Tiểu không tự chủ

Bị viêm đường tiết niệu có nên quan hệ vợ chồng không?

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh này không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng. Vậy câu hỏi đặt ra là bị viêm đường tiết niệu có nên quan hệ vợ chồng hay không? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lụcViêm đường tiết niệu là gì?Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?Vì sao cần kiêng quan hệ khi bị viêm đường tiết niệu?Làm triệu chứng bệnh nặng hơnGiảm chất lượng khi quan hệCó thể làm gây bệnh cho bạn tìnhẢnh hưởng đến khả năng sinh sảnBị viêm đường tiết niệu cần kiêng quan hệ trong bao lâu?Những lưu ý để quan hệ vợ chồng an toànKhi nào nên đi khám bác sỹ Viêm đường tiết niệu là gì? Viêm đường tiết niệu (Urinary tract infection) là bệnh khá phổ biến xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu thông qua niệu đạo. Tình trạng viêm nhiễm có thể phát triển ở bất cứ cơ quan nào trong hệ tiết niệu từ viêm niệu đạo cho đến viêm bàng quang hay viêm thận. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn E.coli gây nên, bên cạnh đó còn do các loại vi khuẩn khác như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm,… Người bị viêm đường tiết niệu sẽ thường thấy xuất hiện những dấu hiệu như: Đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm Xuất hiện tình trạng tiểu buốt, bí tiểu Có cảm giác đau rát khi đi tiểu Có cảm giác đâu ở vùng bụng, vùng lưng và vùng chậu Căn bệnh viêm đường tiết niệu này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và không phân biệt nam giới hay nữ giới. Tuy nhiên tỉ lệ nữ giới mắc phải nhiều hơn so với nam giới. Bởi vì do cấu tạo đường niệu đạo ở nữ giới ngắn ở nam giới, từ đó mà dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng hơn. >>> Bạn có thể tham khảo: Bí tiểu là gì? Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Như các bạn đã thấy thì bệnh gây nên những triệu chứng khó chịu nhưng lại không gây ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục. Trên thực tế, khi bị viêm đường tiết niệu có thể sẽ gián tiếp tạo nên một số kích thích, áp lực lên cơ quan này tương tự ham muốn tình dục, điều này có xu hướng khiến cho người bệnh muốn quan hệ tình dục cao hơn bình thường. Vậy bị viêm đường tiết niệu có quan hệ tình dục được không? Theo lý thuyết thì bạn vẫn có thể quan hệ vợ chồng được. Tuy nhiên, các bác sỹ có chuyên môn đều khuyên người bệnh cần kiêng và không nên quan hệ trong thời gian bị bệnh và trong quá trình điều trị. Vậy lý do vì sao bác sỹ khuyên bạn không nên quan hệ, hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết. Vì sao cần kiêng quan hệ khi bị viêm đường tiết niệu? Các chuyên gia, bác sỹ có chuyên môn đều khuyên bạn cần kiêng quan hệ khi bị viêm đường tiết niêu bởi những lý do sau: Làm triệu chứng bệnh nặng hơn Đối với người bệnh, quan hệ tình dục có thể làm tăng áp lực lên hệ tiết niệu và bàng quang. Khi cả hai cơ quan này bị tác động mạnh và liên tục thì tổn thương sẽ ngày càng sâu và nghiêm trọng hơn. Trường hợp cả bạn và bạn tình đều bị nhiễm trùng tiết niệu, nếu có quan hệ tình dục thì tình trạng viêm nhiễm có thể trở nên trầm trọng hơn. Giảm chất lượng khi quan hệ Triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu là cảm giác đau rát, khô rát ở vùng kín. Khi quan hệ tình dục, cơn đau rát này không biến mất. Thậm chí cảm giác đau tăng cao khiến cảm xúc của bạn và bạn tình đều không đạt được sự thăng hoa. Viêm đường tiết niệu thường gây ra tình trạng tiểu rắt. Nếu chúng xuất hiện vào thời điểm “ân ái” có thể làm gián đoạn cuộc vui của cả hai. Đối với nam giới khi bị viêm đường tiết niệu thì thường sẽ dẫn tới tình trạng bị xuất tinh sớm, khó xuất tinh hoặc không kiểm soát được tình trạng xuất tinh… Có thể làm gây bệnh cho bạn tình Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục và cũng không được coi là bệnh có khả năng truyền nhiễm. Tuy nhiên, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể di chuyển tự do trong quá trình quan hệ tình dục. Điển hình nhất, vi khuẩn E.coli có thể di chuyển từ hậu môn đến dương vật hoặc cửa âm đạo thông qua giao hợp. Do đó, khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, dương vật có thể mang vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bạn tình. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Những người có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu luôn khó thụ thai hơn những người bình thường, nhưng vẫn có khả năng mang thai. Sở dĩ việc thụ thai khó khăn hơn là do khi hệ tiết niệu bị viêm nhiễm thì đường sinh dục ngay bên cạnh cũng bị ảnh hưởng, nặng hơn có thể cũng bị viêm nhiễm theo. Ở nam giới, các cơ quan sinh sản bị ảnh hưởng là tinh hoàn, ống dẫn tinh và tuyến tiền liệt. Các cơ quan này có thể bị viêm nhiễm đồng thời như niệu đạo và dẫn đến nguy cơ mất chức năng sinh sản. Ở phụ nữ, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến tuyến tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và sâu hơn vào buồng trứng. Các cơ quan này bị viêm nhiễm sẽ làm gián đoạn chu kỳ rụng trứng, trứng không khỏe mạnh hoặc phôi không làm tổ được trong tử cung. Bị viêm đường tiết niệu cần kiêng quan hệ trong bao lâu? Người mắc bệnh viêm đường tiết niệu cần được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng phương pháp tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Các triệu chứng của bệnh thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Một đợt điều trị thường kéo dài khoảng từ 7-10 ngày hoặc có thể lâu hơn. Sau thời gian này bạn có thể quan hệ tình dục trở lại nhưng việc quan hệ tình dục lúc này có thể làm tăng nguy cơ tái viêm đường tiết niệu và gây viêm nhiễm cho bạn tình. Vì vậy, các bác sỹ thường khuyên người bệnh kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hết hẳn các triệu chứng, và kể từ khi hết triệu chứng bạn nên đợi ít nhất 2 tuần nữa sau khi ngừng dùng thuốc rồi mới quan hệ tình dục trở lại. Đối với vấn đề mang thai, người bệnh tạm thời không nên có kế hoạch mang thai ngay sau thời gian mắc bệnh. Tốt nhất cả nam và nữ nên tự chăm sóc cơ thể mình và đảm bảo lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Bạn chỉ nên thụ thai sau ít nhất 1 tháng kể từ khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, không có triệu chứng viêm nhiễm. >>> Bạn có thể quan tâm: Cách giảm đi tiểu đêm khi mang thai Những lưu ý để quan hệ vợ chồng an toàn Nếu một bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu vẫn muốn sinh hoạt tình dục trong quá trình điều trị, nên tuân theo các khuyến nghị sau: Đảm bảo luôn sử dụng bao cao su trong suốt quá trình quan hệ tình dục. Trong khi quan hệ tình dục, nếu bạn đột nhiên cảm thấy muốn đi tiểu, hãy dừng mọi hoạt động tình dục ngay lập tức. Không nhịn tiểu vì chúng có thể làm cho các triệu chứng nhiễm trùng tiểu nặng hơn. Sau khi quan hệ tình dục nên vệ sinh vùng kín để giúp loại bỏ và ngăn chặn vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên niệu đạo. Không thay đổi tư thế và cách quan hệ tình dục (từ âm đạo, miệng, dùng tay và quan hệ qua đường hậu môn) vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển tự do và gây nhiễm trùng. . Không thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng để tránh lây nhiễm thứ phát. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ về việc kê đơn thuốc chống nhiễm trùng khi quan hệ tình dục. Các bác sỹ thường sẽ không khuyến khích quan hệ tình dục khi bạn bị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn quan hệ tình dục, hãy trao đổi với bác sỹ để được tư vấn và hướng dẫn chính xác nhất. Khi nào nên đi khám bác sỹ Nếu bạn nhận thấy mình có những biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu như dưới đây thì cần đến gặp bác sỹ để được thăm khám ngay để được điều trị kịp thời. Những dấu hiệu đó như sau: Có cảm giác đau rát, đau buốt làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu khi đi tiểu (có đến 95% bệnh nhân mắc bệnh viêm đường tiết niệu có triệu chứng này). Xuất hiện những tình trạng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu khó và thường xuyên có cảm giác buồn tiểu,… Thấy tình trạng nước tiểu đục, có mùi hôi, thậm chí tiểu ra máu khi nhiễm trùng đường tiết niệu nặng. Có cảm giác đau bụng, khó chịu ở vùng thắt lưng. Đau khi quan hệ tình dục Thấy có thể có xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, có thể sốt,… Trên đây là những thông tin cũng như câu trả lời cho câu hỏi “Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?”. Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn có thêm những kiến thức. Từ đó xây dựng đời sống tình dục an toàn, lành mạnh, tránh làm trầm trọng cũng như làm lây bệnh viêm đường tiết niệu. Thông tin hữu ích cho bạn: Tiểu rắt ở nam giới là gì? Nguyên nhân, cách điều trị Chia sẻ0

Viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu cần làm gì?

Viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu là một trong những tình trạng mà rất nhiều người gặp phải và gây nên cho người mắc những lo lắng. Vậy để giúp bạn có thêm những thông tin, hiểu biết về tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây. Mục lụcĐường tiết niệu là gì?Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu tiểu ra máuDấu hiệu viêm đường tiết niệu tiểu ra máuViêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu có nguy hiểm?Cần làm gì khi bị viêm đường tiết niệu tiểu ra máuPhương pháp dân gianPhương pháp Đông yPhương pháp Tây yCách phòng ngừa viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu Đường tiết niệu là gì? Đường tiết niệu là hệ thống bao gồm các bộ phận như thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Đường tiết niệu có nhiệm vụ giúp cơ thể đào thải các chất lỏng dư thừa và hòa tan ra khỏi cơ thể. Do đó mà nếu bạn gặp bất kỳ một vấn đề gì liên quan đến hệ thống này đều sẽ gây nên nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng bài tiết của cơ thể. Và vấn đề liên quan đến đường tiết niệu mà chúng tôi đề cập đến trong bài viết này đó là viêm đường tiết niệu tiểu ra máu. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu tiểu ra máu Viêm đường tiết niệu là tình trạng bị viêm nhiễm các cơ quan trong hệ thống tiết niệu và tác nhân chính gây nên tình trạng này là do vi khuẩn E.coli chiếm đến khoảng hơn 80%. Tình trạng này dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng cũng như những biến chứng. Một trong những biến chứng phổ biến đó là tình trạng viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu. Đây là biến chứng xảy ra là do vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng viêm nhiễm và có xuất hiện máu trong nước tiểu. Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn thì tình trạng viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu còn có gây bởi một số nguyên nhân khác như sau: Do quan hệ tình dục không an toàn và sai cách. Có thói quen nhịn đi vệ sinh thường xuyên. Do việc bạn vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Tình trạng viêm đường tiết niệu tiểu ra máu có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào cả nam giới và nữ giới, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên theo thống kê thì tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới nhiều hơn nhiều lần so với nam giới. Bạn có thể quan tâm: Tiểu ra máu là gì? Dấu hiệu viêm đường tiết niệu tiểu ra máu Để giúp các bạn nhận biết được tình trạng này dễ dàng hơn từ sớm để bạn có thể đến những cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Sau đây là những dấu hiệu phổ biến mà bạn cần quan tâm. Ngoài dấu hiệu xuất hiện máu có lẫn trong nước tiểu thì còn có những dấu hiệu cụ thể như sau: Xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bị tình trạng tiểu rắt, luôn có cảm giác buồn tiểu dù vừa đi tiểu xong. Cảm thấy đau vùng niệu đạo, đặc biệt sau khi đi tiểu. Xuất hiện tình trạng buồn nôn hoặc nôn có kèm theo sốt, ớn lạnh. Có cảm giác đau ở vùng chậu, lưng và ở hai bên hông. Nước tiểu xuất hiện có màu đục và có mùi khai nồng. >>> Thông tin thêm cho bạn: Nguyên nhân nước tiểu có bọt và mùi hôi là gì? Viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu có nguy hiểm? Khi mà bạn thấy xuất hiện dấu hiệu nước tiểu có lẫn máu là lúc tình trạng viêm đường tiết niệu đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng và có thể gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe như: Hệ thống đường tiết niệu bị ra máu nhiều, cũng như xuất hiện mủ từ đó gây nên ảnh hưởng không nhỏ tới niêm mạc. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến vi khuẩn lây lan lên các cơ quan khác như bàng quang hay thận và dần dần sẽ khiến bạn bị suy thận. Viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến việc bị nhiễm khuẩn huyết từ đó có thể gây đe dọa đến tính mạng. Phụ nữ khi bị viêm đường tiết niệu tiểu ra máu sẽ có nguy cơ cao gây tắc nghẽn buồng trứng và có thể dẫn đến tình trạng bị vô sinh. Còn nếu phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai mà bị viêm đường tiết niệu thì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi như nhiễm trùng bào thai, sinh non, sảy thai,… Nam giới khi bị viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến tình trạng hẹp niệu đạo, từ đó ảnh hưởng đến việc đi vệ sinh. Gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục giảm ham muốn ở cả nam và nữ, làm ảnh hưởng lớn tới hạnh phúc vợ chồng. Cần làm gì khi bị viêm đường tiết niệu tiểu ra máu Khi xuất hiện những dấu hiệu mà chúng tôi đã nêu ở trên thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên môn để được khám và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay bạn có thể tham khảo những phương pháp điều trị như: phương pháp dân gian, phương pháp Đông y và phương pháp Tây y. Cụ thể các phương pháp như sau: Phương pháp dân gian Phương pháp này là phương pháp đơn giản, tiết kiệm, phù hợp với những người mà tình trạng viêm đường tiết niệu tiểu ra máu đang ở trong giai đoạn đầu và tình trạng còn nhẹ. Bạn có thể tham khảo: Sử dụng ngải cứu Ngải cứu là cây thuốc có tính ôn, vị đắng và có khả năng kháng viêm, thanh lọc cơ thể. Do đó có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với một vài loại thảo dược khác có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu. Nguyên liệu: Ngải cứu, Phượng vĩ thảo, Rễ cỏ trang và mật ong tươi Cách thực hiện: Bạn cho các nguyên liệu trên vào sắc lấy nước, sau đó cho thêm mật ong tươi vào và sử dụng để uống. Mỗi ngày bạn uống 2 lần trước mỗi bữa ăn. Sử dụng lá trầu không Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn rất tốt và có thể giúp giảm tối đa những triệu chứng viêm đường tiết niệu gây ra. Nguyên liệu: Lá trầu không Cách thực hiện: Bạn rửa sạch loại bỏ bụi bẩn trên lá, rồi cho vào cối giã nhuyến, sau đó hòa với nước ấm lọc bỏ bã. Bạn sử dụng nước đó để vệ sinh bộ phận sinh dục. Lưu ý: Bạn không nên thụt rửa quá sâu sẽ dễ gây nên những tổn thương có thể xảy ra. Sử dụng rau má Rau má là một cây thuốc có tính mát, từ rất lâu đã ông cha ta sử dụng nhiều để cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu. Nguyên liệu: Một nắm rau má, mã đề và một khúc mía. Cách thực hiện: Sau khi làm sạch bạn ép các nguyên liệu trên lấy nước để uống. Bạn cần phải sử dụng uống trong ngày. Với cách này bạn cần sử dụng liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy dấu hiệu sẽ có sự biến chuyển. >>> Tham khảo thêm: Cách chữa tiểu đêm bằng phương pháp dân gian Phương pháp Đông y Theo Đông y thì tình trạng viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu xuất hiện là do ngoại tà xâm nhập. Vì vậy mà đối với các bài