Bàng quang tăng hoạt

Tại sao phụ nữ dễ mắc viêm bàng quang? Dấu hiệu và điều trị

Viêm bàng quang gặp khá phổ biến ở nữ giới, hầu như bất cứ ai cũng đã từng biết đến một lần trong đời. Buồn đi tiểu liên tục, đi tiểu rát bỏng, đau ở bụng dưới… là những dấu hiệu điển hình của viêm bàng quang. Bệnh rất dễ tái phát gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chị em. Cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao viêm bàng quang dễ xảy ra ở phụ nữ và cách khắc phục. Mục lụcTại sao phụ nữ dễ mắc viêm bàng quang?Các thời điểm dễ bị viêm bàng quang ở nữ giớiDấu hiệu nhận biết viêm bàng quang ở phụ nữCác phương pháp điều trị viêm bàng quang tại nhàUống nhiều nướcĐi tiểu khi có nhu cầuUống nước ép nam việt quất mỗi ngàyBổ sung đủ vitamin CĂn nhiều thực phẩm có chứa lợi khuẩnChườm ấmDuy trì thói quen vệ sinh sạch sẽMột số lưu ý phòng ngừa viêm bàng quang Tại sao phụ nữ dễ mắc viêm bàng quang? Viêm bàng quang (nhiễm trùng bàng quang) là bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu cấp tính. Vi khuẩn trong bàng quang là nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp, bệnh tái diễn nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do dùng thuốc, xạ trị hoặc biến chứng của bệnh lý khác. Viêm bàng quang là bệnh lú gặp khá phổ biến ở đối tượng nữ giới. Theo thống kê cho thấy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ít nhất đều mắc viêm bàng quang cấp một lần trong đời. Nếu đã mắc bệnh thì nguy cơ tái phát hoặc tái nhiễm khá cao. Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm bàng quang hơn so với nam giới. Tại sao lại xảy ra điều này? Chúng ta có thể giải đáp vấn đề này bằng nhiều nguyên nhân khác nhau sau đây: Cấu tạo cơ quan sinh dục: Cơ quan sinh dục của phụ nữ có cấu tạo khá phức tạp, cấu trúc ống dẫn nước tiểu khá ngắn. Đây là cơ hội tốt để các loại vi khuẩn gây bệnh chuyển từ vùng hậu môn dễ dàng đến bàng quang khiến chúng bị viêm nhiễm, suy giảm chức năng. Thói quen uống ít nước: Lượng nước cung cấp vào cơ thể ít dẫn tới tình trạng khó đẩy các mầm bệnh ra ngoài. Nguy cơ mắc viêm bàng quang thường tăng lên vào mùa hè, nhất là ở các nước có nhiệt độ nóng, cơ thể bị ra mồ hôi nhiều và đi tiểu ít. Thuốc tránh thai: bạn nên cẩn trọng với thuốc tránh thai bởi đây cũng là một yếu tố gây viêm bàng quang. Thuốc tránh thai khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ làm trở ngại bài tiết. Mặt khác còn thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục. Vệ sinh kém: Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh nhanh, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh có thể dẫn tới viêm nhiễm. Ngược lại, thói quen vệ sinh quá nhiều cũng chưa hẳn đã tốt. Chất diệt khuẩn trong sản phẩm làm sạch có thể gây hại. Thói quen dùng vòi sen xịt trực tiếp vào âm đạo: Đây là thói quen xấu chị em nên bỏ bởi giúp vi khuẩn tấn công và phát triển mạnh trong cơ thể. Sử dụng vòi xịt có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn là nguồn gốc gây bệnh, chị em nên chú ý không nên thực hiện. Đời sống tình dục và sự thay đổi hormone: Ở phụ nữ, viêm bàng quang thường xuất hiện vào giai đoạn mang thai, mãn kinh bởi đây là giai đoạn thay đổi hormone mạnh mẽ nhất. Quần áo: Trang phục hàng ngày quá chật có thể khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, mồ hôi ra nhiều khiến độ ẩm vùng kín tăng lên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm. Các yếu tố gây ra đọng nước tiểu ở bàng quang: Táo bón làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc một số bệnh lý khác làm tăng nguy cơ viêm nhiễm như đái đường, bại liệt, bệnh thần kinh… Các thời điểm dễ bị viêm bàng quang ở nữ giới Viêm bàng quang gặp rất phổ biến ở nữ giới, tỷ lệ chị em mắc cao ở những thời điểm sau: Bắt đầu đời sống tình dục: Sau các lần làm “chuyện ấy”, vết rách ở màng trinh có thể gây viêm bàng quang. Các mảnh rách của màng trinh dính vào vách âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh đi lên bàng quang. Đây được gọi là viêm bàng quang của tuần trăng mật, có khi kéo dài cho tới khi có con. Giai đoạn mang thai: Theo số liệu thống kê, có tới 10% thai phụ bị nhiễm trùng niệu đạo trong thời gian này. Do sự phát triển của bào thai kéo theo tình trạng ứ đọng nước tiểu gây viêm nhiễm. Sau sinh: Các vết rách ở bộ phận sinh dục làm giảm bớt khoảng cách giữa hậu môn, cơ quan sinh dục nữ làm mầm bệnh dễ dàng xâm nhập, viêm nhiễm. Tuổi mãn kinh: Hormone sinh dục ngưng tiết ra kết hợp với tình trạng âm đạo khô, hẹp khiến màng nhầy dễ vỡ. Cộng với sức đề kháng kém dễ dàng bị vi khuẩn tấn công. Xem thêm thông tin: Viêm bàng quang có tự khỏi không? Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang ở phụ nữ Bệnh nhân viêm bàng quang thường có các biểu hiện sau đây: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu ít. Tiểu ra máu. Tiểu buốt lan dọc đường đi của niệu đạo tới lỗ tiểu. Lúc nào cũng có cảm giác tiểu gấp. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi. Bụng dưới thường có cảm giác tức, khó chịu do bàng quang ứ đọng nước tiểu. Đọc thêm chi tiết: Viêm bàng quang nguy hiểm như thế nào? Các phương pháp điều trị viêm bàng quang tại nhà Nhiều người lo lắng không biết viêm bàng quang có nguy hiểm hay không. Thực tế, nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị dứt điểm thì có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình. Ngược lại, nếu không phát hiện và điều trị, nhiễm trùng sẽ nặng hơn có thể dẫn tới tình huống xấu là biến chứng viêm thận, bể thận. Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau nhằm điều trị viêm bàng quang ở nữ giới. Tùy tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất. Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh mang lại tác dụng hiệu quả. Quan trọng là bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Không nên sử dụng bừa bãi có thể đối mặt với vấn đề kháng thuốc khiến bệnh diễn tiến phức tạp hơn. Bên cạnh đó, một số biện pháp khác dưới đây hỗ trợ điều trị hiệu quả. Uống nhiều nước Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện giúp phòng ngừa, điều trị viêm bàng quang cũng như các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu. Mỗi ngày uống đủ lượng nước giúp rửa trôi vi khuẩn, ngăn cản chúng bám vào niêm mạc bàng quang. Hãy uống tối thiểu từ 8 – 12 ly nước mỗi ngày, quan sát màu sắc nước tiểu cho tới khi có màu vàng nhạt để đảm bảo chắc rằng bạn đã uống đủ nước. Đi tiểu khi có nhu cầu Nhịn tiểu khiến số lượng vi khuẩn sinh sống thành bàng quang có xu hướng phát triển tăng lên nhiều lần gây viêm bàng quang. Do đó, việc đi tiểu thường xuyên sẽ giúp loại bỏ một số lượng vi khuẩn ra bên ngoài. Điều này làm giảm triệu chứng do viêm bàng quang gây ra. Bạn cũng cần đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Hoạt động tình dục có thể đẩy vi khuẩn vào sâu trong niệu đạo ở cả nam và nữ giới khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Uống nước ép nam việt quất mỗi ngày Thưởng thức một ly nước ép nam việt quất là mẹo đơn giản chữa viêm bàng quang mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Các thành phần chống oxy hóa bao gồm polyphenol, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, loại quả này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong bàng quang và niệu quản. Tuy nhiên, nếu sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm bàng quang bạn hãy trao đổi với bác sĩ trước nhé. Bổ sung đủ vitamin C Thực phẩm giàu vitamin C bổ sung vào cơ thể là cách chữa viêm bàng quang hiệu quả nhất. Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu. Nhu cầu vitamin C mỗi ngày của cơ thể là 100mg, tốt nhất nên bổ sung từ các loại rau xanh, trái cây tươi như đu đủ, chanh dây, cà chua, cam, sơ ri… Ăn nhiều thực phẩm có chứa lợi khuẩn Probiotic là lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa, tiết niệu. Ngoài ra, những lợi khuẩn này còn giúp phục hồi hệ vi sinh vật do ảnh hưởng từ việc dùng kháng sinh dài ngày. Các thực phẩm giàu probiotic nên bổ sung hàng ngày như nấm sữa, sữa chua, phô mai… Chườm ấm Sử dụng thuốc thường xuyên có thể gây ra tình trạng lạm dụng thuốc. Thay vỉ dùng thuốc giảm đau, bạn nên áp dụng các cách giảm đau tự nhiên như chườm ấm. Đây là mẹo cải thiện triệu chứng khá hiệu quả trong trường hợp đau không quá nghiêm trọng. Cách thực hiện như sau: Đặt túi chườm ấm lên vùng bụng khi cơn đau xuất hiện có thể khiến cơn đau và các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra thuyên giảm. Ngoài ra, ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 15 – 20 phút cũng là cách giảm đau và khó chịu hiệu quả. Duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ Có nhiều trường hợp viêm bàng quang do vi khuẩn đi từ trực tràng lên niệu đạo. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào trong niệu đạo, chúng đi vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm. Do đó, bạn hãy vệ sinh vùng sinh dục và hậu môn cẩn thận, đặc biệt sau khi đi vệ sinh. Trong quan hệ tình dục, cũng cần lưu ý những điều sau đây để hạn chế tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài vào xâm nhập vào trong đường tiết niệu như: Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như dùng bao cao su… Vệ sinh nhẹ nhàng bộ phận sinh dục. Thay đổi bao cao su nếu chuyển từ quan hệ tình dục từ đường hậu môn sang quan hệ tình dục bằng đường âm đạo. Trong thời kỳ kinh nguyệt cần giữ vệ sinh cẩn thận. Thay băng vệ sinh, tampon thường xuyên để tránh viêm nhiễm. Sử dụng dung dịch vệ sinh thích hợp để tránh gây tổn thương niêm mạc bộ phận sinh dục. Một số lưu ý phòng ngừa viêm bàng quang Viêm bàng quang dễ phòng và không khó chữa, chỉ cần bạn thực hiện theo các khuyến cáo sau đây của chuyên gia: Uống đủ nước mỗi ngày. Không được nhịn tiểu. Đi tiểu ngay sau khi quan hệ. Tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể. Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách. Điều trị táo bón. Chú ý giữ vệ sinh trong thời gian kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh thường xuyên. Khi mắc bệnh không nên tự điều trị hoặc phải sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không vi khuẩn có thể kháng thuốc và bệnh dễ tái phát trở lại. Nếu nghi ngờ mắc phải dấu hiệu bị viêm bàng quang, giải pháp tốt nhất chính là đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Chia sẻ3

Viêm bàng quang - Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm bàng quang là bệnh lý gặp khá phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn. Để chủ động phòng trị sớm chúng ta cần nắm được những thông tin cần thiết về bệnh. Đây là cách tốt nhất nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân. Mục lụcViêm bàng quang là gì?Nguyên nhân nào gây viêm bàng quangDo nhiễm vi khuẩnKhông do nhiễm khuẩnCác yếu tố nguy cơDấu hiệu nhận biết viêm bàng quangCác biện pháp chẩn đoán viêm bàng quangBiện pháp nào dùng điều trị bệnh viêm bàng quang?Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩnĐiều trị viêm bàng quang gây ra bởi lý do khácĐiều trị hỗ trợ bằng thói quen sinh hoạt phù hợpHướng dẫn phòng bệnh viêm bàng quang Viêm bàng quang là gì? Viêm bàng quang hay còn được gọi là nhiễm trùng bàng quang, là bệnh lý về đường tiết niệu do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Đây là bệnh lý rất phổ biến, chiếm tới trên 50% số ca nhiễm trùng đường niệu. Một số trường hợp, bệnh tái đi tái lại trong một thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do sử dụng thuốc, xạ trị hoặc biến chứng của bệnh lý khác. Biến chứng nghiêm trọng nhất chính là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị, bệnh có thể được kiểm soát tốt, không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Viêm bàng quang do vi khuẩn dùng kháng sinh điều trị, với các nguyên nhân khác việc điều trị phụ thuộc vào từng yếu tố gây bệnh. Nguyên nhân nào gây viêm bàng quang Có nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến: Do nhiễm vi khuẩn Vi khuẩn E.Coli Nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới viêm bàng quang. Vi khuẩn bám vào thành bàng quang, sinh sôi phát triển thay vì bị tống ra ngoài theo đường tiểu như bình thường. Chúng dễ dàng tấn công cơ thể khi sức đề kháng người bệnh suy giảm hoặc niệu đạo tổn thương. Một số loại vi khuẩn không thể không nhắc tới như vi khuẩn E.coli, tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh,… Viêm bàng quang ở nữ có khả năng xuất hiện do quan hệ tình dục. Tuy nhiên, dù không quan hệ nữ giới vẫn có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng đường tiết niệu dưới. Bởi vùng sinh dục ở phụ nữ thường có vi khuẩn có thể gây viêm bàng quang. Bên cạnh đó, niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn và gần hậu môn hơn so với nam giới nên dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Không do nhiễm khuẩn Có một số nguyên nhân khác gây viêm bàng quang bao gồm: Viêm bàng quang kẽ: Đây là tình trạng viêm mạn tính hay còn được gọi là hội chứng đau bàng quang. