Bị tiểu rắt phải làm sao? Hiểu đúng về nguyên nhân, cách chữa trị, phòng ngừa

Tiểu rắt là hiện tượng thường gặp ở cả nam và nữ giới, gây ra những ảnh hưởng xấu đến tâm lý, công việc và sức khỏe người bệnh, đồng thời còn có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng. Vậy tại sao lại bị tiểu rắt, cách chữa trị và phòng ngừa tiểu rắt như thế nào? Bài viết sau đây của ditieunhieu.com sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên.

Nguyên nhân gây ra tiểu rắt 

Tiểu rắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đơn giản như uống nhiều nước, nhất là nước chứa caffein hay rượu cho đến phức tạp như mắc các bệnh về thận. Các nguyên nhân thường gặp có thể gây tiểu rắt bao gồm:

  • Nhiễm trùng tiểu: là nguyên nhân thường gặp nhất gây tình trạng tiểu rắt ở nữ. Nguyên nhân là do cấu trúc niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn nam giới, lỗ niệu đạo lại nằm gần hậu môn hơn khiến một số loại vi khuẩn, đặc biệt là E. coli dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu, gây nên bệnh nhiễm trùng tiểu – bệnh lý phổ biến gây tình trạng tiểu rắt.
  • Bệnh tiểu đường: đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu nhiều bất thường thường là triệu chứng ban đầu của cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 do cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa của cơ thể qua nước tiểu.
  • Mang thai: trong những tuần đầu của thai kỳ, tử cung ngày càng lớn tạo áp lực lên bàng quang, đồng thời hormone của cơ thể bà bầu tiết ra khiến làm tăng sản xuất nước tiểu gây ra tình trạng đi tiểu rắt.
  • Các vấn đề về tuyến tiền liệt: thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Tuyến tiền liệt phì đại có thể ép vào niệu đạo và làm chặn dòng chảy của nước tiểu, gây kích thích bàng quang dẫn đến cảm giác muốn đi tiểu ngay cả khi bàng quang chỉ chứa ít nước tiểu.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu: đây là những loại thuốc được sử dụng để điều trị cao huyết áp hoặc phù, hoạt động theo cơ chế tăng thải nước qua thận dẫn đến tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
  • Đột quỵ và các bệnh về thần kinh: khi thần kinh trung ương có vai trò điều khiển bàng quang bị tổn thương, chức năng bàng quang sẽ bị rối loạn gây ra chứng tiểu rắt, muốn đi tiểu ngay lập tức.
Nhiễm trùng tiểu là một bệnh lý nguy hiểm. Hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nếu bạn có triệu chứng tiểu rắt kèm với tiểu gấp, tiểu buốt, đau hông, sốt!

Bị tiểu rắt phải làm sao?

Cach-chua-tri-tieu-rat

Khắc phục theo từng nguyên nhân gây bệnh

Nếu bạn mắc chứng tiểu rắt do các nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý thì việc đầu tiên cần làm là phải khắc phục bệnh lý trước. Khi bệnh lý thuyên giảm, triệu chứng tiểu rắt cũng sẽ được cải thiện.

  • Nếu bạn bị tiểu rắt và được chẩn đoán bệnh tiểu đường, bạn sẽ được kê các loại thuốc trị tiểu đường nhằm mục đích kiểm soát lượng đường trong máu cao như metformin, nhóm SGLT-2, ức chế enzym DPP-4,…
  • Nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng tiểu, các thuốc điều trị sẽ là các thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Những thuốc đầu tay thường được kê gồm nitrofurantoin, fosfomycin, nhóm quinolol,…
  • Nếu nguyên nhân là do bàng quang hoạt động quá mức, bạn sẽ cần đến thuốc kháng cholinergic, một loại thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Loại thuốc này sẽ giúp ngăn chặn các cơn co thắt bất thường xảy ra trong thành bàng quang.
  •  Một lựa chọn khác là tiêm Botox vào cơ bàng quang để giúp cho bàng quang thư giãn, tăng khả năng lưu trữ và giảm các đợt rò rỉ.
  • Nếu tình trạng bệnh nặng, bạn sẽ cần phẫu thuật cấy một thiết bị để kiểm soát kích thích từ dây thần kinh, từ đó kiểm soát sự co cơ bàng quang.
Để sử dụng những loại thuốc này, người uống không được tự uống thuốc tại nhà mà cần có sự thăm khám và kê đơn của Bác sĩ để sử dụng thuốc an toàn và giúp đạt hiệu quả tốt nhất!

