Viêm đường đường tiết niệu có lây hay không?

Nhiều người mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường có những thắc mắc rằng bệnh này có lây hay không? Để giải đáp câu hỏi này các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm đường tiết niệu có lây hay không?

Viêm đường tiết niệu là một loại bệnh lý xảy ra do vi khuẩn, nấm xâm nhập vào một hoặc nhiều cơ quan trong hệ tiết niệu gây nên tình trạng viêm, nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu phổ biến nhất là do khuẩn E.Coli gây nên. Đây là vi khuẩn thường hay xuất hiện trên bệ mặt kết tràng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do một số loại vi sinh vật khác như Klebsiella, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus… hoặc một số loại nấm gây ra.

Theo như các chuyên gia thì bệnh viêm đường tiết niệu không được xếp vào nhóm bệnh có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có một mức độ lây nhất định tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí viêm nhiễm.

Nguyên nhân gây lây bênh viêm đường tiết niệu bởi vi khuẩn thường lây nhiễm qua đường tình dục. Đây là con đường lây bệnh phổ biết nhất từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Bệnh viêm đường tiết niệu không lây từ người sang người do sử dụng chung hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệ toilet. Về mặt lý thuyết, vi khuẩn có thể truyền từ bệ toilet sang mông, đùi rồi làm lây cho người khác. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức lây nhiễm này rất khó xảy ra.

Ngoài lây từ người sang người thì bệnh viêm đường tiết niệu có thể lây sang các bộ phân khác. Vì đường tiết niệu thường có quan hệ đến việc sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Do đó trong nhiều trường hợp xấu bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây vô sinh ở cả hai giới.

Người bệnh cần lưu ý mức độ nặng nhẹ bênh  không phải là yếu tố quyết định khả năng lây nhiễm của bệnh viêm đường tiết niệu. Một người bị viêm đường tiết niệu ở mức độ phức tạp không có nghĩa là chúng dễ dàng lây lan hơn. Và ngược lại với trường hợp bệnh nhẹ thì có nghĩa là khả năng lây ít hơn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tiểu gấp là gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu lây thế nào?

Bệnh viêm đường tiết niệu lây sang người khỏe mạnh khác thông qua việc quan hệ tình dục. Đây là con đường chủ yếu làm lây bệnh viêm đường tiết niệu cho người khác thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Tình trạng lây nhiễm này xảy ra khi vi khuẩn từ hậu môn hay bộ phận sinh dục của người mắc bệnh di chuyển sang dương vật hoặc âm đạo của bạn tình. Hơn nữa việc quan hệ tình dục còn khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu hơn vào bên trong đường tiết niệu, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Nhiều cặp vợ chồng thích quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không có biện pháp bảo vệ. Như vậy, khả năng viêm đường tiết niệu rất dễ xảy ra. Đây cũng là cơ hội để các loại vi khuẩn như lậu, chlamydia, herpes,… có cơ hội xâm nhập từ người bệnh sang người lành.

Ngoài ra, mối liên quan giữa viêm đường tiết niệu và quan hệ tình dục cũng có thể do một trong các yếu tố sau:

  • Vi khuẩn nằm gần cửa âm đạo, trên bề mặt âm hộ hoặc trong âm đạo cũng có thể di chuyển vào vùng niệu đạo và hình thành nhiễm trùng khi quan hệ.
  • Quan hệ tình dục có thể đẩy vi khuẩn từ niệu đạo đến bàng quang. Sau đó vi khuẩn này phát triển và gây nhiễm trùng.
  • Nhiều người mặc dù buồn tiểu nhưng vì đang thăng hoa cảm xúc nên sẵn sàng “nhịn”. Chính điều này làm cho nước tiểu đọng trong ống dẫn tiểu, bàng quang và sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Vì thế, làm tăng nguy cơ lây nhiễm đường tiết niệu.
  • Trong quá trình quan hệ tình dục, nước tiểu có thể bị kẹt trong niệu đạo hoặc bàng quang. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Một số phương pháp tránh thai có thể gây áp lực lên đường tiết niệu. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc kẹt vi khuẩn trong bàng quang.

