phát nhiều lần? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đó. Mục lụcBệnh viêm đường tiết niệu bị tái phátVì sao viêm đường tiết niệu bị tái phát nhiều lần?Do trong quá trình điều trịDo vấn đề về vệ sinhDo quan hệ tình dục không an toànDo những thói quen sinh hoạt không tốtDấu hiệu viêm đường tiết niệu bị tái phátXử lý viêm đường tiết nệu bị tái phát thế nào?Cách phòng ngừa viêm đương tiết niệu tái phát Bệnh viêm đường tiết niệu bị tái phát Bệnh viêm đường tiết niệu bị tái phát là tình trạng sau khi điều trị một thời gian khỏi thì bệnh lại bi quay trở lại. Viêm đường tiết niệu có thể bị tái phát đi tái phát lại nhiều lần có thể 3-4 lần trong một năm, trong nhiều trường hợp người bệnh còn bị tái phát mỗi tháng một lần. Nguy cơ bị tái phát bệnh viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Nhưng tỉ lệ nữ giới bị tái phát bệnh này là cao hơn nhiều so với nam giới. >>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu Vì sao viêm đường tiết niệu bị tái phát nhiều lần? Tình trạng bị viêm đường tiết niệu điều trị mãi không khỏi và bị tái phát nhiều lần sau khi đã điều trị khỏi trong khoảng một thời gian. Tuy đây là căn bệnh điều trị không quá phức tạp, tuy nhiên việc tỉ lệ bệnh này bị tái phát cũng khá cao. Vậy nguyên nhân khiến bệnh bị tái phát có thể kể đến như sau: Do trong quá trình điều trị Việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hoàn toàn không khó, điều quan trọng là bạn cần phải sử dụng đúng loại thuốc và tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn mà bác sĩ đã chỉ định. Nhưng có rất nhiều người lại tự ý đi mua thuốc về để tự điều trị hay nếu có sự chỉ định của bác sĩ thì lại không tuân theo mà tự ý thay đổi liều lượng, thay đổi thời gian sử dụng thuốc. Điều này sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn mà nguy hiểm hơn là sẽ khiến bệnh thường xuyên bị tái phát và bị nhờn thuốc. Do đó, trong điều trị bất cứ bệnh gì thì việc tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn là hết sức quan trọng. Sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn cũng như đồng thời hạn chế được tối đa tình trạng bệnh bị tái phát nhiều lần. Do vấn đề về vệ sinh Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh viêm đường tiết niệu bị tái phát. Việc vệ sinh không sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ vợ chồng, trong thời kỳ kinh nguyệt (đối với nữ giới) và bị các cặn bẩn bám trên dương vật (đối với nam giới) sẽ khiến bệnh bị tái phát lại. Những vấn đề này sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn phát triển và thâm nhập gây viêm đường tiết niệu. Do quan hệ tình dục không an toàn Quan hệ tình dục không an toàn hay quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau khiến nguy cơ bị các bệnh về đường tình dục như sủi mào gà, bệnh lậu, bệnh giang mai,… Đây chính là những nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng bị viêm đường tiết niệu hay bị tái phát. Tham khảo thêm: Bị viêm đường tiết niệu có nên quan hệ vợ chồng không? Do những thói quen sinh hoạt không tốt Những thói quen không tốt như nhịn tiểu là nguyên nhận khiến cho bệnh viêm đường tiết niệu bị tái phát trở lại. Bởi khi nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến nước tiểu không được đào thải ra ngoài mà bị giữ lại lâu bên trong cơ thể, đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể sinh trưởng và phát triển từ đó bệnh viêm đường tiết niệu bị tái phát. Dấu hiệu viêm đường tiết niệu bị tái phát Một vài dấu hiệu cơ bản khi bị viêm đường tiết niệu bị tái phát các bạn cần chú ý đối với từng vị trí viêm khác nhau như sau: Viêm bàng quang xuất hiện với dấu hiệu tiểu buốt và tiểu dắt, tiểu máu. Nước tiểu đục, hôi. Thường có đau vùng bụng dưới. Viêm niệu đạo xuất hiện những dấu hiệu như viêm bàng quang và kèm theo có mủ chảy ra từ lỗ tiểu. Viêm tuyến tiền liệt xuất hiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu dắt nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ với số lượng ít. Xuất hiện tình trạng sốt cao, rét run và đau mỏi cơ. Nước tiểu có thể đục và thậm chí có mủ chảy qua niệu đạo. Viêm thận bể thận là một bệnh cảnh nhiễm khuẩn nặng nề với biểu hiện sốt cao 39-400C, kèm theo rét run. Đau vùng thắt lưng. Có thể kèm theo các dấu hiệu tiểu tiện bất thường như khi bị viêm bàng quang. Xử lý viêm đường tiết nệu bị tái phát thế nào? Khi nhận thấy những dấu hiệu của viêm đường tiết niệu bị tái phát như đã nêu ở trên các bạn cần báo ngay cho bác sĩ có chuyên môn về bệnh tình của bạn. Khi đó, các bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra những phương án để điều trị phù hợp. Có thể kể đến như: Thực hiện các xét nghiệm hoặc kiểm tra để có thể biết chính xác tình trạng bệnh từ đó có phương pháp điều trị hợp lý. Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu tái phát. Ở một số trường hợp, nếu như nguyên nhân gây ra bệnh là hệ thống tiết niệu bị tắc nghẽn thì cần phẫu thuật để đạt được kết quả điều trị cao nhất. Có thể bạn cần: Những loại thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu phổ biến Cách phòng ngừa viêm đương tiết niệu tái phát Để ngăn chặn tình trạng viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, người bệnh cần có những biện pháp sau: Sử dụng thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần: nếu bạn là người có nguy cơ dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu một lần nữa nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng ngừa. Đối với những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có thể bổ sung estrogen giúp phòng ngừa hiệu quả viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần. Nên xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để phát hiện được những vi khuẩn còn ẩn trong hệ thống tiết niệu. Từ đó, sử dụng những biện pháp giúp ngăn chặn vi khuẩn này phát triển và lây lan sẽ giúp phòng ngừa được bệnh. Ngoài ra, việc thay đổi thói quen hằng ngày cũng có thể giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu tái phát hiệu quả: Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 1 tháng, sau đó quan hệ nhẹ nhàng, tránh thô bạo và tần suất nhiều gây tổn thương vùng kín. Uống 2 lít nước mỗi ngày để đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiểu. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, trước và sau mỗi lần quan hệ tình dục. Không nhịn tiểu, đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Nên sử dụng vòi sen để tắm. Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, đồ lót chất vải cotton, thấm hút mồ hôi. Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin A,C, thực phẩm giàu probiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật. Trên đây là những thông tin về câu hỏi vì sao viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần cùng những giải đáp và các biện pháp phòng ngừa tái nhiễm bệnh. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn, giúp các bạn sớm khắc phục, đẩy lùi dứt điểm chứng bệnh này và phòng tránh hiệu quả. Thông tin hữu ích cho bạn: Viêm đường tiết niệu có bị lây hay không? Chia sẻ0

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới - Điều chị em cần quan tâm

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới xuất hiện khá phổ biến, bệnh gây nhiều lo lắng cho chị em bởi nó gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như là suy giảm sức khỏe và tâm lý. Vậy bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì? Có điều gì chị em cần quan tâm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để làm rõ những vấn đề này. Mục lụcViêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì?Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở nữ giớiDấu hiệu viêm đường tiết niệuViêm đường tiết niệu ở nữ giới có nguy hiểm không?Những phương pháp để chẩn đoán bệnhCách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giớiPhương pháp Tây yPhương pháp Đông yPhương pháp dân gianPhòng bệnh viêm đường tiết niệu thế nào hiệu quả? Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì? Viêm đường tiết niệu hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu chủ yếu là vi khuẩn E.Coli, đây là vi khuẩn ở trong đường ruột và tấn công vào hệ tiết niệu (gồm thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo) từ hậu môn. Ngoài vi khuẩn E.Coli thì nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu còn do nấm, ký sinh trùng khác gây ra. Đây là căn bệnh có tỉ lệ mắc ở nữ giới thường cao hơn so với ở nam giới, nguyên nhân là do cấu tạo của đường niệu đạo ở nữ giới thường có cấu tạo ngắn và thẳng hơn nam giới. Điều này khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào hậu môn thông qua niệu đạo. Theo thống kế có đến 30-40% nữ giới đã từng bị bệnh viêm đường tiết niệu. Tỉ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới thay đổi theo độ tuổi: Độ tuổi dưới 18: Đây là độ tuổi mà nữ giới có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp nhất, chỉ khoảng 11%. Nguyên nhân là do nữ giới ở độ tuổi này hầu hết chưa quan hệ tình dục, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp hơn và chăm sóc bản thân cũng tốt hơn. Độ tuổi từ 18 – 24: Tỷ lệ nữ giới độ tuổi từ 18 – 24 mắc viêm đường tiết niệu đạt khoảng 20%. Đây là lứa tuổi trưởng thành và sinh con, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Độ tuổi trên 25: Phụ nữ trưởng thành rất hay bị viêm, nhiều trường hợp 50% thời gian quãng đời của họ sống chung với căn bệnh này. >>> Bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu dưới là gì? Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở nữ giới Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ giới là do vi khuẩn gây chiếm đến 80%, ngoài ra còn có những nguyên nhân khác có thể kể đến như sau: Thói quen hằng ngày khi đi vệ sinh là lau từ sau ra trước khiến vi khuẩn E.coli ở hậu môn dễ dàng xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây viêm nhiễm. Phụ nữ quan hệ tình dục có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ không hoạt động tình dục bởi nó có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào hệ niệu đạo nhanh hơn. Mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Khi mãn kinh thì lượn estrogen trong cơ thể giảm gây ra những thay đổi trong mô xung quanh ở niệu đạo dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu. Việc sử dụng băng vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt hay sinh nở cũng dễ làm cho vi khuẩn phát triến hơn bình thường. Thói quen nhịn tiểu hoặc ít uống nước cũng là nguyên nhân khiến nữ giới dễ mắc bệnh hơn. >>> Tham khảo chi tiết hơn: Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu bạn nên biết Dấu hiệu viêm đường tiết niệu Bệnh viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của chị em, nếu để bệnh phát triển sẽ gây nên rất nhiều nguy hiểm, do đó chị em cần chú ý những dấu hiệu của bệnh dưới đây: Chị em thường có cảm giác buồn đi tiểu, thường đi tiểu vào ban đêm, bị đau tức bụng dưới, đặc biệt là trong lúc đi tiểu. Chị em thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, màu nước tiểu đục và có mùi khai nồng. Một số trường hợp có thể tiểu ra máu. Người bệnh đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít. Một số bệnh nhân bị đau dữ dội vùng bụng dưới và vùng thắt lưng do nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận. Trường hợp nặng người bệnh còn có cảm giác sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn ói. Viêm đường tiết niệu ở nữ giới có nguy hiểm không? Nữ giới bị viêm đường tiết niệu không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có những biến chứng nguy hiểm có thể kể đế như: Nếu nữ giới trong quá trình mang thai mà không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Nữ giới bị viêm đường tiết niệu có thể khiến tắc vòi trứng từ đó dẫn tới bị vô sinh. Viêm đường tiết niệu ở nữ giới gây ra tình trạng tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu, nên khi quan hệ tình dục thường bị đau đớn, gây ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng. Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời rất có thể sẽ gây viêm bể thận cấp tính hay mãn tính. Nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu không được điều trị triệt để, có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong. Khi viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính, thì hậu quả tất yếu là dẫn tới suy thận mạn tính. >>> Xem thêm: Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không? Những phương pháp để chẩn đoán bệnh Khi gặp phải bất kì triệu chứng nào ở trên hoặc nghi ngờ mình bị viêm đường tiết niệu nên đến bác sĩ để được xét nghiệm chẩn đoán đúng tình trạng nhất. