Tiểu đêm là gì? Những vấn đề cần thiết bạn cần quan tâm

Tiểu đêm (đái đêm) là một vấn đề mà rất nhiều người mắc phải, nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn. Vậy tình trạng tiểu đêm là gì? Nguyên nhân, các triệu chứng và những giải pháp giúp cải thiện tiểu đêm hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm (hay đái đêm) là tình trạng bạn phải thức dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu. Tình trạng này trở nên phổ biến hơn đối với người cao tuổi, đối với cả nam và nữ. Nhiều trường hợp cũng xuất hiện tiểu đêm ở người trẻ tuổi vì những lý do khác nhau. Theo số liệu thống kê thì có khoảng 58% ở nam và 66% ở nữ trong lứa tuổi 50-59 tuổi và là 72% ở nam, 91% ở nữ trên 80 tuổi mắc chứng tiểu đêm.

Người bình thường, khỏe mạnh hầu hết họ sẽ không cần phải thức dậy để đi tiểu hoặc có thì cũng chỉ thi thoảng thức dậy dưới 1 lần vào ban đêm. Bởi khi ngủ cơ thể sẽ tiết ra hormone chống bài niệu (ADH) nhắm cô đặc nước tiểu, làm nước tiểu sản xuất ít hơn để bạn có thể ngủ một mạch 6-8 tiếng mà không cần phải thức dậy để đi tiểu.

Tiểu đêm ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn thì tiểu đêm còn là dấu hiệu cơ thể bạn đang mắc phải một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

Xem thêm: Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?

Những triệu chứng hay gặp

Ngoài tình trạng đi tiểu nhiều vào mỗi đêm thì bạn còn có thể gặp phải những triệu chứng khác có thể kể đến như sau:

  • Có cảm giác đau, xót trong mỗi lần đi tiểu.
  • Mỗi lần đi tiểu thường lượng nước tiểu ít nhưng phải đi thành nhiều lần.
  • Xuất hiện tình trạng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Nước tiểu có màu bất thường vàng hoặc đục và có mùi khai nồng.
  • Chất lượng giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng, thường bị tỉnh vào giữa đêm và khó vào giấc ngủ.
  • Có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau (ngay cả khi vừa thức dậy).
  • Bị đau tức vùng bụng dưới, đặc biệt trong lúc đi tiểu.
Điều quan trọng cần nhớ là tiểu đêm là dấu hiệu của bệnh gì đó đang mà cơ thể bạn đang bị mắc phải. Bản thân tiểu đêm không phải là một căn bệnh.

Các nguyên nhân gây tiểu đêm

Tiểu đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể phân thành 2 nhóm cụ thể như sau:

Tiểu đêm do sinh lý

Do chế độ ăn: chế độ ăn cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu đêm do bạn có thới quen uống quá nhiều nước vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ. Hay bạn ăn những thực phẩm lợi tiểu như canh cải, canh mướp,… vào bữa tối.

Do tuổi tác: khi tuổi tác càng cao khiến cho các chức năng trong cơ thể dần bị suy yếu trong đó có bàng quang, cơ quan ảnh hưởng lớn với việc giữ nước tiểu. Một khí bàng quang hoạt đông không hiệu quả dẫn đến tình trạng nước tiểu giữ trong bàng quang khó khăn hơn, từ đó dẫn đến tình trạng tiểu đêm ở người già.

Do đang mang thai: với phụ nữ trong thời kỳ mang thai việc em bé phát triển khiến cho bàng quang bị chèn ép từ dó dẫn đến tình trạng bạn phải thường xuyên đi tiểu cả vào bạn ngày và ban đêm.

Do ảnh hưởng tâm lý: bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, stress kéo dài khiến cho tâm lý luôn bất ổn, điều này cũng một nguyên nhân khiến cho tình trạng tiểu đêm xuất hiện.

Do đang sử dụng thuốc lợi tiểu: do bạn đang sử dụng một vài loại thuốc có tác dụng phụ là lợi tiểu chẳng hạn như: thuốc lợi tiểu (thuốc nước), glycoside tim, demeclocycline, lithium, methoxyflurane, phenytoin, propoxyphen và quá nhiều vitamin D.

