Đi tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường?

Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng đối với chúng ta bởi đây chính là cách mà cơ thể có thể hồi phục sức khỏe sau một ngày lao động, làm việc hay học tập. Tuy nhiên có nhiều người gặp phải tình trạng phải dậy đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Vậy một câu hỏi đặt ra là tiểu đêm có tốt không và bao nhiều lần là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây.

Tiểu đêm bao lần là bình thường?

Thông thường, nước tiểu được tạo ra từ thận sau đó chuyển xuống niệu quản và được lưu trữ trong bàng quang. Bàng quang được ví như một quả bóng bởi nó có thể phình ra để lưu trữ nước tiểu và khi lượng nước đủ lớn nó sẽ co bóp kích thích gây buồn tiểu. Khi bạn đi tiểu, bàng quang sẽ co lại giúp đẩy nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.

Bàng quang của người trưởng thành bình thường có khả năng chứa khoảng 300-400 ml nước tiểu, khi đạt mức này bàng quang sẽ truyền tín hiệu lên não bộ tạo ra phản xạ đi tiểu.

Nếu bạn tiểu đêm khoảng 1 lần vào ban đêm do trước khi đi ngủ uống nhiều nước, ăn đồ ăn chứa nước đi đây là một việc hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại. Lúc này bạn chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt là tình hình sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên trong trường hợp bạn đi tiểu nhiều hơn 2- 3 lần mỗi đêm thì đây không còn là một điều bình thường nữa. Ngoài việc bạn dậy tiểu đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ thì tiểu đêm còn là hấu hiệu bạn đang mắc bệnh lý nào đó.

Người khỏe mạnh vì sao không bị tiểu đêm?

Trong khi ngủ, cơ thể sản sinh ra hormon ADH là một hormone chống bài niệu tác động lên thận nhằm giảm thải nước tiểu từ thận xuống bàng quang làm cho bàng quang chậm đầy. Đồng thời não cũng phản xạ ức chế bàng quang giúp giảm kích thích trong quá trình ngủ. Nhờ đó mà bạn không cần phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.

Giấc ngủ đêm có hai mục đích chính là phục hồi sức khỏe sau một ngày lao động, làm việc và cân bằng nội tiết của con người. Trung bình một người trưởng thành có giấc ngủ đêm kéo dài 7-8 giờ và trong 4 giờ đầu giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe.

Đi tiểu đêm nhiều là do nguyên nhân gì?

Do sinh lý

Do lão hóa: khi tuổi cao lúc này cơ thể đã lão hóa khiến cho khả năng sản xuất hormone chống bài niệu ADH bị suy giảm dẫn tới lượng nước tiểu tăng lên đặc biệt là vào ban đêm. (Tìm hiểu thêm: Tiểu nhiều ở người già)

Do thói quen sinh hoạt: những thói quen sinh hoạt như thường xuyên uống nhiều nước vào buổi tối hay sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích rất dễ gây kích thích bàng quang và gây nên hiện tượng tiểu đêm.

Do trong giai đoạn mang thai: trong quá trình mang thai cơ sàn chậu và cơ vùng chậu bị suy yếu, hơn nữa trong giai đoạn này cơ thể cũng tiết ra một số hormone nội tiết làm tăng lựu lượng máu và chất lỏng trong cơ thể khiến thận phải hoạt động nhiều hơn nên gây ra hiện tượng tiểu nhiều về đêm.

Do bệnh lý

Do bàng quang tăng hoạt:  là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn tới tình trạng tiểu đêm ở mọi lứa tuổi. Những người bị hội chứng bàng quang kích thích sẽ có bàng quang rất nhạy cảm và co bóp ngay cả khi chưa chứa đầy nước tiểu, điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm. (Xem đầy đủ: Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt )

Theo thống kê, hiện nay bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng từ 10-20% dân số, cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Đặc biệt tỷ lệ này ngày càng tăng cao ở người già. Chuyên gia cho biết, bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang co bóp quá mức kết hợp với cơ sàn chậu suy yếu khi lượng nước tiểu trong bàng quang chỉ 100-150ml (bình thường thì phải trên 350ml mới tạo phản xạ đi tiểu).

Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất.

Do hội chứng ngưng thở khi ngủ: chứng ngưng thở khi ngủ là do bị tắc nghẽn đường dẫn khí trên bị chèn ép liêu tục trong quá trình ngủ, dẫn tới việc oxy cung cấp cho não bị giảm và gián đoạn. Khi bị hội chứng này bạn sẽ gặp phải triệu chứng ngủ ngáy, đi tiểu đêm nhiều, đau đầu vào buổi sáng hôm sau,…

Do phì đại tuyến tiền liệt: bệnh này hay gặp ở nam giới lớn tuổi khi tuyến tiền liệt tăng kích thước lớn sẽ làm chèn ép vào cổ bàng quang gây kích thích và dễ bị tiểu đêm kèm với tiểu són hoặc tiểu không hết.

Do viêm nhiễm đường tiết niệu: Vi khuẩn, nấm,… từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong đường tiết niệu gây viêm nhiễm ở niệu đạo, niệu quản, bàng quang và thận. Điều này khiến cho chức năng bài tiết nước tiết, màng lọc ở thận bị suy giảm từ đó dễ gây ra các rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều lần đặc biệt về ban đêm…

Do tiểu đường: người tiểu đường có lượng đường trong máu cao, điều này làm tăng tiết glucose thông qua nước tiểu, từ đó khiến cho người bị mắc tiều đường đi tiểu nhiều cả đêm lẫn ngày, và lượng nước tiểu đi trong một lần cũng nhiều hơn so với bình thường.

Tham khảo thêm: Đi tiểu nhiều vào ban đêm – Hiểu rõ nguyên nhân, điều trị ngay!

Đi tiểu đêm nhiều có sao không?

Nhiều người khi bị mắc phải tình trạng tiểu đêm thường có thắc mắc là tiểu đêm nhiều có sao không? Bị đi tiểu đêm có tốt không? Việc bị tiểu đêm nhiều gây nên khá nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, những ảnh hưởng có thể kể đến như sau:

  • Việc đầu tiên mà tiểu đêm nhiều gây ra chính là ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn sẽ bị mất ngủ về đêm gây ra thiếu ngủ, cơ thể không được nghỉ ngơi dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, sụt cân.
  • Bạn phải thực dậy đi tiểu nhiều vào ban đêm không chỉ gây giảm chất lượng giấc ngủ của mình mà còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn. Mỗi lần bạn thức dậy đi vào nhà vệ sinh là một lần bạn đánh động cũng khiến cho người xung quanh mất giấc, ngủ không được ngon.
  • Việc bạn cần phải dậy đi vệ sinh vào mỗi đêm cũng làm tăng nguy cơ bạn bị trượt chân ngã, hay do bạn vội vàng chạy đi vệ sinh cũng dễ khiến bạn bị ngã. Tình trạng này đặc biệt hay gặp và gây nguy hiểm đối với người cao tuổi, sức khỏe yếu, thị lực kém.
  • Như đã đề cập ở trên thì tình trạng tiểu đêm là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý nguy hiểm gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người nam giới khi gặp phải tình trạng tiểu nhiều. Lúc này bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Đái nhiều có phải thận yếu không?

Cách khắc phục tình trạng tiểu đêm

Biện pháp không dùng thuốc

Một vài biện pháp không sử dụng thuốc bạn có thể sử dụng nhằm cải thiện tình trạng tiểu đêm có thể kể đến như sau:

Thay đổi thói quen ăn uống: hạn chế ăn các loại canh có tính lợi tiểu như canh cải, canh mướp,… vào bữa tối. Không uống quá nhiều nước vào buổi tối, đặc biệt là 2 tiếng trước khi đi ngủ. Tránh uống các chất kích thích (rượu, bia,…), các nước có chứa caffeine (trà, cà phê, nước ngọt,…).

Tập bài tập Kegel: bài tập này giúp cho cải thiện cơ vùng chậu, điều này sẽ giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang từ đó cải thiện tình trạng tiểu đêm.

Giữ tinh thần luôn thoải mái: bạn nên tạo một kế hoạch sinh hoạt hợp lý để giảm stress, tạo thói quen đi tiểu đúng giờ mỗi ngày và đi tiểu trước khi đi ngủ để giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm.

