Xét nghiệm viêm đường tiết niệu có những cách nào?

Việc xét nghiệm viêm đường tiết niệu là một trong những bước quan trọng giup bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Từ những kết quả xét nghiệm đó bác sĩ sẽ đưa ra đươc hướng điều trị cụ thể cho từng tình trạng bệnh. Vậy có những loại xét nghiệm nào? Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để các bạn cùng tham khảo.

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu có cần thiết?

Việc xét nghiệm viêm đường tiết niệu là quá trình thực hiện phân tích để xác định tình trạng bệnh của bệnh nhân. Có nhiều loại xét nghiệm và cần qua nhiều bước phân tích để có thể đưa ra được kết luận chính xác nhất đối với bệnh viêm đường tiết niệu.

Việc thực hiện xét nghiệm viêm đường tiết niệu là việc vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây có thể coi là bước cơ bản cần phải thực hiện trong việc chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu. Sau khi đã có kết quả xét nghiệm, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác tình hình bệnh lý của bạn. Và dựa vào đó để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với từng trường hợp cụ thể.

Tham khảo thêm: Viêm đường tiết niệu ở nam giới

Các xét nghiệm viêm đường tiết niệu thường được sử dụng

Để chẩn đoán được bệnh viêm đường tiết niệu được chính xác nhất các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm dưới đây.

Xét nghiệm phân tích nước tiểu

Đây là phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi lấy nước tiểu rồi đưa đi thực hiện xét nghiệm để có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh. Các này có thể kiêm tra đồng thời các tế bào hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn có trong nước tiểu, từ đó đưa ra chẩn đoán.

Bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá nước tiểu thông qua 3 cách đó là: qua thị giác, sử dụng que nhúng và soi dưới kính hiển vi.

  • Đánh giá qua thị giác: cách này nước tiểu sẽ được đánh giá qua màu sắc nếu trong nước tiểu có thấy xuất hiện màu đục, lợn cợn thay vì trong suốt và có màu sắc bất thường như có màu hơi đỏ đỏ thì khả năng bị viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, khi bị viêm đường tiết niệu nước tiểu cũng sẽ xuất hiện mùi hôi bất thường.
  • Sử dụng que nhúng: bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc que nhựa mỏng có dải hóa chất nhúng vào mẫu nước tiểu. Sau khi nhúng dải hóa chất này sẽ chuyển đổi về màu sắc nếu trong nước tiểu có chứa lượng chất bất thường hoặc nồng độ cao hơn bình thường.
  • Soi dưới kính hiển vi: với cách này bác sĩ sẽ thực hiện quan sát mẫu nước tiểu trực tiếp dưới kính hiển vi. Khi quan sát nếu thấy các tế bào bạch cầu thì đây chính là dấu hiệu gián tiếp của tình trạng bị viêm nhiễm. Ngoài ra việc quan sát này cũng sẽ xác định được sự tồn tại của vi khuẩn hay nấm có trong nước tiểu, điều này là dấu hiệu trực tiếp cho biết đã bị viêm đường tiết niệu.

Việc thực hiện phân tích nước tiếu thường sẽ được đánh giá thông qua các chỉ số sau:

  • Bạch cầu: Chỉ số theo tiêu chuẩn là 10 – 25 Leu/UL. Trong trường hợp bệnh nhân có chỉ số bạch cầu vượt quá, cùng với đó là triệu chứng đi tiểu nhiều, tiểu buốt, người bệnh có thể mắc bệnh do nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn.
  • Nitrit: Chỉ số theo tiêu chuẩn là 0.05 – 0.1 mg/dL. Trường hợp chỉ số nitrit cao hơn, người bệnh đã mắc viêm đường tiết niệu.
  • Protein: Chỉ số theo tiêu chuẩn là 7.5 – 20 mg/dL. Nếu kết quả thu được vượt quá thì đồng nghĩa với việc bệnh nhân mắc viêm đường tiết niệu do sự tồn tại của vi khuẩn.

Bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu ra máu nên làm gì?

Xét nghiệm cấy nước tiểu

Việc thực hiện cấy nước tiểu nhằm mục đích để tìm các vi khuẩn có trong mẫu nước tiểu. Để có kết quả thì thường cần nuôi cấy trong khoảng từ 2-3 ngày. Tuy cách này sẽ mất thời gian khá lâu nhưng bác sĩ sẽ có xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu.

