Bị đi tiểu rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện tượng tiểu ít, tiểu nhỏ giọt đôi lúc đau buốt diễn ra liên tục nhiều lần trong ngày được gọi là tiểu rắt (đái rắt). Đây là một triệu chứng bất thường nhưng lại gặp ở rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách tổng quan nhất về chứng đi tiểu rắt cũng như cách điều trị nó.

Đi tiểu rắt

Tiểu rắt là gì?

Bàng quang là nơi để chứa nước tiểu trước khi nước tiểu được thải ra ngoài. Tiểu rắt (đái rắt) là tình trạng bệnh nhân mất khả năng kiểm soát bàng quang. Người bệnh không kiểm soát được hành động đi tiểu của mình. Nhiều trường hợp người bệnh không kịp đi vệ sinh, nước tiểu són ra quần (tiểu són), thậm chí nhiều người còn phải mang tã.

Tình trạng đái rắt khiến cho hoạt động làm việc, học tập hay sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn nghiêm trọng. Tiểu rắt không phải là một bệnh, tuy nhiên đôi khi tiểu rắt kèm theo tiểu buốt, tiểu ra máu,… thì rất có thể đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.

Triệu chứng của bệnh tiểu rắt

Ngoài những triệu chứng điển hình ở trên thì người bệnh cũng có thể nhận biết những triệu chứng của tiểu rắt thông qua những biểu hiện dưới đây:

  • Thường xuyên muốn đi tiểu, lượng nước tiểu ít, thậm chí muốn đi tiểu nhưng lại không có nước tiểu;
  • Tiểu không kiểm soát diễn ra thường xuyên, có dấu hiệu của tiểu són;
  • Tiểu rất nhiều lần trong một ngày, gây cảm giác buồn bực khó chịu ảnh hưởng tới các hoạt động đời sống
  • Tiểu buốt, hoặc đôi khi tiểu ra máu, nước tiểu hồng, có cục máu đông;
  • Nước tiểu xuất hiện màu đục, sủi bọt hoặc có lẫn máu cho thấy bệnh tình người bệnh đang ở ngưỡng nặng, rất nguy hiểm;
  • Có cảm giác đau bụng dưới, căng tức bàng quang, đau lưng hoặc đau hông;
  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, uể oải sau khi đi tiểu xong…

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến các cơ quan y tế để thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh và có những phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến bạn đi tiểu rắt

Nguyên nhân gây tiểu rắt
Stress cũng là một nguyên nhân khiến bạn đi tiểu rắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tiểu rắt ở cả nam giới và nữ giới.

Nguyên nhân chủ quan

Một số nguyên nhân chủ quan gây nên tình trạng đái rắt bắt nguồn từ một số thói quen hàng ngày:

  • Mệt mỏi, stress kéo dài làm rối loạn giấc ngủ, tăng số lần đi tiểu;
  • Việc thường xuyên mặc quần bó sát tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu;
  • Quan hệ tình dục một cách thô bạo cũng có thể gây tổn thương cho dương vật và âm đạo, từ đó gây ảnh hưởng đến hành động đi tiểu;

Nguyên nhân tiềm ẩn bệnh lý

Một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng đi tiểu rắt:

  • Bàng quang là nơi chứa nước tiểu trước khi nước tiểu được thải ra ngoài. Cho nên việc bàng quang bị tổn thương cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến việc đi đái rắt. Ví dụ: viêm bàng quang, co thắt bàng quang không kiểm soát, sỏi bàng quang,…
  • Các bệnh lý tuyến tiền liệt: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt… Tuyến tiền liệt tăng sinh gây chèn ép đường đi của nước tiểu, bàng quang bị căng do không thể thải được nước tiểu. Đồng thời bệnh cũng gây kích thích bàng quang nên ngay cả khi không có nước tiểu cũng khiến cho bệnh nhân thèm đi tiểu;
  • Các bệnh lý như: viêm niệu đạo mãn tính, hẹp niệu đạo… cũng có thể gây tình trạng đi tiểu nhiều;
  • Đột quỵ, các bệnh nội tiết, các tổn thương dây thần kinh chi phối bàng quang cũng khiến cho người bệnh rối loạn khả năng đi tiểu;
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp hoặc điều trị thừa dịch cũng là một nguyên nhân khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần;

Đối tượng có nguy cơ đi đái rắt

Tình trạng đi đái rắt xảy ra phổ biến, có thể xảy ra ở bất kì ai. Tuy nhiên có một vài nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn dễ bị đi tiểu rắt, như là:

