Đi tiểu nhiều vào ban đêm - Hiểu rõ nguyên nhân, điều trị ngay!

Tiểu nhiều về đêm (tiểu đêm) là một hiện tượng khá phổ biến hiện này cả ở nam giới và nữ giới. Tình trạng này gây rất nhiều phiền toán, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt bởi việc phải thức dậy quá nhiều lần vào ban đêm để đi vệ sinh gây gián đoạn giấc ngủ. Hơn nữa đây có thể là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Vậy trong bài này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân khiến bạn tiểu đêm này.

Tiểu đêm là gì?

Tiểm đêm là thuật ngữ để chỉ tình trạng bạn phải thức dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu. Tiểu đêm không phải là một căn bênh, mà là một triệu chứng của những bệnh lý khác.

Một người bình thường, trong suốt thời gian ngủ thì cơ thể sẽ tạo ra rất ít nước tiểu. Do đó mà họ thường không cần phải thức dậy để đi tiểu trong suốt thời gian ngủ của mình.

Tiểu đêm khá phổ biến ở cả nam và nữ. Theo các thống kê, thì có đến 69% nam giới và 76% nữ giới trên 40 tuổi đi vệ sinh ít nhất một lần vào ban đêm. Và có đến khoảng 30% số người trên 30 tuổi thường đi tiểu trên 2 lần hàng đêm.

Triệu chứng tiểu nhiều ban đêm

Các triệu chứng rất dễ dàng để bất cứ ai cũng có thể nhận ra đó là nếu bạn thường xuyên phải dậy đi vệ sinh từ 2 lần trở lên mỗi đêm trong khoảng 7 ngày liên tiếp trở lên thì có thể bạn đã mắc phải chứng tiểu đêm.

Việc phải thức dậy nhiều lần sẽ chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bởi một giấc ngủ ngon sẽ giúp cho các bạn cảm thấy thư thái và sảng khoái đầy năng lượng vào ngày hôm sau. Chứng tiểu đêm này rất phổ biến với người cao tuổi.

Bạn có thể tham khảo: Đi đái nhiều lần trong ngày có tốt không?

Ảnh hưởng của tiểu nhiều tiểu đêm

Gây gián đoạn giấc ngủ

Đây chính là ảnh hưởng đầu tiên cũng như rõ ràng nhất của tình trạng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Khi bị chứng tiểu đêm nhiều lần này bạn sẽ phải thường xuyên phải thức dậy để đi vệ sinh ít là 2-3 lần, nhiều thì có thể lên đến 5-6 lần. Điều này đồng nghĩa với việc bạn bị giảm thời gian ngủ, giấc ngủ rời rạc, chất lượng giấc ngủ thấp. Và không có gì bất ngờ nếu chứng tiểu nhiều về đêm này kéo dài sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ vào ban ngày.

Nhiều rủi ro hơn với người cao tuổi

Ảnh hưởng của việc tiểu nhiều trong khi ngủ vào ban đêm không chỉ dừng lại ở việc chất lượng giấc ngủ bạn kém mà còn gây nên nhiều rủi ro hơn đặc biệt với người cao tuổi. Với họ việc phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi vào nhà vệ sinh làm tăng nguy cơ bị ngã, đột quỵ. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ bị ngã dẫn đến chấn thương tăng 50% đối với người đi vệ sinh nhiều hơn 2 lần trong 1 đêm. (đọc thêm: tiểu nhiều ở người già)

Nguy cơ bị mắc các vấn đề về bệnh lý

Tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm ngoài việc gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như đã nêu trên, mà đây có thể mà một dấu hiệu báo hiệu cơ thể bạn có thể đang mặc phải một loại bệnh nào đó. Lúc này bạn cần để ý thêm những dấu hiệu bất thường khác để kịp thời đi khám để các bác sỹ chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân đi tiểu nhiều về đêm

Nguyên nhân tình trạng đi tiểu đêm có thể kể đến 2 nguyên nhân do bệnh lý và nguyên nhân sinh lý hay không do bệnh lý gây nên. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân không do bệnh lý

Chế độ ăn uống: Thói quen uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến tình trạng đi tiểu đêm. Ngoài ra, còn do bạn thường ăn những thực phẩm lợi tiểu vào bữa tối như canh rau cải, canh mướp…

Do tuổi tác: Tuổi tác càng cao khiến cho cơ thể sản xuất ra ít hormone chống bài niệu (ADH) giúp cơ thể giữ lại nước. Điều này làm tăng sản xuất nước tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra do tuổi cao các cơ trong cơ thể cũng dần giảm chức năng đặc biệt là cơ trong bàng quang, khiến việc giữ nước tiểu trong bàng quang khó khăn hơn.

Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai: điều này là do trong thời kỳ mang thai tử cung ở nữ giới ngày càng mở rộng do em bé phát triển gây áp lực lên bàng quang. Điều này khiến cho phụ nữ có xu hường đi tiểu nhiều hơn cả vào ban ngày và ban đêm.

Ngưng thở khi ngủ: đây cũng có là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm, bỏi chứng ngưng thở khi ngủ làm giảm mức oxy trong khi ngủ và ảnh hưởng đến hormone từ đó dẫn đến tăng lượng nước tiểu khiến cơ thể có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn.

Nguyên nhân do bệnh lý

Viêm đường tiết niệu: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tiểu đêm. Viêm đường tiết niệu có thể được chia thành viêm đường tiết niệu trên và viêm đường tiết niệu dưới, chủ yếu là do vi khuẩn gây nên. Người bị viêm đường tiết niệu ngoài triệu chứng tiểu đêm còn kèm theo một vài triệu chứng khác như đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều, cảm thấy buồn tiểu mặc dù bàng quang đang rỗng. (xem thêm: bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?)

Phì đại tuyến tiền liệt: bệnh này chỉ gặp ở nam giới khi tuyến tiền liệt trở nên quá lớn so với bình thường. Lúc này khi kích thước lớn sẽ gây chèn ép vào cổ bàng quang gây kích thích. Từ đó gây nên những triệu chứng như khó tiểu, dòng nước yếu, đi tiểu nhiều đặc biệt là vào ban đêm.

Sa bàng quang: đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là phụ nữ có con nhiều lần. Sa bàng quang xảy ra khi mô hỗ trợ giữ bàng quang và thành âm đạo bị suy yếu. Điều này khiến xuất hiện tình trạng tiểu đêm.

Các vấn đề về thận: Các vấn đề về thận có thể kể đến như suy thận, sỏi thận… khi bị những bệnh lý này khiến cho quá trình lọc nước tiểu diễn ra nhanh hơn và cũng gây kích ứng đường tiết niệu gây cản trở ống dẫn tiểu. Điều này gây nên những triệu chứng như đi tiểu đêm, tiểu ra máu, hay tiểu rắt…

Bàng quang tăng hoạt (OAB): còn được gọi là bàng quan kích thích đây cũng là một nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần ban đêm ở cả nam và nữ. Khi bị bàng quang tăng hoạt thì bàng quang sẽ rất nhạy cảm và co bóp ngay cả khi bàng quang vẫn còn rỗng.

Theo thống kê, hiện nay bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng từ 10-20% dân số, cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Đặc biệt tỷ lệ này ngày càng tăng cao ở người già. Chuyên gia cho biết, bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang co bóp quá mức kết hợp với cơ sàn chậu suy yếu khi lượng nước tiểu trong bàng quang chỉ 100-150ml (bình thường thì phải trên 350ml mới tạo phản xạ đi tiểu).

Tham khảo thêm: Đi tiểu đêm nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất.

Đái tháo đường: đây là bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, làm tăng lượng đường trong máu. Bệnh này thường gây ra các tổn thương mạch máu ở thận, từ đó khiến cho thận hoạt động kém hiệu quả hoặc bị suy thận. Vậy nên khi bị tiểu đường thường sẽ xuất hiện tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần và đặc biệt lượng nước tiểu sẽ thường nhiều hơn bình thường ở mỗi lần bạn đi tiểu.

Nguyên nhân do thần kinh

Ở người bình thường, dung tích bằng quang khi đặt > 250ml thì sẽ xuất hiện phản xạ đi tiểu. Mà bàng quang lại được kiểm soát từ não bộ, đoạn S1, S2 và dây thần kinh ngoại biên. Vì vậy nếu thần kinh có vấn đề có thể ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang gây ra chứng tiểu đêm.

Tiểu nhiều đêm được chẩn đoán thế nào?

Để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây tiểu nhiều về ban đêm đầu tiên các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải và các tiền sử về sức khỏe của bạn.

Chi tiết hơn thì các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn theo dõi ghi lại nhật ký quá trình sinh hoạt của bạn như lượng nước bạn uống, lượng nước tiểu mỗi lần đi nhiều hay ít, một ngày đi vệ sinh bao nhiêu lần… từ đó đưa ra những phán đoán ban đầu. Và để xác định chính xác nguyên nhân tiểu đêm thì các bác sĩ sẽ yêu cầu các bạn thực hiện một vài xét nhiệm cần thiết.

