Đi tiểu nhiều lần tiểu buốt nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

Đi tiểu nhiều lần buốt là một dấu hiệu bệnh lý cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề bất thường, điều này khiến không ít người bệnh lo lắng không biết mình gặp vấn đề gì và làm thế nào để chữa khỏi. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về đi tiểu nhiều lần buốt, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề mình đang gặp phải và tìm được cách giải quyết phù hợp cho bản thân. Hãy cùng theo dõi nhé.

Đi tiểu nhiều lần buốt cảnh báo bệnh lý gì?

Người bị đi tiểu nhiều lần buốt thường có cảm giác đau buốt đường trong đường dẫn niệu vào mỗi lần đi tiểu, cơn đau buốt này khiến người bệnh không dám đi tiểu mạnh, không chỉ thế nhiều người còn ngại đi tiểu do đau buốt nên thường cố gắng nhịn tiểu liên tục.

Đi tiểu nhiều lần buốt chắc chắn là một dấu hiệu bất thường của cơ thể, đây có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý sau:

Viêm niệu đạo

Niệu đạo bị viêm nhiễm gây tiểu nhiều lần buốt

Niệu đạo là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài môi trường. Niệu đạo có thể bị nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân như đặt ống thông tiểu, chấn thương niệu đạo, sỏi niệu đạo, phụ nữ có thai, người bệnh đái tháo đường,… Nhiễm khuẩn gây viêm niệu đạo tạo ra những tổn thương sưng, đỏ, trợt, loét trên bề mặt niêm mạc niệu đạo.

Khi người bệnh đi tiểu, nước tiểu đi qua niệu đạo và tiếp xúc với vị trí tổn thương gây cảm giác đau buốt, khó chịu cho người bệnh. Ngoài đi tiểu nhiều lần buốt người bị viêm niệu đạo còn gặp các triệu chứng khác như: đái rắt, nước tiểu có lẫn máu, mủ thường ở đầu bãi nước tiểu.

Viêm bàng quang

Viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc bàng quang

Đi tiểu nhiều lần buốt cũng có thể là một triệu chứng cảnh báo tình trạng viêm bàng quang. Đây là một bệnh lý viêm nhiễm cấp tính giới hạn ở bàng quang, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào bàng quang qua đường máu, hoặc đi ngược dòng từ niệu đạo lên bàng quang gây bệnh.

Viêm nhiễm khiến niêm mạc bàng quang bị tổn thương tạo ra những vết trợt, loét, sưng đỏ tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu. Đặc biệt khi người bệnh đi tiểu, bàng quang co bóp đẩy nước tiểu xuống niệu đạo ra ngoài khiến vị trí tổn thương bị tác động gây ra những cơ đau buốt khiến người bệnh khó chịu.

Ngoài ra, viêm bàng quang còn gây kích thích hệ thần kinh gây co bóp bàng quang thường xuyên khiến người bệnh thường xuyên mót tiểu và gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần buốt.

Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm bàng quang gồm: đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ ở cuối bãi nước tiểu, có cảm giác tức nặng ở vùng bụng dưới.

Xem thêm: Mắc tiểu liên tục ở nam giới tiềm ẩn nguy cơ gì?

Sỏi niệu đạo

Sỏi từ bàng quang có thể rơi xuống niệu đạo

Sỏi đường tiết niệu được hình thành qua việc tích tụ khoáng chất có trong nước tiểu, sỏi có thể được hình thành ở đài bể thận, niệu quản, bàng quang. Nhiều trường hợp, sỏi nhỏ ở thận, niệu quản hay bàng quang có thể theo dòng nước tiểu và bị đẩy ra ngoài khi đi tiểu. Tuy nhiên, do niệu quả có nhiều đoạn hẹp giải phẫu đặc biệt là ở nam giới nên có nhiều trường hợp sỏi bị kẹt lại ở niệu đạo.

Sỏi tại niệu đạo có thể làm tắc nghẽn dòng nước tiểu và làm tổn thương niêm mạc niệu đạo khiến người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần buốt. Ngoài ra người bị sỏi niệu đạo thường gặp các triệu chứng sau: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, dòng nước tiểu yếu có thể nhỏ giọt.

Bệnh lý tuyến tiền liệt

Bất thường tuyến tiền liệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến bàng quang, niệu đạo

Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục nam, nằm ngay dưới bàng quang và bao quang niệu đạo, chính vì thế các bất thường tại tuyến tiền liệt có thể gây các ảnh hưởng trực tiếp lên bàng quang và niệu đạo của nam giới.

Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh lý khá phổ biến ở nam giới hiện nay, với biểu hiện là gia tăng kích thước tuyến tiền liệt một cách bất thường. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp lên bàng quang và niệu đạo, khiến bàng quang thường xuyên bị kích thích không theo sự kiểm soát của cơ thể và niệu đạo bị thắt nhỏ lại.

Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt thường gặp các triệu chứng như: tiểu nhiều lần buốt, tiểu khó, bí tiểu, tiểu không hết bãi, tiểu gấp, tiểu ngập ngừng.

Viêm thận – bể thận cấp

Viêm thận bể thận cấp có thể do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang

Viêm thận bể thận cấp là tình trạng viêm cấp tính tại đài, bể thận và nhu mô thận, nguyên nhân gây viêm chủ yếu là do vi khuẩn theo đường ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản, đài bể thận và nhu mô thận hoặc có thể theo đường máu khi người bệnh có nhiễm khuẩn huyết.

Viêm thận bể thận cấp thường có  biểu hiện rầm rộ và diễn biến nhanh với các triệu chứng như sốt cao, sốt cơn rét run, thể trạng suy sụp, đau âm ỉ vùng hông lưng (thường ở một bên), người bệnh đái buốt, đái rắt, cảm giác buồn tiểu khiến người bệnh phải đi tiểu liên tục, nước tiểu thường đục có thể đái ra mủ hoặc máu.

Bệnh lậu

Lậu cầu có thể lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn

Bệnh lậu là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng trực tiếp tới niệu đạo, trực tràng, miệng hoặc cơ quan sinh sản, bệnh gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. Vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua con đường sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh.

Các triệu chứng của bệnh lậu thường xuất hiện sau 10-20 ngày sau khi nhiễm khuẩn với các biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu nhiều lần, sưng đau và có mủ ở đầu dương vật, sưng đau tinh hoàn, nữ giới thường ra dịch âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới, hay thậm trí đau họng nếu có quan hệ tình dục bằng miệng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 7 dấu hiệu đi tiểu nhiều bạn không thể bỏ qua

Đi tiểu nhiều lần buốt có chữa khỏi được không?

Tiểu nhiều lần buốt có thể cải thiện được nếu bạn điều trị đúng cách

Đi tiểu nhiều lần buốt là một triệu chứng bệnh lý người bệnh không nên chủ quan bỏ qua, tuy nhiên một điều may mắn là các bệnh lý mà triệu chứng này cảnh báo thường không phải là tình trạng cấp tính đe dọa tới tính mạng.

Hiện nay, các bệnh lý gây đi tiểu nhiều lần buốt đã nêu ở trên đều có thể chữa khỏi được và triệu chứng đi tiểu nhiều lần buốt mà bạn gặp phải cũng sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bạn có phương án điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, thời gian điều trị khỏi bệnh cũng như tiên lượng bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ trầm trọng của bệnh, giai đoạn bắt đầu điều trị, bệnh đã có biến chứng hay chưa, cũng như sự phối hợp điều trị của bệnh nhân và phác đồ của thầy thuốc.

Bị đi tiểu nhiều lần buốt có cần đi khám ngay không?

Khám và điều trị bệnh sớm làm tăng khả năng chữa khỏi bệnh

Đi tiểu nhiều lần buốt không phải là một tình trạng cấp cứu nên bạn không cần hoảng sợ đi khám ngay lập tức sau khi phát hiện mình có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, đây là một triệu chứng cảnh báo đường tiết niệu của bạn có thể đang bị tổn thương, và tình trạng này sẽ không thể khỏi nên bạn không có phương án điều trị hợp lý.

Vậy nên, khi phát hiện mình bị đi tiểu nhiều lần buốt, bạn hãy sớm sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu để được khám, xác định nguyên nhân bệnh và được bác sĩ tư vấn phương án điều trị phù hợp.

Người bệnh khi đi khám tại các cơ sở y tế thường sẽ thực hiện theo quy trình sau:

  • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải, tính chất các triệu chứng, tiền sử điều trị bệnh của bạn, hãy chắc chắn bạn cung cấp cho bác sĩ thông tin chính xác và cụ thể nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng gồm khám thận, khám bộ phận sinh dục, khám tuyến tiền liệt, khám nước tiểu,… nhắm định hướng được chẩn đoán.
  • Cận lâm sàng: người bệnh thường được chỉ định làm các cận lâm sàng như: X quang hệ tiết niệu, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu,…

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng bạn đang gặp phải sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Có thể bạn quan tâm: Đái xong vẫn buồn đái có nguy hiểm không?

Đâu là cách điều trị đi tiểu nhiều lần buốt hiệu quả?

Để điều trị đi tiểu nhiều lần buốt hiệu quả, bạn cần xác định được nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng này, từ đó bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.

