Đi tiểu đêm nhiều có phải bị suy thận hay không?

Đi tiểu đêm nhiều có phải bị suy thận hay không? là câu hỏi được rất nhiều người gặp phải hiện tượng tiểu đêm thắc mắc. Liệu khi đi tiểu đêm nhiều có phải bị suy thận hay nếu không bị suy thận thì vì sao lại bị đi tiểu đêm và đâu là biện pháp để điều trị thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểm chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tiểu đêm, suy thận là gì?

Tiểu đêm là tình trạng mà bạn cần phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu, số lần đi tiểu đêm nhiều hơn 2 lần mỗi đêm trong thời gian kéo dài. Một người bình thường thì khi ngủ thường sẽ không cần hoặc thức dậy rất ít để đi vệ sinh. Bởi trong khi ngủ cơ thể sẽ tiết ra hocmone chống bài niệu giúp cơ thể sản sinh ít nước tiểu hơn mà từ đó chúng ta có thể ngủ liên tục từ 6-8 tiếng mà không cần thức dậy.

Thận gồm 2 quả nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay phía eo có nhiệm vụ lọc máu loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu. Và suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận hay tổn thương thận. Suy thận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và thường được chia làm 2 nhóm theo thời mắc đó là suy thận cấp và suy thận mãn. Cụ thể:

  • Suy thận cấp:chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có khả năng khôi phục chức năng thận (một phần hoặc thậm chí là hoàn toàn) nếu được điều trị hiệu quả ngay từ đầu
  • Suy thận mạn: tiến triển trong thời gian dài và các giải pháp điều trị chỉ tập trung vào kiểm soát bệnh chứ không thể phục hồi chức năng thận.

Tiểm đêm bao lần là bất thường?

Tình trạng đi tiểu đêm nhiều ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Thông thường, trung bình mỗi ngày lượng nước tiểu bài tiết vào khoảng 1,5 lít. Lượng nước tiểu bình thường của bạn không ít hơn 400ml và không nhiều quá 3000ml trong một ngày, số lượng đi tiểu từ 6-8 lần/ngày và bạn đêm ít hơn 1 lần/đêm thì không có vấn đề gì bất thường.

Còn nếu như bạn bị tiểu đêm nhiều hơn 1 lần vào ban đêm tuy nhiên do trước khi đi ngủ bạn uống quá nhiều nước, đồ ăn lợi tiểu thì đây là điều bình thường. Lúc này bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống là tình hình tiểu đêm sẽ dần được cải thiện.

Nếu trong trường hợp bạn thấy xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều hơn 2 lần mỗi đêm hoặc số lượng có thể nhiều hơn 2 lần thì đây là dấu hiệu bất thường và bạn cần chú ý theo dõi cẩn thận.

☛ Tham khảo thêm: Đi tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường?

Đi tiểu đêm có phải bị suy thận không?

Khi bạn thấy những dấu hiếu như cần phải thức dậy đi tiêu nhiều hơn 2 lần 1 đêm thậm chỉ nhiều hơn từ 7-8 lần thì đây là dấu hiệu cơ thể đang gặp bệnh lý nào đó. Không những thế thì việc phải thức dậy nhiều cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là với người lớn tuổi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu đêm nhiều, chứ không phải chỉ do suy thận gây nên, có thể kể đến như:

  • Viêm bàng quang
  • Bàng quang tăng hoạt (OAB)
  • Sỏi thận
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Sa tử cung (ở nữ giới)
  • Phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới)
  • Bệnh tiểu đường

Nếu bạn đi tiểu nhiều vào ban đêm kèm theo những triệu chứng sau thì rất có thể bạn đã bị suy thận, cụ thể như sau:

  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi, ớn lạnh
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đi tiểu nhiều về đêm, nước tiểu có bọt, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn, …
  • Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt
  • Co giật cơ bắp và chuột rút
  • Nấc
  • Phù chân, tay, mặt, cổ
  • Ngứa dai dẳng
  • Tăng huyết áp khó kiểm soát
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Đau hông lưng

Ngoài ra để biết chính xác xem có phải mình bị tiểu đêm là do suy thận hay không bạn cần đi khám, ở đó các bác sỹ sẽ chuẩn đoán thông qua các xét nghiệm tổng quát như:

  • Siêu âm bụng để kiểm tra thận.
  • Phân tích nước tiểu.
  • Đo thể tích nước tiểu
  • Xét nghiệm máu.
  • Kiểm tra sinh thiết thận

Bị tiểu đêm do suy thận cần phải làm gì?

Khi đã được xác định đúng nguyên nhân tiểu đêm là do suy thận thì các bác sỹ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

Theo phương pháp dân gian

Cây nhọ nồi

Nhọ nồi có tác dụng thanh nhiệt, bổ thận được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau như cầm máu, suy thận, gan nhiễm mỡ, sốt phát ban, viêm họng,… Trong đó khi sử dụng để điều trị suy thận mang lại hiệu quả tốt.

Các bước tiến hành như sau:

  • Lấy khoảng 20 – 25 gam cây nhọ nồi, mang rửa sạch rồi cắt khúc.
  • Nhọ nồi đã sơ chế ở trên đem phơi 1 – 2 nắng hoặc sao nóng lên.
  • Lấy khoảng 15 – 20 gam đậu đen mang rang cháy.
  • Cho nhọ nồi, đậu đen vào nồi với 2 lít nước, sắc lấy nước uống.
  • Sử dụng hàng ngày khoảng 2 đến 3 tuần rồi nghỉ 3 ngày và sử dụng tiếp đến khi bệnh thuyên giảm.