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này tới nay vẫn chưa được biết, xảy ra phổ biến hơn ở nữ giới. Bệnh rất khó được chẩn đoán và điều trị. Do thuốc: Một số loại thuốc nhất định, đặc biệt là thuốc hóa trị như cyclophosphamide, ifosfamide có thể ra viêm bàng quang Do bức xạ: Điều trị bằng tia phóng xạ (xạ trị) ở vùng xương chậu có thể gây ra phản ứng viêm tại bàng quang. Tác nhân bên ngoài cơ thể: Sử dụng ống thông tiểu trong một thời gian dài bạn có khả năng cao bị nhiễm khuẩn và gây tổn thương các mô. Và rất có thể sẽ dẫn tới viêm bàng quang. Chất hóa học: Một số người mẫn cảm với các hóa chất có trong sản phẩm như sữa tắm, xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ…có thể dẫn tới dị ứng và gây viêm bàng quang. Vấn đề sức khỏe khác: Viêm có thể do một biến chứng từ bệnh lý khác như đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tổn thương tủy sống. Các yếu tố nguy cơ Viêm bàng quang thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Theo thống kê, có tới hơn 50% phụ nữ bị viêm bàng quang ít nhất một lần trong đời. Một khi đã bị bệnh thì nguy cơ tái phát và tái nhiễm rất cao. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu: Có quan hệ tình dục không an toàn. Dùng một số biện pháp phòng tránh thai chẳng hạn như màng cao su. Đang mang thai. Đang mãn kinh. Tuổi tác, nguy cơ viêm bàng quang tăng dần theo độ tuổi. Phì đại tuyến tiền liệt. Có sỏi trong bàng quang, thận, niệu quản. Bị đái tháo đường, nhiễm HIV hoặc đang điều trị ung thư. Dùng ống thông tiểu trong thời gian dài. Vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang dẫn tới viêm. Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh đúng cách, cần nắm rõ các triệu chứng thường gặp của viêm bàng quang. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn hãy đi khám và kiểm tra cụ thể ngay. Thông tin nên biết: Tại sao phụ nữ dễ bị viêm bàng quang? Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang Dấu hiệu của viêm bàng quang thường ít khi được phát hiện hoặc có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến: Có cảm giác buồn tiểu thường xuyên, tiểu gấp. Nóng rát khi đi tiểu. Đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ tiểu một ít. Tiểu ra máu, tiểu đục hoặc có mùi hôi. Đau bụng dưới. Đau lưng ở 2 bên hoặc đau ở giữa lưng. Sốt nhẹ. Trẻ nhỏ có tình trạng ướt quần hoặc đồ lót giống như đái dầm vào ban ngày cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang. Tuy nhiên, đái dầm không phải dấu hiệu của viêm bàng quang Tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu là dấu hiệu bị viêm bàng quang. Khi có biểu hiện sau đây bạn cần đi khám bác sĩ ngay: Đau lưng hoặc đau một bên lườn của cơ thể. Buồn nôn, nôn mửa. Sốt, ớn lạnh. Tìm hiểu thông tin: Viêm bàng quang có nguy hiểm không? Các biện pháp chẩn đoán viêm bàng quang Nếu có các dấu hiệu kể trên bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt. Ngoài thăm khám, xem xét bệnh sử và hỏi về các triệu chứng gặp phải, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm như sau: Xét nghiệm nước tiểu: Nếu nghi ngờ có nhiễm trùng bàng quang, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra xem có sự hiện diện của vi khuẩn, máu hoặc các chất khác hay không. Nội soi bàng quang: Bác sĩ dùng ống nội soi luồn qua niệu đạo đi vào bàng quang nhằm quan sát cụ thể bên trong cơ quan này. Trong quá trình này, một mô nhỏ có thể được lấy ra ngoài để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm hình ảnh: Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường không cần thiết. Tuy nhiên, trường hợp không tìm thấy dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh. Chụp X-quang hoặc siêu âm giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân dẫn tới viêm, có khối u hay cấu trúc bất thường. Xem thêm thông tin: Viêm bàng quang có tự khỏi không? Biện pháp nào dùng điều trị bệnh viêm bàng quang? Chữa viêm bàng quang tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau: Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn Lựa chọn đầu tiên là sử dụng kháng sinh điều trị viêm bàng quang gây ra bởi vi khuẩn. Một số loại thuốc được sử dụng nhiều nhất nhằm trị viêm như amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim. Đối với người nhiễm bệnh lần đầu: Dùng kháng sinh trong 3 ngày đến 1 tuần dù các triệu chứng được cải thiện đáng kể trong vòng một ngày. Đối với nhiễm trùng tái phát: Phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài từ 15 – 20 ngày. Phụ nữ mãn kinh: Có thể cần sử dụng thêm các loại thuốc estrogen dạng kem. Tùy tình trạng sức khỏe, loại vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu mà bác sĩ sẽ chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp. Bạn cần uống thuốc đủ liều, đủ ngày theo đơn và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ nhằm đảm bảo vi khuẩn được tiêu diệt hoàn toàn. Điều trị viêm bàng quang gây ra bởi lý do khác Viêm bàng quang kẽ: Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được biết rõ ràng nên không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn nào cho tất cả mọi người. Bác sĩ lựa chọn các phương pháp nhằm giảm bớt triệu chứng như: Dùng thuốc đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào bàng quang. Phẫu thuật hoặc tiến hành một số thủ thuật lên bàng quang nhằm mục đích giảm triệu chứng. Kích thích thần kinh, dùng các xung điện nhẹ giảm đau vùng chậu, giảm số lần đi tiểu. Viêm bàng quang do hóa chất: Cần tránh dùng các sản phẩm gây nhiễm trùng bàng quang để giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Viêm bàng quang do xạ trị và dùng thuốc: Sử dụng thuốc để giảm triệu chứng của bệnh hoặc uống nhiều nước để đào thải các chất gây kích thích bàng quang ra khỏi cơ thể. Điều trị hỗ trợ bằng thói quen sinh hoạt phù hợp Viêm bàng quang gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe chung. Tuy nhiên, nếu bạn chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát phần nào. Bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách: Tăng cường uống nước, hãy nói chuyện với bác sĩ để biết được lượng nước phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Tránh uống cà phê, rượu bia, trà, nước cam chanh, các thức ăn cay nóng vì những thực phẩm này có thể kích thích bàng quang gây cảm giác khó chịu hơn. Chườm ấm hoặc tắm bồn nước ấm để thư giãn, giảm triệu chứng viêm bàng quang. Có thể thực hiện 1 – 2 lần/tuần không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn khiến tinh thần của bạn thoải mái. Nếu thường xuyên bị đau bụng dưới do áp lực bàng quang hãy dùng một miếng đệm nóng. Cảm giác đau, khó chịu sẽ vơi đi phần nào. Bổ sung đủ nước mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi bàng quang hiệu quả. Hướng dẫn phòng bệnh viêm bàng quang Bạn hãy chú ý áp dụng những hướng dẫn về cách phòng bệnh dưới đây, tuy đơn giản nhưng chắc chắn hiệu quả không ngờ. Đi tiểu khi có cảm giác mắc tiểu, không nên nhịn tiểu. Lau từ trước ra sau sau mỗi làn đi tiểu nếu là nữ giới. Tránh dùng các loại thuốc thụt rửa âm đạo, các thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt. Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn. Nên mặc quần lót rộng rãi, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, thay quần lót mỗi ngày. Tránh sử dụng màng ngăn hay chất diệt tinh trùng. Đi tiểu trước và sau khi quan hệ. Dùng băng vệ sinh thay vì tampon khi hành kinh. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, đặc biệt cần quan tâm tới những đối tượng như người bại liệt, tiểu không tự chủ, dùng bỉm… Cần điều trị tích cực bệnh lý như sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt. Vận động cơ thể mỗi ngày để bài viết và lưu thông nước tiểu dễ dàng. Có chế độ ăn uống phù hợp để tăng sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày giảm nguy cơ viêm nhiễm. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc viêm bàng quang hay nhiễm trùng đường niệu, bạn hãy tới trung tâm y tế uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt nhé. Chia sẻ0

