Viêm đường tiết niệu ở nữ giới - Điều chị em cần quan tâm

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới xuất hiện khá phổ biến, bệnh gây nhiều lo lắng cho chị em bởi nó gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như là suy giảm sức khỏe và tâm lý. Vậy bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì? Có điều gì chị em cần quan tâm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để làm rõ những vấn đề này.

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì?

Viêm đường tiết niệu hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu chủ yếu là vi khuẩn E.Coli, đây là vi khuẩn ở trong đường ruột và tấn công vào hệ tiết niệu (gồm thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo) từ hậu môn. Ngoài vi khuẩn E.Coli thì nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu còn do nấm, ký sinh trùng khác gây ra.

Đây là căn bệnh có tỉ lệ mắc ở nữ giới thường cao hơn so với ở nam giới, nguyên nhân là do cấu tạo của đường niệu đạo ở nữ giới thường có cấu tạo ngắn và thẳng hơn nam giới. Điều này khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào hậu môn thông qua niệu đạo. Theo thống kế có đến 30-40% nữ giới đã từng bị bệnh viêm đường tiết niệu.

Tỉ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới thay đổi theo độ tuổi:

  • Độ tuổi dưới 18: Đây là độ tuổi mà nữ giới có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp nhất, chỉ khoảng 11%. Nguyên nhân là do nữ giới ở độ tuổi này hầu hết chưa quan hệ tình dục, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp hơn và chăm sóc bản thân cũng tốt hơn.
  • Độ tuổi từ 18 – 24: Tỷ lệ nữ giới độ tuổi từ 18 – 24 mắc viêm đường tiết niệu đạt khoảng 20%. Đây là lứa tuổi trưởng thành và sinh con, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Độ tuổi trên 25: Phụ nữ trưởng thành rất hay bị viêm, nhiều trường hợp 50% thời gian quãng đời của họ sống chung với căn bệnh này.

>>> Bạn có thể quan tâm: Viêm đường tiết niệu dưới là gì?

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ giới là do vi khuẩn gây chiếm đến 80%, ngoài ra còn có những nguyên nhân khác có thể kể đến như sau:

  • Thói quen hằng ngày khi đi vệ sinh là lau từ sau ra trước khiến vi khuẩn E.coli ở hậu môn dễ dàng xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây viêm nhiễm.
  • Phụ nữ quan hệ tình dục có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ không hoạt động tình dục bởi nó có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào hệ niệu đạo nhanh hơn.
  • Mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Khi mãn kinh thì lượn estrogen trong cơ thể giảm gây ra những thay đổi trong mô xung quanh ở niệu đạo dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu.
  • Việc sử dụng băng vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt hay sinh nở cũng dễ làm cho vi khuẩn phát triến hơn bình thường.
  • Thói quen nhịn tiểu hoặc ít uống nước cũng là nguyên nhân khiến nữ giới dễ mắc bệnh hơn.

>>> Tham khảo chi tiết hơn: Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu bạn nên biết

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của chị em, nếu để bệnh phát triển sẽ gây nên rất nhiều nguy hiểm, do đó chị em cần chú ý những dấu hiệu của bệnh dưới đây:

  • Chị em thường có cảm giác buồn đi tiểu, thường đi tiểu vào ban đêm, bị đau tức bụng dưới, đặc biệt là trong lúc đi tiểu.
  • Chị em thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, màu nước tiểu đục và có mùi khai nồng. Một số trường hợp có thể tiểu ra máu.
  • Người bệnh đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít.
  • Một số bệnh nhân bị đau dữ dội vùng bụng dưới và vùng thắt lưng do nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận. Trường hợp nặng người bệnh còn có cảm giác sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn ói.

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới có nguy hiểm không?

