Tiểu són là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bạn đang gặp tình trạng tiểu són, tình trạng này gây cho bạn rất nhiều phiền toái trong cuộc sống khiến bạn cảm thấy xấu hổ tự ti. Bạn đang băn khoăn không biết tại sao mình mắc tiểu són và làm sao để giải quyết tình trạng này? Hãy để bài viết này giúp bạn giải đáp các thắc mắc nhé.

Tiểu són là gì?

Tiểu són hay còn gọi là tiểu không kiểm soát là tình trạng không kiểm soát được phản xạ đi tiểu như bình thường khiến nước tiểu rỉ ra một cách mất tự chủ mà bạn không hề hay biết đặc biệt hay khi bạn ho, hắt hơi hay vận động mạnh. 

tieu-son1
Tiểu són, tiểu không tự chủ

Mỗi lần tiểu són nước tiểu có thể chỉ són ra lượng ít khoảng vài giọt hoặc cũng có thể són ra lượng nhiều hơi gây ướt quần người mắc. Điều này gây rất nhiều phiền toái cho người mắc tiểu són khiến họ cảm thấy xấu hổ, tự ti trong cuộc sống.

Tiểu són có phổ biến không?

Hiện nay tiểu són khá phổ biến, có thể gặp tiểu són ở mọi lứa tuổi tuy nhiên người già có nguy cơ mắc tiểu són cao hơn, đặc biệt tỷ lệ nữ giới mắc tiểu són cao hơn nam giới.

Có lẽ con số thật sự còn cao hơn do nhiều người tự ti, xấu hổ khi mắc tiểu són mà không đi khám. Bên cạnh đó có nhiều người nghĩ rằng đây là bệnh tuổi già và không thể chữa trị thành công. Điều này thật sự không tốt do có rất nhiều trường hợp tiểu són đã được chữa trị thành công hay có thể cải thiện tình trạng tiểu són đáng kể giúp người mắc nâng cao chất lượng cuộc sống.

☛ Bạn có thể tham khảo: Vì đâu mà người già lại hay bị són tiểu?

Bàng quang và phản xạ đi tiểu bình thường

Hệ tiết niệu của chúng ta bao gồm các cơ quan: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo

Thận có chức năng lọc máu bài bài trừ các chất độc ra ngoài cơ thể tạo thành nước tiểu, nước tiểu từ thận qua niệu quản được lưu giữ trong bàng quang, khi ta đi tiểu nước tiểu sẽ được tống xuất từ bàng quang qua niệu đạo để ra ngoài.

he-tiet-nieu
Hệ tiết niệu

Bàng quang là cơ quan có dạng hình cầu, được cấu tạo bằng ba lớp cơ giúp bàng quang có thể co giãn để lưu giữ lượng nước tiểu lên tới 500ml. Bình thường khi bàng quang chứa lượng nước tiểu khoảng 300-400ml ta sẽ có cảm giác mót tiểu. Thường thì sau 3-4 giờ bàng quang sẽ đầy, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc nhiều vào lượng nước uống vào.

Đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài (niệu đạo) thường được đóng kín nhờ các cơ dưới bàng quang bao quanh niệu đạo gọi là cơ sàn chậu.

Khi chúng ta muốn đi tiểu, tín hiệu thần kinh phức tạp được gửi đến các cơ sàn chậu khi chúng giãn ra và nước tiểu từ bàng quang được tống xuất ra ngoài.

Nguyên nhân gây tiểu són

Việc tìm hiểu nguyên nhân của tiểu són là rất quan trọng, giúp bác sĩ có hướng điều trị hợp lý để loại bỏ nguyên nhân cải thiện tình trạng tiểu són. 

nguyen-nhan
Nguyên nhân gây tiểu són

Bệnh bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là tình trạng bàng quang kích thích co bóp một cách đột ngột không đúng thời điểm (ngay cả khi bàng quang chưa đủ lượng nước tiểu để gây cảm giác mót tiểu), nững co bóp này thường tự phát và không thể kìm hãm dẫn tới tình trạng người bệnh có biểu hiện tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu đêm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh bàng quang tăng hoạt bao gồm: 

  • Do rối loạn thần kinh
  • Do sự yếu đi của các nhóm cơ vùng chậu đặc biệt là cơ sàn chậu làm niệu đạo không được đóng kín.
  • Các bệnh lý của bàng quang: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, bàng quang kém co giãn cũng có thể gây tình trạng kích thích bàng quang gây tiểu són.
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt: Dùng bia rượu, chất kích thích
  • Bệnh lý vùng tiết niệu: viêm đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt (phì đại lành tính tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt.