Dưới đây là các phương pháp điều trị đi tiểu nhiều lần buốt hiệu quả theo từng nguyên nhân, bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc tây

Thuốc tây là cần thiết trong các trường hợp viêm nhiễm khuẩn

Người bệnh đi tiểu nhiều lần buốt thường sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tây đặc biệt trong các trường hợp có viêm, nhiễm khuẩn. Thuốc tây có tác dụng dược lý đặc hiệu, tác động vào đúng nguyên nhân sẽ giúp làm giảm sưng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giúp cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần buốt nhanh chóng.

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong từng trường hợp bệnh lý:

  • Viêm bàng quang, viêm niệu đạo: sử dụng kháng sinh đường uống với thời gian 3-5 ngày, các loại kháng sinh thường dùng như: Nitrofurantoin, Beta lactam, Cephalosporin, Fluoroquinolone.
  • Viêm thận bể thận cấp: sử dụng kháng sinh từ 10-14 ngày, kháng sinh được lựa chọn gồm: Fluoroquinolone, Amoxicillin – Clavunanat, Cephalosporin. Đồng thời kết hợp truyền dịch, giảm đau giãn cơ trơn (Nospa), sử dụng hạ sốt khi có sốt cao trên 38,5 độ.
  • Bệnh lậu: để lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp, bác sĩ thường sẽ phải làm kháng sinh đồ đồng thời có thể phải kết hợp sử dụng nhiều loại kháng sinh có độ nhạy cảm cao với lậu cầu. Một số loại thuốc thường được lựa chọn là: Erythromycin, Tetracyclin, Doxycyclin, Azithromycin, Ciprofloxacin.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả?

Điều trị ngoại khoa

Nội soi tán sỏi tiết niệu

Điều trị ngoại khoa có thể được chỉ định với các trường hợp đi tiểu nhiều lần buốt do sỏi niệu đạo, hoặc bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến.

Đối với sỏi niệu đạo phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là nội soi tán sỏi niệu đạo, đây là phương pháp không gây quá nhiều đau đớn, bệnh nhân hồi phục nhanh nên người bệnh cũng không cần quá lo lắng.

Đối với bệnh phì đại tiền liệt tuyến, phương pháp điều trị nội khoa thường ít có hiệu quả, người bệnh thường sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa. Các phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u tiền liệt tuyến hiện nay gồm: phẫu thuật mổ bóc u phì đại tiền liệt tuyến, cắt đốt nội soi qua niệu đạo, mổ bằng laser, liệu pháp nhiệt vi sóng, tiêm ethanol. Với các phương pháp hiện đại hiện nay, người bệnh ít phải trai quá đau đớn, thời gian hồi phục ngắn.

Lưu ý chế độ ăn uống sinh hoạt

Bia rượu làm ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh của bàng quang

Đối với người bị đi tiểu nhiều lần buốt, chế độ ăn uống sinh hoạt cũng là một điều cần lưu ý nhằm giảm bớt những khó chịu do bệnh mang lại đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị.

Người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các loại đồ ăn cay nóng do có thể gây kích ứng niêm mạc bàng quang, niệu đạo.
  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần, hãy cố gắng mang theo bên mình một bình nước nhỏ để có thể uống nước thường xuyên nhất.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích do có thể kích thích làm tăng sản xuất nước tiểu khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày.
  • Lưu ý, người bệnh không nên cố gắng nhịn tiểu, việc này có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu và có thể làm nhiễm khuẩn lan rộng lên niệu quản, đài bể thận.

☛ Tìm hiểu thêm: Đi tiểu nhiều vào ban đêm có tốt không?

Làm thế nào để phòng đi tiểu nhiều lần buốt?

Thói quen sinh hoạt khoa học lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ bị đi tiểu nhiều lần buốt

Đi tiểu nhiều lần buốt hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn quan tâm, lưu ý các điều sau:

  • Vệ sinh đường bộ phận sinh dục hàng ngày hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là ở nữ giới.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để làm giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý như sỏi tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến, khối u bất thường,…
  • Nữ giới tuổi mãn kinh có thể gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần buốt do suy giảm estrogen tạo điều kiện viêm đường tiết niệu, vậy nữ giới ở giai đoạn này cần có kế hoạch bổ sung estrogen phù hợp.
  • Người đặt thông tiểu lâu ngày, nằm bất động lâu ngày hoặc phẫu thuật đường tiết niệu có thể sử dụng kháng sinh đường tiết niệu dự phòng để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.

Vương Niệu Đan hỗ trợ cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần buốt

Hiện nay, TPBVSK Vương Niệu Đan đang là sản phẩm được nhiều người có biểu hiện đi tiểu nhiều lần buốt lựa chọn và đã công nhận hiệu quả cải thiện bệnh nhanh chóng.

Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế:

  • Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bàng quang
  • Tăng sức khỏe cơ sàn chậu
  • Cải thiện giấc ngủ

Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...