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh có thể kể đến như sau: Xét nghiệm nước tiểu: với phương pháp này bác sĩ sẽ sử sử dụng một que nhựa mỏng có dải hóa chất đặt trong mẫu nước tiểu, dải hóa chất này sẽ chuyển màu nếu trong nước tiểu có các chất bất thường. Người bị viêm đường tiết niệu sẽ khi có nitrit hoặc leukocyte esterase trong nước tiểu. Và để chắc chắn hơn về nguyên nhân gây bệnh thì các bác sĩ cũng có thể kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển vi. Khi quan sát thấy có dấu hiệu của vi khuẩn hoặc nấm là người bệnh đã bị viêm đường tiết niệu. Nuôi cấy nước tiểu: cấy nước tiểu để tìm kiếm vi trùng là cách chẩn đoán khá hữu hiệu, tuy cách này không có kết quả nhanh mà cần phải chờ 2-3 ngày để vi khuẩn phát triển. Và sau 2-3 ngày nếu không có vi khuẩn phát triển thì kết quả là âm tính còn không có nghĩ là đã bị viêm đường tiết niệu. Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp CT: cách này thường sử dụng trong một số thường hợp đặc biệt do di tật bẩm sinh hay có bất thường trong cấu trúc thì các bác sĩ cần chụp lại và quan quan sát hệ tiết niệu thông qua hình ảnh. Nội soi bàng quang: phương pháp này bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua niệu đạo lên bàng quang và quan sát bên trong. Lúc này bác sĩ sẽ biết được xem có bất kỳ tổn thương nào trên bề mặt niêm mạc bàng quang hay niệu đạo hay không bởi đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Sau khi tiến hành các xét nghiệm bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh từ đó sẽ có những phương pháp chữa trị phù hợp. Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới để chữa trị hiệu quả thướng tùy theo từng mức độ và tình trạng bệnh, do đó bạn cần đi khám từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp bạn có thể tham khảo như sau: Phương pháp Tây y Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn gây nên, do đó phương pháp điều trị hưu hiệu là sử dụng thuốc kháng sinh để giúp diệt khuẩn, giảm viêm. Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh thường kéo dài từ 7-10 ngày tùy theo mức độ bệnh. Nhiều trường hợp bệnh tình nặng thậm chí còn phải dùng đến kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch. Loại kháng sinh được sử dụng phổ biến để điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả có thể kể đến Doxycycline (Monodox, Vibramycin). Phương pháp Tây y sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ đến với sức khỏe như: đâu đầu, buồn nôn, dị ứng,… cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. >>> Bạn có thể tham khảo: Những loại thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu Phương pháp Đông y Ngoài sử dụng phương pháp Tây y thì phương pháp Đông y cũng mang lại hiệu quả. Đối với phương pháp Đông y tường hướng đến việc giúp người bệnh thanh lọc cơ thể và điều trị các triệu chứng. Các bài thuốc đều sử dụng từ thảo dược nên khá an toàn. Dưới đây là một vài bài thuốc bạn có thể tham khảo: Bài thuốc 1: Sắc 15 gram hoa mào gà + 10 gram biển súc + 8 gram thài lài tía 8g + 8 gram rễ cỏ tranh +15 gram rau má + 10 gram râu ngô 10g. Dùng sắc và uống trong 5-7 ngày liên tục. Bài thuốc 2: đem hạt ích mẫu, chè khô mỗi thứ 6-9g + 600ml nước sắc uống ngày hai thang vào lúc đói sẽ giúp thanh nhiệt, trị tiểu đục, tiểu ra máu, tiết rắt và tiểu buốt. Bài thuốc 3: hải kim sa + cỏ seo gà + dây mướp đắng đem đun sôi khoảng 20-30 phút. Cho chè khô vào tiếp tục đun sôi hai phút nữa. Ngày uống một thang, giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả. Phương pháp dân gian Phương pháp cuối cùng giúp điều trị viêm đường tiết niêu chị em có thể tham khảo đó là sử dụng các bài thuốc dân gian. Nguyên liệu của những bài thuốc này thường khá phổ biến ở xung quanh chúng ta. Chị em có thể tham khảo: Sử dụng ngải cứu: Ngải cứu được biết đến công dụng chữa bệnh đau đầu, giải cảm, các chứng viêm bàng quang, thận, niệu đạo. Bạn lấy ngải cứu, cỏ seo gà, rễ cỏ tranh rửa