☛ Bạn nên tham khảo: Phương pháp chuẩn đoán bàng quang tăng hoạt

Thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày

  • Thói quen sử dụng rượu bia, cafe hay đồ uống có ga có thể khiến bàng quang bị kích thích, tăng phản xạ từ đó bạn hay bị đột ngột mót tiểu nếu đi không kịp có thể són tiểu.
  • Thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều vitamin C có khả năng kích thích bàng quang, lợi niệu nên lượng nước tiểu được tiết ra nhiều hơn khiến bạn có thể gặp tình trạng tiểu són và tiểu nhiều
  • Một số  loại thuốc như: thuốc hạ áp, tim mạch loại lợi niệu,thuốc an thần giãn cơ cũng gây nên tình trạng kích thích bàng quang, làm tăng lượng nước tiểu gây tiểu són.

Phụ nữ mang thai

mang-thai
mang thai có thể là nguyên nhân gây tiểu són

Phụ nữ mang thai do tử cung lớn gây chèn ép vào bàng quang dẫn tới bàng quang bị kích thích gây tiểu són. Bên cạnh đó việc thay đổi nội tiết tố khi có thai cũng dẫn tới tình trạng rối loạn tiểu tiện.

Phụ nữ tuổi mãn kinh

Phụ nữ tuổi mãn kinh do sự suy giảm nồng độ estrogen (hoocmon góp phần giúp niêm mạc bàng quang khỏe mạnh) dẫn tới tình trạng tiểu không tự chủ.

☛ Bạn có thể tham khảo: Tại sao phụ nữ lại dễ bị són tiểu hơn nam giới?

Táo bón

Trực tràng và bàng quang có nhiều dây thần kinh giống nhau do nằm gần nhau. Khi táo bón lượng phân cứng tích tụ lại trọng trực tràng có thể gây kích thích các dây thần kinh này gây nên tình trạng tiểu nhiều có thể tiểu són ra quần.

Biểu hiện của tiểu són và các triệu chứng đi kèm

Biểu hiện của tiểu són

Tiểu són thường xảy khi bạn nhận thấy bàng quang bị kích thích đột ngột, bạn muốn đi tiểu ngay lúc đó, tuy nhiên khi chưa kịp tới nhà vệ sinh thì đã són ra quần.

Lượng nước tiểu són ra thường ít, chỉ vài giọt. Nhưng khi bệnh nặng hơn lượng nước tiểu có thể nhiều khiến bạn bị ướt quần.

Đối với tiểu són do cơ sàn chậu bị yếu, khi bị són tiểu bạn còn không có cảm giác mót tiểu hay bị kích thích, nước tiểu rỉ ra một cách tự nhiên.

Các triệu chứng đi kèm với tiểu són

tieu-nhieu
Tiểu nhiều lần là triệu chứng đi kèm tiểu són

Nguyên nhân gây tiểu són phần lớn là do bàng quang tăng hoạt do đó đi kèm với tiểu són thường là các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không hết.

Tiểu nhiều lần: Trung bình một ngày chúng ta sẽ đi tiểu 6-8 lần, đi nhiều hơn 8 lần được coi là tiểu nhiều.

Tiểu đêm: Nếu trong một đêm phải dậy ít nhất một lần để đi tiểu thì được coi là mắc tiểu đêm.

Tiểu không hết. Người mắc không cảm thấy thoải mái sau khi đi tiểu, vẫn còn cảm giác muốn đi tiểu ngay sau đó.

Bên cạnh quan tâm tới tình trạng tiểu són thì bạn cũng nên quan tâm tới các triệu chứng khác để có thể cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác và hiệu quả.

Đi khám tiểu són cần làm những gì?

Việc đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm nguyên nhân của tiểu són là rất quan trọng để có thể điều trị thành công tiểu són hoặc giảm đáng kể tình trạng hiện tại nâng cao chất lượng sống của bạn.

Hỏi bệnh

Khai thác bệnh sử là một yếu tố quan trọng giúp bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng bệnh nhân và định hướng tìm nguyên nhân của bệnh.

Việc của bạn là trả lời đúng và đầy đủ các câu hỏi của bác sĩ: tình trạng tiểu són bắt đầu từ khi nào? bạn vào nhà vệ sinh thường xuyên đến mức nào? Lượng nước tiểu mỗi lần đi là bao nhiêu? bạn có thường bị són tiểu không?

Xét nghiệm nước tiểu

xet-nghiem-nuoc-tieu
Xét nghiệm nước tiểu

Việc xét nghiệm nước tiểu có thể giúp xác định bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không do nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây són tiểu đặc biệt ở người cao tuổi. 

Xét nghiệm giúp xác định bệnh tiểu đường do nếu trong nước tiểu có lượng đường cao thường đi kèm với tình trạng tăng bài tiết nước tiểu gây tiểu nhiều, tiểu són.

