Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không? Bao lâu sẽ khỏi?

Người mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường hay có thắc mắc viêm đường tiết niệu có khỏi được không? Bao lâu bệnh sẽ khỏi? Để trả lời cho những thắc mắc này, các bạn hãy tham khảo thêm thông tin sẽ được chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Bị viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không?

Viêm đường tiết niệu xảy ra khi một trong các bộ phận của đường tiết niệu như thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang bị viêm nhiễm do nấm hoặc vi khuẩn tấn công. Bệnh có thể xâm nhập thông qua niệu đạo từ đó phát triển sang cá cơ quan khác. Hoặc cũng có thể là do vi khuẩn tấn công các cơ quan khác sang đó lây lan sang những cơ quan trong hệ tiết niệu.

Đây là căn bệnh khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể bị mắc phải, bệnh có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn E. Coli gây ra. Và rất nhiều người có thắc mắc rằng bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi được hay không?

Theo như các chuyên gia thì căn bệnh này không thể tự khỏi được. Và để giúp khỏi bệnh, người bệnh cần sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh.

Nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm và chủ quan khi nghĩ rằng bệnh này có thể tự khỏi. Với việc suy nghĩ như vậy làm họ thường không đi khám sớm và chỉ đến khi bệnh trở nặng thì mới đi khám. Điều này khiến bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cũng như cuộc sống. Do đó, khi có dấu hiệu bị mắc bệnh hay nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời.

>>> Thông tin thêm: Viêm đường tiết niệu ở nam giới

Những nguy hiểm khi không chữa trị kịp thời

Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nên những nguy hiểm có thể kể đến như:

Thận bị tổn thương

Nhiễm trùng thận là một trong những vấn đề khá nguy hiểm. Bởi khi bị viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời thì rất dễ vi khuẩn phát triển đi ngược lên thận từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm, làm giảm chức năng của thận. Lâu dần các độc tố trong cơ thể không được đào thải tích tụ trong thận, lâu dần sẽ khiến thận bị tổn thương, nặng hơn thì thận sẽ mất dần chức năng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn.

Bị nhiễm trùng máu

Một mối nguy hiểm tiếp theo mà bạn cần quân tâm đó là bị nhiễm trùng máu. Khi mà viêm đường tiết niệu không được điều trị thì rất có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu từ đó gây nhiễm trùng. Lúc này bạn sẽ xuất hiện tình trạng bị xuất huyết với những biểu hiện như sốt, chóng mặt, hoa mắt,… và tình trạng này nếu không được điều trị có thể gây tử vong.

Gây ảnh hưởng thai nhi

Viêm đường tiết niệu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Bởi theo các bác sĩ khi phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai, tăng khả năng sinh non,…. Vì vậy mà phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nếu bị viêm đường tiết niệu cần đi khám và có cách điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Lân lan sang các cơ quan khác

Có rất nhiều cơ quan khác nằm gần xung quanh đường tiết niệu, vì vậy mà khi bạn bị viêm đường tiết niệu mà không chữa trị để kéo dài sẽ làm lây lan sang các cơ quan khác. Những cơ quan bị ảnh hưởng khi đường tiết niệu bị viêm đó là ống dẫn tinh, buồng trứng, tử cung, tinh hoàn, tuyến tiền liệt,….

Giảm chất lượng tình dục

Khi bị viêm đường tiết niệu dù ở nam giới hay nữ giới đều gây nên những ảnh hưởng như xuất hiện cảm giác đau khi cương dương hay xuất tinh ở nam giới hoặc bị đau âm đạo, đau bụng dưới ở nữ giới. Những điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng tình dục khi mà một trong hai hoặc cả hai không còn hứng thú.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bị viêm đường tiết niệu có nên kiêng quan hệ?

Các biện pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh không thể tự khỏi được do đó khi thấy bất cứ dấu hiệu của bệnh bạn cần nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra làm các xét nghiệm cần thiết từ đó đưa ra phác đồ điều trị cho từng mức độ bệnh khác nhau.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp được sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả nhất. Nhưng để mang lại hiệu quả, các bác sĩ sau khi chẩn đoán sẽ cân nhắc vị trí bị viêm nhiễm, mức độ của từng bệnh nhân mà kê đơn phù hợp nhất.

Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến thường được chỉ định trong điều trị có thể kể đến như:

  • Nitrofurantoin: Nitrofurantoin là kháng sinh thuộc dẫn xuất nitrofuran. Loại kháng sinh này thường được chỉ định trong điều trị viêm đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang và viêm niệu đạo) và không được chỉ định với trường hợp áp xe quanh thận hay viêm bể thận.
  • Cephalexin: Cephalexin là kháng sinh nhóm cephalosporine, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng bàng quang. Loại kháng sinh này khá an toàn nên được chỉ định với hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên Cephalexin thường không có đáp ứng đối với các trường hợp nhiễm khuẩn có mức độ nghiêm trọng.
  • Kháng sinh phối hợp: Với trường hợp viêm đường tiết niệu có mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh ở dạng phối hợp. So với việc sử dụng kháng sinh đơn độc, kháng sinh phối hợp có tác dụng và hiệu lực mạnh, giúp ức chế hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thì bạn cũng cần điều trị thêm những triệu chứng kèm theo. Bởi khi bị viêm tuyến tiền liệt có thể kèm thêm những triệu chứng như sốt, chóng mặt, buồn nôn, đau,… Khi đó bác sĩ sẽ kê cho bạn thêm những loại thuốc để điều trị, giảm những triệu chứng này. Cụ thể như:

  • Acetaminophen: Acetaminophen có tác dụng hạ sốt và giảm cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này khá an toàn và được sử dụng với hầu hết các trường hợp viêm  đường tiết niệu. Tuy nhiên Acetaminophen chống chỉ định với bệnh nhân suy gan, có tiền sử nghiện rượu, thiếu máu nhiều lần và thiếu hụt men G6PD.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID vừa có tác dụng giảm đau vừa có khả năng chống viêm mạnh. Nhóm thuốc này được chỉ định khi Acetaminophen không có đáp ứng với cơn đau do viêm đường tiết niệu gây ra. Trong trường hợp sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phối hợp giữa Acetaminophen và NSAID.

Chú ý:

  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa có sự tư vấn, chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn.
  • Để hạn chế tình trạng bị kháng thuốc, bạn nên tuân thủ đúng liều lượng cũng như thời gian sử dụng mà đã được bác sĩ chỉ định.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc cần sử dụng đều, liên tục trong suốt quá trình không được dừng sớm hơn dự định bất kể bệnh tình đã có dấu hiệu thuyên giảm.

Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi?

Với bệnh viêm đường tiết niệu, việc chữa trị bệnh rất cần thiết đặc biệt là cần điều trị sớm và triệt để. Do đó, nếu bạn nhận thấy bản thân mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần sớm đi khám tại những cơ sở y tế uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Thời gian điều trị bệnh còn tùy thuộc vào mức độ, tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Trường hợp viêm đường tiết niệu ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần uống thuốc trong khoảng thời gian 5 – 7 ngày sẽ khỏi. Đôi khi thời gian điều trị có thể kéo dài 10 – 15 ngày để trong trường hợp bệnh tái phát hay bệnh ở mức độ vừa. Những trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ cần phải điều trị bệnh trong khoảng thời gian dài hơn. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã chỉ định để bệnh được điều trị dứt điểm, hạn chế tình trạng bệnh bị tái phát.

Thông tin thêm cho bạn: Viêm bàng quang bao lâu thì khỏi?

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần lưu ý những vấn đề sau để nâng cao hiệu quả chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát.

  • Uống nhiều nước từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình làm việc của hệ bài tiết tốt hơn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng kết hợp thêm nước trái cây giúp bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách.
  • Khi buồn tiểu, bạn cần đi tiểu ngay lập tức tránh làm nước tiểu trong cơ thể lâu, khiến vi khuẩn sinh sôi trong nước tiểu.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Trước và sau khi quan hệ tình dục, bạn nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
  • Người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau củ tốt cho sức khỏe để hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, đồ ngọt, nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Với những thông tin trong bài viết mà chúng tôi hy vọng với những thông tin ấy sẽ giúp bạn có trả lời cho câu hỏi Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không? Bao lâu sẽ khỏi?. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...