Đi tiểu nhiều uống thuốc gì hiệu quả nhất hiện nay?

Đi tiểu nhiều lần là một hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, tuy nó không quá nguy hiểm nhưng gây nên rất nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Hiện nay, y học đã có rất nhiều phương thuốc điều trị chứng tiểu nhiều này rất hiệu quả. Và để hiểu rõ hơn về các loại thuốc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu của tình trạng đi tiểu nhiều

Một người khỏe mạnh trung bình một ngày đi tiểu từ 5-8 lần trong 24h (tiểu ít hơn 1 lần vào ban đêm). Do đó, tiểu nhiều được xác định là số lần đi tiểu nhiều hơn từ 8 lần trở lên và có số lần đi tiểu vào đêm trên 2 lần.

Ngoài việc xác định triệu chứng qua số lần đi tiểu thì còn một yếu tố nữa cũng cần được xem xét đến là lượng nước tiểu trong một ngày. Tùy vào từng điều kiện khác nhau mà có lượng nước tiểu nhiều hay ít nhưng trung bình một người sẽ lượng nước tiểu vào khoảng từ 1000ml đến 1400ml tương đương khoảng 18-20ml/kg trọng lượng cơ thể.

☛ Bạn có thể quan tâm: Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?

Đi tiểu nhiều nên sử dụng thuốc gì hiệu quả?

Tùy thuộc vào từng dấu hiệu, tình trạng bệnh tình của người bệnh nặng hay nhẹ, mà các bác sỹ sẽ đưa ra các lời khuyên về phương pháp điều trị uống thuốc cho phù hợp. Một số loại thuốc điều trị tiểu nhiều phổ biến hiện nay có thể kể đến như: điều trị bằng Tây Y,  Đông Y hoặc từ những bài thuốc cây thuốc nam trong dân gian…

Điều trị tiểu nhiều bằng thuốc Tây Y

Đối với việc điều trị bằng thuốc Tây thường được sử dụng trong trường hợp bệnh từ nhẹ đến vừa. Và với cách điều trị này thường mang lại hiệu quả nhanh nhưng có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn, do đó bạn cần hết sức cân nhắc và chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ.

Một số loại thuốc phổ biến mà bác sĩ thường kê đơn sử dụng cho các trường hợp bị đi tiểu nhiều có thể kể đến như sau:

Thuốc kháng cholinnergic

Tác dụng: thuốc kháng cholinergic hoạt động dựa trên nguyên lý ngăn chặn hoạt động của chất truyền tin hóa học acetylcholine – gửi tín hiệu đến não của bạn để kích hoạt các cơn co thắt bàng quang một cách bất thường. Tình trạng này có liến quạn đến hội chứng bàng quan tăng hoạt (OAB), những cơn co thắt xuất hiện bất thường sẽ khiến cho bạn thường xuyên cảm thất buồn tiểu ngay cả khi bàng quang còn rỗng.

Thuốc kháng cholinergic bao gồm:

  • Tolterodine (Detrol)
  • Darifenacin (Enablex)
  • Solifenacin (Vesicare)
  • Trospium
  • Fesoterodine (Toviaz)

Tác dụng phụ: các tác dụng phụ của thuốc kháng cholinergic là khô miệng và táo bón. Để chống khô miệng, hãy thử ngậm kẹo cứng hoặc kẹo cao su để tiết nhiều nước bọt hơn.

Các tác dụng phụ khác ít phổ biến hơn bao gồm ợ nóng, mờ mắt, tim đập nhanh (nhịp tim nhanh), da đỏ bừng, bí tiểu và các tác dụng phụ về nhận thức, chẳng hạn như suy giảm trí nhớ.

Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt (OAB) hiệu quả nhất.

Thuốc Mirabegron (Myrbetriq)

Tác dụng: thuốc Mirabegron có tác dụng làm giãn co bàng quang và có thể làm tăng lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa. Điều này làm tăng lượng nước tiểu nhiều hơn trong mỗi lần đi, giúp làm cho việc làm trống bàng quang.

Tác dụng phụ:

Một số tác dụng phụ phổ biến của mirabegron bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt và nhức đầu. Thuốc có thể làm tăng huyết áp, vì vậy huyết áp của bạn cần được theo dõi khi dùng thuốc này.