Cac-thao-duoc-chua-tieu-rat

Đối với những trường hợp không phải do nguyên nhân là bệnh lý mà do cơ thể bị nóng trong, chế độ ăn uống hoặc do các yếu tố liên quan đến sinh lý thì việc điều trị bằng các vị thuốc dân gian như rau mồng tơ, bí xanh, sắn dây, hạt bí ngô, bèo cái, râu ngô, cọ lùn, linh chi,… tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc mà vẫn hiệu quả.

Ăn nhiều rau mồng tơi giúp trị đái rắt

Rau mồng tơi là thực phẩm thường bắt gặp trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Việt. Theo Đông y, mồng tơi có vị chua, tính lạnh, có tác dụng nhuận tràng. Người xưa đã biết đến và sử dụng mồng tơi như một vị thuốc để điều trị một số bệnh như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần,…

Nguyên liệu: 100 gram lá mồng tơi

Cách làm:

  • Lá mồng tơi tươi đem rửa sạch, để ráo nước
  • Đun với lượng nước vừa phải. Khi nồi sôi đun thêm khoảng 15 phút sau đó tắt bếp
  • Chắt nước rau mồng tơi ra bát để nguội (hoặc còn ấm) và dùng uống hàng ngày thay trà
Do mồng tơi có tính lạnh nên không áp dụng phương pháp này với những người bị đại tiện lỏng và lạnh bụng.

Mẹo cải thiện tiểu rắt bằng bí xanh

Bí xanh có tác dụng rất tốt đối với những người bị mắc phải chứng tiểu rắt. Bạn có thể sử dụng bí xanh theo hướng dẫn dưới đây để điều trị chứng tiểu rắt.

Nguyên liệu: 1 quả bí xanh

Cách làm:

  • Bí xanh gọt bỏ lớp vỏ ngoài, vắt lấy nước
  • Cho một chút muối vào nước cốt bí xanh, sử dụng để uống
  • Người bệnh cũng có thể luộc bí để ăn và uống cả nước
  • Thực hiện cách này trong vòng 10 ngày sẽ giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Dùng giá đỗ điều trị tiểu rắt

Giá đỗ là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức khoẻ của cơ thể, từ đó cải thiện tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, bí tiểu. Đặc biệt đối với nam giới, giá đỗ còn có công dụng tăng cường testosterone giúp hạn chế tình trạng tiểu đêm, tiểu rắt rất hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 500 gram giá đỗ
  • 50 gram đường

Cách làm:

  • Rửa sạch giá đỗ
  • Cho vào nồi luộc với lượng nước vừa đủ
  • Chắt lấy nước. Cho đường vào rồi khuấy đều cho tan
  • Chia ra uống 5 – 6 lần trong ngày, hạn chế uống vào buổi tối

Cách trị tiểu rắt bằng bột sắn dây

Theo Đông y, bột sắn dây có tính mát, vị ngọt, đi vào kinh phế, tỳ và bàng quang, thường được dùng với công dụng giúp giải rượu, thanh nhiệt, điều trị tiểu rắt tiểu buốt và nóng trong người.

