Tiểu ra máu là gì? Có nguy hiểm hay không?

Bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng hoặc trong, tuy nhiên nếu nước tiểu của bạn chuyển sang màu đỏ, màu gỉ sắt. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý nguy hiểm, lúc này bạn cần sớm đi khám để sơm điều trị tránh để lâu gây nguy hiểm. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Đi tiểu ra máu là gì?

Đi tiểu ra máu là tình trạng khi đi vệ sinh thấy trong nươc tiểu xuất hiện mày đỏ hoặc màu gỉ sắt do có lẫn hồng cầu trong nước tiểu thải ra ngoài mà không có màu vàng nhạt như bình thường.

Nhiều trường hợp khi đi vệ sinh ra máu nhiều người còn có cảm giác đau, xót, khó chịu thậm chí là xuất hiện tình trạng ngứa cơ quan sinh dục.

Theo góc độ y học, nước tiểu sẽ phản ánh một phần thực trạng về cơ thể. Là một phần của hệ tiết niệu, nếu màu sắc của nước tiểu thay đổi hay có dấu hiệu bất thường thì chứng tỏ sức khoẻ của người bệnh cũng đang bị đe dọa bởi một bệnh lý nào đó.

Tiểu ra máu được chia làm hai loại chính đi tiểu ra máu đại thể và đi tiểu ra máu vi thể:

  • Đi tiểu ra máu đại thể: nước tiểu có lẫn nhiều hồng cầu, quan sát bằng mắt thường sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí một số người có thể thấy tiểu ra máu cục.
  • Đi tiểu ra máu vi thể: lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, sẽ không có dấu hiệu nào kèm theo, tế bào máu chỉ được nhìn thấy dưới kính hiển vi do đó chỉ được phát hiện tình cờ nhờ xét nghiệm nước tiểu thông qua khám định kỳ.

Có một điểm bạn cần chú ý phân biệt rõ ràng là đi tiểu ra máu và nước tiểu có màu đỏ. Nước tiểu có màu đỏ có thể xuất hiện trong những trường hợp sau:

  • Do ăn thức ăn tự nhiên gây màu đỏ nước tiểu như củ dền, củ cải đường, dâu đen, quả mâm xôi hay rau chua…
  • Sử dụng một số thuốc gây đỏ nước tiểu như kháng sinh Rifampicin, Metronidazol…
  • Phụ nữ đang có kinh nguyệt khi đi tiểu có thể lẫn máu.
  • Do quan hệ chưa đúng cách khiến tổn thương, xây xát niệu đạo.

Bạn có thể quan tâm: Bị đi tiểu rắt là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Các nguyên nhân đi tiểu ra máu

Do bệnh lý ở bàng quang: Bệnh lý thường gặp nhất là sỏi bàng quang, túi thừa, viêm bàng quang do virus, u bàng quang. Triệu chứng nhận biết là tiểu rắt tiểu khó, tiểu ra máu và thường phát hiện nhờ siêu âm.

Do bệnh lý ở niệu đạo – tuyến tiền liệt: Đối với nam giới, bệnh lý gây tiểu máu thường do phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Có thể nhận biết khi thấy khó đi tiểu, tiểu rắt, tiểu són, khi siêu âm thấy tuyến tiền liệt lớn. Còn đối với phụ nữ đái máu có thể do polyp niệu đạo.

Do các bệnh lý về thận: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng đái máu. Các bệnh lý về thận liên quan có thể kể đến:

  • Sỏi thận: Là chứng bệnh hay gặp và dễ gây tiểu máu nhất. Người bệnh thường sẽ có cơn đau sỏi thận trong tiền sử.