Ngoài ra, nó có phản ứng với nhiều loại thuốc khác nhau, vì vậy hãy nói cho bác sỹ biết bạn đang dùng loại thuốc nào trước khi bắt đầu dùng mirabegron.

Thuốc Imipramine

Tác dụng: Imipramine (Tofranil) là thuốc chống trầm cảm ba vòng. Nó làm cho cơ bàng quang giãn ra, đồng thời khiến cơ trơn ở cổ bàng quang co lại. Nó có thể được sử dụng để điều trị chứng tiểu không kiểm soát.

Imipramine có thể gây buồn ngủ, vì vậy nó thường được dùng vào ban đêm. Do đó, imipramine cũng có thể hữu ích cho chứng tiểu nhiều về ban đêm. Nó cũng có thể hữu ích đối với trẻ em hay bị đái dầm vào ban đêm (đái dầm ban đêm). Imipramine thường không phù hợp cho người lớn tuổi.

Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ nghiêm trọng do imipramine hiếm gặp nhưng có thể bao gồm các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như nhịp tim không đều và chóng mặt hoặc ngất xỉu do huyết áp giảm khi bạn đứng lên nhanh chóng. Trẻ em và người lớn tuổi có thể đặc biệt dễ bị các tác dụng phụ này.

Các tác dụng phụ khác, bao gồm khô miệng, mờ mắt và táo bón, tương tự như tác dụng của thuốc kháng cholinergic. Thuốc chống trầm cảm ba vòng phản ứng với nhiều loại thuốc khác nhau, vì vậy hãy nói cho bác sỹ biết bạn đang dùng loại thuốc nào.

Thuốc Duloxetine

Tác dụng: Duloxetine (Cymbalta) là một chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine được chấp thuận để điều trị trầm cảm và lo lắng. Nó có thể giúp cơ vòng niệu đạo thư giãn, vì vậy nó có thể cải thiện tình trạng tiểu nhiều.

Phản ứng phụ: Tác dụng phụ của duloxetine có thể bao gồm buồn nôn, khô miệng, chóng mặt, táo bón, mất ngủ và mệt mỏi. Phụ nữ bị bệnh gan mãn tính không nên dùng duloxetine.

Thuốc chẹn Alpha-1

Tác dụng: Thuốc chẹn alpha -1 được dùng cho người rối loạn tiểu do bệnh lý ở tuyến tiền liệt (viêm, phì đại, u xơ tiền liệt tuyến) giúp ngăn chặn sự tăng trương lực cơ, giúp cổ bàng quang mở ra dễ dàng, cải thiện rối loạn tiểu tiện, tiểu nhiều, tiểu nhiều về đêm,…

Một số loại thuốc thường dùng có thể kể đến như: indoramin, prazosin, terazosin, doxazosin, tamsulosin.

Tác dụng phụ: Các thuốc này khi điều trị cho người tiểu nhiều lần có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tụt huyết áp, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn.

Nhóm thuốc kháng sinh Quinolone

Tác dụng: thuốc kháng sinh Quinolone ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó dần tiêu diệt các loại khuẩn gây bệnh lý: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang và các bệnh lý gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện như: đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết, bí tiểu…

Tên một số biệt dược nhóm kháng sinh Quinolone như:
Nhóm kháng sinh Quinolone thế hệ 2:

  • Ofloxacine (Oflocet)
  • Pefloxacin (Peflacine)
  • Norfloxacin (Noroxin)
  • Ciprofloxacin (Ciflox)
  • Gatifloxacin (Tequin)

Nhóm kháng sinh Quinolone thế hệ 3:

  • Levofloxacin
  • Trovafloxacin

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ như có thể kể đến như: Buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da, đau đầu, chóng mặt,…

Nhóm thuốc Desmopressin

Tác dụng: Đây là nhóm thuốc hoạt động theo nguyên lý hoạt động của các hormone chống bài niệu ADH. Desmopressin sẽ giúp kiểm soát hiệu tượng đi tiểu nhiều cũng như uống nhiều do gặp phải chấn thương hoặc trải qua phẫu thuật ở tuyến yên. Thuốc Desmopressin được đánh giá có tác dụng lâu dài, dễ sử dụng và ít mang đến tác dụng phụ. Trẻ nhỏ khi bị đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng có thể sử dụng Desmopressin.

