Một số bệnh về đường tiết niệu phổ biến mà bạn cần quan tâm

Hệ tiết niệu trong cơ thể gồm nhiều cơ quan đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, nhằm đảm bảo quá trình hoạt động bình thường của cơ thể. Do đó nếu một trong những cơ quan này bị mắc bệnh lý nào đó sẽ gây nên ảnh hưởng không nhỏ. Vậy những bệnh lý đó là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến với các bạn những thông tin về những bệnh lý này.

Những cơ quan chính trong hệ tiết niệu

Theo đặc điểm cấu tạo giải phẫu cơ thể, một hệ tiết niệu hoàn chỉnh sẽ bao gồm các cơ quan: 2 quả thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu đạo. Cụ thể như sau:

Thận

Thận là một trong số 4 cơ quan trong hệ tiết niệu. Thận có màu nâu đỏ nằm ở dưới xương sườn, có hình như hạt đậu, phía trước nhẵn, phía sau sần sùi. Một quả thận có chiều dài từ 10-12cm, chiều rộng vào khoảng 6cm, dày 3-4cm và 1 quả thận nặng trung bình 170g. Mỗi quả thận có chứa khoảng 1.2 triệu đơn vị thận, mỗi đơn vị thận bao gồm cầu thận và ống thận.

Thận trong có thể có chức năng khá quan trọng là loại bỏ các chất thải, cân bằng dịch, giải phóng hormone điều hòa huyết áp và kiểm soát quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu.

Niệu quản

Niệu quản là cơ quan có hình như một chiếc ống dài mỏng. Kích thước của niệu quản có thể thay đổi theo thời gian, theo chiều cao và giới tính. Ở một người trưởng thàng, niệu quản thường dài từ 25-30cm, đường kính ngoài 4-5mm và đường kính trong là 2-3mm. Trong cơ thể niệu quản có chức năng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.

Bàng quang

Bàng quang (hay bóng đái) là cơ quan nằm ở phía dưới phúc mạc, bàng quang có lúc rỗng có lúc chứa đầy nước tiểu. Lúc bàng quan rỗng nằm hoàn toàn ở phía trong khung xương chậu, nhưng khi chứa nước, bàng quang sẽ căng phồng lên và thoát ra khỏi xương chậu và nằm hoàn toàn ở trong ổ bụng.

Bang quang trong cơ thể có nhiệm vụ chứa nước tiểu từ thận và co bóp khi đầy để đẩy nước niểu ra ngoài thông qua niệu đạo. Đối với một người bình thường, bàng quang sẽ chứa được từ 300-500ml nước tiểu.

Niệu đạo

Niệu đạo là cơ quan cuối cùng trong hệ tiết niệu với cấu tạo là một ống dài nối từ bàng quang với lỗ sáo để đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Với có quan này sẽ có sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Ở nữ giới nhiệu đạo chỉ dài từ 3-5cm và có độ đàn hồi cao có thể giãn ra 1cm. Còn đối với nam giới, niệu đạo có chiều dài gấp 6 lần, dài khoảng 28-30cm và được chia làm 4 đoạn là trước tuyến tiền liệt, niệu đạo tiền liệt, niệu đạo màng và niệu đạo xốp.

Trong cơ thể niệu đạo có chức năng chính là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Ngoài ra đối với nam giới niệu đạo còn là đường dẫn chung giữa hệ tiết niệu và hệ sinh dục với vai trò dẫn tinh trong mỗi lần xuất tinh.

>>> Bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Một số bệnh về đường tiết niệu phổ biến hay gặp

Suy thận

Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hay thận bị tổn thương. Bệnh suy thận được chia thành 2 dạng đó là suy thận cấp tính và suy thận mãn tính.

Suy thận ở trong gia đoạn đầu, bệnh thường sẽ không có dấu hiệu gì quá rõ rệt, những dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện khi bệnh đã bắt đầu trở nặng. Một số dấu hiệu hay gặp có thể kể đến như:

  • Cảm giác buồn nôn, nôn
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, giảm sút tinh thần
  • Xuất hiện những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu như tiểu đêm nhiều, nước tiểu có bọt, màu nước tiểu bất thường hay có tình trạng tiểu khó,…
  • Xuất hiện tình trạng ngứa dai dẳng, phù chân, tay, mặt cổ
  • Bị đau ở vùng hông và lưng

Tình trạng mạn tính thường do biến chứng của các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong khi đó, suy thận cấp tính thường là do chấn thương có tác động mạnh đến thận.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tiểu đêm nhiều có phải do suy thận?

