Tiểu đêm nên khám ở đâu tốt? Những lưu ý trước khi đi khám

Đi tiểu đêm có thể là dấu hiệu bạn đang mắc một bệnh lý nào đó, vì vậy bạn cần thăm khám sớm. Vậy tiểu đêm nhiều nên khám ở đâu tốt, uy tín, đảm bảo và mang lại hiệu quả cao? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thế nào gọi là tiểu đêm?

Tiểu đêm là một thuật ngữ để chỉ tình trạng đi tiểu quá nhiều lần vào ban đêm trong một khoảng thời gian kéo dài. Thông thường khi ngủ cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone giúp cơ thể tạo ra ít nước tiểu và cô đặc hơn. Vì vậy mà chúng ta có thể ngủ một mạch từ 6-8 tiếng mà không cần phải thức dậy đi tiểu.

Do đó, nếu mà bạn thường xuyển phải thức dậy nhiều hơn 1 lần để đi tiểu thì chức tỏ bạn đã mắc phải chứng tiểu đêm và có thể đây là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Ngoài ra tiểu đêm nhiều còn gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ làm bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ vào ngày hôm sau. Khi đó bạn cần đi khám sớm để sớm tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó mà có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây tiểu đêm

Trước khi tìm hiểu xem đi tiểu đêm nên khám ở đâu tốt thì hãy cùng chúng tôi xem tình trạng tiểu đêm xuất hiện do những nguyên nhân nào? Tiểu đêm xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân gây nên, các nguyên nhân này được chia làm 2 nhóm chính đó là: nguyên nhân do sinh lý và nguyên nhân do bệnh lý.

Nguyên nhân do sinh lý

Do chế độ ăn, uống: bạn thường xuyên uống quá nhiều nước đặc biệt là trước khi đi ngủ hoặc bạn có thói quen uống những đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà,… rất dễ khiến bạn bị tiểu đêm. Ngoài ra còn do bạn hay ăn những thức ăn lợi tiểu như canh cải, mướp,… vào bữa tối cũng khiến bạn có thể bị tiểu đêm.

Do tâm lý: bạn luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng, stress kéo dài cũng là một nguyên nhân khiến bạn bị tiểu đêm.

Do tuổi tác: khi tuổi tác càng cao khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị giảm chức năng đặc biệt là thận và bang quang khiến cho tình trạng tiểu đêm xuất hiện.

Do dung thuốc lợi tiểu: bạn bị tiểu đêm có thể do bạn đang sử dụng các lại thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh cao huyết áp, suy thận hay xơ gan,… Một số loại thuốc có thể kể đến như: demeclocycline, lithium, methoxyflurane, phenytoin, propoxyphen,…

Do đang mang thai: phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cũng thường xuyên bị tiểu đêm xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố và do sự tăng kích thước của tử cung khi thai nhi phát triển làm chèn ép lên bàng quang.

Nguyên nhân do bệnh lý

Nhiễm trùng đường tiết niệu: đây là tình trạng bạn bị vi khuẩn xâm nhập vào qua đường niệu đạo gây nên tình trạng nhiễm trùng, chủ yếu xảy ra ở bàng quang nhưng cũng có thể lan đến thận.

Bàng quang tăng hoạt :đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tiểu đêm. Tình trạng này là do bàng quang hoạt động quá mức mà cơ thể không kiểm soát được làm cho bạn có cảm giác buồn tiểu cả ban ngày và ban đêm.

Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất

Phì đại tuyến tiền liệt: đây là bệnh phổ biến gặp ở nam giới, đặc biệt khi bước vào độ tuổi trung niên. Lúc này tuyến tiền liệt phát triển lớn hơn so với bình thường làm chèn ép lên bàng quang gây nên tình trạng kích thích, từ đó xuất hiện tình tràng tiểu đêm.

Chứng khó thở khi ngủ: chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn làm các đường dẫn khí trên bị chèn ép liên tục qua đêm, dẫn tới việc oxy cung cấp cho não bị giảm và gián đoạn, khiến bạn phải thức giấc. Việc thức giấc giữa đêm làm tăng nguy cơ đi tiểu vào ban đêm.

Tiểu đường: đây là hiện tượng gây rồi loạn chuyển hóa là xuất hiện lượng đường dư thừa trong máu, lúc này sẽ khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để lọc bớt lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể từ đó làm lượng nước tiểu sản xuất ra nhiều khiến bạn bị tiểu đêm.

☛ Xem thêm: Đi tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?

Khi nào bạn nên đi khám?

Tiểu đêm gây nên nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn. Do đó, nếu bạn theo dõi nếu gặp các vấn đề dưới đây:

  • Đi tiểu nhiều hơn 2-3 lần mỗi đêm nhiều hơn 7 ngày cho dù bạn đã thay đổi chế đệ ăn hợp lý và khoa học hơn
  • Khi đi tiểu thấy màu nước tiểu chuyển sang màu vàng sẫm hoặc màu đỏ, đây có thể là dấu hiệu bạn bị vi khuẩn gây tổn thương làm nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Khi đi tiểu thấy xuất hiện nhiều bọt lớn hoặc bé nổi trên bề mặt mà không bị tan ra.
  • Nước tiểu có mùi lạ có thể do bạn đang bị vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm khuển đường tiết niệu.
  • Bạn thấy ngoài tình trạng tiểu đêm nhiều còn xuất hiện thêm những hiện tượng bất thường khác như cảm giác rát khi tiểu tiện, nước tiểu vẩn đục hay bị sốt,…

Tiểu đêm nhiều nên khám ở đâu tốt, uy tín?

