Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đi tiểu là một trong những hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể để đào thải các chất cạn bã ra ngoài. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục với mức độ cao khoảng trên 6-8 lần/1 ngày thì rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Thế nào là đi tiểu nhiều?

Theo Hiệp hội Tiết niệu Quốc tế, một người trưởng thành trung bình đi tiểu khoảng 5-8 lần mỗi ngày. Nếu tần suất này vượt quá số lần trên (khoảng trên 8-10 lần một ngày) thì được coi là đi tiểu nhiều (hay còn được gọi là đi đái nhiều). 

Bình thường trong cơ thể của chúng ta không bị mắc các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, không mang thai, sinh hoạt điều độ, không bị mất quá nhiều nước qua đường mồ hôi, ăn uống điều độ và không sử dụng các chất kích thích thì một ngày, lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài tương ứng với lượng nước bạn hấp thụ trong ngày.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến số tần suất đi tiểu, đặc biệt là thói quen ăn uống của mỗi người. Những người uống nhiều rượu, bia, cà phê dễ mắc tiểu hơn những người không uống.

Một yếu tố ảnh hưởng khác ảnh hưởng đến tần suất đi tiểu là độ nhạy cảm của bàng quang. Nhiều người chỉ cần uống một chút nước cũng có thể đi tiểu ngay, nhưng một số khác lại uống thêm nhưng chưa có nhu cầu.

Bạn có thể quan tâm: Đi tiểu nhiều lần tiểu buốt có nguy hiểm không?

Đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu bệnh gì?

Bệnh liên quan đến thận

Suy thận mãn

Suy thận mãn là tình trạng thận mất chức năng loại bỏ chất độc và dịch dư thừa ra khỏi máu. Thông thường, suy thận mãn tính xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận, nhiễm trùng, tăng huyết áp và tiểu đường lâu năm.

Ở giai đoạn đầu của bệnh suy thận mãn tính là sự giảm nồng độ của nước tiểu gây ra các triệu chứng tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có bọt, phù nề, tiểu ít, da xanh xao, chán ăn, mệt mỏi và suy nhược. Nếu bạn thấy có đầy đủ các triệu chứng trên thì tình trạng đi tiểu nhiều có khả năng là do bệnh suy thận.

Sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu bị lắng đọng ở thận thành những tinh thể rắn. Kích thước có thể lên đến vài cm. Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng lên.

Sự xuất hiện của sỏi hoặc một số vật thể khác cọ xát gây kích thích cổ bàng quang, gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần hay đi đái nhiều lần. Biểu hiện lâm sàng của bệnh sỏi thận rất đa dạng, bao gồm các triệu chứng tiểu đêm kèm theo tiểu khó, tiểu ít, tiểu buốt, đau lưng và có thể tiểu ra máu… Bệnh nhân sỏi thận nếu không được điều trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ suy thận.

Bệnh liên quan đến bằng quang

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng mãn tính gây áp lực bàng quang, đau bàng quang, đôi khi bạn sẽ bị đau vùng chậu. Cơn đau từ khó chịu đến đau dữ dội.

Bàng quang là một cơ quan rỗng nơi chứa nước tiểu. Bàng quang mở rộng cho đến khi đầy và sau đó báo hiệu cho não bộ của bạn rằng đã đến lúc đi tiểu, thông qua các dây thần kinh vùng chậu. Điều này tạo ra cảm giác muốn đi tiểu ở hầu hết mọi người.

Với bệnh viêm bàng quang kẽ, các tín hiệu này lẫn lộn, bạn sẽ cảm thấy phải đi tiểu nhiều hơn và lượng nước tiểu ít hơn bình thường.

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là một khối u ác tính xuất hiện trong bàng quang. Kích thước của khối u có thể nhỏ hoặc lớn, có khả năng phát triển sâu vào lớp cơ của bàng quang và có thể di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Khi khối u phát triển sẽ gây áp lực hoặc gây chảy máu bàng quang, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể do ung thư bàng quang gây ra như sau:

  • Tiểu ra máu (hơi rỉ đến đỏ tươi).
  • Đau khi đi tiểu.
  • Đau lưng dưới.