Nữ giới bị viêm đường tiết niệu không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có những biến chứng nguy hiểm có thể kể đế như:

  • Nếu nữ giới trong quá trình mang thai mà không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non.
  • Nữ giới bị viêm đường tiết niệu có thể khiến tắc vòi trứng từ đó dẫn tới bị vô sinh.
  • Viêm đường tiết niệu ở nữ giới gây ra tình trạng tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu, nên khi quan hệ tình dục thường bị đau đớn, gây ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng.
  • Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời rất có thể sẽ gây viêm bể thận cấp tính hay mãn tính.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu không được điều trị triệt để, có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.
  • Khi viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính, thì hậu quả tất yếu là dẫn tới suy thận mạn tính.

>>> Xem thêm: Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không?

Những phương pháp để chẩn đoán bệnh

Khi gặp phải bất kì triệu chứng nào ở trên hoặc nghi ngờ mình bị viêm đường tiết niệu nên đến bác sĩ để được xét nghiệm chẩn đoán đúng tình trạng nhất. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh có thể kể đến như sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: với phương pháp này bác sĩ sẽ sử sử dụng một que nhựa mỏng có dải hóa chất đặt trong mẫu nước tiểu, dải hóa chất này sẽ chuyển màu nếu trong nước tiểu có các chất bất thường. Người bị viêm đường tiết niệu sẽ khi có nitrit hoặc leukocyte esterase trong nước tiểu. Và để chắc chắn hơn về nguyên nhân gây bệnh thì các bác sĩ cũng có thể kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển vi. Khi quan sát thấy có dấu hiệu của vi khuẩn hoặc nấm là người bệnh đã bị viêm đường tiết niệu.
  • Nuôi cấy nước tiểu: cấy nước tiểu để tìm kiếm vi trùng là cách chẩn đoán khá hữu hiệu, tuy cách này không có kết quả nhanh mà cần phải chờ 2-3 ngày để vi khuẩn phát triển. Và sau 2-3 ngày nếu không có vi khuẩn phát triển thì kết quả là âm tính còn không có nghĩ là đã bị viêm đường tiết niệu.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp CT: cách này thường sử dụng trong một số thường hợp đặc biệt do di tật bẩm sinh hay có bất thường trong cấu trúc thì các bác sĩ cần chụp lại và quan quan sát hệ tiết niệu thông qua hình ảnh.
  • Nội soi bàng quang: phương pháp này bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua niệu đạo lên bàng quang và quan sát bên trong. Lúc này bác sĩ sẽ biết được xem có bất kỳ tổn thương nào trên bề mặt niêm mạc bàng quang hay niệu đạo hay không bởi đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Sau khi tiến hành các xét nghiệm bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh từ đó sẽ có những phương pháp chữa trị phù hợp.

Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới để chữa trị hiệu quả thướng tùy theo từng mức độ và tình trạng bệnh, do đó bạn cần đi khám từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp bạn có thể tham khảo như sau:

Phương pháp Tây y

Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn gây nên, do đó phương pháp điều trị hưu hiệu là sử dụng thuốc kháng sinh để giúp diệt khuẩn, giảm viêm. Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh thường kéo dài từ 7-10 ngày tùy theo mức độ bệnh. Nhiều trường hợp bệnh tình nặng thậm chí còn phải dùng đến kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch. Loại kháng sinh được sử dụng phổ biến để điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả có thể kể đến Doxycycline (Monodox, Vibramycin).

Phương pháp Tây y sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ đến với sức khỏe như: đâu đầu, buồn nôn, dị ứng,… cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những loại thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu

Phương pháp Đông y

Ngoài sử dụng phương pháp Tây y thì phương pháp Đông y cũng mang lại hiệu quả. Đối với phương pháp Đông y tường hướng đến việc giúp người bệnh thanh lọc cơ thể và điều trị các triệu chứng. Các bài thuốc đều sử dụng từ thảo dược nên khá an toàn. Dưới đây là một vài bài thuốc bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Sắc 15 gram hoa mào gà + 10 gram biển súc + 8 gram thài lài tía 8g + 8 gram rễ cỏ tranh +15 gram rau má + 10 gram râu ngô 10g. Dùng sắc và uống trong 5-7 ngày liên tục.
  • Bài thuốc 2: đem hạt ích mẫu, chè khô mỗi thứ 6-9g + 600ml nước sắc uống ngày hai thang vào lúc đói sẽ giúp thanh nhiệt, trị tiểu đục, tiểu ra máu, tiết rắt và tiểu buốt.
  • Bài thuốc 3: hải kim sa + cỏ seo gà + dây mướp đắng đem đun sôi khoảng 20-30 phút. Cho chè khô vào tiếp tục đun sôi hai phút nữa. Ngày uống một thang, giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả.

Phương pháp dân gian

Phương pháp cuối cùng giúp điều trị viêm đường tiết niêu chị em có thể tham khảo đó là sử dụng các bài thuốc dân gian. Nguyên liệu của những bài thuốc này thường khá phổ biến ở xung quanh chúng ta. Chị em có thể tham khảo:

Sử dụng ngải cứu: Ngải cứu được biết đến công dụng chữa bệnh đau đầu, giải cảm, các chứng viêm bàng quang, thận, niệu đạo. Bạn lấy ngải cứu, cỏ seo gà, rễ cỏ tranh rửa sạch giã nát lọc lấy nước rồi hòa mật ong uống hàng ngày trong 1 tuần.

Sử dụng râu ngô: Theo y học cổ truyền râu ngô có công dụng lợi tiểu, lợi gan mật, thanh nhiệt, chữa bệnh thận tiết niệu, xuất huyết rất tốt. Bạn lấy râu ngô rửa sạch sau đó đun sôi với nước khoảng 15 phút rồi lấy nước uống trước bữa ăn 3 tiếng.

Sử dụng rau dừa nước: Rau dừa nước được biết có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc. Bạn cần chuẩn bị khoảng 300g rau dừa nước tươi đun với nước để uống. Để cho dễ uống hơn bạn có thể cho một chút đường. Cần lưu ý là nên uống trước bữa ăn, ngày 2 lần và liên tục từ 5 ngày mới có tác dụng.

Có thể bạn quan tâm: Viêm đường tiết niệu có bị lây không?

Phòng bệnh viêm đường tiết niệu thế nào hiệu quả?

Để phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới, chị em cần chú ý thực hiện những biện pháp sau:

  • Tránh thụt rửa, bởi việc thụt rửa sẽ làm xáo trộn sự cân bằng hóa học và các vi khuẩn thông thường của âm đạo. Điều này sẽ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Sau khi tắm hoặc đi vệ sinh nên sử dụng khăn hoặc giấy lau khô, làm sạch vùng kín trước sau đó mới tới hậu môn.
  • Tránh sử dụng các chất dễ gây kích thích niệu đạo như: ngâm tắm trong bồn tắm pha xà phòng, dùng chất khử mùi tại chỗ,… Thay vào đó, bạn nên tắm dưới vòi hoa sen.
  • Tránh dùng biện pháp tránh thai sử dụng màng ngăn vì nó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn E.coli. Thay vào đó nên sử dụng bao cao su hoặc thuốc tránh thai.
  • Mặc đồ lót thoáng khí sẽ giúp không khí được lưu thông xung quanh âm đạo, hạn chế được vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì việc này sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Không chỉ vậy, nhịn tiểu còn làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang.
  • Sử dụng băng vệ sinh chất luợng tốt, nên thay băng thường xuyên vào những ngày có kinh nguyệt.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết, 2 – 2.5 lít/ngày để tăng lượng bài tiết cho thận, giúp tống xuất hết vi khuẩn ra ngoài và hạn chế nguy cơ xâm lấn ngược dòng.
  • Tăng cường ăn các loại hoa quả giàu Vitamin C để tăng cường sức khỏe đường tiết niệu, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời.

Như vậy bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Nếu có bất cứ thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ tới số tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết hơn.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...