Bệnh đái dắt có nguy hiểm không? Tìm hiểu về biến chứng có thể gặp phải

Đái rắt là hiện tượng mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do một số thói quen sinh hoạt không khoa học hoặc vệ sinh vùng kín không đúng cách. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đái rắt cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy thực sự bệnh đái dắt có nguy hiểm không? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Đái rắt là gì?

Đái rắt hay còn được gọi là tiểu són, là tình trạng rối loạn tiểu tiện khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít và nhỏ giọt. Thậm chí trong nhiều trường hợp, người bệnh muốn buồn tiểu nhưng lại không tiểu ra được.

dai-rat-la-gi
Đái rắt khiến người bệnh cảm thấy khó chịu

Đái rắt kéo dài khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, xấu hổ và mất tự tin. Đôi khi, chứng đái rắt còn đi kèm với một số biểu hiện như sau:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày (có thể lên đến 10 lần/ngày).
  • Xuất hiện cảm giác nóng buốt mỗi khi đi tiểu.
  • Đau và khó chịu ở vùng bụng phía dưới.
  • Cảm giác nóng rát, ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục.
  • Giảm hoặc mất ham muốn tình dục.
Khi gặp phải những dấu hiệu trên, người bệnh nên tích cực tìm hiểu nguyên nhân, căn cứ vào nguyên nhân mới có thể tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả.

Đái rắt nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chủ quan

➤ Sử dụng các loại đồ uống như: bia, rượu, cà phê, trà,… Đây là những loại đồ uống có khả năng ảnh hưởng đến hệ tiết niệu và làm bạn đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.

➤ Tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc: thuốc giãn cơ, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu,…

➤ Quan hệ tình dục thô bạo: sự va chạm của dương vật và âm đạo với các vật thể khác có thể gây tổn thương tức thời và gây ra chứng tiểu rắt.

➤ Tập thể dục hoặc chơi thể thao ở cường độ cao có thể ảnh hưởng đến xương chậu và hệ bài tiết trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài trong một khoảng thời gian có thể làm chức năng của hệ bài tiết bị rối loạn.

➤ Mặc quần áo bó sát và chật chội có thể tạo điều kiện khiến nấm mốc phát triển và gây nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, chị em phụ nữ khi mặc đồ bó sát còn khiến âm đạo bị viêm nhiễm.

➤ Mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ: do bàng quang có vị trí nằm sát với tử cung nên khi phụ nữ mang thai, thai nhi nằm trong tử cung sẽ chèn ép lên bàng quang và niệu đạo, hạn chế dòng chảy của nước tiểu và gây ra chứng tiểu rắt.

Yếu tố bệnh lý

➤ Bệnh lý liên quan đến trực tràng như: viêm trực tràng, giun kim, ung thư trực tràng,… Các bệnh lý này là nguyên nhân gây ra đái rắt do trung tâm điều chỉnh hoạt động của trực tràng và bàng quang nằm cạnh nhau trong tủy sống.

➤ Bệnh lý hệ tiết niệu: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt (ở nam giới), thận yếu, suy thận, thận ứ nước,…

➤ Các bệnh lý ở bộ phận sinh dục nữ như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung,… Do ở nữ giới, bộ phận sinh dục nữ có vị trí nằm sát bàng quang nên những bệnh lý này có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và chức năng của bàng quang.

➤ Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: bệnh lậu, giang mai,…

Yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đái rắt

  • Tuổi tác: những người có độ tuổi ngoài 40 tuổi hoặc trẻ em dưới 10 tuổi có bàng quang rất yếu và dễ bị tổn thương, có nguy cơ cao gây ra chứng đái rắt.
  • Giới tính: nữ giới có khả năng mắc những bệnh về niệu đạo cao hơn so với nam giới do cấu tạo đường tiết niệu ở nữ ngắn và nằm gần hậu môn hơn, từ đó mà khả năng nhiễm khuẩn cũng cao hơn.
  • Thừa cân, béo phì: người bị béo phì thường bị đái rắt do lớp mỡ thừa chèn ép lên bàng quang mỗi khi có tác động mạnh.
  • Người đang mắc bệnh lý nghiêm trọng, cần uống thuốc và dễ gây tích nước trong cơ thể. Do đó, những đối tượng này dễ bị đái rắt hơn so với người bình thường.
beo-phi-gay-ra-tieu-rat
Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng tiểu rắt

Bệnh đái rắt có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, đái rắt có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nguyên nhân chủ quan đến các yếu tố bệnh lý. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì, tình trạng đái rắt vẫn ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh

Tiểu rắt khiến bạn thường xuyên phải đi vệ sinh. Thậm chí nếu như không kịp vào nhà vệ sinh, người bệnh còn có thể tiểu són, gây mất vệ sinh và để lại mùi khó chịu. Điều này làm người bệnh cảm thấy xấu hổ, e ngại và mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị trầm cảm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan với tình trạng này và nên điều trị càng sớm càng tốt.

Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Như các bạn đã biết, giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng đối với chúng ta. Do khi ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo lại các chức năng, tăng cường hệ miễn dịch. Khi tiểu rắt diễn ra vào ban đêm, nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, đồng thời khiến các hoạt động của cơ thể bị suy giảm. Tình trạng này kéo dài có thể làm người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng công việc ngày hôm sau.