Nếu bạn đang có một trong số những triệu chứng trên và kết hợp với tình trạng bị đi đái đi tiểu nhiều lần thì rất có khả năng là bị bệnh Ung thư bàng quang.

Bàng quang tăng hoạt (OAB)

Hình ảnh bàng quang tăng hoạt (OAB)

Bàng quang tăng hoạt OAB dùng để chỉ tình trạng tiểu gấp có hoặc không có kèm theo mất tự chủ bàng quang, thường kèm theo tiểu nhiều và tiểu đêm. Tình trạng này xảy ra không do các bệnh lý thực thể khác ở đường tiết niệu dưới như viêm nhiễm, sỏi, u bướu…

Theo thống kê, hiện nay bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng từ 10-20% dân số, cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Đặc biệt tỷ lệ này ngày càng tăng cao ở người già. Chuyên gia cho biết, bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang co bóp quá mức kết hợp với cơ sàn chậu suy yếu khi lượng nước tiểu trong bàng quang chỉ 100-150ml (bình thường thì phải trên 350ml mới tạo phản xạ đi tiểu).

Bệnh thường gây ra các vấn đề liên quan đến rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát,…

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng bàng quang tăng hoạt (OAB) nhưng thường liên quan đến tình trạng tăng co bóp cơ chóp bàng quang. Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam đề cập đến những nguyên nhân sau:

  • Tổn thương thần kinh: các bệnh thần kinh ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động thần kinh của bàng quang và cổ bàng quang.
  • Tuổi già có nhiều rối loạn tiểu tiện có thể do hiệu ứng ức chế thần kinh và chức năng não bộ suy giảm.

Bệnh này tuy không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng nếu để lâu dài không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ làm cho người bệnh cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng và công việc trong cuộc sống, một số trường hợp cảm thấy luôn bị tư ti và mặc cảm…

Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất.

Bệnh liên quan đến đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection – UTI) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ các cơ quan nào trong hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Bệnh xảy ra khi có các loại vi khuẩn xâm nhập vào trong bàng quang qua niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến hệ thống tiết niệu dưới – bàng quang và niệu đạo.

Để xác định nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy tìm các triệu chứng sau:

  • Cảm giác rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên, ngay cả khi bạn chỉ có thể rặn ra một lượng nhỏ nước tiểu
  • Đau ở lưng dưới hoặc bụng
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc run rẩy
  • Sốt hoặc rét run (dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đã lan đến thận)

Khi người bệnh gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần thường xuyên trong ngày và kết hợp với các triệu chứng trên thì có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bệnh cần phải đến gặp ngay các Bác sĩ để được tư vấn và xử lý điều trị kịp thời.

Sỏi đường tiết niệu

Hệ tiết niệu của con người bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu đều bị sỏi tiết niệu. Như vậy, sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

Như chúng ta đã biết, sỏi được hình thành là do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) có trong nước tiểu. Khi xuất hiện rối loạn sinh lý, bệnh kết hợp với các yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, sự thay đổi nồng độ pH nước tiểu, các dị dạng đường tiết niệu, hoặc yếu tố di truyền,… Các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, tạo thành một nhân nhỏ, sau đó phát triển thành sỏi tiết niệu.

Gặp tình trạng sỏi đường tiết niệu người bệnh thường có các triệu chứng như buồn tiểu vệ sinh liên tục, đau mỏi thắt vùng lưng, vùng bụng, đặc biệt ở vùng đường hệ tiết niệu…

Bệnh liên quan đến niệu đạo

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là hiện tượng niệu đạo bị viêm nhiễm. Như chúng ta đã biết, niệu đạo là cơ quan là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, tại dương vật, niệu đạo cũng là đường thoát ra khỏi cơ thể của tinh dịch. Hầu hết nguyên nhân gây viêm niệu đạo là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo từ da, phổ biến nhất là E.coli.