Việc chẩn đoán có bị viêm đường tiết niệu hay không thì bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:

  • Nếu kết quả nuôi cấy ≥ 105 CFU/ml kết luận là đã bị viêm đường tiết niệu.
  • Nếu kết quả nuôi cấy 103 – 105 CFU/ml sẽ nghi ngờ bị viêm đường tiết niệu, cần kết hợp với lâm sàng, xét nghiệm trực tiếp xem số lượng bạch cầu niệu.
  • Nếu kết quả nuôi cấy < 103 CFU/ml kết luận không bị viêm đường tiết niệu.
  • Nếu có trên hai loài vi khuẩn thì mẫu bệnh phẩm cần được lấy lại và thực hiện xét nghiệm lại.

Thực hiện quan sát hệ tiết niệu thông qua hình ảnh

Với cách này sử dụng hình ảnh thông qua việc siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ hay chụp x-quang để xác định những nguyên nhân bất thường gây viêm đường tiết niệu. Bằng việc thông qua hình ảnh, các bác sĩ với chuyên môn của mình sẽ xác định xem có bất cứ điều gì bất thường trong cấu trúc của hệ tiết niệu xem có dị tật hay có bị chèn ép, xấm lấn gì hay không? Nếu có thì sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp can thiệp ngoại khoa phù hợp để giải quyết tình trạng bị chèn ép.

Ngoài ra việc nhìn hình ảnh chụp hệ tiết niệu cũng sẽ xác định được vị trí tổn thương gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu.

Xét nghiệm thông qua nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang sẽ giúp các bác sĩ kiểm tra được tình trạng niêm mạc đường tiết niệu dưới trong đó có niệu đạo và bàng quang. Việc thực hiện nội soi bàng quang chỉ được thực hiện trong trường hợp người bệnh bị viêm đường tiết niệu bị tái phát nhiều lần.

Cách này bác sĩ sẽ đưa ống nội sọi qua niệu đạo lên bàng quang và quan sát bên trong thông qua màn hình. Lúc này bác sĩ có thể phát hiện ra bất kỳ tổn thương nào xuất hiện trên bề mặt niêm mạc bàng quang hay niệu đạo. Bởi đây chính là điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn có thể sinh trưởng và phát triển gây bệnh viêm đường tiết niệu.

Thông tin thêm cho bạn: Các bệnh lý thường gặp về bàng quang

Xét nghiệm thông qua nhuộm soi trực tiếp

Với kỹ thuật này các mẫu bệnh phẩm được lấy và tiến hành nhuộn soi trực tiếp theo phương pháp xét nghiệm không ly tâm nước tiểu. Ống nước tiểu được lắc kỹ rồi sử dụng một giọt nước tiểu (0,05ml) lên một lam kính sạch. Có thể nhỏ 3 – 4 giọt lên một lam kính ở 3 – 4 vị trí, không để các giọt nước tiểu lẫn vào nhau, không dàn giọt nước tiểu cho rộng ra. Để khô tự nhiên, cố định tiêu bản bằng nhiệt rồi nhuộm Gram.

Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá kết quả dữa trên những yếu tố sau:

  • Đối với bạch cầu niêu: Nếu trên tiêu bản không có bạch cầu trên vi trường thì sẽ không bị viêm đường tiết niệu. còn nếu trên tiêu bản có nhiều hơn 10 bạch cầu trên vi trường thì sẽ kết luận là bị viêm đường tiết niệu.
  • Đối với vi khuẩn niệu: Nếu có trên 1 vi khuẩn trên vi trường thì kết luận là bị viêm đường tiết niệu. Còn nếu không thấy xuất hiện vi khuẩn trên vi trường thì kết luận là không bị mắc bệnh.

Trong trường hợp thấy có 2 loại hình thể vi khuẩn thì cần lấy lại mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm lại.

Một vài lưu ý để việc thực hiện xét nghiệm có kết quả chính xác

Để việc thực hiện xét nghiệm diễn ra thuận lợi nhất và có kết quả chính xác nhất thì bạn cần chú ý đến những vấn đề như sau:

  • Tốt nhất bạn nên nhịn ăn uống trước khi thực hiện xét nghiệm hay bạn cũng không nên vận động mạnh để tránh làm nước tiểu bị đổi màu khiến kết quả không được chính xác.
  • Đối với phụ nữ thì bạn cần trao đổi cũng như cung cấp thông tin với bác sĩ về chu kỳ kinh nguyệt của mình.
  • Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc để chữa bệnh nào khác thì cũng cần nói rõ với bác sĩ  hoặc tốt nhất là mang theo đơn thuốc đi.
  • Hãy lựa chọn những cơ sở y tế đúng chuyên môn, có chất lượng và uy tín để thực hiện xét nghiệm viêm đường tiết niệu. Lúc này kết quả cho ra sẽ chính xác hơn.

Trên đây là những thông tin về những phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...