thuốc Đông y sẽ tập trung chủ yếu vào việc thải độc, thanh nhiệt cơ thể và lợi tiểu. Trước khi sử dụng bạn cần có sự chỉ định và tư vấn của các thầy thuốc Đông y, tránh tự ý mua về để sử dụng. Một số bài thuốc Đông y bạn có thể tham khảo. Bài thuốc số 1 Nguyên liệu: Cam thảo, củ kim châm, trúc diệp, lá đơn mặt trời, kim tiền thảo, xa tiền tử, xuyên ngưu tất, tiếu kế, bạch mao căn, trắc bách diệp sao đen. Cách thực hiện: Bạn cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng với 1 lít nước. Đun sôi trong khoảng 25 phút. Thuốc sau khi sắc chia làm 3 lần để sử dụng trong ngày. Bài thuốc số 2 Nguyên liệu: Rễ cây đại khế, bạch mao căn, bông mã đề, nhọ nồi, lá tre, mộc thông. Cách thực hiện: Làm sạch các nguyên liệu trên rồi cho các nguyê liệu vào nồi đun với khoảng 800ml nước. Sau khi sôi bạn cho nhỏ lửa và đun tiếp cho đến khi còn khoảng 500ml thì tắt bếp, chắt ra bát rồi sử dụng. Bài thuốc số 3 Nguyên liệu: Phụ linh, đông quỳ tử, địa phu tử, tri mẫu, cỏ lá tre, cam thảo, hoàng bá, thông thảo Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào nồi sắc với lượng nước vừa đủ uống. Đun sôi trong khoảng 20 phút thì tắt bếp và cho ra bát để sử dụng. Phương pháp Tây y Phương pháp Tây y là phương pháp cuối cùng được đề cập đến trong bài viết này, đây cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng do hiệu quả mang lại khá nhanh. Bác sỹ sau khi thăm khám sẽ kê cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh để nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Với tưng trường hợp sẽ có những cách xử lý như sau: Với trường hợp tình trạng còn nhẹ thì sẽ được kê thuốc kháng sinh sử dụng trong 5-7 ngày. Với trường hợp bị tái phát thì thời gian sử dụng thuốc kháng sinh sẽ dài hơn từ 10 ngày trở lên. Với trường hợp viêm đường tiết niệu nặng dẫn đến suy thận thì lúc này bạn cần phải nhập viện để bác sỹ có những biện pháp xử lý kịp thời. Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu rất dễ bị tái phát trở lại, do đó ngoài việc bạn sử dụng những biện pháp như đã nêu ở trên thì các bạn cũng cần chú ý một số những vấn đề sau để giúp phóng ngừa tránh tình trạng bị tái phát. Uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 2 lít trở lên, có thể sử dụng kết hợp với nước hoa quả hay sinh tố sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Tránh thói quen nhịn tiểu, bởi nhịn tiểu nước tiểu bị giữ lâu trong cơ thể sẽ khiến cho vi khuẩn có môi trường thuận lợi để phát triển. Bổ sung lượng vitamin C để giúp giảm nguy cơ bị viêm nhiễm đồng thời giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Có một chế độ ăn uống lành mạnh với những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe như ăn nhiều rau xanh và trái cây. Không nên sử dụng những quần áo quá bó gây khó chịu, nên sử dụng những chất liệu vải thấm hút mồ hôi tốt để tránh tạo cho vi khuẩn có môi trường phát triển. Không nên sử dụng nhưng sản phẩm sữa tắm hay dung dịch vệ sinh có độ pH cao sẽ rất đễ khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh. Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời, từ đó tránh được những biến chứng có thể xảy ra. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn về bệnh viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu. Hy vọng với những thông tin trên, người bệnh có thể nắm bắt được thông tin từ đó có biện pháp xử lý cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Thông tin hữu ích cho bạn: Khám tiểu không kiểm soát ở đâu uy tín Chia sẻ0

Viêm đường tiết niệu dưới - Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm đường tiết niệu dưới là một trong hai dạng viêm đường tiết niệu, đây là dạng viêm đường tiết niệu phổ biến rất hay gặp. Vậy viêm đường tiết niệu dưới là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu dưới trong bài viết sau đây. Mục lụcViêm đường tiết niệu dưới là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu dướiTriệu chứng viêm đường tiết niệu dướiBị viêm đường tiết niệu dưới có nguy hiểm không?Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu dướiNhững biện pháp giúp việc điều bệnh hiệu quả hơn Viêm đường tiết niệu dưới là gì? Đường tiết niệu trong cơ thể bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Và chúng được chia thành đường tiết niệu trên và đường tiết niệu dưới. Đường tiết niệu trên bao gồm: 2 quả thận và 2 niệu đạo. Đường tiết niệu dưới bao gồm: bàng quang và niệu đạo. Như vậy, bệnh viêm đường tiết niệu dưới xảy ra khi bàng quang và niệu đạo bị viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu dưới thường là do vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn thường xâm nhập từ vùng trực tràng, hậu môn lên đến niệu đạo từ đó đi ngược lên bàng quang. Khi vi khuẩn dừng lại và gây viêm nhiễm ở niệu đạo thì gọi là viêm niệu đạo, còn nếu tvi khuẩn xâm nhập tiếp và gây viêm nhiễm ở bàng quang thì là viêm bàng quang. Bệnh viêm đường tiết niệu dưới có tỉ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới. Nguyên nhân là do đường niệu đạo ở nữ giới rất ngắn, tương đối thẳng và nằm gần hậu môn, đây là điều kiện tốt để vi khuẩn có thể xâm nhập dễ dàng. >>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu dưới Thông thường trong môi trường nước tiểu có nồng độ ure cao và độ pH thấp nhằm ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời nước tiểu thường đi một chiều ra ngoài từ đó giúp vi khuẩn không xâm nhập vào niệu đạo và bàng quang. Tuy nhiên cũng có một số loại vi khuẩn vẫn có thể phát triển được trong môi trường này. Loại vi khuẩn phổ biến nhất đó là vi khuẩn E.Coli. đây là loại vi khuẩn gây đa số trường hợp viêm đường tiết niệu dưới. Ngoài vi khuẩn này còn có một số loại vi khuẩn khác có thể kể đến: vi khuẩn Gram (-) như Klebsiella, Proteus, Enterobacter và Citrobacter hay vi khuẩn Gram (+) như Enterococcus và Staphylococcus saprophyticus. Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn thì còn một vài những nguyên nhác khác như: Do quan hệ tình dục không an toàn: khi đó vi khuẩn có thể bị lây và xâm nhập vào dương vật hoặc âm đạo của đối tác. Khi quan hệ làm đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong hệ tiết niệu gây nguy cơ viêm nhiễm. Do vệ sinh không sạch và sai cách: đây cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào đường tiết niệu và gây bệnh. Do thường xuyên nhịn tiểu: thói quen này khiến cho nước tiểu bị giữ lâu bên trong cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh: nồng độ estrogen giảm khiến cho âm hộ dễ bị viêm do khô và lớp niêm mạc đáy bàng quang mỏng dần khiến cho khả năng kháng khuẩn cũng giảm dần, từ đó mà vi khuẩn có thể xâm nhập niệu đạo một cách dễ dàng. Do bị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới: khi bị u xơ tuyến tiền liệt khiến cho nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang khiến nam giới bị viêm đường tiết niệu dưới. Thông tin thêm cho bạn: Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là gì? Triệu chứng viêm đường tiết niệu dưới Để nhận biết sớm bệnh viêm đường tiết niệu dưới các bạn cần chú ý đến những triệu chứng chung như sau: Xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần. Có cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu Bị tiểu rắt, số lần đi tiểu nhiều những mỗi lần lượng nước tiểu ít. Khi đi tiểu thấy trong nước tiểu có xuất hiện bọt. Nước tiểu có màu sắc từ hồng tới đỏ, đây là dấu hiệu bị đi tiểu ra máu. Nước tiểu có mùi hôi, nặng mùi. Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Bị sốt. Đau ở góc sườn và cột sống. Ngoài những triệu chứng chung thì mỗi bệnh viêm đường tiết niệu dưới lại có những dấu hiệu cụ thể như: Viêm niệu đạo: khi bị viêm niệu đạo sẽ xuất hiện những triệu chứng như nóng rát, bị đau khi đi tiểu, trong nước tiểu có mủ, niệu đạo bị chảy mủ trắng đục, có cảm giác ngứa ngáy, sưng đau. Viêm bàng quang: xuất hiện triệu chứng đau buốt khi đi tiểu, có máu xuất hiện trong nước tiểu hay bị đau khó chịu ở phần bụng dưới. >>> Bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu có lây không? Bị viêm đường tiết niệu dưới có nguy hiểm không? Bệnh viêm đường tiết niệu dưới là bệnh không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: Gây tổn thương đường tiết niệu: nếu để bệnh kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng mãn tính, các triệu chứng ngày càng gia tăng gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu. Gây tình trạng suy thân: khi bị viêm đường tiết niệu dưới nếu để lâu rất có thể vi khuẩn có thể lây lan lên đường tiết niệu trên gây nên tình trạng viêm thận. Và khi để đến lúc tình trạng viêm thận nặng mà không được điều trị có thể gây nên tình trạng suy thận. Gây nhiễm trùng máu: khi bị bệnh mà không điều trị dứt điểm vi khuẩn có thể di chuyển vào máu, từ đó gây nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng và tử vong. Gây tình trạng hiếm muộn: viêm đường tiết niệu dưới có thể làm lây sang các cơ quan khác trong đó có cơ quan sinh dục. Ở nữ giới là gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Còn nam giới là viêm tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh,… Điều này làm cản trở quá trình thụ thai, từ đó làm gi tăng nguy cơ bị hiếm muộn. Gây nguy cơ sinh non: ở nữ giới trong giai đoạn mang thai nếu bị viêm đường tiết niệu dưới có thể bị nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai từ đó gây nguy cơ bị sinh non. Gây ảnh hưởng đến cuộc sống: tình trạng viêm đường tiết niệu dưới gây nên những triệu chứng như mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần trong ngày, đau rát,… Do đó khi mà tình trạng này kéo dài sẽ gây nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Thông tin thêm cho bạn: Bị viêm đường tiết niệu có nên quan hệ không? Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu dưới Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu dưới hiệu quả thì tùy theo mức độ cũng như nguyên nhân gây bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Và nguyên tắc chung là sử dụng loại kháng sinh phù hợp kết hợp với những thuốc điều trị triệu chứng khác. Một số loại kháng sinh hay được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu dưới có thể kể đến như: Trimethoprim: đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế enzym dihydrofolate- reductase của vi khuẩn. Cefalexin: đây là loại thuốc có tác dụng cải thiện những triệu chứng nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn này Levofloxacin: đây là thuốc có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển từ đó điều trị tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Fosfomycin: thuốc này có tác dụng ưc chế và chặn đứng sự phát triển của vi khuẩn nên rất tốt trong việc sử dụng điều trị viêm đường tiết niệu. Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh nếu trong trường hợp bệnh tình nặng gây nên những tình trạng như sốt cao, đau bụng hay xuất hiện đau rát khi đi tiểu thì có thể dùng thêm những loại thuốc giúp điều trị triệu chứng này như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt: Aspirin, Paracetamol… Và thời gian sử dụng kháng sinh dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, được bác sĩ có chuyên môn chỉ định. Trung bình một đợt dùng kháng sinh sẽ từ 5-7 ngày cho trường hợp bệnh bình thường và sẽ kéo dài tối đa 10-14 ngày cho những trường hợp bệnh phức tạp hay do bị tái phát. Bạn không nên sử dụng dụng kháng sinh ít hay nhiều hơn thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. >>> Bạn có thể quan tâm: Những điều cần biết về viêm đường tiết niệu ở nam giới Những biện pháp giúp việc điều bệnh hiệu quả hơn Ngoài việc bạn sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng đơn thuốc cũng như chỉ dẫn của bác sĩ thì để bệnh nhanh khỏi các bạn có thể tham khảo những biện pháp sau đây: Uống nhiều nước từ 2-2.5 lít nước trở lên giúp thanh lọc cơ thể đồng thời thải vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Trong chế độ ăn hàng ngày cần tăng cường rau xanh, hoa quả, trái cây tươi để tăng cường chất dinh dưỡng và sức đề kháng chung của cơ thể nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển mạnh. Không được nhịn tiểu bởi khi nhịn tiểu, nước tiểu ở lại trong cơ thể lâu sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể phát triển. Cần thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn có thể xâm nhập từ ngoài vào đường tiết niệu. Không nên mặc quần áo quá bó, không thấm hút mồ hôi tốt, bởi điều kiện ẩm ướt chính là điều kiện rất tốt để vi khuẩn có thể phát triển từ đó làm bệnh nặng hơn. Cần tránh, hạn chế tối đa quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. Nếu bị các bệnh lý có thể gây biến chứng viêm đường tiết niệu dưới như hẹp niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt,… thì cần điều trị sớm và dứt điểm. Cần thăm khám bệnh định kỳ để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tốt nhất là nên đi khám 6 tháng một lần. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn về bệnh viêm đường tiết niệu dưới. Bệnh sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời, nhưng nếu để lâu có thể gây biến chứng hay bị tái phát. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu và phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh, từ đó có phương án xử lý kịp thời. Thông tin hữu ích cho bạn: Cần làm gi khi bị viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu? Chia sẻ0

Một số bệnh về đường tiết niệu phổ biến mà bạn cần quan tâm