Desmopressin không sử dụng cho người bị suy tim hay các bệnh lý về tim mạch khác, không dùng cho người trên 65 tuổi.

Tác dụng phụ: khi sử dụng Desmopressin có dấu hiệu bị tiêu chảy, buồn nôn cần ngưng sử dụng thuốc cho đến khi cơ thể bình thường trở lại.

Sử dụng thuốc Đông y chữa đi tiểu nhiều

Ngoài chữa bằng thuốc Tây y thì thuốc Đông y cũng là một sự lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Với phương pháp Đông y thì việc điều trị tình trạng đi tiểu nhiều sẽ không mang lại tác dụng nhanh như đối với điều trị bằng phương pháp Tây y nhưng phương pháp này lại an toàn hơn cho bạn trong quá trình điều trị kéo dài.

Một số bài thuốc Đông y chữa đi tiểu nhiều bạn có thể tham khảo như sau:

Bài thuốc 1

Chuẩn bị: Ích trí nhân 12g, phá cố chỉ 12g, Xà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12h, kim anh từ 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g,

Cách thực hiện: tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày giúp trị tiểu nhiều lần rất hiệu quả.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị: Ngũ gia bì,thục địa, sơn thù, khiếm thực, phòng sâm, bạch truật mỗi loại 12g; 10g các loại Thỏ ty tử, Bạch linh, Trạch tả và 16g tang diệp.

Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang và chia làm 3 lần

Bài thuốc 3

Chuẩn bị: Sơn dược (củ mài), Ô dược, Ích trí nhân: mỗi vị 250g.

Cách thực hiện: Cho các vị thuốc vào tán nhỏ thành dạng bột rồi trộn đều. Mỗi lần đem 8g hỗn hợp thuốc bột vừa làm pha với nước ấm, uống trực tiếp, dùng uống sau ăn. Ngày uống 2 – 3 lần.

☛ Xem chi tiết: Cách chữa tiểu nhiều theo Đông Y

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu Đan hiện là sản phẩm được nhiều chuyên gia về bàng quang kích thích khuyên dùng do tác dụng tích cực và an toàn của Vương Niệu Đan đem lại.

Được nghiên cứu và điều chế từ các thảo dược quý như cọ lùn, cỏ đuôi chó, cao nữ lang, varuna, ô dược Vương Niệu Đan được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị bàng quang kích thích giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần thông qua các cơ chế:

  • Giảm co thắt, tăng độ giãn của bàng quang.
  • Tăng sức khoẻ cơ sàn chậu
  • Tăng chất lượng giấc ngủ

Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà.

Sử dụng bài thuốc nam trị đi tiểu nhiều

Cuối cùng là sử dụng các bài thuốc nam, với cách này thường được sử dụng đối với những trường hợp triệu chứng đi tiểu nhiều còn nhẹ và trong giai đoạn đầu. Nếu bệnh đã nặng thì phương pháp này thường không mang lại quá hiều hiệu quả, lúc này bạn cần đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp tránh để bệnh nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ.;

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc điều trị đi tiểu nhiều như sau:

Cây giá đỗ

Công dụng: Giá đỗ ngoài tác dụng được biết đến là một tỏng những loại thực phẩm cung cấp giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể, tác dụng làm mát, giải nhiệt. Đồng thời, giá đỗ còn được biết đến như là vị thuốc giúp giải nguy, chống viêm và hỗ trợ điều trị rất tốt cho người bệnh tiểu nhiều, đái nhiều thường xuyên.

Cách sử dụng: Tùy theo vào sở thích ăn uống của người bệnh có thể dùng giá đỗ để luộc hoặc xào ăn trực tiếp.

Cây thuốc kim tiền thảo

Công dụng: Một số tác dụng chính của cây thuốc Kim tiền thảo đối với người đi tiểu nhiều như giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các chứng viêm nhiễm ở bàng quang, thận hay sỏi đường tiết niệt… là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu nhiều cho người bệnh.

Cách sử dụng: Dùng để nấu nước uống hàng ngày. Hoặc có thể kết hợp với một số vị thuốc khác sắc thành thuốc uống chữa bệnh.

