Viêm đường tiết niệu dưới - Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm đường tiết niệu dưới là một trong hai dạng viêm đường tiết niệu, đây là dạng viêm đường tiết niệu phổ biến rất hay gặp. Vậy viêm đường tiết niệu dưới là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu dưới trong bài viết sau đây.

Viêm đường tiết niệu dưới là gì?

Đường tiết niệu trong cơ thể bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Và chúng được chia thành đường tiết niệu trên và đường tiết niệu dưới.

  • Đường tiết niệu trên bao gồm: 2 quả thận và 2 niệu đạo.
  • Đường tiết niệu dưới bao gồm: bàng quang và niệu đạo.

Như vậy, bệnh viêm đường tiết niệu dưới xảy ra khi bàng quang và niệu đạo bị viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu dưới thường là do vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn thường xâm nhập từ vùng trực tràng, hậu môn lên đến niệu đạo từ đó đi ngược lên bàng quang. Khi vi khuẩn dừng lại và gây viêm nhiễm ở niệu đạo thì gọi là viêm niệu đạo, còn nếu tvi khuẩn xâm nhập tiếp và gây viêm nhiễm ở bàng quang thì là viêm bàng quang.

Bệnh viêm đường tiết niệu dưới có tỉ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới. Nguyên nhân là do đường niệu đạo ở nữ giới rất ngắn, tương đối thẳng và nằm gần hậu môn, đây là điều kiện tốt để vi khuẩn có thể xâm nhập dễ dàng.

>>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu dưới

Thông thường trong môi trường nước tiểu có nồng độ ure cao và độ pH thấp nhằm ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời nước tiểu thường đi một chiều ra ngoài từ đó giúp vi khuẩn không xâm nhập vào niệu đạo và bàng quang. Tuy nhiên cũng có một số loại vi khuẩn vẫn có thể phát triển được trong môi trường này. Loại vi khuẩn phổ biến nhất đó là vi khuẩn E.Coli. đây là loại vi khuẩn gây đa số trường hợp viêm đường tiết niệu dưới. Ngoài vi khuẩn này còn có một số loại vi khuẩn khác có thể kể đến: vi khuẩn Gram (-) như Klebsiella, Proteus, Enterobacter và Citrobacter hay vi khuẩn Gram (+) như Enterococcus và Staphylococcus saprophyticus.

Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn thì còn một vài những nguyên nhác khác như:

  • Do quan hệ tình dục không an toàn: khi đó vi khuẩn có thể bị lây và xâm nhập vào dương vật hoặc âm đạo của đối tác. Khi quan hệ làm đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong hệ tiết niệu gây nguy cơ viêm nhiễm.
  • Do vệ sinh không sạch và sai cách: đây cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào đường tiết niệu và gây bệnh.
  • Do thường xuyên nhịn tiểu: thói quen này khiến cho nước tiểu bị giữ lâu bên trong cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Do giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh: nồng độ estrogen giảm khiến cho âm hộ dễ bị viêm do khô và lớp niêm mạc đáy bàng quang mỏng dần khiến cho khả năng kháng khuẩn cũng giảm dần, từ đó mà vi khuẩn có thể xâm nhập niệu đạo một cách dễ dàng.
  • Do bị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới: khi bị u xơ tuyến tiền liệt khiến cho nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang khiến nam giới bị viêm đường tiết niệu dưới.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu dưới

Để nhận biết sớm bệnh viêm đường tiết niệu dưới các bạn cần chú ý đến những triệu chứng chung như sau:

  • Xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần.
  • Có cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu
  • Bị tiểu rắt, số lần đi tiểu nhiều những mỗi lần lượng nước tiểu ít.
  • Khi đi tiểu thấy trong nước tiểu có xuất hiện bọt.
  • Nước tiểu có màu sắc từ hồng tới đỏ, đây là dấu hiệu bị đi tiểu ra máu.
  • Nước tiểu có mùi hôi, nặng mùi.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
  • Bị sốt.
  • Đau ở góc sườn và cột sống.

Ngoài những triệu chứng chung thì mỗi bệnh viêm đường tiết niệu dưới lại có những dấu hiệu cụ thể như:

  • Viêm niệu đạo: khi bị viêm niệu đạo sẽ xuất hiện những triệu chứng như nóng rát, bị đau khi đi tiểu, trong nước tiểu có mủ, niệu đạo bị chảy mủ trắng đục, có cảm giác ngứa ngáy, sưng đau.
  • Viêm bàng quang: xuất hiện triệu chứng đau buốt khi đi tiểu, có máu xuất hiện trong nước tiểu hay bị đau khó chịu ở phần bụng dưới.

>>> Bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu có lây không?