Hệ tiết niệu trong cơ thể gồm nhiều cơ quan đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, nhằm đảm bảo quá trình hoạt động bình thường của cơ thể. Do đó nếu một trong những cơ quan này bị mắc bệnh lý nào đó sẽ gây nên ảnh hưởng không nhỏ. Vậy những bệnh lý đó là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến với các bạn những thông tin về những bệnh lý này. Mục lụcNhững cơ quan chính trong hệ tiết niệuThậnNiệu quảnBàng quangNiệu đạoMột số bệnh về đường tiết niệu phổ biến hay gặpSuy thậnBàng quang tăng hoạt (OAB)Ung thư bàng quangViêm đường tiết niệuSỏi đường tiết niệuHẹp niệu đạo Những cơ quan chính trong hệ tiết niệu Theo đặc điểm cấu tạo giải phẫu cơ thể, một hệ tiết niệu hoàn chỉnh sẽ bao gồm các cơ quan: 2 quả thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu đạo. Cụ thể như sau: Thận Thận là một trong số 4 cơ quan trong hệ tiết niệu. Thận có màu nâu đỏ nằm ở dưới xương sườn, có hình như hạt đậu, phía trước nhẵn, phía sau sần sùi. Một quả thận có chiều dài từ 10-12cm, chiều rộng vào khoảng 6cm, dày 3-4cm và 1 quả thận nặng trung bình 170g. Mỗi quả thận có chứa khoảng 1.2 triệu đơn vị thận, mỗi đơn vị thận bao gồm cầu thận và ống thận. Thận trong có thể có chức năng khá quan trọng là loại bỏ các chất thải, cân bằng dịch, giải phóng hormone điều hòa huyết áp và kiểm soát quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu. Niệu quản Niệu quản là cơ quan có hình như một chiếc ống dài mỏng. Kích thước của niệu quản có thể thay đổi theo thời gian, theo chiều cao và giới tính. Ở một người trưởng thàng, niệu quản thường dài từ 25-30cm, đường kính ngoài 4-5mm và đường kính trong là 2-3mm. Trong cơ thể niệu quản có chức năng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Bàng quang Bàng quang (hay bóng đái) là cơ quan nằm ở phía dưới phúc mạc, bàng quang có lúc rỗng có lúc chứa đầy nước tiểu. Lúc bàng quan rỗng nằm hoàn toàn ở phía trong khung xương chậu, nhưng khi chứa nước, bàng quang sẽ căng phồng lên và thoát ra khỏi xương chậu và nằm hoàn toàn ở trong ổ bụng. Bang quang trong cơ thể có nhiệm vụ chứa nước tiểu từ thận và co bóp khi đầy để đẩy nước niểu ra ngoài thông qua niệu đạo. Đối với một người bình thường, bàng quang sẽ chứa được từ 300-500ml nước tiểu. Niệu đạo Niệu đạo là cơ quan cuối cùng trong hệ tiết niệu với cấu tạo là một ống dài nối từ bàng quang với lỗ sáo để đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Với có quan này sẽ có sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Ở nữ giới nhiệu đạo chỉ dài từ 3-5cm và có độ đàn hồi cao có thể giãn ra 1cm. Còn đối với nam giới, niệu đạo có chiều dài gấp 6 lần, dài khoảng 28-30cm và được chia làm 4 đoạn là trước tuyến tiền liệt, niệu đạo tiền liệt, niệu đạo màng và niệu đạo xốp. Trong cơ thể niệu đạo có chức năng chính là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Ngoài ra đối với nam giới niệu đạo còn là đường dẫn chung giữa hệ tiết niệu và hệ sinh dục với vai trò dẫn tinh trong mỗi lần xuất tinh. >>> Bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Một số bệnh về đường tiết niệu phổ biến hay gặp Suy thận Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hay thận bị tổn thương. Bệnh suy thận được chia thành 2 dạng đó là suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. Suy thận ở trong gia đoạn đầu, bệnh thường sẽ không có dấu hiệu gì quá rõ rệt, những dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện khi bệnh đã bắt đầu trở nặng. Một số dấu hiệu hay gặp có thể kể đến như: Cảm giác buồn nôn, nôn Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, giảm sút tinh thần Xuất hiện những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu như tiểu đêm nhiều, nước tiểu có bọt, màu nước tiểu bất thường hay có tình trạng tiểu khó,… Xuất hiện tình trạng ngứa dai dẳng, phù chân, tay, mặt cổ Bị đau ở vùng hông và lưng Tình trạng mạn tính thường do biến chứng của các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong khi đó, suy thận cấp tính thường là do chấn thương có tác động mạnh đến thận. >>> Bạn có thể quan tâm: Tiểu đêm nhiều có phải do suy thận? Bàng quang tăng hoạt (OAB) Bàng quang tăng hoạt OAB dùng để chỉ tình trạng tiểu gấp có hoặc không có kèm theo mất tự chủ bàng quang, thường kèm theo tiểu nhiều và tiểu đêm. Tình trạng này xảy ra không do các bệnh lý thực thể khác ở đường tiết niệu dưới như viêm nhiễm, sỏi, u bướu… Theo thống kê, hiện nay bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng từ 10-20% dân số, cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Đặc biệt tỷ lệ này ngày càng tăng cao ở người già. Chuyên gia cho biết, bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang co bóp quá mức kết hợp với cơ sàn chậu suy yếu khi lượng nước tiểu trong bàng quang chỉ 100-150ml (bình thường thì phải trên 350ml mới tạo phản xạ đi tiểu). Bệnh thường gây ra các vấn đề liên quan đến rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát,… Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng bàng quang tăng hoạt (OAB) nhưng thường liên quan đến tình trạng tăng co bóp cơ chóp bàng quang. Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam đề cập đến những nguyên nhân sau: Tổn thương thần kinh: các bệnh thần kinh ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động thần kinh của bàng quang và cổ bàng quang. Tuổi già có nhiều rối loạn tiểu tiện có thể do hiệu ứng ức chế thần kinh và chức năng não bộ suy giảm. Bệnh này tuy không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng nếu để lâu dài không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ làm cho người bệnh cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng và công việc trong cuộc sống, một số trường hợp cảm thấy luôn bị tư ti và mặc cảm… Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất. Ung thư bàng quang Ung thư bàng quang là một khối u ác tính xuất hiện trong bàng quang. Kích thước của khối u có thể nhỏ hoặc lớn, có khả năng phát triển sâu vào lớp cơ của bàng quang và có thể di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Khi khối u phát triển sẽ gây áp lực hoặc gây chảy máu bàng quang, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể do ung thư bàng quang gây ra như sau: Tiểu ra máu (hơi rỉ đến đỏ tươi). Đau khi đi tiểu. Đau lưng dưới. Nếu bạn đang có một trong số những triệu chứng trên và kết hợp với tình trạng bị đi đái đi tiểu nhiều lần thì rất có khả năng là bị bệnh Ung thư bàng quang. Viêm đường tiết niệu Bệnh viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ các cơ quan nào trong hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Bệnh xảy ra khi có các loại vi khuẩn xâm nhập vào trong bàng quang qua niệu đạo. Hầu hết các bệnh viêm liên quan đến hệ thống tiết niệu dưới – bàng