Thăm khám trực tràng, âm đạo

Qua thăm khám trực tràng bác sĩ có thể kiểm tra được mức độ co thắt đàn hồi của cơ vùng chậu, ở nam còn biết được kích thước, tình trạng của tuyến tiền liệt.

Đối với nữ việc thăm khám âm đạo có thể giúp phát hiện các bất thường của cơ quan vùng chậu.

Siêu âm ổ bụng

sieu-am
Siêu âm ổ bụng tìm nguyên nhân tiểu són

Giúp đánh giá được lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang từ đó đánh día được một phần chức năng bàng quang.

Bên cạnh đó siêu âm giúp phát hiện các bất thường của bàng quang như sỏi bàng quang, khối u bàng quang,…

Điều trị tiểu són như thế nào?

dieu-tri
điều trị tiểu són

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt góp phần cải thiện hiệu quả nhiều loại tiểu són. Phương pháp này bao gồm:

Lượng nước uống vào

Bạn nên uống trung bình 1500ml/ngày, và nên uống khi có cảm giác khát đặc biệt tránh uống nước trước khi đi ngủ 3-4 giờ.

Hạn chế các chất lỏng có thể gây kích thích bàng quang gây tăng bài tiết nước tiểu như rượu bia, đồ uống có ga, trà, cafe, socola nóng.

Giảm cân

giam-can
Chế độ ăn hợp lý và giảm cân để điều trị tiểu són

Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu phụ nữ béo phì bị tiểu són, việc giảm 4-5% trọng lượng cơ thể có thể giúp giảm đáng kể tình trạng tiểu són hiện có. 

Vì thế nếu bạn thừa cân hãy kết hợp giảm cân cùng với các phương pháp điều trị khác.

Thói quen đi vệ sinh

Bạn nên tập ghi lại nhật ký đi tiểu hàng ngày, nên đi tiểu theo giờ khoảng 3 tiếng đi tiểu một lần.

Đặc biệt nên tập thói quen nhịn tiểu, không nên cứ buồn tiểu là đi tiểu. Có như thế bàng quang của bạn mới dần hình thành phản xạ đi tiểu như bình thường.

Bài tập cơ sàn chậu (Kegel)

Tăng cường sức khỏe độ dẻo dai của cơ vùng chậu giúp cải thiện rõ rệt tiểu không tự chủ.

Bên cạnh đó còn có các bàn tập vật lý trị liệu giúp tăng khả năng kiểm soát bàng quang bao gồm các liệu pháp phản hồi sinh học và kích thích điện.

Dùng thuốc

Tiểu són cũng được điều trị bằng cách dùng thuốc, tuy nhiên việc chỉ định dùng thuốc nên được bác sĩ chỉ định sau khi đã xác định được nguyên nhân của bệnh.

Loại thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng muscarin bao gồm: darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine và trospium. Nhóm thuốc này có tác dụng  làm giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang do đó có tác dụng điều trị bàng quang kích thích, tiểu són.

Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là khô miệng, mỏi mắt, nhức đầu, khó tiêu, táo bón,…

Một số thuốc chống trầm cảm 3 vòng như imipramin, amitriptyline, duloxetine cúng có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt làm giảm tình trạng tiểu són nhưng cơ chế chưa rõ ràng.

Các biện pháp can thiệp

Tiêm onabotulinumtoxin A vào bàng quang là một biện pháp can thiệp làm liệt cơ bàng quang có phục hồi, tác dụng kéo dài 4-6 tháng qua đó làm giảm tình trạng bàng quang kích thích, tiểu són.

Kích thích thần kinh cùng là biện pháp cấy điện cực vào rễ thần kinh cùng S3 nối với một máy tạo nhịp đặt dưới da vùng mông, qua đó điều hòa các phản xạ thần kinh chi phối hoạt động bàng quang làm giảm tình trạng tiểu không tự chủ.

Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng đoạn ruột được chỉ định trong các trường hợp bàng quang có dung tích nhỏ, bệnh bàng quang tăng hoạt nặng điều trị bàng các phương pháp khác không hiệu quả, bàng quang giãn nở kém. Phương pháp này giúp mở rộng bàng quang, nâng cao thể tích chứa nước tiểu từ đó cải thiện đáng kể tình trạng bàng quang kích thích tiểu són. Tuy nhiên đây là một phẫu thuật lớn có nhiều tác dụng phụ nên cần được cân nhắc kĩ khi chỉ định.

☛ Thông tin hữu ích: Mẹo chữa tiểu són hiệu quả bạn không nên bỏ qua

Hiện nay, tiểu són là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng và hoàn toàn có thể được điều trị khỏi hoặc giảm đáng kể tình trạng tiểu són nếu bạn chữa trị kịp thời. Vậy nên hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời nhé.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...