Bàng quang tăng hoạt (OAB)

Bàng quang tăng hoạt OAB dùng để chỉ tình trạng tiểu gấp có hoặc không có kèm theo mất tự chủ bàng quang, thường kèm theo tiểu nhiều và tiểu đêm. Tình trạng này xảy ra không do các bệnh lý thực thể khác ở đường tiết niệu dưới như viêm nhiễm, sỏi, u bướu…

Theo thống kê, hiện nay bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng từ 10-20% dân số, cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Đặc biệt tỷ lệ này ngày càng tăng cao ở người già. Chuyên gia cho biết, bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang co bóp quá mức kết hợp với cơ sàn chậu suy yếu khi lượng nước tiểu trong bàng quang chỉ 100-150ml (bình thường thì phải trên 350ml mới tạo phản xạ đi tiểu).

Bệnh thường gây ra các vấn đề liên quan đến rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát,…

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng bàng quang tăng hoạt (OAB) nhưng thường liên quan đến tình trạng tăng co bóp cơ chóp bàng quang. Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam đề cập đến những nguyên nhân sau:

  • Tổn thương thần kinh: các bệnh thần kinh ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động thần kinh của bàng quang và cổ bàng quang.
  • Tuổi già có nhiều rối loạn tiểu tiện có thể do hiệu ứng ức chế thần kinh và chức năng não bộ suy giảm.

Bệnh này tuy không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng nếu để lâu dài không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ làm cho người bệnh cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng và công việc trong cuộc sống, một số trường hợp cảm thấy luôn bị tư ti và mặc cảm…

Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất.

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là một khối u ác tính xuất hiện trong bàng quang. Kích thước của khối u có thể nhỏ hoặc lớn, có khả năng phát triển sâu vào lớp cơ của bàng quang và có thể di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Khi khối u phát triển sẽ gây áp lực hoặc gây chảy máu bàng quang, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể do ung thư bàng quang gây ra như sau:

  • Tiểu ra máu (hơi rỉ đến đỏ tươi).
  • Đau khi đi tiểu.
  • Đau lưng dưới.

Nếu bạn đang có một trong số những triệu chứng trên và kết hợp với tình trạng bị đi đái đi tiểu nhiều lần thì rất có khả năng là bị bệnh Ung thư bàng quang.

Viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ các cơ quan nào trong hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Bệnh xảy ra khi có các loại vi khuẩn xâm nhập vào trong bàng quang qua niệu đạo. Hầu hết các bệnh viêm liên quan đến hệ thống tiết niệu dưới – bàng quang và niệu đạo.

Để xác định viêm đường tiết niệu, hãy tìm các triệu chứng sau:

  • Cảm giác rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên, ngay cả khi bạn chỉ có thể rặn ra một lượng nhỏ nước tiểu
  • Đau ở lưng dưới hoặc bụng
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc run rẩy
  • Sốt hoặc rét run (dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đã lan đến thận)

Khi người bệnh gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần thường xuyên trong ngày và kết hợp với các triệu chứng trên thì có thể là do viêm đường tiết niệu. Người bệnh cần phải đến gặp ngay các Bác sĩ để được tư vấn và xử lý điều trị kịp thời.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu

Hệ tiết niệu của con người bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu đều bị sỏi tiết niệu. Như vậy, sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

Như chúng ta đã biết, sỏi được hình thành là do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) có trong nước tiểu. Khi xuất hiện rối loạn sinh lý, bệnh kết hợp với các yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, sự thay đổi nồng độ pH nước tiểu, các dị dạng đường tiết niệu, hoặc yếu tố di truyền,… Các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, tạo thành một nhân nhỏ, sau đó phát triển thành sỏi tiết niệu.

Gặp tình trạng sỏi đường tiết niệu người bệnh thường có các triệu chứng như buồn tiểu vệ sinh liên tục, đau mỏi thắt vùng lưng, vùng bụng, đặc biệt ở vùng đường hệ tiết niệu…

Hẹp niệu đạo

Niệu đạo là bộ phận quan trọng của đường tiết niệu, đảm nhiệm nhiệm vụ chính là dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể ở cả hai giới. Niệu đạo giống như một “vòi nước”. Khi một đoạn ống hẹp, dù ngắn hay dài, lưu lượng sẽ giảm đi rất nhiều. Niệu đạo hẹp nhiều làm giảm lưu lượng nước tiểu, người bệnh sẽ đi tiểu nhiều, tiểu khó, lượng nước tiểu ít.

Hẹp niệu đạo ở nam giới nhiều hơn nữ giới do niệu đạo của nam giới dài hơn nên dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn. Nếu bị tắc lâu ngày có thể gây tình trạng suy thận.

Trên đây là những thông tin về đường tiết niệu cũng như một vài bệnh phổ biến liên quan đến đường tiết niệu. Hy vọng với những nội dung trong bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thêm nhiều thông tin hữu ích.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...