Viêm bàng quang cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm bàng quang cấp tính có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên phổ biến hơn vẫn ở những người có tuổi tác cao. Cần phát hiện bệnh sớm và tích cực điều trị nếu không dẫn tới viêm bàng quang mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh lý này để có biện pháp phòng trị hiệu quả nhé. Mục lụcBệnh viêm bàng quang cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm bàng quang cấpDo nhiễm khuẩnKhông do nhiễm khuẩnDấu hiệu nhận biết bệnh viêm bàng quang cấpViêm bàng quang cấp có nguy hiểm không?Các biện pháp điều trị bệnh viêm bàng quang cấpĐiều trị chống nhiễm khuẩn (dùng kháng sinh theo đúng phác đồ)Điều trị dự phòngPhòng ngừa bệnh viêm bàng quang cấp Bệnh viêm bàng quang cấp là gì? Viêm bàng quang cấp là hiện tượng bàng quang bị nhiễm khuẩn cấp tính với các biểu hiện như tiểu buốt, có thể tiểu ra máu, nước tiểu có mủ ở cuối bãi. Người bệnh đi xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy có bạch cầu và các vi khuẩn trong nước tiểu. Viêm bàng quang cấp gặp khá phổ biến ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới so với nam giới là 9:1. Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ thuộc vào thể lâm sàng mà người bệnh, tức là người bệnh bị viêm bàng quang cấp thông thường hay viêm bàng quang cấp biến chứng. Nguyên nhân gây viêm bàng quang cấp Viêm bàng quang cấp gặp ở cả đối tượng nam và nữ giới. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, được phân chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính: Do nhiễm khuẩn Có tới 90% các trường hợp viêm bàng quang cấp do nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram (-) gây ra. Còn chỉ khoảng 10% có nguyên nhân do vi khuẩn gram (+). Các vi khuẩn thường gặp là: Vi khuẩn Escherichia coli: chiếm khoảng 70 – 80%. Vi khuẩn Proteus mirabilis: chiếm khoảng 10 – 15%. Vi khuẩn Klebsiella: chiếm 5 – 10%. Vi khuẩn Staphylococcus saprophyticus: chiếm khoảng 5 – 10% Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa: 1-2 %. Vi khuẩn Staphylococcus aureus: 1 – 2%. Viêm bàng quang cấp tính do vi khuẩn gây ra, cùng với đó là một số yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho bệnh phát triển như: Mắc phì đại tuyến tiền liệt hoặc có u tuyến tiền liệt. Xuất hiện sỏi hoặc u bàng quang. Bị hẹp bao đầu hoặc hẹp niệu đạo Đái tháo đường. Phụ nữ mang thai. Người bệnh đang phải đặt sonde dẫn lưu bàng quang hoặc có can thiệp bàng quang, niệu đạo,… Mắc bệnh lý phải nằm một chỗ dài ngày như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, gãy xương đùi, chấn thương cột sống hoặc xương chậu… Không do nhiễm khuẩn Một số nguyên nhân khác không do nhiễm trùng bàng quang bao gồm: Viêm bàng quang kẽ. Dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide có thể gây viêm bàng quang. Xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng khung chậu. Các chất hóa học trong xà phòng, sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt, kem thuốc diệt tinh trùng, bột talc…có thể gây kích ứng dẫn tới viêm bàng quang. Thói quen sinh hoạt không khoa học như uống ít nước, nhịn tiểu, vệ sinh vùng kín không đúng cách, quan hệ vợ chồng không an toàn… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm bàng quang cấp Các triệu chứng của viêm bàng quang cấp thường xuất hiện đột ngột và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Những triệu chứng của bệnh bao gồm: Đái buốt, có cảm giác đau rát khi đi tiểu. Đái rắt, đi tiểu nhiều lần, mỗi lần chỉ được một ít, có cảm giác tiểu không hết bãi. Có thể đái ra máu, đái mủ cuối bãi. Người bệnh có thể bị đau nhẹ ở vùng trên khớp mu, do bàng quang căng lên. Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh bị đau nhiều hơn, thậm chí lan sang niệu đạo, âm hộ. Đau thường giảm hoặc hết khi đi tiểu xong. Thường không sốt hoặc sốt nhẹ. Đau rát khi đi tiểu là dấu hiệu thường thấy của viêm bàng quang. Cận lâm sàng: Xét nghiệm nước tiểu: Thường thấy bạch cầu niệu dương tính từ (++) đến (+++) (≥ 104 bạch cầu/ml), Nitrit (+), có thể có hồng cầu niệu hoặc không. Soi nước tiểu trên kính hiển vi: Thấy có bạch cầu đa nhân thoái hóa hoặc > 3 bạch cầu/vi trường. Cấy nước tiểu: Vi khuẩn niệu ≥ 105/ml nước tiểu. Khi có nguyên nhân thuận lợi, điều trị thông thường không đáp ứng hoặc bệnh nhân nam giới mới thực hiện cấy nước tiểu. Không có protein niệu trừ khi có đái máu, đái mủ đại thể. Xét nghiệm máu: Các chỉ số xét nghiệm máu thường ít hoặc không biến đổi nên người bệnh thường không phải xét nghiệm Siêu âm bàng quang: Có thể thấy hình ảnh bàng quang thành dày hơn bình thường. Thông tin xem thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang. Viêm bàng quang cấp có nguy hiểm không? Viêm bàng quang cấp tính gây ra nhiều tác hại cho người bệnh, phải kể đến như: Người bệnh luôn buồn phiền, lo âu, thậm chí hoang mang gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt ở những bạn trẻ mới lập gia đình hay người cao tuổi, đặc biệt là khi bị đau rát và đi tiểu ra máu. Nếu không có biện pháp điều trị hoặc không đi khám sớm bệnh chuyển thành mạn tính. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện tần suất liên tục, dai dẳng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Viêm ngược dòng lên thận gây viêm thận (viêm bể thận), thậm chí dẫn tới suy thận. Gây nhiễm trùng huyết, nếu không được phát hiện sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới viêm thận, rất nguy hiểm. Viêm bàng quang cấp tính rất nguy hiểm, người bệnh cần phát hiện sớm, thăm khám cụ thể và điều trị tích cực để bệnh mau khỏi, giảm thiểu biến chứng có thể xảy ra. Thông tin xem thêm: Viêm bàng quang bao lâu thì khỏi? Các biện pháp điều trị bệnh viêm bàng quang cấp Tùy vào mức độ bệnh, thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Việc điều trị tuân thủ theo các nguyên tắc sau: Điều trị chống nhiễm khuẩn (dùng kháng sinh theo đúng phác đồ) Cần loại bỏ các yếu tố thuận lợi có thể dẫn tới viêm bàng quang, ví dụ như: điều trị tán sỏi, mổ lấy sỏi, mổ u phì đại tuyến tiền liệt giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động. Hạn chế sử dụng các sản phẩm gây kích ứng dẫn tới viêm bàng quang. Đối với các trường hợp viêm bàng quang cấp thường, người bệnh được kê kháng sinh và điều trị trong một thời gian ngắn là có thể khỏi bệnh Điều trị dự phòng Với những yếu tố nguy cơ không thay đổi được như đang mang thai, bị liệt tủy hoặc do tai biến mạch máu não… hoặc ở người bệnh bị tái phát nhiều lần thì cần điều trị dự phòng. Điều trị dự phòng bao gồm: Bổ sung đủ nước cho cơ thể, ít nhất 1,5 lít/ngày. Không nhịn tiểu quá 6 giờ. Điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây tắc đường bài niệu. Nhiều trường hợp, các triệu chứng khiến người bệnh rất khó chịu và đau đớn. Khi đó, cần chú ý kiểm soát các triệu chứng (biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc) nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Một số biện pháp được bác sĩ khuyến cáo làm giảm các triệu chứng bao gồm: Uống nhiều nước. Tắm nước ấm. Chườm ấm phần bụng dưới. Không dùng cà phê, thực phẩm chua cay, rượu bia, nước ép của các loại quả chua như cam, quýt… Đau nhiều có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau. Chườm ấm giúp giảm đau hiệu quả. Nếu bệnh tái phát từ 4 lần trở lên trong 1 năm thì cần phải điều trị dự phòng. Trường hợp viêm kéo dài hay tái phát để lại nhiều sẹo xơ sẽ được chẩn đoán là viêm bàng quang mạn tính. Với thể viêm bàng quang cấp có nhiều yếu tố thuận lợi hoặc biến chứng của một bệnh lý khác cần tiên lượng dè dặt hơn. Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn, cần điều trị loại bỏ nguyên nhân thuận lợi . Nếu có thể điều trị được thì mới tiên lượng tốt. Liệu pháp sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn đòi hỏi dài ngày hơn. Sau thời gian sử dụng thuốc cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đi khám ngay để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, lựa chọn thuốc và phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị dứt điểm. Cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng thận bao gồm: Sốt cao trên 39 độ C. Ớn lạnh. Đau dữ dội ở lưng hoặc bên. Buồn nôn hoặc nôn. Phòng ngừa bệnh viêm bàng quang cấp Thực hiện các thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn làm giảm hoặc phòng ngừa viêm bàng quang bao gồm: Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Cần đi tiểu khi thấy mắc tiểu, không nên nhịn tiểu. Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu nếu là nữ. Tránh dùng các loại thuốc thụt rửa âm đạo, các thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt. Tắm vòi hoa sen thay vì bồn tắm. Mặc trang phục rộng rãi làm từ chất liệu cotton, nên thay quần lót mỗi ngày. Dùng băng vệ sinh thay vì sử dụng tampon vào kỳ kinh nguyệt. Tránh sử dụng màng ngăn hoặc chất diệt tinh trùng. Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Khi mắc các bệnh sỏi đường tiết niệu, bệnh u xơ tiền liệt tuyến (nam giới) cần điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ. Trên đây là những thông tin vể bệnh viêm bàng quang cấp. Hy vọng những thông tin này có thể giúp người bệnh phòng tránh bệnh một cách hiệu quả. Hãy ghé thăm website “Ditieunhieu.com” để cập nhật thêm những thông tin mới nhất nhé. Chia sẻ0

Bàng quang chứa được bao nhiêu nước tiểu?

Bàng quang là cơ quan có vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Đây là nơi chứa nước tiểu do thận bài tiết ra trước khi được đưa ra ngoài thông qua quá trình đi tiểu. Nước tiểu vào bàng quang thông qua niệu quản, thoát ra khỏi bàng quang qua niệu đạo. Bàng quang có thể chứa được bao nhiêu nước tiểu? Thắc mắc này sẽ được trả lời qua những thông tin dưới đây. Mục lục1. Cấu tạo và chức năng của bàng quang1.1. Vị trí của bàng quang1.2. Cấu tạo của bàng quang1.3. Chức năng của bàng quang2. Bàng quang chứa được bao nhiêu nước tiểu?3. Làm thế nào để cải thiện thể tích bàng quang?4. Một số bệnh lý thường gặp về bàng quang4.1. Bàng quang tăng hoạt4.2. Viêm bàng quang4.3. Viêm bàng quang kích thích4.4. Ung thư bàng quang Cấu tạo và chức năng của bàng quang Bàng quang hay còn có tên gọi là bọng đái, đây là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra. Nước tiểu từ bàng quang thoát ra ngoài thông qua quá trình đi tiểu. Bàng quang là một cơ rỗng có vị trí, cấu tạo và chức năng như sau: Vị trí của bàng quang Bàng quang nằm phía dưới phúc mạc, ngay sau khớp mu. Khi bàng quang rỗng, chúng nằm hoàn toàn trong khu vực trước vùng chậu, trực tràng và tạng sinh dục ở phía sau. Bàng quang chứa đầy nước tiểu, chúng sẽ căng phồng lên, vượt trên khớp mu và nằm ở trong ổ bụng. Bàng quang có hình tứ diện tam giác với 4 mặt như sau: Mặt trên: Được phúc mạc che phủ, khi không chứa nước tiểu mặt trên lõm lại, khi chứa đầy nước tiểu sẽ lồi ra. Hai mặt dưới bên của bàng quang nằm trên hoành chậu. Mặt sau hay còn gọi là đáy bàng quang có dạng phẳng, đôi khi lồi ra. Ở trẻ em, bàng quang phần lớn nằm trong ổ bụng với hình dạng giống quả lê. Khi lớn dần lên, bàng quang từ từ tụt xuống vùng chậu, ống niệu rốn sẽ thu nhỏ dần và bít hẳn lại. Cấu tạo của bàng quang   Bàng quang được cấu tạo bởi 4 lớp: Lớp niêm mạc. Lớp hạ niêm mạc hay còn gọi là lớp dưới niêm mạc. Lớp cơ bao gồm cơ vòng, cơ chéo và cơ dọc. Lớp thanh mạc. Trong lòng bàng quang được che phủ bằng một lớp niêm mạc. Đường nối giữa bàng quang và bể thận chính là niệu quản. Hai lỗ niệu quả phối hợp với phần cổ tạo thành hình tam giác còn gọi là tam giác bàng quang. Gờ niệu đạo chính là đường gờ cao nối hai lỗ niệu quản. ☛ Xem đầy đủ: Hình ảnh bàng quang trong cơ thể  Chức năng của bàng quang Bàng quang có vai trò là bể chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và thông qua niệu đạo để thải nước tiểu ra bên ngoài. Chúng còn có chức năng dự trữ nước tiểu trong cơ thể, khi 3 lớp cơ trong bàng quang hoạt động nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài theo từng đợt. Lớp cơ trơn: Chịu sự chi phối của thần kinh giao phó cảm từ tủy, là cơ tống nước tiểu ra ngoài. Cơ vòng trong cổ bàng quang và lỗ niệu đạo: Có vai trò kiểm soát quá trình đi tiểu. Ngoài ra, ở nam giới nó còn có tác dụng ngăn tinh dịch không bị trào ngược mỗi khi xuất tinh. Cơ vân bên ngoài: Có thể tự điều khiển quá trình đi tiểu theo mong muốn của bản thân. ☛ Tìm hiểu thêm: Khi nào thì bàng quang bị mất chức năng? Bàng quang chứa được bao nhiêu nước tiểu? Bàng quang có thể chứa được bao nhiêu ml nước tiểu? Khi không chứa nước tiểu, thành