>>> Bạn có thể quan tâm: Đi tiểu đêm nhiều có phải bị suy thận hay không?

Cách phòng ngừa lây bệnh viêm đường tiết niệu

Dù viêm đường tiết niệu có lây nhưng nhiều cặp đôi vẫn có nhu cầu quan hệ tình dục. Vì vậy, để bảo vệ an toàn cho bạn tình và ngăn ngừa nguy có thể bị lây bênh, các cặp vợ chồng cần lưu ý các biện pháp phòng tránh sau:

  • Đi tiểu ngay khi bạn cảm thấy buồn: Mặc dù việc đi tiểu ngay khi quan hệ tình dục rất bất tiện nhưng bạn vẫn cần thực hiện ngay. Bằng cách loại bỏ nước tiểu ra bên ngoài sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng và ngăn ngừa nhiều biến chứng khác.
  • Trước và sau khi quan hệ nên đi tiểu: Đây là giải pháp tốt giúp niệu đạo được vệ sinh sạch sẽ và đẩy vi khuẩn ra ngoài cơ thể.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau khi quan hệ: Đây là cách ngăn chặn vi khuẩn di chuyển từ hậu môn đến gần lỗ niệu đạo. Nhờ đó, giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm.
  • Không quan hệ tình dục bằng miệng: Vì vi khuẩn có thể di chuyển sang miệng khi quan hệ tình dục bằng miệng. Từ đó, dễ gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khác ở miệng.
  • Tham khảo lời  khuyên của bác sỹ: Để ngăn vi khuẩn lây lan, bác sỹ có thể kê một số loại thuốc cho bạn. Ngoài ra, bác sỹ cũng sẽ đưa ra lời khuyên để quan hệ tình dục an toàn khi đang bị viêm đường tiết niệu.

Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả

Sử dụng thuốc kháng sinh

Để điều trị viêm đường tiết niệu, các bác sỹ thường sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh với phác đồ điều trị theo từng trường hợp sau đây:

  • Sử dụng kháng sinh kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.
  • Đối với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu tái phát, thời gian điều trị bằng kháng sinh sẽ kéo dài hơn từ 10-14 ngày
  • Đối với những người bị viêm đường tiết niệu do quan hệ tình dục thì vẫn điều trị bằng kháng sinh nhưng cần kết hợp điều trị với bạn tình và nên tránh không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
  • Với tình trạng viêm đường tiết niệu nặng, nguy cơ biến chứng suy thận rất cao, người bệnh phải nhập viện để bác sỹ theo dõi và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, có thể dùng kháng sinh tiêm qua đường tĩnh mạch.

Lưu ý: Một khi bệnh viêm đường tiết niệu tái phát, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc của đợt điều trị trước, cũng như không nên tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ định của bác sỹ bởi điều này rất dễ dẫn đến tình trạng bị nhờn thuốc, từ đó làm khó chữa khỏi bệnh hoàn toàn về sau.

>>> Thông tin thêm cho bạn: Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả bạn cần biết

Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu hiện đang là phương pháp phòng và chữa bệnh khá phổ biến trong y học. Trong đó, bác sỹ sẽ sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hoặc nhân tạo để tăng cường hiệu quả điều trị và phục hồi chức năng của các bộ phận trên cơ thể một cách nhanh chóng.

Khi áp dụng vật lý trị liệu trong điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, bác sỹ sẽ sử dụng máy sóng ngắn phát nhiệt giúp tình trạng viêm nhiễm được đẩy lùi nhanh chóng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể và thúc đẩy quá trình cơ thể tái tạo ra tế bào mới, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Câu hỏi “Viêm đường tiết niệu có lây không?” đã được chúng tôi trả lời một cách cụ thể trong bài viết trên. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...