Các triệu chứng chính của viêm niệu đạo bao gồm:

  • Cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên
  • Khó bắt đầu đi tiểu
  • Gây ngứa, đau, khó chịu khi người bệnh không thể đi tiểu.
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Ở nam giới, có máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu
  • Bị đỏ hoặc sưng tấy ở đầu dương vật
  • Cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Ngứa hoặc khó chịu ở niệu đạo hay ống dẫn tiểu

Khi người bệnh gặp phải tình trạng buồn tiểu buồn đái nhiều lần trong ngày và xuất hiện thêm những triệu chứng trên thì rất có thể là do bệnh lý viêm niệu đạo.

Hẹp niệu đạo

Niệu đạo là bộ phận quan trọng của đường tiết niệu, đảm nhiệm nhiệm vụ chính là dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể ở cả hai giới. Niệu đạo giống như một “vòi nước”. Khi một đoạn ống hẹp, dù ngắn hay dài, lưu lượng sẽ giảm đi rất nhiều. Niệu đạo hẹp nhiều làm giảm lưu lượng nước tiểu, người bệnh sẽ đi tiểu nhiều, tiểu khó, lượng nước tiểu ít.

Hẹp niệu đạo ở nam giới nhiều hơn nữ giới do niệu đạo của nam giới dài hơn nên dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn. Nếu bị tắc lâu ngày có thể gây tình trạng suy thận.

Do một số bệnh lý khác

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý gây tình trạng đi tiểu nhiều khá phổ biến, đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất với đặc điểm là lượng đường huyết trong cơ thể tăng lên. Điều này thường là do lượng insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu hoặc thậm chí thừa). Và tình trạng đi tiểu nhiều có tể là dấu hiệu bạn đầu của bệnh tiểu đường loại 1 và 2

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các triệu chứng điển hình như:

  • Cảm thấy rất khát, uống nhiều nước.
  • Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi tiểu nhiều nước hơn bình thường.
  • Nhìn mờ, giảm thị lực.
  • Giảm cân dù ăn nhiều.
  • Khô miệng và ngứa da

U xơ tuyến tiền liệt

U xơ tiền liệt tuyến hay còn gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp ở nam giới. Tuyến tiền liệt mở rộng có thể gây áp lực lên niệu đạo và bàng quang, gây ra các vấn đề về bàng quang, tiết niệu hoặc thận.

Thông thường, nguyên nhân dẫn đến u xơ tuyến tiền liệt thường do uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng và thường xuyên nhịn tiểu… Bên cạnh đó, cũng có một vài yếu tố do di truyền và do tuổi tác.

Do ngày càng to ra, u xơ tuyến tiền liệt cũng có xu hướng chèn ép, gây rối loạn bàng quang và niệu đạo, gây ra nhiều rối loạn hệ tiết niệu như:

  • Đi tiểu nhiều lần
  • Tiểu ngập ngừng, tiểu ngắt quãng
  • Tiểu rắt, tiểu không hết
  • Khó tiểu
  • Đi tiểu nhiều vào ban đêm
  • Tiểu rắt, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần ít.

Viêm tuyến tiền liệt

Đây là căn bệnh nhẹ liên quan đến tuyến tiền liệt, nguyên nhân là do một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm sưng tuyến tiền liệt. Điều này khiến cho ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang từ đó gây nên tình trạng đi tiểu nhiều xuất hiện.

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt (hay còn gọi là u tuyến tiền liệt ác tính) được hình thành do các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến (tế bào ung thư), lâu dần hình thành các khối ung thư trong tuyến tiền liệt.

Tương tự như u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt khiến kích thước và trọng lượng của tuyến tiền liệt tăng lên gây chèn ép hệ thống tiết niệu và gây rối loạn đường tiết niệu, trong đó có chứng tiểu nhiều lần.