  • Lao thận: thường ứng với chứng đái máu vi thể. Lao thận thường đi kèm với tổn thương viêm bàng quang. Triệu chứng dễ thấy là tiểu ra máu cuối bãi, tiểu mủ, hay đi tiểu rắt, tiểu són, đau khi tiểu xong.
  • Ung thư thận: tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ung thư thận. Triệu chứng thường thấy là mức độ tiểu ra máu nặng, nhiều, không gây đau, khi sờ hố chậu phải thấy có u.
  • Thận đa nang: Người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt lưng, tiểu ra máu, tiểu ra mủ, nồng độ ure máu tăng, phát hiện khối u vùng hố thận khi khám.
  • Viêm cầu thận cấp: Thường gắn với đái máu vi thể. Trước đó bệnh nhân thường có dấu hiệu nhiễm trùng da, họng, đi kèm với sốt, đau ở 2 bên vùng thắt lưng.
  • Nhồi máu thận: Bệnh nhân đột ngột đau vùng thắt lưng 1 bên, tiểu ít, có khả năng mắc kèm bệnh tim.
  • Viêm thận – bể thận: triệu chứng sốt cao rét run, tiểu buốt, tiểu rắt, đau vùng thắt lưng, thận to và đau, cảm thấy đau vùng dưới rốn.

Bạn có thể tham khảo: Cách chữa tiểu nhiều lần hiệu quả

Cách chuẩn đoán đi tiểu ra máu

Để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân thì các bác sỹ sẽ chỉ định bạn làm những xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nước tiểu: Đây là loại hình xét nghiệm mà có nhiều người thực hiện nhất, bởi đây là xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng, chi phí không cao, kết quả đưa ra tương đối chính xác. Tuy nhiên, với chứng bệnh nguy hiểm như bệnh lậu hay viêm nhiễm nam khoa – phụ khoa thì xét nghiệm nước tiểu có thể sẽ không có tỷ lệ chính xác cao, dễ chẩn đoán nhầm nếu không thực hiện kèm với hình thức kiểm tra khác.

Siêu âm ổ bụng tổng quát: Thực hiện siêu âm ổ bụng tổng quát là phương pháp chẩn đoán tổn thương ở phần bụng giữa và bụng dưới thông qua hình ảnh của thiết bị siêu âm. Đây là cách khám bệnh tương đối chính xác, giúp nhận diện u xơ hay tổn thương dễ dàng, chi phí hơi cao.

Chụp X – quanh vùng chậu: Chụp X – quang hay chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm đánh giá chi tiết, tổng quát nhờ việc dùng thiết y kỹ thuật cao để chụp toàn bộ khu vực vùng chậu của người bệnh để bác sỹ nắm rõ được tình trạng mắc bệnh ra sao.

☛ Tham khảo thêm: Tiểu ra máu đi khám ở khoa nào?

Cách xử lý khi bị đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu là dấu hiệu khá nguy hiểm, vì vậy mà bạn cần đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa, có uy tín để tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Tùy theo từng nguyên nhân khác nhau  mà các bác sỹ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng thuốc: dùng thuốc cầm máu Transamin dùng cho đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch (có sự chỉ định của bác sĩ); nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng có thể dùng kháng sinh…

  • Phương án phẫu thuật: Nếu đi tiểu ra máu xuất hiện tình trạng cục máu gây tắc nghẽn đường tiết niệu thì cần phải can thiệp bằng cách loại bỏ máu đông, máu cục tại bàng quang.

Ngoài ra việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ thì trong quá trình điều trị bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh cơ thể nhất là các cơ quan hệ bài tiết giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày để quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi nhât, thải các chất độc ra ngoài cơ thể.
  • Không nên nhịn tiểu thường xuyên, nước tiểu chứa lâu trong bàng quang làm vi khuẩn có trong nước tiểu có cơ hội xâm nhập, gây tổn thương bàng quang và viêm nhiễm đường tiểu dẫn đến đi tiểu ra máu.
  • Ăn nhiều các loại rau củ quả, hạn chế đồ ăn chứa nhiều protein, hạn chế muối trong bữa ăn. Không nên hút thuốc và các chất kích thích.
  • Tạo cho mình thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc và hoạt động thể thao hợp lý.

Trên đây là là những thông tin về đi tiểu ra máu mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết hơn nữa.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...