quang và niệu đạo. Để xác định viêm đường tiết niệu, hãy tìm các triệu chứng sau: Cảm giác rát khi đi tiểu Đi tiểu thường xuyên, ngay cả khi bạn chỉ có thể rặn ra một lượng nhỏ nước tiểu Đau ở lưng dưới hoặc bụng Cảm thấy mệt mỏi hoặc run rẩy Sốt hoặc rét run (dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đã lan đến thận) Khi người bệnh gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần thường xuyên trong ngày và kết hợp với các triệu chứng trên thì có thể là do viêm đường tiết niệu. Người bệnh cần phải đến gặp ngay các Bác sĩ để được tư vấn và xử lý điều trị kịp thời. >>> Bạn có thể tham khảo: Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu Sỏi đường tiết niệu Hệ tiết niệu của con người bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu đều bị sỏi tiết niệu. Như vậy, sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Như chúng ta đã biết, sỏi được hình thành là do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) có trong nước tiểu. Khi xuất hiện rối loạn sinh lý, bệnh kết hợp với các yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, sự thay đổi nồng độ pH nước tiểu, các dị dạng đường tiết niệu, hoặc yếu tố di truyền,… Các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, tạo thành một nhân nhỏ, sau đó phát triển thành sỏi tiết niệu. Gặp tình trạng sỏi đường tiết niệu người bệnh thường có các triệu chứng như buồn tiểu vệ sinh liên tục, đau mỏi thắt vùng lưng, vùng bụng, đặc biệt ở vùng đường hệ tiết niệu… Hẹp niệu đạo Niệu đạo là bộ phận quan trọng của đường tiết niệu, đảm nhiệm nhiệm vụ chính là dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể ở cả hai giới. Niệu đạo giống như một “vòi nước”. Khi một đoạn ống hẹp, dù ngắn hay dài, lưu lượng sẽ giảm đi rất nhiều. Niệu đạo hẹp nhiều làm giảm lưu lượng nước tiểu, người bệnh sẽ đi tiểu nhiều, tiểu khó, lượng nước tiểu ít. Hẹp niệu đạo ở nam giới nhiều hơn nữ giới do niệu đạo của nam giới dài hơn nên dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn. Nếu bị tắc lâu ngày có thể gây tình trạng suy thận. Trên đây là những thông tin về đường tiết niệu cũng như một vài bệnh phổ biến liên quan đến đường tiết niệu. Hy vọng với những nội dung trong bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thêm nhiều thông tin hữu ích. Thông tin hữu ích cho bạn: Điều cần biết về viêm đường tiết niệu ở nam giới Chia sẻ0

Những loại thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu phổ biến

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến ở cả nam giới lẫn nữ giới và biện pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng nhất đó là sử dụng thuốc kháng sinh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay. Mục lụcNguyên tắc dùng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệuNhững loại thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu hiệu quảThuốc CeftriaxoneThuốc NitrofurantoinThuốc FosfomycinThuốc QuinolonesThuốc CephalexinThuốc DoxycyclineLưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu Nguyên tắc dùng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc kháng sinh khác nhau nhưng để lựa chọn loại thuốc nào phù hợp và mang lại hiệu quả nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài việc bạn cần đi khám và được các bác sĩ kê đơn thì bạn cũng nên biết những nguyên tắc lựa chọn cơ bản như: Xác định đúng nguyên nhân: việc xác định chính xác được nguyên nhân là việc rất quan trọng, nó sẽ giúp việc lựa chọn thuốc và điều trị mang lại hiệu quả. Tránh việc sử dụng sai gây nên ảnh hưởng không tốt tới những cơ quan khác. Hơn nữa việc bị viêm đường tiết niệu có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên và cần những loại thuốc phù hợp. Việc sử dụng thuốc điều trị không đúng nguyên nhân không những không làm bệnh tình giảm mà còn khiến cho bệnh trở nặng hơn. Xác định các yếu tố liên quan: các loại thuốc kháng sinh sử dụng có hiệu quả hay không phụ thuộc và khác nhiều các yếu tố liên quan như loại vi khuẩn gây bệnh, sự kháng thuốc, mức độ nặng nhẹ của bệnh hay tùy thuộc vào cơ địa của từng người,… Sử dụng đúng liều lượng: khi sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu thì cần chú ý đến liều lượng sử dụng. Liều lượng thuốc sử dụng cần phải đủ lớn để ức chế hoạt động của vi khuẩn, lúc này thuốc mới mang lại hiệu quả trị bệnh. Tuy nhiên cũng không được sử dụng thuốc kháng sinh quá liều, điều này có thể khiến bạn bị sốc thuốc. Sử dụng đúng trường hợp: tùy từng trường hợp khác nhau mà cần sử các dạng thuốc khác nhau. Trong trường hợp bị nhiễm trùng máu hay có những dấu hiệu sốt cao trên 39 độ, bạch cầu tăng cao bất thường thì cần sử dụng tiêm thuốc tĩnh mạch, còn sử dụng loại thuốc uống sẽ không mang lại hiệu quả. Sử dụng đúng thời gian: việc sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu không nên quá 15 ngày mỗi đợt. Tránh sử dụng quá dài gây nên ảnh hưởng không tốt tới những cơ quan khác đặc biệt là gan hay thận. >>> Bạn có thể tham khảo: Những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu Những loại thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu hiệu quả Thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu hiện nay có rất nhiều loại khác nhau. Dưới đây là những loại thuốc kháng sinh phổ biến bạn có thể tham khảo: Thuốc Ceftriaxone Ceftriaxone là loại thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu thuốc nhóm kháng sinh cephalosporin. Loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc Ceftriaxone không được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa nên sẽ được chuyển hóa và thải trừ thông qua gan và thận. Công dụng: Thuốc có tác dụng diệt khuẩn tốt đặc biệt với hai loại vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc này được dùng để điều trị cho người bị viêm đường tiết niệu nặng. Liều lượng và cách dùng: Người lớn: Người lớn dùng thuốc với liều lượng từ 1 – 2 g mỗi ngày, có thể chia thành 1 – 2 lần sử dụng. Trẻ nhỏ: Dùng với liều lượng từ 50 – 75mg/kg cân nặng. Tổng liều dùng một ngày không được vượt quá 2g. Trẻ sơ sinh: Tiêm 50mg/kg mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Chống chỉ định: Thuốc không được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc có thể sẽ xuất hiện những tác dụng phụ như nhức mỏi toàn thân, chóng mặt, sốt, phù nề, rối loạn đông máu, da bị nổi ban đỏ, đau tức ngực, tiểu ra máu, tiểu khó,… Thuốc Nitrofurantoin Thuốc Nitrofurantoin là một loại thuốc kháng sinh mạnh, thường được sử dụng trong các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn. Loại thuốc này hoạt động thông qua việc ngăn chặn quá trình tổng hợp DNA và protein ở vi khuẩn, từ đó làm mất nguồn dinh dưỡng và bị loại bỏ. Công dụng: Thuốc Nitrofurantoin được sử dụng để điều trị tình