bên trong của bàng quang xẹp xuống thành các nếp gấp. Các nếp gấp này làm tăng thể tích của bàng quang. Chúng sẽ biến mất khi bàng quang chứa đầy nước tiểu. Thông thường, sức chứa nước tiểu của bộ phận này ở mức 300 – 500ml. Ở đàn ông, khi đạt dung tích 200 – 300ml sẽ cảm thấy mắc tiểu. Ở phụ nữ đạt 250 – 350ml sẽ có cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, tùy theo kích thước của con người mà bàng quang của người trưởng thành có thể chứa từ 900 – 1500ml. Tương ứng với điều này, thời gian làm đầy bàng quang từ 3 – 4 giờ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào lượng nước uống vào, dung tích bàng quang cũng như có mắc các bệnh lý về bàng quang hay không. Khi mắc một số bệnh lý, dung tích của bàng quang có thể thay đổi, tăng lên hoặc có thể giảm xuống vài chục ml. Làm thế nào để cải thiện thể tích bàng quang? Có nhiều người gặp phải tình trạng bàng quang hoạt động quá mức hơn chẳng hạn như căng thẳng hay bàng quang kích thích. Khi gặp phải những bệnh này sẽ khiến bạn khó kiểm soát được hoạt động tiểu tiện hơn bình thường. Chính vì vậy, bạn phải học cách kiểm soát bàng quang. Thay vì cố gắng vội vã tìm nhà vệ sinh ngay khi có nhu cầu đi tiểu, bạn hãy cố gắng nhịn lại không đi ngay lập tức. Hãy cố gắng để tăng thời gian chịu đựng càng lâu càng tốt của bàng quang. Bạn hãy bắt đầu với vài phút đầu tiên, có thể sẽ rất khó khăn. Sau đó, tăng dần lên cũng dễ dàng hơn vì đã quen dần. Chẳng hạn, chỉ sau mỗi nửa giờ bạn phải đi vệ sinh, hãy cố giữ thêm 10 phút trong 1 tuần, sau đó là 15 phút tuần tiếp theo và sau 30 phút…Kết quả, sức chứa của bàng quang sẽ tăng lên và người bệnh có thể giữ 3 – 4 giờ mới đi tiểu một lần. Hãy tập cách kiểm soát bàng quang để xây dựng nhịp sinh học hợp lý. Người bệnh cần có sự kiên trì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Cần thời gian ít nhất là 3 tháng hoặc lâu hơn để lấy lại được quyền kiểm soát bàng quang của mình. Trong thời gian tập luyện, người bệnh có thể né tránh nhu cầu giải quyết khẩn cấp bằng một số mẹo sau: Ngồi thẳng lưng ở trên ghế cứng. Hãy đếm ngược từ 100, chơi ô chữ, đọc sách, xem truyền hình để đánh lạc hướng của bản thân. Kiễng chân hoặc đứng bắt chéo chân. Bài tập co thắt cơ sàn chậu giúp ngăn chặn tình trạng khẩn cấp và tiểu không tự chủ. Nhu cầu đi tiểu còn phụ thuộc vào số lượng dịch lỏng nạp vào cơ thể. Một số đồ uống gây kích thích bàng quang nên tránh hoặc hạn chế uống như trà, cà phê, đồ uống có ga, có đường nhân tạo, rượu bia, nước ép nho đen, cam quýt…Các đồ uống không gây kích thích bàng quang như nước, sữa, nước hoa quả pha loãng… Tóm lại, bàng quang có thể chữa tầm 500 ml cho mỗi lần đi tiểu. Tuy nhiên, thói quen đi tiểu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác chứ không phải duy nhất yếu tố thể tích bàng quang. Mỗi người cần học cách kiểm soát bàng quang và xây dựng nhịp sinh học hợp lý để không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Một số bệnh lý thường gặp về bàng quang Bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang bị co thắt quá mức khiến người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, cần phải đi ngay lập tức. Nếu nhịn tiểu có thể dẫn tới són tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm…Tuy nhiên, bàng quang lại không bị nhiễm trùng hay một bệnh lý nào khác. Nguyên nhân gây nên thường do rối loạn thần kinh, uống cà phê hoặc rượu bia quá mức, bất ổn xuất hiện ở cơ quan này như có khối u hoặc sỏi bàng quang. Các triệu chứng thường gặp như tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu đột ngột, đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường… Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày. Đồng thời, người bệnh có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ. Hiện nay, trên thế giới có hàng triệu người mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, hơn 50% người bệnh phải âm thầm chịu đựng tình trạng này trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm do tâm lý xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện để điều trị. Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất. Viêm bàng quang Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, tác nhân gây nên hầu hết do vi khuẩn. Nếu không điều trị bệnh có thể gây đau khó chịu, nhiễm trùng có thể lan đến thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nhiễm vi khuẩn (E.coli, Chlamydia và Mycoplasma), viêm bàng quang kẽ, xạ trị vùng khung chậu, dùng thuốc hay hóa chất… Các dấu hiệu thường gặp phải kể đến: Tiểu đau, nóng rát khi đi tiểu. Tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ ra một ít nước tiểu. Đi tiểu có mùi hôi hoặc lẫn máu trong nước tiểu. Luôn có cảm giác tiểu gấp. Đau ở hai bên hông hay giữa lưng. Trẻ bị bệnh thường tè dầm vào ban ngày. ☛ Xem thêm: Cách chẩn đoán bàng quang bị tăng hoạt  Viêm bàng quang kích thích Là tình trạng bàng quang co bóp bất thường khiến người bệnh bị đi tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són. Bàng quang bị viêm nhiễm do vi sinh vật gây bệnh. Bệnh có thể xảy ra cả ở nam và nữ, nhưng phần lớn là phụ nữ lớn tuổi. Nguyên nhân gây bệnh thường do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, rối loạn co bóp hệ thống thần kinh. Bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, người béo phì, người bệnh có tiền sử phẫu thuật vùng chậu hay tuyến tiền liệt, bệnh nhân đái tháo đường lâu năm, tai biến mạch máu não… Dấu hiệu đặc trưng của bệnh chính là buồn tiểu ngay lập tức, tiểu gấp, tiểu són, khó kiềm chế và không tiểu kịp có thể rỉ ra quần, bí tiểu, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm… Ung thư bàng quang Đây là loại ung thư bắt đầu trong bàng quang, thường xuất hiện ở người cao tuổi. Phần lớn bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn đầu nên khả năng điều trị khỏi cao. Tuy nhiên, bệnh dễ tái diễn nên cần được theo dõi nhiều năm sau khi điều trị. Ung thư bàng quang tới nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra do thói quen hút thuốc, viêm nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất hay phơi nhiễm các tia bức xạ… Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh như sau: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhanh chóng. Đi tiểu ra máu. Thường xuyên đi tiểu, tiểu có cảm giác đau. Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không tự chủ. Nước tiểu có màu sẫm. Đau bụng, đau lưng. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu biết thêm về bàng quang và có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho cơ quan này thật tốt để tránh những bệnh lý nguy hiểm liên quan tới bàng quang nhé. Chia sẻ0

Bàng quang nằm ở đâu trong cơ thể? Có chức năng gì?