Tuy nhiên, các biểu hiện của ung thư tuyến tiền liệt không rõ ràng nên việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn. Khi bệnh phát triển nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Do gặp các vấn đề về sinh lý

Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý trên thì tình trạng buồn đi vệ sinh nhiều lần trong ngày cũng có thể là do các nguyên nhân sinh lý sau:

  • Phụ nữ mang thai: các nội tiết do nhau thai tiết ra và tử cung to ra để phù hợp với trọng lượng thai nhi, gây áp lực lên bàng quang, gây ra tình trạng đi tiểu nhiều.
  • Tuổi tác: Do tuổi tác càng cao dẫn đến chức năng thận ngày càng suy giảm.
  • Chế độ ăn uống: Do bạn uống nhiều nước, sử dụng đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê …
  • Dùng thuốc lợi tiểu: Do tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu dùng để chữa bệnh cao huyết áp, suy thận và xơ gan là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần.
  • Do tác dụng của hormone chống bài niệu: Trong trường hợp bị thiếu hụt hormone chống bài niệu, người bệnh sẽ có biểu hiện đi tiểu nhiều, nước tiểu có tỷ trọng thấp do không được cô đặc, người bệnh thường xuyên khát nước do mất nước (gọi là đái nhạt).
  • Yếu tố tâm lý: Do căng thẳng, stress, mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều.

Với những nguyên nhân sinh lý này không quá gây nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh chỉ cần thay đổi, cải thiện và luyện tập các thói quen hàng ngày giúp cân bằng lượng nước và ổn định tâm lý thì dần dần tình trạng đi tiểu nhiều sẽ được khắc phục.

Tham khảo thêm: Nữ giới đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Đi tiểu nhiều lần có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ

Tình trạng đi tiểu nhiều xuất hiện có thể là do một số nguyên nhân sinh lý như bạn uống quá nhiều nước hay do đang trong quá trình mang thai thì bạn có thể yên tâm và theo dõi thêm tại nhà. Còn nếu bạn gặp phải những triệu chứng như sau thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị thích hợp:

  • Xuất hiện tình trạng tiểu tiện nhiều hơn 7 lần trong hay quá 2 lần vào buổi đêm cho dù bạn đã thay đổi chế độ sinh hoạt cho phù hợp
  • Nước tiểu có màu bất thường từ vàng sẫm cho đến đỏ, đây là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã gây tổn thương tới đường tiết niệu.
  • Khi đi tiểu bạn thấy tình trạng nước tiểu nổi bọt nếu có tan nhanh thì bạn không cần quá lo lắng còn nếu bọt không tan ra thì bạn cần đi khám ngay vì có thể bạn bị viêm thận thời kỳ đầu hoặc bị viêm tuyến tiền liệt.
  • Nước tiểu nặng mùi kết hợp thêm triệu chứng đau rát khi đi tiểu, bị sốt hay nước tiểu vẩn đục thì đây cũng là trường hợp bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được khám và tìm ra nguyên nhân.

Những cách giúp bạn cải thiện đi tiểu nhiều

Như đã đề cập ở phần trên tình trạng đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy nên các bạn cần phải đi kiểm tra sức khỏe để xác định mình mắc bệnh gì và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà các bác sỹ sẽ đưa ra cho người bệnh những phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo:

Cách điều trị bằng thuốc tây

Khi sử dụng thuốc tây để điều trị thì điều đầu tiên là bạn cần đến khám tại các cơ sở ý tế có chuyên môn và uy tín để kiểm tra để các bác sỹ kê đơn và có hướng dẫn phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Tránh việc bạn tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà không có sự chỉ định của bác sỹ điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mình. Trong bài viết này chúng tôi có chia sẻ với các bạn một vài loại thuốc để cải thiện được tình trạng đi tiểu nhiều do bệnh lý gây ra.

Với bệnh lý viêm bàng quang kẽ thì sử dụng các thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil®, Motrin IB® và những biệt dược  khác) hoặc naproxen sodium (Aleve®) giúp giảm đau. Và Thuốc kháng histamin như loratadin (Claritin® và những biệt dược khác) giúp giảm kích thích mắc tiểu và số lần đi tiểu cùng với các triệu chứng khác.