Tiểu đêm do bệnh lý

Nhiễm trùng được tiết niệu: là tình trạng đường tiết niệu của bạn bị nhễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và sau đó là bàng quang.  Nhiễm trùng có thể xảy ra ở các điểm khác nhau trong đường tiết niệu, thường phát triển ở bàng quang, nhưng có thể lan đến thận.

Bàng quang tăng hoạt (OAB): là tình trạng bàng quan hoạt động quá mức mà cơ thể không kiểm soát được khiến cho bạn thường xuyên có cảm giác buồn tiểu cả ban ngày và ban đêm kể cả khi trong bàng quang có ít nước tiểu. Bang quang tăng hoạt xảy ra cả với nam và nữ, đặc biệt tỉ lệ ngày càng cao ở người cao tuổi.

Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất

Phì đại tuyến tiền liệt: là bệnh chỉ gặp ở nam giới, khi mà tuyến tiền liệt phát triển lơn hơn so với bình thường. Lúc này sẽ làm chèn ép vào cổ bàng quang gây tình trạng kích thích. Từ đó gây nên những hiện tượng như khó tiểu, đi tiểu nhiều đặc biệt là vào ban đêm.

Viêm bàng quang kẽ: là tình trạng vi khuẩn, nấm xâm nhập vào bàng quang, niệu đạo gây nên hiện tượng viêm nhiễm. Khi bị viêm bàng quang kẽ ngoài triệu chứng đi tiểu đêm thì bạn còn có cảm giác đau, căng tức bàng quang, khiến bạn thường xuyên phải đi tiểu gấp.

Sa bàng quang: đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là phụ nữ có con nhiều lần. Sa bàng quang xảy ra khi mô hỗ trợ giữ bàng quang và thành âm đạo bị suy yếu. Điều này khiến xuất hiện tình trạng tiểu đêm.

Chứng khó thở khi ngủ: chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn làm các đường dẫn khí trên bị chèn ép liên tục qua đêm, dẫn tới việc oxy cung cấp cho não bị giảm và gián đoạn, khiến bạn phải thức giấc. Việc thức giấc giữa đêm làm tăng nguy cơ đi tiểu vào ban đêm.

Bệnh tiểu đường: do cơ thể gặp vấn đề trong việc chuyển hóa nên xuất hiện đường dư thừa trong máu và sẽ có xu hướng di chuyển về phía thận khiến cho thận phải làm việc nhiều, lượng nước tiểu sản xuất lớn. Chính vì vậy, mà bạn gặp phải hiện tượng tiểu đêm nhiều.

Ảnh hưởng của tiểu đêm đến bạn

Gây ảnh hưởng tới giấc ngủ

Thường xuyên phải thức dậy vào bạn đêm để đi vệ sinh khiến cho giấc ngủ cả bạn chập chờn, không được sâu giấc, từ đó khiến cho chất lượng giấc ngủ của bạn bị giảm sút. Nhiều trường hợp thức dậy đi vệ sinh nhiều lần quá khiến cho bạn không ngủ lại được dẫn đến việc mất ngủ.

Làm suy nhược cơ thể

Do chất lượng giấc ngủ của bạn bị giảm sút, mất ngủ thường xuyên xảy ra, điều này khiến cho bạn sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau. Khi tình trạng này kéo dài không những gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến cơ thể bạn bị suy nhược.

Dễ bị ngã

Việc bạn cần phải dậy đi vệ sinh vào mỗi đêm cũng làm tăng nguy cơ bạn bị trượt chân ngã, hay do bạn vội vàng chạy đi vệ sinh cũng dễ khiến bạn bị ngã. Tình trạng này đặc biệt hay gặp và gây nguy hiểm đối với người cao tuổi, sức khỏe yếu, thị lực kém.