  • Giới tính: Nữ giới thường dễ gặp tình trạng này hơn là nam giới.
  • Tuổi tác: những người có độ tuổi trên 40 tuổi hoặc dưới 10 tuổi. Vì họ là nhóm đối tượng có bàng quang yếu, dễ bị tổn thương;
  • Hút thuốc: Điều này có thể dẫn tới ho mãn tính và làm xuất hiện nhiều đợt tiểu không tự chủ;
  • Cân nặng: Người thừa cân thường có lớp mỡ chèn ép lên bàng quang và các cơ lân cận. Vì thế mà họ thường dễ bị tiểu són khi mà có các tác động ho, hắt hơi, hoặc các tác động mạnh;
  • Các bệnh lý khác: Những người có bệnh lý huyết áp, thần kinh, tiểu đường cũng dễ xảy ra tình trạng này…

Bạn có thể tham khảo: Đi tiểu són nhiều lần là gì?

Sẽ ra sao nếu bạn không chữa trị bệnh tiểu rắt kịp thời?

Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt… gây khó chịu cho bạn, thậm chí còn làm đảo lộn cuộc sống.

  • Ảnh hưởng đến học tập, làm việc: Tiểu rắt khiến cho bạn đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi tiểu lại rất ít nước tiểu, thậm chí nhiều lúc còn có cảm giác đau buốt, đi tiểu ra máu. Điều này khiến cho tâm lý bạn bị ảnh hưởng, bạn dễ cáu gắt, khó chịu. Từ đó nó khiến cho năng suất làm việc của bạn bị giảm sút đáng kể.
  • Ảnh hưởng đến gia đình, hôn nhân: Chứng đi đái rắt làm cho bạn mất hứng thú trong việc quan hệ tình dục, dễ nổi nóng. Đây được coi là một trong những bàn đạp khiến cho cuộc sống hôn nhân bị lao dốc.
  • Biến chứng gây nên những bệnh nguy hiểm: Nếu không điều trị kịp thời, đi tiểu rắt kéo dài có thể gây nên các bệnh lý: viêm thận, suy thận, các bệnh tuyến tiền liệt…
  • Có thể gây hiếm muộn hoặc vô sinh: Trạng thái đi tiểu rắt kéo dài gây ảnh hưởng tới tinh hoàn, dương vật, xuất tinh sớm… làm giảm chất lượng của tinh trùng.

☛ Xem thêm bài viết: Bệnh tiểu rắt có nguy hiểm không?

Các biện pháp chẩn đoán bệnh tiểu rắt

Các biện pháp chẩn đoán đi tiểu rắt
Hình ảnh siêu âm bàng quang trong chẩn đoán bệnh đi tiểu rắt

Để chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và thăm khám thực thể. Tùy tình trạng mà bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: để đánh giá chức năng thận
  • Xét nghiệm nước tiểu: để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng và phát hiện các bất thường
  • Nhật kí bàng quang: Ghi lại lượng nước bạn đã uống, thời gian đi tiểu, lượng nước tiểu thải ra và số lần tiểu rắt
  • Đo lượng dư sau khi đi tiểu (PVR): đánh giá lượng nước tiểu còn lại sau khi đi tiểu
  • Cystogram: Chụp X-quang bàng quang
  • Nội soi bàng quang: Một ống mỏng có camera ở cuối được đưa vào niệu đạo. Bác sĩ có thể thấy các bất thường ở trong đường tiết niệu
  • Kiểm tra niệu động học: đo mức độ áp lực của bàng quang và cơ thắt ống dẫn niệu
  • Siêu âm vùng chậu: Cung cấp hình ảnh và phát hiện bất thường vùng chậu
  • Hoặc cũng có thể xét nghiệm thần kinh của bệnh nhân để kiểm tra xem nguyên nhân có phải do rối loạn thần kinh hay không.

Phòng ngừa bệnh tiểu rắt

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên có những thói quen lành mạnh để phòng ngừa việc đi tiểu rắt:

  • Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh;
  • Hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, caffeine hoặc đồ uống có gas;
  • Hạn chế/ dừng sử dụng các loại thực phẩm kích thích bàng quang: socola, thuốc lợi tiểu, đồ cay, chất tạo ngọt nhân tạo…
  • Hạn chế ăn các đồ có tính acid cao: chanh, cam, các đồ chua…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giảm tình trạng táo bón. Do táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang tiết niệu, ảnh hưởng đến lượng nước tiểu qua niệu đạo;
  • Nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái;
  • Nên đặt ra từng khoảng thời gian đi vệ sinh cho phù hợp tạo thói quen cho bàng quang hoạt động.