sạch giã nát lọc lấy nước rồi hòa mật ong uống hàng ngày trong 1 tuần. Sử dụng râu ngô: Theo y học cổ truyền râu ngô có công dụng lợi tiểu, lợi gan mật, thanh nhiệt, chữa bệnh thận tiết niệu, xuất huyết rất tốt. Bạn lấy râu ngô rửa sạch sau đó đun sôi với nước khoảng 15 phút rồi lấy nước uống trước bữa ăn 3 tiếng. Sử dụng rau dừa nước: Rau dừa nước được biết có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc. Bạn cần chuẩn bị khoảng 300g rau dừa nước tươi đun với nước để uống. Để cho dễ uống hơn bạn có thể cho một chút đường. Cần lưu ý là nên uống trước bữa ăn, ngày 2 lần và liên tục từ 5 ngày mới có tác dụng. Có thể bạn quan tâm: Viêm đường tiết niệu có bị lây không? Phòng bệnh viêm đường tiết niệu thế nào hiệu quả? Để phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới, chị em cần chú ý thực hiện những biện pháp sau: Tránh thụt rửa, bởi việc thụt rửa sẽ làm xáo trộn sự cân bằng hóa học và các vi khuẩn thông thường của âm đạo. Điều này sẽ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Sau khi tắm hoặc đi vệ sinh nên sử dụng khăn hoặc giấy lau khô, làm sạch vùng kín trước sau đó mới tới hậu môn. Tránh sử dụng các chất dễ gây kích thích niệu đạo như: ngâm tắm trong bồn tắm pha xà phòng, dùng chất khử mùi tại chỗ,… Thay vào đó, bạn nên tắm dưới vòi hoa sen. Tránh dùng biện pháp tránh thai sử dụng màng ngăn vì nó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn E.coli. Thay vào đó nên sử dụng bao cao su hoặc thuốc tránh thai. Mặc đồ lót thoáng khí sẽ giúp không khí được lưu thông xung quanh âm đạo, hạn chế được vi khuẩn gây bệnh phát triển. Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì việc này sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Không chỉ vậy, nhịn tiểu còn làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Sử dụng băng vệ sinh chất luợng tốt, nên thay băng thường xuyên vào những ngày có kinh nguyệt. Uống đủ lượng nước cần thiết, 2 – 2.5 lít/ngày để tăng lượng bài tiết cho thận, giúp tống xuất hết vi khuẩn ra ngoài và hạn chế nguy cơ xâm lấn ngược dòng. Tăng cường ăn các loại hoa quả giàu Vitamin C để tăng cường sức khỏe đường tiết niệu, ngăn ngừa viêm nhiễm. Thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời. Như vậy bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Nếu có bất cứ thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ tới số tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết hơn. Thông tin thêm cho bạn: Viêm đường tiết niệu ở nam giới những điều bạn cần biết Chia sẻ0

Viêm đường tiết niệu ở nam giới những điều bạn cần biết

Viêm đường tiết niệu ở nam khiến ảnh hưởng rất nhiêu đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của anh em. Do đó, anh em cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định về căn bệnh viêm đường tiết niệu này để giúp phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vậy anh em cần quan tâm đến những vấn đề gì về căn bênh này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Mục lụcBệnh viêm đường tiết niệu ở nam giớiTriệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới thường gặpNguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giớiDo nhiễm khuẩnDo vệ sinh không sạchDo quan hệ không lành mạnhDo thói quen nhịn tiểuDo các bệnh lý khácNam giới bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở nam giớiCách điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới hiệu quảCách phòng bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới Đường tiết niệu đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể, hệ đường tiết niệu có chức năng lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu. Hệ tiết niệu nói chung và ở nam giới nói riêng gồm các cơ quan như: thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Bệnh viêm đường tiết niệu xuất hiện là do xảy ra tình trạng viêm, nhiễm trùng những bộ phận này. Bệnh viêm đường tiết niệu có thể được chia làm 2 nhóm chính như sau: Viêm đường tiết niệu cao: là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niệu quản và thận. Viêm đường tiết niệu thấp: là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở niệu đạo và bàng quang. Theo thông kê, trên thế giới có tới 3% nam giới bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Tuy ban đầu không gây ảnh hưởng quá nhiều đến anh em nhưng lâu dần sẽ làm bệnh tình chuyển nặng, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. >>> Bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu có bị lây không? Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới thường gặp Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có những các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới sẽ khác nhau, nhưng để anh em dễ nhận biết thì cần chú ý đến những dấu hiệu chung như sau: Rối loạn tiểu tiện: đây là triệu chứng khá dễ nhận biết. Khi bị mắc viêm đường tiết niệu thì thường sẽ xuất hiện cảm giác đi tiểu nhiều, tiểu buốt hay són tiểu,… Nước tiểu dấu hiệu bất thường: nếu bị mắc viêm đường tiết niệu anh em sẽ thấy nước tiểu có dấu hiệu lạ về cả màu sắc và mùi cụ thể nước tiểu có mùi hôi khó chịu, màu nước tiểu có màu đục. Nếu bệnh tình nặng đôi khi còn thấy có xuất hiện máu, mủ lẫn trong nước tiểu. Có cảm giác ngứa, rát: một dấu hiệu nữa cũng thường gặp đó là xuất hiện tình trạng đau rát cũng như ngứa ngáy. Nhiều trường hợp nam giới còn gặp phải vấn đề liên quan đến xuất tinh. Sốt: đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm đường tiết niệu. Bị viêm đường tiết niệu có thể gây ra tình trạng sốt cao hoặc sốt từng cơn, tình trạng này có thể kéo dài từ 5 ngày trở lên. Đây là dấu hiệu đặc trưng khi bị viêm đường tiết niệu ở nam giới. Ngoài những triệu chứng chung thường xuất hiện thì còn có thêm những triệu chứng đặc trưng tuy thuộc vào từng bộ phận trong hệ tiết niệu bị viêm sẽ có những triệu chứng cụ thể như sau: Viêm bể thận cấp: khi bị tình trạng này bạn sẽ thấy xuất hiện triệu chứng đau cùng hông, lưng, mạn sườn kèm theo sốt cao, buồn nôn và nôn. Viêm bàng quang: với viêm bàng quang thì sẽ xuất hiện cảm giác căng tức vùng bụng dưới, khó chịu cùng hạ vị, ngoài ra còn có cảm giác buốt khi đi tiểu. Viêm niệu đạo: khi bị viêm niệu đạo bạn sẽ thấy triệu chứng như dương vật bị chảy mủ, có cảm giác rát khi đi tiểu. Nếu anh em thấy xuất hiện những triệu chứng trên cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới xuất hiện là có thể do những nguyên nhân như sau: Do nhiễm khuẩn Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu ở nam giới. Những loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu đó là vi khuẩn E.coli, nấm, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…. Trong đó chiếm đến hơn 80% là do vi khuẩn E.Coli gây nên, đây là một loại vi khuẩn thường xuất hiện trong đường ruột. Do vệ sinh không sạch Anh em nếu không biết cách bảo vệ, chăm sóc hay vệ sinh tốt sẽ là điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn phát triển từ hậu môn sang cơ quan sinh dục. Lâu dần vi khuẩn sẽ tấn công gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu ở nam giới. Do quan hệ không lành mạnh Nam giới quan hệ không lành mạnh, khi quan hệ không sử dụng bao cao su, trong trường hợp nếu đối tác đang bị hoặc có mầm bệnh trong người thì khả năng rất cao sẽ lây sang bạn. Do thói quen nhịn tiểu Thói quen nhịn tiểu cũng là nguyên nhân khiến nam giới bị viêm đường tiết niệu. Khi nhịn tiểu, nước tiểu sẽ bị tích trong bàng quang trong một thời gian dài khiến vi khuẩn phát triển, từ đó sẽ làm gây nên tình trạng viêm nhiếm đường tiết niệu có thể xảy ra. Do các bệnh lý khác Các bệnh lý gây nên viêm đường tiết niệu ở nam giới có thể là do các bệnh viêm ở những bộ phân khác lây sang như: viêm tuyến tiền liệt, viêm đường sinh dục, thận hư, viêm bao quy đầu, hẹp niệu đạo,…. >>> Bạn nên tham khảo thêm: Những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu Nam giới bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Nam giới bị viêm đường tiết niệu ngoài việc gây nên những khó chịu, phiền toái tới cuốc sống, sinh hoạt hàng ngày thì bệnh viêm đường tiết niệu còn gây nên những nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe của bạn nếu không được điều trị sớm. Những nguy hiểm mà bệnh viêm đường tiết niệu gây cho nam giới có thể kể đến như: Làm suy giảm chức năng thận: khi bị viêm đường tiết niệu, nếu để lâu ngày vi khuẩn có thể xâm nhập lên bàng quàng và lên cả thận. Lúc này thận sẽ bị nhiễm trùng dần dần làm suy giảm chức năng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, do thận là cơ quan giúp đào thải chất độc trong cơ thể, nếu để nặng rất có thể gây tử vong. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: viêm đường tiết niệu khi để lâu rất có thể làm lây lan sang có cơ quan khác trong đó có cả tinh hoàn và ống dẫn tinh và gây nên tình trạng viêm nhiễm cho những cơ quan này. Khi đó rất dễ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nam giới. Làm đời sống tình dục đi xuống: khi bị viêm đường tiết niệu rất hay xuất hiện kèm theo hiện tượng bị đau rát khi quan hệ hay xuất tinh. Điều này làm nhiều anh em cảm thấy lo lắng. Từ đó mà không còn muốn quan hệ vợ chồng nữa và lâu ngày sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng bị lãnh cảm, rất dễ khiến cho tình cảm vợ chồng đi xuống. Thông tin bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu có nên quan hệ vợ chồng không? Phương pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở nam giới Phương pháp chẩn đoán được sử dụng nhiều nhất là lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu để phân tích nếu nghi ngờ các triệu chứng đó là của trình trạng viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu vẫn còn chưa chắc chắn các bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các chụp chiếu hoặc xét nghiệm như sau: Chụp CT. Siêu âm. Soi niệu đạo. Chụp X-quang. Các phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp bác sĩ đưa ra được kết luận và hướng điều trị kịp thời. Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới hiệu quả Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn, do đó việc cần làm đó là loại bỏ vi khuẩn bằng thuốc kháng sinh. Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu và tùy từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Một số loại thuốc kháng sinh thường gặp: Sử dụng các loại kháng sinh nhẹ nhằm hỗ trợ điều trị trong trường hợp bị viêm đường tiết niệu giai đoạn đầu như: Monodox, Vibramycin… Sử dụng các loại kháng sinh nặng, liều cao để tiêu diệt triệu để vi khuẩn gây bệnh như: Ciprofloxacin, Fosfomycin, Trimethoprim… Nếu tình trạng bệnh nặng khiến bệnh nhân sốt cao, quá đau bụng hay đau rát khi đi tiểu có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt, giảm đau: Aspirin, Paracetamol… Thời gian điều trị bệnh sẽ có sự khác biệt thường sẽ kèo dài từ 5-7 ngày đối với những trường hợp tình trạng bệnh bình thường và có thể sẽ kéo dài từ 10-14 ngày đối với bệnh nặng hay do tái phát bệnh. Ngoài ra, nam giới có thể áp dụng thêm phương pháp vật lý trị liệu để điều trị viêm đường tiết niệu. Nhằm giúp cơ thể người bệnh nhanh chóng phục hồi, bác sĩ sẽ sử dụng máy sóng ngắn phát nhiệt tác đông vào các tế bào, từ đó giúp các tế bào nhanh chóng được tái tạo lại. Đồng cũng làm tăng khả năng miễn dịch, ngăn chặn không cho tình trạng tái phát. Chú ý: Không tự ý đi mua thuốc kháng sinh về dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Cần sử dụng đúng theo loại thuốc đã được chỉ định cũng như liều lượng đã được kê. Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới Để phòng bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới hiệu quả anh em có thể tham khảo áp dụng những phương pháp: Uống đủ nước: 6-8 cốc nước mỗi ngày giúp cho thận tăng bài tiết nước tiểu, đào thải chất độc, vi khuẩn ra ngoài. Các bạn có thể sử dụng kết hợp nước lọc, nước hoa quả hay sinh tố. Vệ sinh cá nhân thường xuyên, đúng cách, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ . Không nhịn tiểu, tránh để vi khuẩn tồn tại lâu trong cơ thể dễ có cơ hội sinh trưởng và phát triển. Điều trị dứt điểm các bệnh lý gây nên bệnh viêm đường tiết niệu như thận hư, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, viêm bao quy đầu… Thăm khám định kì khoảng 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn về bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho anh em. Thông tin hữu ích cho bạn: Cần làm gì khi viêm đường tiết niệu ra máu Chia sẻ0

Loading...