Bàng quang (bóng đái) là bộ phận có chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được thải ra ngoài thông qua niệu đạo.  Bàng quang có vị trí ở đâu trong cơ thể và cấu tạo như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin sau đây. Mục lục1. Bàng quang là gì?2. Vị trí của bàng quang trong cơ thể3. Cấu tạo bàng quang4. Chức năng của bàng quang5. Các bệnh lý thường gặp ở bàng quang5.1. Bàng quang tăng hoạt5.2. Viêm bàng quang5.3. Sỏi bàng quang5.4. Ung thư bàng quang6. Biện pháp phòng ngừa bệnh lý về bàng quang Bàng quang là gì? Bàng quang còn có tên gọi khác là bóng đái, chúng là nơi chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được đào thải ra ngoài thông qua quá trình tiểu tiện. Bàng quang là một túi cơ rỗng, có thể tích không cố định, có thể chứa lượng nước tiểu dao động từ 260 – 360ml. Cụ thể: Với nam giới: Nếu dung tích nước tiểu từ 349 – 751ml sẽ có dấu hiệu mắc tiểu tiện. Với nữ giới: Khi đạt dung tích nước tiểu từ 250 – 549ml sẽ mắc tiểu. Bàng quang ở người trưởng thành có thể chứa được tối đa 800 – 1500ml nước tiểu. ☛ Xem thêm: Hình ảnh bàng quang trong cơ thể  Vị trí của bàng quang trong cơ thể Bàng quang nằm ở vị trí bên dưới phúc mạc, ngay sau khớp mu. Nếu không chứa nước tiểu, bàng quang sẽ nằm trong khu vực trước vùng chậu, trước trực tràng và tạng sinh dục. Khi chứa nước tiểu, bàng quang sẽ căng lên với hình dạng cầu và vượt lên trên khớp mu, nằm trong ổ bụng. Vị trí của bàng quang ở nam giới và nữ giới khi trưởng thành tương tự giống nhau. Nhưng với trẻ em sẽ có một số điểm khác biệt. Trẻ nhỏ, phần lớn bàng quang sẽ nằm ở trong ổ bụng với hình dạng như quả lê, cuống là ống niệu rốn. Khi càng lớn lên bàng quang dần tụt xuống dưới vùng chậu, ống niệu rốn cũng thu nhỏ dần và cuối cùng bít hẳn lại. Vị trí của bàng quang trong cơ thể con người. Bàng quang có hình tứ diện tam giác với 4 mặt như sau: Mặt trên: Được bao phủ bởi phúc mạc, khi không có nước tiểu thì mặt trên sẽ lõm lại. Còn khi nước tiểu đầy mặt trên sẽ lồi ra. Hai mặt dưới bên nằm trên hoành chậu. Mặt sau ở dưới được gọi là đáy bàng quang có hình dạng phẳng hoặc đôi khi lồi ra. Bàng quang có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận sau: Phúc mạc: Bàng quang được phúc mạc phủ lên bao gồm thành bụng trước, thành bên chậu bàng quang và đáy. Túi tinh của nam giới và tử cung của nữ được phúc mạc bao phủ phía sau hình thành túi bịt bàng quang sinh dục. Các cơ quan xung quanh:  Khoang sau xương mu với hai mặt bên của bàng quang có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cơ quan này nằm phía ngoài phúc mạc, chạy từ nền chậu cho tới rốn. Phần phía trên bàng quang của nam và thân tử cung của nữ khi bàng quang rỗng có mối liên hệ khăng khít với ruột non và đại tràng xích ma. Cổ bàng quang được nâng đỡ bởi cơ sàn chậu (ở cả nam và nữ), tuyến tiền liệt (chỉ có ở nam giới). Nếu một trong các cơ quan này bị suy giảm chức năng thì sẽ gây ra ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu và kiểm soát tiểu tiện. Cấu tạo bàng quang Cấu tạo của bàng quang được phân chia thành 4 lớp, tính từ trong ra ngoài được sắp xếp như sau: Lớp niêm mạc. Lớp dưới niêm mạc hay còn được gọi là lớp hạ niêm mạc. Lớp này có cấu tạo khá lỏng lẻo nên lớp cơ và lớp dưới niêm mạc dễ trườn lên nhau. Lớp cơ: Có cấu tạo 3 lớp là lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ dọc ở ngoài và lớp cơ chéo ở giữa. Lớp thanh mạc. Hình ảnh bộ phận bàng quang trên cơ thể người   Trong lòng bàng quang được che phủ bởi một lớp niêm mạc. Nó nối thông với bể thận bằng 2 niệu quản, 2 lỗ niệu quản kết hợp với cổ bàng quang tạo thành tam giác bàng quang. Gờ liên niệu đạo là đường gờ cao nối với 2 lỗ niệu quản. Ở phía dưới, bàng quang được mở ra ngoài bằng niệu đạo. Ở người trưởng thành, sức chứa của bàng quang ở mức 300 – 500ml nước tiểu. Nếu mắc phải các bệnh lý về bàng quang có thể khiến dung tích này thay đổi, nó có thể giảm xuống hoặc tăng lên vài chục ml. Chức năng của bàng quang Bàng quang có chức năng là nơi dự trữ nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thải nước tiểu ra ngoài thông qua niệu đạo. Ngoài ra, nó còn có vai trò trữ nước trong cơ thể. Khi 3 lớp cơ của bàng quang hoạt động, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài theo từng đợt. Quá trình này diễn ra như sau: Cơ trơn của bàng quang: Đây là nơi nhận thông tin và chịu sự chi phối của thần kinh phó giao cảm từ tủy. Chúng đảm nhiệm chức năng tống nước tiểu ra ngoài cơ thể. Cơ vòng bên trong cổ bàng quang: Là lỗ niệu đạo trong, chúng nhận sự chi phối của thần kinh giao cảm có vai trò kiểm soát quá trình đi tiểu. Ở cơ thể nam giới, cơ này còn có chức năng ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược khi xuất tinh. Cơ vân ở vòng ngoài: Có vai trò điều khiển quá trình tiểu tiện theo ý muốn của bản thân. Bàng quang thực hiện các chức năng dưới sự kiểm soát và điều khiển của cơ chế thần kinh phức tạp. Cơ chế thần kinh khá phức tạp của hệ phó giao cảm ở tủy cùng, những sợi giao cảm ở tủy ngực và 1 phần của thân não và tủy sống. Khi bàng quang tích trữ đủ nước tiểu, các dây thần kinh sẽ phát tín hiệu đến não dựa vào các dây liên lạc của tủy sống. Khi tín hiệu được gửi tới não, não phát ra phản hồi đến cơ quan này làm cho thành bàng quang co lại. Sau đó, cơ thắt và van nằm gần niệu đạo được thả