Còn đối với bệnh viêm niệu đạo thì bác sỹ có thể cho bạn sử dụng một số kháng sinh phổ rộng như Cephalosporins thế hệ 3, Aztreonam, Aminopenicillins hay một số nhóm kháng sinh thường dùng như Aminoglycosides, Benzylpenicillin, Erythromycin, và nếu toan hóa nước tiểu thì những nhóm kháng sinh bao gồm Tetracyclines, Nitrofurantoin, Methenamine Mandelate cũng sẽ tăng hiệu quả hơn.

Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu thì có thể sử dụng thuốc khách sinh Trimethoprim giúp kìm khuẩn bằng cách ức chế enzyme dihydrofolate-reductase của vi khuẩn, hay các thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra bởi chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis.

Cuối cùng là đối với bệnh tiểu đường thì tùy theo mức độ bệnh của bạn mà các bác sỹ sẽ kê cho bạn những loại thuốc phù hợp nhưng phổ biến có thể kể đến thuốc Sulfonylurea (Tolbutamide; Diamicron 80 mg; Hemidaonil 2,5mg…); Metformin (Glucophage, Metforan)…

Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả?

Cách điều trị phẫu thuật cắt bỏ

Với cách điều trị phẫu thuật này thường sẽ sử dụng cho các bệnh có liên quan như bệnh u lành tính (u xơ tuyến tiền liệt), u ác tính (ung thư bàng quang) hay cũng có thể áp dụng cho hẹp niệu đạo. Chỉ sử dụng phương pháp phẫu thuật này khi được sự chỉ định của bác sỹ cùng như việc sử dụng thuốc uống không mang lại hiệu quả.

Các cách điều trị tán sỏi

Đối với các bệnh lý liên quan đến xuất hiện sỏi như sỏi thận, sỏi đường tiết niêu… thì sẽ có những phương pháp tán sỏi khác nhau tùy thuộc vào kích thước, mức độ bệnh. Ví dụ: với những sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 15mm thì có thể áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Còn đối với sỏi thận từ 15-25mm thì phương pháp tán sỏi qua da tối thiểu sẽ là cách chữa sỏi thận hữu hiệu nhất.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Để có thể cải thiện được tình trạng đi tiểu nhiều ngoài việc sử dụng thuốc hay các phương pháp như đã kể trên thì bạn cần áp dụng những cách ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giúp phòng cũng như việc điều trị bênh được hiệu quả và nhanh chóng hơn. Các bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống quá ít hoặc quá nhiều nước đều không phải là điều tốt.
  • Tránh đồ uống có cồn (rượu, bia) vì nó là chất lợi tiểu, sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn;
  • Hạn chế hoặc giảm uống trà và cà phê vì nó trong những đồ uống lợi tiểu.
  • Hạn chế các thức ăn có tính axit như nước cam, chanh, cà chua, khế, sấu, ..
  • Tránh đồ uống có ga vì đồ uống có ga cũng dễ gây kích thích bàng quang gây tiểu nhiều;
  • Các thức ăn có vị cay, nóng  hay ngọt cũng nên tránh vì chúng có tác dụng lợi tiểu.
  • Tăng cường vận động cơ thể để nâng cao sức khỏe.

Tham khảo: Tiểu nhiều nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan

Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang. Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu. Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
  3. Cải thiện giấc ngủ. Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện đi tiểu nhiều an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém.

Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
  • Hoàng Trung Thông đã bình luận

    07/06/2022 10:14

    Đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của khá nhiều loại bệnh nguy hiểm. Vậy trong trường hợp nào tôi nên đi khám bác sĩ?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      07/06/2022 10:22

      Chào bác Thông, Tình trạng đi tiểu nhiều có thể dấu hiệu của nhiều loại bệnh có thể kể đến như: nhiễm trường đường tiết niệu, viêm niệu đạo, tiểu đường, ...[Xem thêm]
  • Nguyễn Hữu Hùng đã bình luận

    07/06/2022 10:07

    Chào chuyên gia, Tôi theo dõi dạo gần đây mỗi ngày tôi đi tiểu từ 6-7 lần, không biết như vậy có phải tôi mắc chứng đi tiểu nhiều hay ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      07/06/2022 10:11

      Chào anh Hùng, Đầu tiên chúng tôi cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của anh mỗi ngày đi tiểu tần ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Loading...