Một vài câu hỏi phổ biến mà các bác sĩ có thể hỏi:

  • Các triệu chứng xuất hiện khoảng thời gian nào?
  • Bạn cần đi tiểu bao nhiêu lần mỗi đêm?
  • Khi đi có lượng nước tiểu nhiều hay ít?
  • Lượng nước tiểu của bạn có thay đổi (tăng hoặc giảm) không?
  • Bạn hay uống cà phê hoặc rượu không?
  • Bạn có cảm thấy mình ngủ đủ giấc không?
  • Chế độ ăn uống của bạn gần đây có thay đổi gì không?

Cách điều trị tiểu nhiều lần về đêm

Điều trị bằng thuốc Tây

Tùy theo từng loại bệnh mà sẽ có những loại thuốc phù hợp. Nếu như bị các bệnh lý dẫn đến tình trạng tiểu đêm liên quan đến viêm, nhiễm trùng thì sẽ được các bác sĩ kê các thuốc kháng sinh hay kháng viêm. Hoặc là bệnh về đái tháo đường thì sẽ sử dụng các loại thuốc riêng biệt.

Ngoài ra đối với bệnh bàng quang tăng hoạt bác sĩ còn có thể chỉ định một số nhóm thuộc kháng cholinergic có thể làm giãn cơ co thắt trong bàng quang ví dụ: Darifenacin (Enablex®), Oxybutynin (Ditropan®), Tolterodine (Detrol®). Hoặc các loại thuốc điều chỉnh việc sản xuất nước tiểu như: Bumetanide (Bumex®), Furosemide (Lasix®).

Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây có ưu điểm lớn đó là có tác dụng giảm triệu chứng đi tiểu đêm nhanh tuy nhiên khi sử dụng thuốc Tây lại gây nên những biến chứng trong quá trình điều trị bệnh có thể kể đến như khô môi, khô mắt, táo bón, cao huyết áp,… điều này gây nên khá nhiều khó chịu cho người bệnh. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên sử điều trị sử dụng các cây thuốc thảo dược hay là sử dụng thuốc Nam.

Điều trị bằng thuốc Nam

Ngoài điều trị đi tiểu nhiều bằng thuốc Tây thì bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc dân gian sử dụng một số loại thảo dược giúp hạn chế triệu chứng đi tiểu đêm. Khi sử dụng các loại cây thuốc Nam để điều trị sẽ rất an toàn, hầu như không có tác dụng phụ và rất lành tính. Và khi sử dụng bài thuốc Nam thì hoàn toàn có thể sử dụng điều trị cho những bệnh nhân có các bệnh lý nền khác cũng rất an toàn. Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này người bệnh cần kiên trì áp dụng mới đem lại hiệu quả, thời gian điều trị ít nhất cũng phải tầm trên 3 tháng cho đến 6 tháng.

Trong đó tiêu biểu là sản phẩm Vương Niệu Đan

Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang. Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu. Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
  3. Cải thiện giấc ngủ. Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện đi tiểu nhiều, tiểu đêm an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém .

Hướng dẫn cách mua Vương Niệu Đan

Để mua sản phẩm Vương Niệu Đan khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau đây:

  • Cách 1: Đặt giao hàng trực tiếp bằng cách điền đủ thông tin chính xác của người nhận vào Form đặt hàngBẤM VÀO ĐÂY
  • Cách 2: Gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước1800.1297(giờ hành chính) để gửi thông tin đặt hàng giao hàng tại nhà.
  • Cách 3: Tìm mua sản phẩm Vương Niệu Đan tại nhà thuốc gần nơi mình sinh sống nhất TẠI ĐÂY

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tư vấn của bác sĩ Trần Quang Đạt trong việc điều trị tiểu đêm

Cách giúp hỗ trợ điều trị tiểu đêm hiệu quả

Để có thể giúp cải thiện tình trạng này thì ngoài việc uống thuốc đầy đủ, thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ điều trị của các bác sỹ thì bạn có thể thực hiện những viếc sau đây, sẽ giúp cho bạn trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa tiểu đêm về sau.

  • Hạn chế uống nhiều nước 1 tiếng trước khi đi ngủ, đặc biệt là rượu, bia, soda, trà và cà phê.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một cùng thời điểm vào tất cả các ngày.
  • Luôn dành thời gian để thư giãn giúp tâm trí thoải mái nhất trước khi đi ngủ
  • Tránh dùng các thiệt bị điện tử trước khi đi ngủ, bởi ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này sẽ kích hoạt não và giảm sản xuất melatonin giúp thúc đẩy giấc ngủ.
  • Dành một khoảng thoài gian hàng ngày để tập thể dục tăng cường sức khỏe.
  • Thực hiện các bài tập kegel để tăng cường cơ vùng chậu, cải thiện khả kiểm soát của bàng quang.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên nhân cũng như kiến thức khác liên quan đến vấn đề tiểu đêm. Hy vọng với những điều mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bạn.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...