Không những thế, người bị tiểu rắt còn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn bình thường. Do vào ban đêm, các cơ quan trong cơ thể đều đang nghỉ ngơi nên khi xuất hiện sự thay đổi nhiệt độ và tư thế đột ngột, huyết áp sẽ tăng cao. Điều này khiến người bệnh có khả năng bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

dai-rat-gay-mat-ngu
Đái rắt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

Suy giảm đời sống tình dục

Tiểu rắt khiến bạn cảm thấy tự ti trước bạn tình. Không những thế, tình trạng này còn làm bạn giảm hoặc mất ham muốn. Nam giới bị tiểu rắt còn có thể bị xuất tinh sớm do mất kiểm soát hoạt động xuất tinh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục và hạnh phúc của gia đình bạn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu rắt có thể là do bạn bị mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Những bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, lúc này bạn cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tham khảo bài viết: Bị đái rắt phải làm sao?

Biến chứng của đái rắt

Đái rắt không phải là bệnh lý mà là triệu chứng thường gặp của các bệnh hệ tiết niệu. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng nếu chứng tiểu rắt kéo dài, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây viêm ngược dòng lên đài bể thận và niệu quản, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh, tinh hoàn ở nam giới, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.
  • Suy giảm chất lượng tình dục, rối loạn cương dương.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu nếu như nguyên nhân gây ra tiểu rắt là do những bệnh lây truyền qua đường tình dục như: bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,…

Trong trường hợp tiểu rắt do bệnh lậu, nếu không điều trị sớm sẽ có khả năng lây cho bạn tình và khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, ngay khi có triệu chứng đái rắt, người bệnh cần đến khám và điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị sớm không chỉ giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng tiểu rắt mà còn giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bị đái rắt điều trị có phức tạp không?

bien-phap-dieu-tri-dai-rat
Bị đái rắt điều trị có phức tạp không?

Đái rắt không phải là bệnh, nó là triệu chứng biểu hiện cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Do đó, để điều trị tình trạng này, việc xác định và tìm hiểu nguyên nhân đóng vai trò rất quan trọng. Vì chỉ khi nguyên nhân được chữa khỏi thì triệu chứng đái rắt sẽ tự chấm dứt.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây đái rắt, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân, người bệnh sẽ được điều trị và dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh nên kết hợp giữa liệu pháp điều trị và chế độ sinh hoạt hợp lý cùng với việc thực hiện một số bài tập như: bài tập kegel, liệu pháp phản hồi sinh học hoặc bài tập huấn luyện bàng quang,… Các bài tập này không chỉ giúp người bệnh cải thiện chức năng bàng quang và vùng cơ sàn chậu mà còn giúp nâng cao sức khỏe và giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn.

Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa và các biện pháp thay đổi hành vi, phẫu thuật can thiệp có thể được sử dụng.

Khi bị đái rắt, người bệnh nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, không nên e ngại, giấu bệnh hoặc tự chẩn đoán tại nhà.

Vương Niệu Đan – giải pháp tối ưu cho người bị đái rắt

vuong-nieu-dan-chua-tieu-nhieu
Vương Niệu Đan – thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu són, tiểu nhiều lần tối ưu

Ngoài các biện pháp điều trị trên đây, người bị tiểu rắt còn có thể sử dụng thực phẩm chức năng Vương Niệu Đan.

Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ những loại thảo dược quý như :

  • Uvarox – hoạt chất được cấp bằng sáng chế trong điều trị bàng quang tăng hoạt (OAB): là chiết xuất gồm 3 thành phần được phối hợp theo một tỷ lệ thích hợp bao gồm cao Varuna, cao Cỏ đuôi ngựa, cao Ô dược.
  • Vispo™: chiết xuất từ Cọ lùn CO2 siêu tới hạn, có hiệu quả cao gấp 3 lần so với chiết xuất Cọ lùn thông thường.
  • Cùng với hoạt chất có trong Hạt bí đỏ và cao Nữ lang.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP – WHO nên luôn được đảm bảo về chất lượng và độ an toàn. Sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu sản xuất, từ khâu trồng trọt dược liệu đến khâu kiểm nghiệm thành phẩm, tất cả phải được đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất.

Do vậy, Vương Niệu Đan là giải pháp tối ưu, an toàn và hiệu quả cho người đang gặp phải vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém và các rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát.

Biện pháp phòng ngừa

➤ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và duy trì lối sống năng động, tích cực vì điều này có thể giúp điều tiết nước tiểu tốt hơn.

➤ Hạn chế ăn/uống các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang như: các loại thuốc lợi tiểu, cà phê, rượu, bia, đồ uống có gas, chất tạo ngọt tổng hợp,…

➤ Bổ sung đầy đủ chất xơ và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày giúp hạn chế tình trạng táo bón. Điều này giúp người bệnh cải thiện lưu lượng nước tiểu qua niệu đạo vì táo bón có thể tạo áp lực chèn ép lên bàng quang và niệu đạo, gây ra chứng tiểu rắt.

an-nhieu-rau-xanh
Bổ sung chất xơ giúp phòng ngừa tình trạng đái rắt

➤ Mặc các loại quần áo rộng rãi, đảm bảo hoạt động thoải mái, hạn chế mặc quần áo bó sát dễ tạo áp lực cho cơ thể.

➤ Không uống quá nhiều nước vào buổi tối. Vì điều này dễ khiến người bệnh đi tiểu nhiều vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

➤ Không hoạt động thể dục thể thao quá mức. Đồng thời, bạn nên uống nước trong lúc nghỉ ngơi để cơ thể hấp thu nước dễ dàng hơn.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...