Cây mã đề

Mã đề là cây thân cỏ, khá phổ biến ở các vùng quê Việt Nam. Đây là loại dược liệu có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, rất tốt trong việc làm mát gan và giải độc thận, giúp cải thiên chức năng thận.

Các bước tiến hành như sau:

  • Mã đề thu hái, đem rửa sạch rồi cắt khúc.
  • Cho mã đề đã sơ chế vào nồi sắc với nước lấy nước uống.
  • Sử dụng hàng ngày, liên tục trong 2 tuần để thấy được hiệu quả.

Cây xạ đen

Cây xạ đen có tác dụng thanh nhiệt và giải độc hiệu quả, sử dụng để bổ thận và tăng cường chức năng thận rất tốt.

Các bước tiến hành như sau:

  • Xạ đen, rửa sạch, cắt khúc, phơi khô.
  • Kim ngân hoa rửa sạch, phơi khô.
  • Lấy 12 gam kim ngân hoa và 15 gam xạ đen sơ chế ở trên sắc với nước, uống hàng ngày.

Theo phương pháp Đông y

Theo phương pháp Đông y thì các bài thuốc thường sẽ tập trung vào việc điều trị thận yếu và bổ thận. Do đó, sử dụng Đông y không những giúp điều trị các triệu chứng mà giúp cải thiện tận gốc của vấn đề. Một số bài thuốc có thể kể đến như sau:

Bài thuốc số 1:

Thành phần: Quế quảng, đậu ký sinh, phụ tử chế, lộc giác giao, địa hoàng thán, đương quy, kỷ tử.

Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem trộn thành một thang và rửa sạch. Sau đó cho vào ấm thuốc để sắc cùng 6 bát nước, đến khi chỉ còn một bát thì dừng lại. Mỗi ngày sử dụng một thang sắc làm 3 lần uống vào ba thời điểm trong ngày, không sử dụng sang ngày hôm sau.

Bài thuốc số 2:

Thành phần: Chuẩn bị cây nổ (sâm tanh tách), cây mực, cây quýt gai và cây muối.

Cách thực hiện: Đem sấy khô tất cả các thành phần này cho vào ấm cùng 200ml nước. Đun sôi thì đem chắt lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày không để sang hôm sau.

Bài thuốc số 3:

Thành phần: 16g hoài sơn, 12g bạch biển đậu, kim anh, hắc táo nhân, liên nhục, viễn chí, sơn thù, thục địa; 10g cố chi, và 8 quả đại táo.

Cách thực hiện: Người bệnh sắc thuốc và sử dụng 3 lần/ ngày. Bài thuốc tác dụng bổ tâm thận, đặc biệt phù hợp với những người hay bị mất ngủ, tiểu đêm nhiều lần.

Lưu ý:

  • Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mà hiệu quả trên mỗi người có thể khác nhau.
  • Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống tại nhà, mà cần phải có sự tư vấn và chỉ định trực tiếp của các bác sỹ có chuyên môn.

>>> Tham khảo thêm: Cách chữa tiểu đêm bằng đông y hiệu quả nhất

Theo phương pháp Tây y

Trường hợp suy thận dẫn đến tiểu đêm ở giai đoạn đầu thì bạn có thể sử dụng thuốc để giúp kiểm soát triệu chứng, cũng như giảm các biến chứng và làm bệnh tiến triển chậm lại. Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo:

  • Nhóm thuốc antimuscarinic: Các loại thuốc như Darifenacin, Solifenacin đều chứa các chất kháng thụ thể muscarinic acetylcholine. Có tác dụng khắc phục tình trạng suy thận dẫn đến tiểu đêm nhiều lần.
  • Nhóm thuốc kháng histamin: Thuốc có công dụng làm giảm triệu chứng ngứa, phát ban, điều trị chứng rối loạn nội tiết do chất độc tích tụ trong cơ thể gây ra.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: giúp giảm các triệu chứng phù nề, viêm nhiễm trong cơ thể.

Còn tròn trường hợp bị suy thận nặng (khi chức năng thận giảm xuống dưới 50%) thì lúc này uống thuốc sẽ không có tác dụng mà cần các cách điều trị khác như:

  • Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng)
  • Chạy thận nhân tạo
  • Ghép thận

Lưu ý: Thuốc tây có thể làm giảm được các triệu chứng suy thận dẫn đến tiểu đêm. Nhưng bệnh nhân cũng cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Vì dùng thuốc không đúng, nó có thể khiến thận tổn thương nặng hơn.

Lời khuyên dành cho người tiểu đêm do suy thận

Để việc điều trị tiểu đêm do suy thận mang lại hiệu quả thì chúng tôi có một số lời khuyên dành cho bạn như sau:

  • Tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối đặc biệt là các đồ uống chứ chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà,…
  • Uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
  • Sử dụng ít hơn 2,3g muối mỗi ngày để tránh làm tăng áp lực cho thận.
  • Lưu ý kiểm soát tốt huyết áp và lượng đường trong máu
  • Kiểm soát cân nặng bởi tăng cân quá mức cũng có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, không làm việc quá độ, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tập thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ giấc.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể.
  • Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sỹ trong quá trình điều trị
  • Cần đi thăm khám theo đúng thời gian chỉ định của các bác sỹ.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...