Râu ngô

Công dụng: Râu ngô từ lâu đã được biết đến là một trong những loại thảo mộc, vị thuốc nam trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn tiểu tiện như: tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt… Không những thế, nó còn có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chống viêm bàng quang, điều trị sỏi thận hiệu quả.

Cách sử dụng: Dùng để nấu nước râu ngô uống hàng ngày, hoặc kết hợp với các vị thuốc khác như kim tiền thảo, cây mã đề, cây rau má, cây sài đất.

Câu kỷ tử

Công dụng: Câu kỷ tử hay còn được gọi là kỷ tử đỏ. Từ lâu, vị thuốc này được biết đến với nhiều công dụng khác nhau như tráng dương, bổ thận, điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn tiểu tiện. Đặc biệt là đối với các bệnh về tiểu đêm, tiểu nhiều lần thường xuyên.

Cách sử dụng: Dùng để nấu nước uống hàng ngày, hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác sắc uống chữa bệnh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa đi tiểu nhiều

Đối với việc dùng các loại thuốc Tây y

  • Các bạn không tự ý uống thuốc tự trị bệnh tại nhà. Các loại thuốc trị tiểu nhiều lần cần được sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng từ các bác sỹ chuyên khoa.
  • Khi gặp phải các triệu chứng bất thường ở mức độ nghiêm trọng do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Bạn cần lập tức liên hệ với bác sỹ để kịp thời có phương án xử lý thích hợp.
  • Bạn không tự ý thay đổi liều dùng thuốc nhiều hoặc ít hơn so với chỉ định.

Đối với việc dùng các bài thuốc Đông y

  • Cần kiên trì dùng trong thời gian nhất định mới có thể đạt hiệu quả vì tác dụng thuốc Đông y thường mang lại lâu hơn so với thuốc Tây y.
  • Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mà hiệu quả trên mỗi người có thể khác nhau.
  • Các bạn tuyệt đối không được tự ý bốc thuốc về uống tại nhà mà không có sự chỉ định của bác sỹ có chuyên môn.

Đối với việc dùng các cây thuốc nam

  • Ưu điểm của những bài thuốc uống từ cây thuốc nam là khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên so với các phương pháp điều trị khác thì công dụng chậm hơn, cho nên người bệnh cần sự kiên trì.
  • Ngoài ra, phương pháp này thường chỉ phù hợp với những trường hợp bị đi tiểu nhiều do các yếu tố liên quan đến nóng cơ địa, hoặc bị nhẹ. Còn những trường hợp bị nặng và kèm thêm các dấu hiệu của bệnh lý thì cần đến các cơ sở y tế để thăm khám để có những cách điều trị cho hợp lý.

Lưu ý chung

  • Trong quá trình điều trị, bạn không uống các loại rượu bia, đồ uống có chất kích thích hay ăn các thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng.
  • Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tích cực sử dụng những thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng tiểu nhiều.
  • Có cần sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ.
  • Luyện tập thể dục, thể thao là cách để chúng ta tăng cường sức khỏe.
  • Cần uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bạn cần chú ý không nên sử dụng kết hợp các loại phương pháp với nhau trong cùng một thời điểm để tránh những phán ứng giữa các thành phần của các loại thuốc gây nên.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
  • Hiền đã bình luận

    08/06/2022 11:10

    Tôi gần đây bị đi tiểu nhiều, mỗi ngày cần đi tiểu 8-9 lần. Tôi tìm hiểu và biết được bài viết này, tôi đã tham khảo thử áp dụng ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      08/06/2022 11:16

      Chào chị Hiền, Chúng tôi rất vui khi nhận được phản hồi tích cực đến từ chị. Chị tiếp tục kiên trì sử dụng tình trạng đi tiểu nhiều của chị ...[Xem thêm]
  • Mạnh Cường đã bình luận

    08/06/2022 10:32

    Chào chuyên gia, Tôi bị tiểu nhiều, số lần đi tiểu mỗi ngày trên chục lần. Vậy giờ tôi nên sử dụng thuốc Tây y hay sử dụng thuốc Đông y ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      08/06/2022 11:02

      Chào Mạnh Cường, Với trường hợp của anh tùy theo mức độ bệnh cũng như điều kiện của anh mà có được sự lựa chọn tốt và phù hợp nhất đối ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Loading...