Biện pháp sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc Tây y

Với biện pháp sử dụng thuốc, thì tùy theo từng nguyên nhân gây ra tiểu đêm mà các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau.

Đối với những bệnh về viêm hay nhiễm trùng thì việc đầu tiên là các bạn cần luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, kết hợp uống những thuốc kháng sinh theo đúng như sự chỉnh định của các bác sỹ thì dần dần bệnh tình sẽ có sự thuyên giảm.

Với tình trạng bàng quang tăng hoạt thì các bác sỹ sẽ cho bạn thuốc kháng cholinergic thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giúp hỗ trợ điều hòa sản xuất nước tiểu như Bumetanide (Bumex®), Furosemide (Lasix®). Hay những loại thuốc giúp thận sản xuất ít nước tiểu hơn như Desmopressin (DDAVP®).

Đôi khi cũng có thể bạn được chỉ định uống thuốc an thần giúp bạn tránh được tình trạng bị đi tiểu đêm do mất ngủ gây nên.

Đọc thêm bài viết: Đi tiểu nhiều uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc Đông y

Theo quan niệm Đông y, chứng tiểu đêm chủ yếu là do vấn đề ở tạng thận và bàng quang, bởi đây là 2 cơ quan chính ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng bài tiết nước tiểu của cơ thể. Do đó chứng tiểu đêm nguyên nhân chủ yếu là do thận dương hư và bàng quang suy yếu. Một số vị thuốc được sử dụng nhiều trong việc điều trị tiểu đêm có thể kể đến như: Ích Trí Nhân, Thỏ ty tử, Cẩu tích, Phá cố chỉ, Xà sàng tử, Sơn thù du, Bạch quả, Bạch linh…

Sử dụng phương pháp dân gian

Ngoài điều trị đi tiểu nhiều bằng thuốc Tây và thuốc Đông thì bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc dân gian sử dụng một số loại thảo dược giúp hạn chế triệu chứng đi tiểu đêm. Khi sử dụng các loại bài thuốc dân gian để điều trị sẽ rất an toàn, hầu như không có tác dụng phụ và rất lành tính. Và khi sử dụng bài thuốc dân gian thì hoàn toàn có thể sử dụng điều trị cho những bệnh nhân có các bệnh lý nền khác cũng rất an toàn. Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này người bệnh cần kiên trì áp dụng mới đem lại hiệu quả, thời gian điều trị ít nhất cũng phải tầm trên 3 tháng cho đến 6 tháng.

Sử dụng Vương Niệu Đan – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu đêm an toàn hiệu quả

Với sự kết hợp độc đáo từ nhiều loại thảo dược quý bao gồm: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM  (chiết xuất Cọ lùn), cùng với các chiết xuất từ Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sử dụng sản phẩm Vương Niệu Đan giúp:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện hiệu quả.
  3. Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Với những cơ chế và công dụng như trên, sản phẩm Vương Niệu Đan được khuyên dùng cho những trường hợp sau:

  • Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích).
  • Người đang có các triệu chứng của những bệnh lý tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ mà nguyên nhân chính là do chức năng của bàng quang hoạt động kém.

Chú ý:

  • Sản phẩm hỗ trợ điều trị dành cho cả nam và nữ
  • Những người bị tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc có các bệnh lý về tim mạch cũng có thể dùng được.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Những cách giúp hỗ trợ điều trị tình trạng tiểu đêm hiệu quả

Trong quá trình sử dụng thuốc giúp để việc điểu trị chứng tiểu đêm mang lại hiệu quả bạn có thể áp dụng thêm những cách như sau:

  • Tránh những đồ uống có cồn hay có chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia,….
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có tính axit như cam, quýt, chanh,….
  • Hạn chế uống nhiều nước 1 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một cùng thời điểm vào tất cả các ngày.
  • Tránh dùng các thiệt bị điện tử trước khi đi ngủ, bởi ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này sẽ kích hoạt não và giảm sản xuất melatonin giúp thúc đẩy giấc ngủ.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về tình trạng đi tiểu đêm nhiều có sao không? Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...