trạng viêm đường tiết niệu như viêm thận, viêm niệu đạo, viêm bàng quang,… Thuốc này thường được sử dụng nhiều ở nam giới bị viêm đường tiết niệu. Liều lượng và cách dùng: Người lớn uống 1 viên Nitrofurantoin 50mg hoặc 100mg mỗi lần, một ngày uống 4 lần. Trẻ em từ ba tháng tuổi trở lên cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc. Chống chỉ đinh: Thuốc Nitrofurantoin không được sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú dưới 3 tháng tuổi, người mắc bệnh tiểu đường hay mắc các bệnh liên quan đến phổi. Tác dụng phụ: Thuốc Nitrofurantoin có thể để lại những tác dụng phụ như xuất hiện tình trạng ngứa rát, nhức đầu, chóng mặt, ớn lạnh, tê chân tay, cảm thấy chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy nhẹ,… Thuốc Fosfomycin Thuốc Fosfomycin là loại thuốc kháng sinh được nhiều bác sĩ sử dụng và được đánh giá cao. Thuốc Fosfomycin ngoài việc sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu thì còn dùng để điều trị một số bệnh lý viêm nhiễm khác như viêm phổi, viêm tuyến tiền liệt,… Công dụng: Thuốc Fosfomycin được chỉ định sử dụng cho người bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm bàng quang cấp tính, viêm tuyến tiền liệt,… Liều lượng và cách dùng: Pha loãng Fosfomycin với nước trước khi uống. Lượng nước được sử dụng để pha thuốc là khoảng nửa cốc, không được pha thuốc với nước nóng. Uống 1 lần/gói, mỗi ngày uống 1 lần. Chống chỉ đinh: Thuốc Fosfomycin không được sử dụng cho người bị dị ứng với thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú cần được chỉ định của bác sĩ và không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc Fosfomycin có thể sẽ gây nên những tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, đau lưng, tiêu chảy nhẹ, nóng rát khi đi tiểu, đau phần bụng dưới,… Thuốc Quinolones Thuốc Quinolones là một loại kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc Thuốc tác động đến chức năng của hai loại enzyme được sản xuất bởi vi khuẩn DNA gyrase và topoisomerase IV. Nhờ đó, vi khuẩn không còn môi trường để tồn tại trong hệ tiết niệu. Công dụng: Thuốc Quinolones thường sẽ được chỉ định dùng cho các bệnh lý viêm đường tiết niệu ở giai đoạn nặng. Liều lượng và cách dùng: Thuốc được sử dụng trực tiếp bằng đường uống và uống sau bữa ăn. Tuyệt đối không được uống thuốc khi bụng đói, bụng rỗng. Liều lượng dùng thuốc phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Thông thường, liều dùng tối đa trong ngày là 1000mg. Chống chỉ định: Thuốc Quinolones không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, thuốc cũng không được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm phế quản hay có tiền sử mắc bệnh gan, thận. Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc Quinolones có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, nôn, suy giảm chức năng gan, mất ngủ, rối loạn thần kinh, rối loạn nhịp tim,… Thuốc Cephalexin Thuốc Cephalexin là loại thuốc kháng sinh được sử dụng khá phổ biến và được sử dụng để điều trị tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn. Thuốc này hoạt động trên nguyên tắc là cản trở quá trình tạo vỏ tế bào của vi khuẩn, từ đó khiến vi khuẩn bị chết dần. Công dụng: Thuốc Cephalexin được sử dụng trong việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, viêm đường hô hấp,… Liều dùng và cách dùng: Người lớn: Dùng khoảng 250 – 500mg/lần, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng. Sử dụng thuốc liên tục trong 7 – 10 ngày để điều trị bệnh. Trẻ em trên 12 tuổi: Dùng khoảng 500mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần. Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: Dùng thuốc 250mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần. Chống chỉ định: Thuốc Cephalexin không sử dụng cho người bị dị ứng penicillin nặng và mẫn cảm với các loại kháng sinh nhóm cephalosporin. Ngoài ra những người bị suy thận, viêm đại tràng hay bị các bệnh về đường ruột cũng không nên sử dụng. Tác dụng phụ: Thuốc Cephalexin khi sử dụng có thể gây nên những tác dụng không mong muốn như gây ra hiện tượng phát ban, đau đầu, sốt, toàn thân nhức mỏi, người bệnh không thể đi tiểu hoặc đi tiểu ít hơn bình thường,… Thuốc Doxycycline Thuốc Doxycycline là loại thuốc có 2 dạng là sử dụng để tiêm hoặc sử dụng để uống, đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline. Công dụng: Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis gây ra. Liều dùng và cách dùng: Uống 200mg trong ngày đầu tiên (dùng 100mg mỗi 12 giờ hoặc 50mg mỗi 6 giờ). Liều duy trì 100mg/ngày. Liều duy trì có thể uống 1 lần duy nhất hoặc 50mg mỗi 12 giờ. Khi bị nhiễm khuẩn nặng, người bệnh uống 100mg mỗi 12 giờ. Chống chỉ định: Thuốc Doxycycline không được sử dụng với trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai hay người mẫn cảm với tetracyclin Tác dụng phụ: Thuốc Doxycycline có thể gây nên những tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ớn lạnh hay đau nhức cơ thể,… Thông tin bạn có thể quan tâm: Bệnh viêm đường tiết niệu có lây được hay không? Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu Để sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu đạt được hiệu quả nhất, trong quá trình sử dụng thuốc bạn cần tuân thủ những lưu ý sau: Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng, tần suất sử dụng thuốc vì bất cứ lý do gì. Nếu muốn thay đổi thuốc thì bắt buộc phải thông qua sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý sử dụng các phương pháp chữa viêm tiết niệu dân gian hay Đông y khi đang sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu xảy ra tác dụng phụ bất thường, bạn cần ngưng sử dụng và đến bác sĩ chuyên khoa xử lý kịp thời. Trong thời gian sử dụng thuốc cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích. Cần uống nhiều nước từ 2-2.5 lít nước để giúp cơ thể thải độc tốt hơn. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng để làm giảm các tác dụng phụ của thuốc. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách đặc biệt là bộ phận sinh dục. Không quan hệ tình dục trong thời gian sử dụng thuốc điều trị. Không nên nhịn tiểu, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển nếu bị giữ lâu trong cơ thể. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giúp cho cơ thể có được thời gian hồi phục tốt nhất. Trên đây là tổng hợp một vài loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm đường tiết niệu phổ biến mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn trong bài viết lần này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh! Thông tin hữu ích cho bạn: Bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Chia sẻ0

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không? Bao lâu sẽ khỏi?