☛ Tìm hiểu thêm: Tiểu đêm ở người cao tuổi

Cách chuẩn đoán tiểu đêm

Tiểu đêm sẽ được các bác sỹ chuẩn đoán bằng cách đánh giá các triệu chứng của bạn thông qua các câu hỏi và kiểm tra thể chất. Một vài câu hỏi mà bác sỹ có thể hỏi bạn như sau:

  • Tình trạng tiểu đêm này bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
  • Bạn cần đi tiểu bao nhiêu lần mỗi đêm?
  • Lượng nước tiểu nhiều hay ít trong mỗi lần đi đái?
  • Có sự thay đổi về lượng nước tiểu (tăng hoặc giảm) so với trước hay không?
  • Bạn uống bao nhiêu đồ uống có chứa caffeine mỗi ngày ?
  • Thường xuyên đi tiểu đêm có khiến bạn không ngủ đủ giấc?
  • Bạn có thường xuyên uống đồ uống bia, rượu hay không?
  • Chế độ ăn uống của bạn gần đây có thay đổi gì trong khoảng thời gian gần đây không?
  • Ngoài việc bạn bị tiểu đêm thì bạn còn gặp phải triệu chứng bất thường nào khác không?
  • Hiện tại bạn có đang sử dụng loại thuốc nào hay không?
  • Trong gia đình bạn có ai có khác gặp về các vấn đề liên quan tới bàng quang hay không?

Ngoài những câu hỏi như vậy nếu vẫn còn có nghi ngờ về nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm thì bác sỹ sẽ yêu cầu bạn làm thêm một vài xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng hay không? có máu lẫn trong nước tiểu hay các chất bất thường trong nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu:  kiểm tra thận và tuyến giáp, tiểu đường hoặc các vấn đề khác.
  • Siêu âm vùng chậu: để xem lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu.
  • Kiểm tra niệu động học: để kiểm qua xem đường tiết niệu của bạn lưu trữ và thải nước tiểu hoạt động có gì bất thường không?

Điều trị tiểu đêm như thế nào?

Điều trị bằng thuốc Tây y

Đối với những bệnh về viêm hay nhiễm trùng thì việc đầu tiên là các bạn cần luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, kết hợp uống những thuốc kháng sinh theo đúng như sự chỉnh định của các bác sỹ thì dần dần bệnh tình sẽ có sự thuyên giảm.

Với tình trạng bàng quang tăng hoạt thì các bác sĩ sẽ cho bạn thuốc kháng cholinergic thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giúp hỗ trợ điều hòa sản xuất nước tiểu như Bumetanide (Bumex®), Furosemide (Lasix®). Hay những loại thuốc giúp thận sản xuất ít nước tiểu hơn như Desmopressin (DDAVP®).

Đôi khi cũng có thể bạn được chỉ định uống thuốc an thần giúp bạn tránh được tình trạng bị đi tiểu đêm do mất ngủ gây nên.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Theo như Đông y thì tiểu đêm do thận dương hư, bàng quang bị suy yếu nên để điều trị thì cần chú trộng vào ôn thận bổ dương, bổ khí làm ấm bàng quang. Một số vị thuốc được sử dụng nhiều trong việc điều trị tiểu đêm có thể kể đến như: Ích Trí Nhân, Thỏ ty tử, Cẩu tích, Phá cố chỉ, Xà sàng tử, Sơn thù du, Bạch quả, Bạch linh…

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Sử dụng TPBVSK Vương Niệu Đan

Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang. Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu. Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
  3. Cải thiện giấc ngủ. Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đêm an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Cách giúp tránh tái phát tình trạng tiểu đêm

Để giúp trình trạng tiểu đêm không bị tái phái thì ngoài việc tuân thủ đúng theo phác đồ mà bác sỹ đã đề ra thì một yếu tố rất quan trọng là bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt và có chế độ ăn uống khoa học. Bạn có thể tham khảo và áp dụng theo những cách dưới đây:

  • Luôn cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày uống từ 1,5 đến 2 lít nước.
  • Tránh những đồ uống có cồn hay có chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia,….
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có tính axit như cam, quýt, chanh,….
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Hàng ngày thực hiện bài tập kegel nhằm tăng cường cơ vùng chậu.
  • Sắp xếp các công việc trong ngày hợp lý để luôn dành thời gian để thử giãn trước khi đi ngủ.
  • Tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm cố định trong ngày, tốt nhất là ngủ trước 22h đêm và thức dậy vào 5-6h sáng hôm sau.
  • Không dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ bởi ánh sáng xanh phát ra từ những thiết bị này sẽ làm giảm sản xuất melatonin giúp thúc đẩy giấc ngủ.
  • Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ 6 tháng 1 lần.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...