Làm sao để hết đi tiểu rắt?

Chứng đi tiểu rắt gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Vì vậy mà việc điều trị tiểu rắt cần phải tiến hành từ rất sớm.

Hiện nay có rất nhiều cách có thể loại bỏ tình trạng đi tiểu rắt mà bạn có thể tham khảo như là:

Điều trị tiểu rắt tại nhà

Làm sao để hết đi tiểu rắt?
Minh họa cho bài tập Kegel

Một số bài tập mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà nhằm điều chỉnh hành vi hoạt động quá mức của bàng quang:

Luyện tập bọng đái: Bài tập này có tên là Bladder training.

  • Bạn cần làm rỗng bàng quang mỗi buổi sáng thức dậy.
  • Sau đó đi vệ sinh vào những thời điểm đã được lên lịch trước đó.
  • Mất từ 6 đến 12 tuần để có thể thấy hiệu quả của bài tập này.
  • Ví dụ: cứ mỗi 30 phút bạn sẽ đi tiểu một lần cho dù không có cảm giác mắc tiểu. Dần dần tăng khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu lên 45 phút, lên 60 phút… cho đến lúc mỗi lần đi tiểu cách nhau từ 3-4 tiếng. Bài tập này sẽ giúp bạn kiềm chế được bàng quang, giảm bớt được được số lần đi tiểu không tự chủ.

Bài tập Kegel: Đây là một bài tập giúp bạn ngăn chặn sự thôi thúc đi tiểu. Nếu trong lúc thực hiện bài tập bọng đái ở trên mà bạn muốn đi tiểu trước thời gian quy định thì hãy thực hiện phương pháp này.

Xem thêm: Cách điều trị tiểu rắt vào ban đêm hiệu quả

Điều trị tiểu rắt bằng cách sử dụng bài thuốc dân gian

Điều trị tiểu rắt bằng các bài thuốc dân gian
Lá mã đề khô sắc nước giúp làm giảm tình trạng tiểu rắt

Khi xuất hiện các triệu chứng tiểu rắt, rất nhiều người tìm đến các bài thuốc dân gian. Một số bài thuốc từ giá đỗ, ích trí nhân, râu ngô, lá đinh lăng… được lan truyền rộng rãi, được nhiều người sử dụng. Các bài thuốc này đơn giản, dễ chế biến, cụ thể:

Sử dụng râu ngô: Ngoài tác dụng giải nhiệt, giải khát của nước râu ngô, nó còn có tác dụng lợi tiểu. Để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị:

Nguyên liệu: 20g râu ngô tươi, nước lọc.

Chế biến: 

  • Râu ngô đem rửa sạch, để riêng ra cho ráo nước.
  • Cho râu ngô vào trong nồi, sau đó đổ nước lọc ngập lên.
  • Đun sôi khoảng 5 -10 phút thì tắt bếp

Lưu ý: Nước râu ngô uống tốt nhất lúc còn đang nóng, uống trong ngày. Nước râu ngô để qua ngày sẽ bị thiu, giảm chất dinh dưỡng.

Sử dụng lá mã đề: Đây là bài thuốc dân gian quen thuộc đối với bệnh nhân tiểu rắt. Người ta thường dùng lá cây mã đề tươi hoặc sấy khô đem sắc thành nước để uống

Nguyên liệu: 50g lá mã đề sấy khô, hoặc lượng lá tươi tương ứng

Chế biến: 

  • Đun 50g lá mã đề khô với khoảng 1.5l nước lọc. Hoặc cho vào ấm trà, chế biến giống như hãm trà.
  • Chắt lấy nước. Để nước nguội rồi uống. Nên uống nước lá mã đề sau khi ăn khoảng 20 phút

Lưu ý: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng nước lá mã đề. Sử dụng lá mã đề trong thời kì này có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng, thậm chí là sẩy thai.

Các bài thuốc dân gian an toàn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, nó cũng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ nếu như bạn đang trong quá trình điều trị một bệnh lý khác. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa tiểu rắt.

Các bài thuốc dân gian thường đem lại hiệu quả chậm. Do đó, bạn cần kiên trì thực hiện bài thuốc, không nên bỏ dở, nếu không, sẽ rất mất công vô ích.