Người mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường hay có thắc mắc viêm đường tiết niệu có khỏi được không? Bao lâu bệnh sẽ khỏi? Để trả lời cho những thắc mắc này, các bạn hãy tham khảo thêm thông tin sẽ được chia sẻ trong bài viết bên dưới. Mục lụcBị viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không?Những nguy hiểm khi không chữa trị kịp thờiThận bị tổn thươngBị nhiễm trùng máuGây ảnh hưởng thai nhiLân lan sang các cơ quan khácGiảm chất lượng tình dụcCác biện pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệuSử dụng thuốc kháng sinhSử dụng thuốc điều trị triệu chứngViêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi?Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh Bị viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không? Viêm đường tiết niệu xảy ra khi một trong các bộ phận của đường tiết niệu như thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang bị viêm nhiễm do nấm hoặc vi khuẩn tấn công. Bệnh có thể xâm nhập thông qua niệu đạo từ đó phát triển sang cá cơ quan khác. Hoặc cũng có thể là do vi khuẩn tấn công các cơ quan khác sang đó lây lan sang những cơ quan trong hệ tiết niệu. Đây là căn bệnh khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể bị mắc phải, bệnh có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn E. Coli gây ra. Và rất nhiều người có thắc mắc rằng bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi được hay không? Theo như các chuyên gia thì căn bệnh này không thể tự khỏi được. Và để giúp khỏi bệnh, người bệnh cần sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh. Nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm và chủ quan khi nghĩ rằng bệnh này có thể tự khỏi. Với việc suy nghĩ như vậy làm họ thường không đi khám sớm và chỉ đến khi bệnh trở nặng thì mới đi khám. Điều này khiến bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cũng như cuộc sống. Do đó, khi có dấu hiệu bị mắc bệnh hay nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời. >>> Thông tin thêm: Viêm đường tiết niệu ở nam giới Những nguy hiểm khi không chữa trị kịp thời Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nên những nguy hiểm có thể kể đến như: Thận bị tổn thương Nhiễm trùng thận là một trong những vấn đề khá nguy hiểm. Bởi khi bị viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời thì rất dễ vi khuẩn phát triển đi ngược lên thận từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm, làm giảm chức năng của thận. Lâu dần các độc tố trong cơ thể không được đào thải tích tụ trong thận, lâu dần sẽ khiến thận bị tổn thương, nặng hơn thì thận sẽ mất dần chức năng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Bị nhiễm trùng máu Một mối nguy hiểm tiếp theo mà bạn cần quân tâm đó là bị nhiễm trùng máu. Khi mà viêm đường tiết niệu không được điều trị thì rất có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu từ đó gây nhiễm trùng. Lúc này bạn sẽ xuất hiện tình trạng bị xuất huyết với những biểu hiện như sốt, chóng mặt, hoa mắt,… và tình trạng này nếu không được điều trị có thể gây tử vong. Gây ảnh hưởng thai nhi Viêm đường tiết niệu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Bởi theo các bác sĩ khi phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai, tăng khả năng sinh non,…. Vì vậy mà phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nếu bị viêm đường tiết niệu cần đi khám và có cách điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Lân lan sang các cơ quan khác Có rất nhiều cơ quan khác nằm gần xung quanh đường tiết niệu, vì vậy mà khi bạn bị viêm đường tiết niệu mà không chữa trị để kéo dài sẽ làm lây lan sang các cơ quan khác. Những cơ quan bị ảnh hưởng khi đường tiết niệu bị viêm đó là ống dẫn tinh, buồng trứng, tử cung, tinh hoàn, tuyến tiền liệt,…. Giảm chất lượng tình dục Khi bị viêm đường tiết niệu dù ở nam giới hay nữ giới đều gây nên những ảnh hưởng như xuất hiện cảm giác đau khi cương dương hay xuất tinh ở nam giới hoặc bị đau âm đạo, đau bụng dưới ở nữ giới. Những điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng tình dục khi mà một trong hai hoặc cả hai không còn hứng thú. >>> Bạn có thể tham khảo: Bị viêm đường tiết niệu có nên kiêng quan hệ? Các biện pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu là căn bệnh không thể tự khỏi được do đó khi thấy bất cứ dấu hiệu của bệnh bạn cần nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra làm các xét nghiệm cần thiết từ đó đưa ra phác đồ điều trị cho từng mức độ bệnh khác nhau. Sử dụng thuốc kháng sinh Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp được sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả nhất. Nhưng để mang lại hiệu quả, các bác sĩ sau khi chẩn đoán sẽ cân nhắc vị trí bị viêm nhiễm, mức độ của từng bệnh nhân mà kê đơn phù hợp nhất. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến thường được chỉ định trong điều trị có thể kể đến như: Nitrofurantoin: Nitrofurantoin là kháng sinh thuộc dẫn xuất nitrofuran. Loại kháng sinh này thường được chỉ định trong điều trị viêm đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang và viêm niệu đạo) và không được chỉ định với trường hợp áp xe quanh thận hay viêm bể thận. Cephalexin: Cephalexin là kháng sinh nhóm cephalosporine, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng bàng quang. Loại kháng sinh này khá an toàn nên được chỉ định với hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên Cephalexin thường không có đáp ứng đối với các trường hợp nhiễm khuẩn có mức độ nghiêm trọng. Kháng sinh phối hợp: Với trường hợp viêm đường tiết niệu có mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh ở dạng phối hợp. So với việc sử dụng kháng sinh đơn độc, kháng sinh phối hợp có tác dụng và hiệu lực mạnh, giúp ức chế hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thì bạn cũng cần điều trị thêm những triệu chứng kèm theo. Bởi khi bị viêm tuyến tiền liệt có thể kèm thêm những triệu chứng như sốt, chóng mặt, buồn nôn, đau,… Khi đó bác sĩ sẽ kê cho bạn thêm những loại thuốc để điều trị, giảm những triệu chứng này. Cụ thể như: Acetaminophen: Acetaminophen có tác dụng hạ sốt và giảm cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này khá an toàn và được sử dụng với hầu hết các trường hợp viêm  đường tiết niệu. Tuy nhiên Acetaminophen chống chỉ định với bệnh nhân suy gan, có tiền sử nghiện rượu, thiếu máu nhiều lần và thiếu hụt men G6PD. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID vừa có tác dụng giảm đau vừa có khả năng chống viêm mạnh. Nhóm thuốc này được chỉ định khi Acetaminophen không có đáp ứng với cơn đau do viêm đường tiết niệu gây ra. Trong trường hợp sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phối hợp giữa Acetaminophen và NSAID. Chú ý: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa có sự tư vấn, chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn. Để hạn chế tình trạng bị kháng thuốc, bạn nên tuân thủ đúng liều lượng cũng như thời gian sử dụng mà đã được bác sĩ chỉ định. Trong thời gian sử dụng thuốc cần sử dụng đều, liên tục trong suốt quá trình không được dừng sớm hơn dự định bất kể bệnh tình đã có dấu hiệu thuyên giảm. Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi? Với bệnh viêm đường tiết niệu, việc chữa trị bệnh rất cần thiết đặc biệt là cần điều trị sớm và triệt để. Do đó, nếu bạn nhận thấy bản thân mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần sớm đi khám tại những cơ sở y tế uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thời gian điều trị bệnh còn tùy thuộc vào mức độ, tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Trường hợp viêm đường tiết niệu ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần uống thuốc trong khoảng thời gian 5 – 7 ngày sẽ khỏi. Đôi khi thời gian điều trị có thể kéo dài 10 – 15 ngày để trong trường hợp bệnh tái phát hay bệnh ở mức độ vừa. Những trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ cần phải điều trị bệnh trong khoảng thời gian dài hơn. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã chỉ định để bệnh được điều trị dứt điểm, hạn chế tình trạng bệnh bị tái phát. Thông tin thêm cho bạn: Viêm bàng quang bao lâu thì khỏi? Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần lưu ý những vấn đề sau để nâng cao hiệu quả chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát. Uống nhiều nước từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình làm việc của hệ bài tiết tốt hơn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng kết hợp thêm nước trái cây giúp bổ sung vitamin cho cơ thể. Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Khi buồn tiểu, bạn cần đi tiểu ngay lập tức tránh làm nước tiểu trong cơ thể lâu, khiến vi khuẩn sinh sôi trong nước tiểu. Quan hệ tình dục an toàn. Trước và sau khi quan hệ tình dục, bạn nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau củ tốt cho sức khỏe để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, đồ ngọt, nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Với những thông tin trong bài viết mà chúng tôi hy vọng với những thông tin ấy sẽ giúp bạn có trả lời cho câu hỏi Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không? Bao lâu sẽ khỏi?. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe. Thông tin hữu ích cho bạn: Nên làm gì khi bị viêm đường tiết niệu đi tiểu ra máu? Chia sẻ0

Loading...