Nguyên liệu: 1 củ sắn dây

Cách làm:

  • Củ sắn dây tươi đem cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước
  • Thái củ sắn dây thành từng lát mỏng, phơi khô
  • Nghiền củ sắn dây đã sơ chế thành bột mịn, bảo quản trong hũ thủy tinh
  • Mỗi lần sử dụng khoảng 10g bột sắn dây để pha với nước uống mỗi ngày
  • Thực hiện bài thuốc liên tục trong 10 ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Phối hợp các vị thuốc dân gian để trị tiểu rắt

Đây là những bài thuốc dân gian được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả cao. Một số bài thuốc chữa tiểu dắt được sử dụng phổ biến trong Đông y là:

  • Bài thuốc 1: Gồm mã đề, thổ linh, kim ngân, thương nhĩ mỗi vị 20g sắc uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: Gồm trạch tả 1g, kết hợp với đinh lăng, kim tiền thảo, vỏ bí ngô, rau diếp mỗi thứ 20g, sắc uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc 3: Gồm bồ công anh 20g, mã đề 16g, chi tử, rau má, thài lài tía, râu bắp, cam thảo dây, mộc thông mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 4: Gồm sinh địa, mộc thông, hoàng cầm mỗi vị 12g; cam thảo, đăng tâm mỗi vị 6g; lá tre 16g, sắc uống ngày 1 thang.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua các vị thuốc kể trên tại các quầy thuốc Đông y. Khi uống thuốc cần chú ý theo dõi những thay đổi của bệnh, nếu bệnh tình không cải thiện hoặc nặng hơn thì nên ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ.

Bên cạnh những phương pháp trên còn có những mẹo trị tiểu rắt nhanh, đơn giản khác có thể áp dụng thường xuyên để khắc phục tình trạng tiểu rắt.

Chế độ ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu vitamin C

Bo-sung-vitamin-c

Việc tăng cường bổ sung các loại rau xanh và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C là cách làm đơn giản, hiệu quả giúp giải độc làm mát cơ thể, đồng thời nâng cao sức để kháng cho cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm, chữa lành những tổn thương cho hệ tiết niệu.

Một số loại rau có tác dụng làm mát, giải độc cơ thể gồm rau má, bí xanh, giá đỗ, rau mồng tơi, rau ngót, rau sam, rau diếp cá, rau dền…

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng vitamin C giúp làm acid hóa nước tiểu, do đó làm tăng cường khả năng tiêu diệt vi khuẩn ở bàng quang và niệu đạo. Một số loại hoa quả giàu vitamin C gồm ổi, cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, chanh dây…

Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày

Dù phải đi tiểu nhiều lần, bạn cũng cần uống nước đầy đủ để tránh tình trạng táo bón và tránh nước tiểu quá cô đặc. Việc uống đủ nước mỗi ngày còn giúp hệ tiết niệu hoạt động tốt hơn, pha loãng nước tiểu tạo điều kiện đẩy vi khuẩn ra ngoài, góp phần giúp điều trị và cải thiện chứng tiểu rắt.

Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước sau 21h thận sẽ không kịp lọc và bạn sẽ phải thức giấc vào ban đêm để đi tiểu, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ngủ không ngon.

Luyện tập bọng đái

Bằng cách lên thời gian đi tiểu cố định và kéo dài thời gian đi tiểu trong vòng 12 tuần. Ví dụ, cứ mỗi 30 phút đi tiểu một lần mặc dù không mắc tiểu. Sau đó, từ từ tăng lần khoảng thời gian không đi tiểu lên 50 phút, rồi 70 phút, cho đến lúc mỗi lần đi tiểu cách nhau khoảng từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Bài tập này sẽ giúp bạn kiềm chế bàng quang để giữ nước tiểu lâu hơn và làm giảm bớt số lần đi tiểu.

Luôn giữ tinh thần thoải mái

Việc giữ tinh thần thoải mái không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc căng thẳng, lo lắng, stress sẽ khiến con người dễ bị mất ngủ vào buổi đêm và tác động làm phát sinh các rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần,… Vì vậy, hướng tinh thần đến những điều tích cực, thoải mái, tránh căng thẳng, stress là việc làm rất cần thiết để giảm nhẹ tình trạng tiểu rắt của bạn.

Làm thế nào để phòng ngừa tiểu rắt hiệu quả?

Phong-ngua-tieu-rat

Những cách phòng ngừa chủ yếu tập trung vào việc thay đổi lối sống hằng ngày của bạn.