☛ Tìm hiểu thêm: Tiểu rắt nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Can thiệp phẫu thuật để điều trị tiểu rắt

Can thiệp phẫu thuật để điều trị tiểu rắt
Phẫu thuật TOT trong điều trị tiểu rắt ở nữ giới

Đây là cách chữa khi mà chứng tiểu rắt được phát hiện quá muộn. Thường đây là cách cuối cùng để chữa trị việc đi tiểu rắt, đảm bảo tỉ lệ khỏi bệnh và sự an toàn cho người bệnh.

Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu rắt ở bệnh nhân xuất phát từ các vấn đề bệnh lý. Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp này, khi mà thuốc không còn đem lại hiệu quả tốt nữa.

Các phẫu thuật có tác dụng tán sỏi, cắt bỏ khối u, phẫu thuật xương chậu, làm thông đường chảy của nước tiểu… Các can thiệp phẫu thuật hiện nay thường được thực hiện:

Tạo cơ thắt niệu nhân tạo: Cơ vòng tiết niệu là một vòng cơ ngăn nước chảy từ bàng quang vào trong niệu đạo. Trong một số trường hợp, bệnh nhân được gợi ý tạo cơ thắt niệu đạo nhân tạo này để hạn chế tình trạng tiểu rắt. Phẫu thuật này thường được áp dụng cho nam nhiều hơn áp dụng cho nữ.

Phẫu thuật TOT: Đây là phương pháp đặt tấm lưới để nâng đỡ niệu đạo. Một tấm lưới nhân tạo được đặt qua đường rạch nhỏ thành trước âm đạo, có tác dụng nâng đỡ niệu đạo đang bị suy yếu. Phẫu thuật này thường được chỉ định đối với phụ nữ trong quá trình điều trị tiểu rắt.

➤ Phẫu thuật tuyến tiền liệt: Trong trường hợp bạn đang bị tăng sinh lành tính (u lành) tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật này. Phẫu thuật có tác dụng cải thiện lưu lượng nước tiểu, làm thông dòng chảy của nước tiểu…

Xem thêm: Mẹo chữa tiểu rắt đơn giản tại nhà

Vương Niệu Đan – giải pháp vàng hỗ trợ xua tan tiểu rắt

Vương Niệu Đan - giải pháp vàng xua tan tiểu rắt
Vương Niệu Đan – giải pháp vàng xua tan tiểu rắt

Ngoài những phương pháp điều trị tiểu rắt ở trên, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng Vương Niệu Đan.

Vương Niệu Đan là một sản phẩm nhằm cải thiện các vấn đề như tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát… Sản phẩm đã được đánh giá cao trong hội nghị Khoa học thường niên lần thứ 14 của Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam.

Sản phẩm là sự kết hợp của các loại thảo dược quý trong tự nhiên: Cao UVAROX, VISPOTM, cao Nữ lang và chiết xuất hạt Bí. Với sự kết hợp khéo léo của các loại thảo dược trên, Vương Niệu Đan đã đem lại những công dụng sau:

  • Cao UVAROX: là cao chiết xuất gồm 3 thành phần được phối hợp theo một tỉ lệ thích  hợp bao gồm cao Varuna, cao Cỏ đuôi ngựa và cao Ô dược. Nó có tác dụng chính là tăng sức chứa bàng quang, làm tăng ngưỡng chứa nước tiểu gây kích thích bàng quang.
  • VISPOTM: có chiết xuất từ Cọ lùn. Nó có tác dụng làm giảm co thắt bàng quang, tác dụng chọn lọc trên cơ trơn đường niệu dưới.
  • Chiết xuất Hạt bí đỏ: giúp cơ bàng quang giãn ra, giảm co thắt đường niệu và tăng sức chứa bàng quang
  • Cao Nữ lang: có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ đối với bệnh nhân mắc chứng tiểu đêm nhiều lần.

Với chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, Vương Niệu Đan giúp đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ đối với người sử dụng.

Để thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ liệu trình của sản phẩm, cụ thể:

  • Trong 2-4 tuần đầu: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 3 viên.
  • Khi bệnh tình thuyên giảm, bệnh nhân giảm liều uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 2 viên; uống vào buổi sáng và tối, sau khi đã ăn no.
  • Sử dụng sản phẩm liên tục trong 2-3 tháng

Để biết thêm thông tin chi tiết của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan, bạn có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...