Bị viêm đường tiết niệu dưới có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đường tiết niệu dưới là bệnh không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây tổn thương đường tiết niệu: nếu để bệnh kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng mãn tính, các triệu chứng ngày càng gia tăng gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu.
  • Gây tình trạng suy thân: khi bị viêm đường tiết niệu dưới nếu để lâu rất có thể vi khuẩn có thể lây lan lên đường tiết niệu trên gây nên tình trạng viêm thận. Và khi để đến lúc tình trạng viêm thận nặng mà không được điều trị có thể gây nên tình trạng suy thận.
  • Gây nhiễm trùng máu: khi bị bệnh mà không điều trị dứt điểm vi khuẩn có thể di chuyển vào máu, từ đó gây nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng và tử vong.
  • Gây tình trạng hiếm muộn: viêm đường tiết niệu dưới có thể làm lây sang các cơ quan khác trong đó có cơ quan sinh dục. Ở nữ giới là gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Còn nam giới là viêm tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh,… Điều này làm cản trở quá trình thụ thai, từ đó làm gi tăng nguy cơ bị hiếm muộn.
  • Gây nguy cơ sinh non: ở nữ giới trong giai đoạn mang thai nếu bị viêm đường tiết niệu dưới có thể bị nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai từ đó gây nguy cơ bị sinh non.
  • Gây ảnh hưởng đến cuộc sống: tình trạng viêm đường tiết niệu dưới gây nên những triệu chứng như mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần trong ngày, đau rát,… Do đó khi mà tình trạng này kéo dài sẽ gây nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu dưới

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu dưới hiệu quả thì tùy theo mức độ cũng như nguyên nhân gây bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Và nguyên tắc chung là sử dụng loại kháng sinh phù hợp kết hợp với những thuốc điều trị triệu chứng khác.

Một số loại kháng sinh hay được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu dưới có thể kể đến như:

  • Trimethoprim: đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế enzym dihydrofolate- reductase của vi khuẩn.
  • Cefalexin: đây là loại thuốc có tác dụng cải thiện những triệu chứng nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn này
  • Levofloxacin: đây là thuốc có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển từ đó điều trị tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
  • Fosfomycin: thuốc này có tác dụng ưc chế và chặn đứng sự phát triển của vi khuẩn nên rất tốt trong việc sử dụng điều trị viêm đường tiết niệu.

Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh nếu trong trường hợp bệnh tình nặng gây nên những tình trạng như sốt cao, đau bụng hay xuất hiện đau rát khi đi tiểu thì có thể dùng thêm những loại thuốc giúp điều trị triệu chứng này như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt: Aspirin, Paracetamol…

Và thời gian sử dụng kháng sinh dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, được bác sĩ có chuyên môn chỉ định. Trung bình một đợt dùng kháng sinh sẽ từ 5-7 ngày cho trường hợp bệnh bình thường và sẽ kéo dài tối đa 10-14 ngày cho những trường hợp bệnh phức tạp hay do bị tái phát. Bạn không nên sử dụng dụng kháng sinh ít hay nhiều hơn thời gian mà bác sĩ đã chỉ định.

>>> Bạn có thể quan tâm: Những điều cần biết về viêm đường tiết niệu ở nam giới

Những biện pháp giúp việc điều bệnh hiệu quả hơn

Ngoài việc bạn sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng đơn thuốc cũng như chỉ dẫn của bác sĩ thì để bệnh nhanh khỏi các bạn có thể tham khảo những biện pháp sau đây:

  • Uống nhiều nước từ 2-2.5 lít nước trở lên giúp thanh lọc cơ thể đồng thời thải vi khuẩn ra ngoài cơ thể.
  • Trong chế độ ăn hàng ngày cần tăng cường rau xanh, hoa quả, trái cây tươi để tăng cường chất dinh dưỡng và sức đề kháng chung của cơ thể nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển mạnh.
  • Không được nhịn tiểu bởi khi nhịn tiểu, nước tiểu ở lại trong cơ thể lâu sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể phát triển.
  • Cần thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn có thể xâm nhập từ ngoài vào đường tiết niệu.
  • Không nên mặc quần áo quá bó, không thấm hút mồ hôi tốt, bởi điều kiện ẩm ướt chính là điều kiện rất tốt để vi khuẩn có thể phát triển từ đó làm bệnh nặng hơn.
  • Cần tránh, hạn chế tối đa quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.
  • Nếu bị các bệnh lý có thể gây biến chứng viêm đường tiết niệu dưới như hẹp niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt,… thì cần điều trị sớm và dứt điểm.
  • Cần thăm khám bệnh định kỳ để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tốt nhất là nên đi khám 6 tháng một lần.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn về bệnh viêm đường tiết niệu dưới. Bệnh sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời, nhưng nếu để lâu có thể gây biến chứng hay bị tái phát. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu và phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh, từ đó có phương án xử lý kịp thời.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...