Bi tiểu đêm nên khám ở đâu tốt? Đây là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm và để biết đâu là nơi khám tốt và uy tín thì các bạn cần dựa vào các tiểu chí sau đây:

  • Nơi đó có dược cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hay không?
  • Bác sỹ có uy tín, giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, sử dụng thành thạo những kỹ thuật điều trị hay không?
  • Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại.
  • Có áp dụng phương pháp điều trị mới và hiệu quả cao hay không?
  • Chi phí điều trị có được công khai?

Dựa trên những tiêu chí đó bạn có thể tham khảo các nơi khám tiểu đêm tốt và uy tín tại Hà Nội như sau:

Bệnh viện Thận Hà Nội

Bệnh viện trước đây tiền thân là Trung tâm Thận học và Lọc máu ngoài thận Hà Nội. Được thành lập vào tháng 8/11/2009, theo quyết định số 98/2000/QĐ-UB ngày 08/11/2000 của UBND thành phố Hà Nội.

Sau một thời gian hoạt động, Trung tâm được nâng hạng lên thành bệnh viện Thận Hà Nội. Trở thành địa chỉ khám chữa các bệnh lý về thận, tiết niệu uy tín.

Địa chỉ: Số 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Thận – Tiết niệu của bệnh viện là chuyên khoa sâu Tiết niệu ở khu vực Hà Nội. Khoa hoạt động đa dạng trong điều trị nội trú, ngoại trú. Đồng thời, tham gia giảng dạy và hợp tác quốc tế. Khoa Thận – Tiết niệu  của bệnh viện Bạch Mai sở hữu đội ngũ y, bác sỹ chuyên khoa đầu ngành về thận và tiết niệu cùng với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến khám tại đây.

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện E Hà Nội

Bệnh viện E được thành lập từ tháng 10/1967 với 36 khoa phòng khác nhau. Trong đó, khoa Thận – Tiết niệu cũng là thế mạnh của bệnh viện.

Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đai học Y Hà Nội là bệnh viện hạng I đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu khám chữa bệnh của mọi người. Bệnh viện từ lâu đã là nơi chữa bệnh uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng với các phương pháp chữa bệnh tiên tiến.

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Cơ sở 2)

Bệnh viện nội tiết Trung ương cơ sở 2 là cơ sở tuyến cuối trong điều trị các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa. Nên được được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng đến điều trị, trong đó có bệnh tiểu nhiều.

Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện đều có chuyên môn cao, là trưởng khoa có nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh. Ngoài ra, đội y tá cũng được đánh giá thân thiện và nhiệt huyết.

Đặc biệt, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bệnh viện Nội tiết thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nhằm mang đến cơ sở vật chất tốt nhất, mang đến sự thoải mái cho tất cả mọi người khi đến đây thăm khám.

Địa chỉ: Số 215 Đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.

☛ Bạn có thể tham khảo: Thuốc trị tiểu đêm nhiều uống loại nào hiệu quả?

Quy trình và lưu ý khi bạn đi khám tiểu đêm

Hầu hết các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh thường sẽ có quy trình khám khá giống nhau, sẽ chỉ có sự khác biệt một chút. Và để thuận tiện trong quá trình bạn đi khám chúng tôi xin giới thiệu quy trình chung để bạn tham khảo như sau:

  • Đến quầy tiếp đón bệnh nhân của phòng khám, bênh viện mua sổ y tế (nếu chưa có) rồi điền đầy đủ các thông tin cá nhân.
  • Tiếp đến bạn đóng tiền phí khám bệnh rồi xuất trình thẻ BHYT nếu bạn khám bảo hiểm và nhận số thứ tự.
  • Sau khi nhân được số thứ tự tự khám bệnh bạn sẽ di chuyển đến phòng được chỉ định và chờ đến lượt mình khám
  • Khi vào khám bạn sẽ được các bác sỹ khám và có thể yêu cầu bạn làm các xét nhiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chiếu chụp, nội soi,… (theo chỉ định của bác sỹ).
  • Tiếp đến bạn sẽ theo chỉ dẫn đi thực hiện các xét nghiệm lần lượt các xét nghiệm được yêu cầu sau đó chờ kết quả xét nghiệm.
  • Cuối cùng sau khi có kết quả xét nghiệm bạn trở lại phòng khám bạn đầu để nghe kết luận của bác sỹ.

Ngoài ra khi đi khám bạn cần phải lưu ý những điều sau để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra:

  • Bạn nên đến sớm để xếp hàng và lấy số thứ tự khám bệnh.
  • Hãy nhịn ăn sáng để đảm bảo độ chính xác của các kết quả xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
  • Do số lượng bệnh nhân đổ về bệnh viện khá đông nên khi xếp hàng lấy số, bạn nên chú ý đến tài sản cá nhân của mình như ví tiền, điện thoại… để tránh trường hợp xấu xảy ra.
  • Mang theo khẩu trang y tế để phòng ngừa lây nhiễm bệnh từ người khác.
  • Không nên mang theo trẻ nhỏ nếu không phải khám bệnh trẻ.

Trên đây là những địa chỉ khám tiểu không kiểm soát uy tín, chất lượng được nhiều người tin cậy. Hy vọng những thông tin giúp bạn lựa chọn được nơi khám bệnh như ý. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết hơn nữa.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...