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Việc vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày để vùng kín luôn được khỏe mạnh là vô cùng quan trọng, nhất là đối với nữ giới. Ở nữ, do niệu đạo gần với hậu môn nến nếu vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập và gây viêm nhiễm từ các loại vi khuẩn, nấm có hại, từ đó gây nhiễm trùng tiểu – một trong những nguyên nhân thường gặp gây chứng tiểu rắt. Một số lưu ý khi vệ sinh vùng kín như sau:

  • Nên vệ sinh từ trước ra sau
  • Tránh thụt rửa, gây tổn thương vùng kín
  • Nên tắm bằng vòi sen thay vì bồn tắm

Vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ

Việc vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ là rất quan trọng và cần thiết vì nếu không vệ sinh đúng cách thì “cô bé” hoặc “cậu bé” sẽ bị viêm nhiễm dẫn tới chứng tiểu rắt.

Sau khi quan hệ tình dục là thời điểm cơ quan sinh dục của con người, đặc biệt đối với nữ giới, bị yếu và dễ tổn thương nhất. Vì vậy để giữ gìn sức khỏe “vùng kín” cũng như ngăn ngừa khả năng viêm nhiễm có thể xảy ra, bạn nên đi tiểu sau khi quan hệ, đồng thời vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm hoặc nước ấm pha muối loãng.

Không nên dùng dung dịch vệ sinh hoặc các loại dung dịch tắm gội để vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ. Nguyên nhân là do các sản phẩm này đều chứa xà phòng dễ gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm tăng khả năng viêm nhiễm phụ khoa sau khi quan hệ ở nữ giới.

Điều chỉnh chế độ ăn, không uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích

Bạn nên tránh bất kỳ thực phẩm nào gây kích thích hoặc làm tăng hoạt động của bàng quang như thức ăn/đồ uống chứa caffein, rượu bia, đồ uống có ga, các sản phẩm từ cà chua, sô-cô-la, chất ngọt nhân tạo và đồ cay. Ăn thức ăn giàu chất xơ cũng rất quan trọng, vì táo bón có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh tiểu rắt.

Bài tập Kegel

Bài tập này giúp tăng cường các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo để cải thiện kiểm soát bàng quang, giúp giảm số lần đi tiểu. Tập thể dục các cơ vùng chậu 5 phút và tập 3 lần mỗi ngày có thể tạo ra sự khác biệt tích cực trong việc kiểm soát bàng quang.

Vương Niệu Đan – Giải pháp “vàng” giúp hỗ trợ điều trị tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu són, tiểu rắt an toàn và hiệu quả

san-pham-vuong-nieu-dan

Với những thành phần chiết xuất từ các loại thảo dược quý trong tự nhiên bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM (chiết xuất từ Cọ lùn) kết hợp cùng với các hoạt chất trong Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang, Vương Niệu Đan là sản phẩm được đánh giá cao tại hội nghị Khoa học thường niên lần thứ 14 của Hội Tiết Niệu – Thận học Việt Nam nhờ hiệu quả cũng như tính an toàn trên những bệnh nhân mắc các bệnh về bàng quang tăng hoạt.

Sự phối hợp của các thành phần trong Vương Niệu Đan giúp giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang, cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người đang gặp các vấn đề bệnh lý như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu buôt, tiểu rắt, tiểu không kiểm soát mà nguyên nhân chính là do chức năng bàng quang hoạt động kém.

Ngoài những lợi ích trên, các hoạt chất từ thiên nhiên trong Vương Niệu Đan còn đem lại nhiều lợi ích cho những người bị tiểu rắt kèm tăng huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm từ 2-3 tháng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn tận tình nhất.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/frequent-urination-causes-and-treatments
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/70782#treatment
  3. https://www.acm.gov.pt/web/tinsuckhoe24gio/home/-/blogs/benh-ai-dat-tieu-rat-21-cach-chua-tri-hieu-qua-hien-nay?
  4. https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-tieu-buot-tieu-dat-n120839.html

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...