lỏng, từ từ mở ra để nước tiểu chảy xuống và thoát ra bên ngoài dễ dàng. ☛ Xem đầy đủ: Bàng quang có chức năng gì Các bệnh lý thường gặp ở bàng quang Bàng quang là một bộ phận của hệ tiết niệu và có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Có rất nhiều nguyên nhân (tuổi tác, lối sống, chế độ ăn…) khiến chức năng của bàng quang bị suy giảm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Bàng quang có thể gặp một số bệnh lý như sau: Bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh bị tiểu gấp, tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng lúc khiến người bệnh đột ngột mắc tiểu, muốn đi tiểu ngay lập tức. Nếu nhịn có thể gây tiểu són kèm theo tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày kể cả đêm. Tuy nhiên, bàng quang lại không bị nhiễm trùng hay một bệnh lý nào khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự co thắt cơ quá độ, mất đi sự phối hợp giữa các bộ phận này và niệu đạo như: Bệnh parkinson, xơ hóa tủy hay đột quỵ… Có khối u hoặc sỏi bàng quang. Dùng quá nhiều rượu bia và cà phê. Phì đại tiền liệt tuyến, u xơ tuyến tiền liệt. Tổn thương tủy sống do chấn thương, bệnh đái tháo đường… Nhiều nguyên nhân khác không xác định được rõ Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như tiểu gấp, muốn đi tiểu gấp mà không nhịn được phải đi ngay lập tức, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm…rất khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống. Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất. Viêm bàng quang Viêm bàng quang hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Có một số người bệnh dễ bị tái phát nhiều lần trong một khoảng thời gian dài. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: Tiểu nhiều, có mùi hôi hoặc có lẫn máu khi đi tiểu. Đi tiểu đau và nóng rát. Cảm giác đi tiểu gấp. Tiểu nhiều  lần trong ngày nhưng mỗi lần có ít nước tiểu. Trẻ em có dấu hiệu tè dầm vào ban ngày. Viêm bàng quang nếu không chữa trị sớm nhiễm trùng có thể lan tới thận gây bệnh lý về thận rất nguy hiểm với sức khỏe. ☛ Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt Sỏi bàng quang Sỏi bàng quang xuất hiện khi nước tiểu ứ đọng do tắc nghẽn ở cổ niệu đạo hoặc bàng quang. Sỏi niệu đạo cũng có thể hình thành do người bệnh bị u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo hoặc túi thừa bàng quang. Các triệu chứng thường gặp như: Đau bụng dưới, thỉnh thoảng đau dữ dội. Đi tiểu ra máu. Nam giới có thể bị đau dương vật. Ung thư bàng quang Là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, cho tới nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Bệnh dễ phát hiện ở giai đoạn đầu nên tỷ lệ chữa khỏi là khá cao. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nên cần phải được theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Khi có một số dấu hiệu dưới đây người bệnh nên thăm khám sớm: Mệt mỏi, sút cân, ăn không ngon. Đi tiểu ra máu. Đi tiểu có cảm giác đau. Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, nước tiểu có màu sẫm. Biện pháp phòng ngừa bệnh lý về bàng quang Hãy thực hiện các biện pháp để bảo vệ bàng quang và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về bàng quang. Cụ thể như sau: Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày bằng cách uống từ 2- 2,5 lít nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp làm sạch hết vi khuẩn trong đường tiết niệu, hạn chế nguy cơ viêm đường tiết niệu. Không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang. Không nên nhịn tiểu, hãy đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Nhịn tiểu quá lâu mang lại nhiều tác hại, làm cho bàng quang bị yếu và gây ảnh hưởng không tốt tới thận. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hạn chế nguy cơ vi khuẩn tấn công bàng quang. Không nên sử dụng chất kích thích, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, trái cây nhiều acid… Không hút thuốc lá để giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định để bảo vệ bàng quang. Vì bàng quang chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, nếu tăng cân quá nhanh vô tình tạo áp lực lớn lên bàng quang. Ngưng hút thuốc để giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Trên đây là những thông tin cần biết về bàng quang – cơ quan có vai trò quan trọng trong cơ thể. Hãy bảo vệ thật tốt cơ quan này nhé để hạn chế những bệnh lý về bàng quang gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn. Chia sẻ0

Viêm bàng quang có lây không?

Viêm bàng quang là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ ai, đặc biệt là đối tượng nữ giới. Các triệu chứng của bệnh như bỏng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều, đau ở vùng xương mu nhất là sau khi đi tiểu… gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Vậy viêm bàng quang có lây không? Cùng giải đáp thắc mắc qua những thông tin sau đây. Mục lụcNguyên nhân gây viêm bàng quangDo nhiễm vi khuẩnKhông do nhiễm khuẩnViêm bàng quang có lây không?Có nên quan hệ tình dục khi bị viêm bàng quang?Cách chữa dứt điểm viêm bàng quangĐiều trị viêm bàng quang do vi khuẩnĐiều trị viêm bàng quang do nguyên nhân khácĐiều trị hỗ trợ Nguyên nhân gây viêm bàng quang Viêm bàng quang cũng như các bệnh nhiễm khuẩn niệu nói chung thường do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm hoặc niệu đạo bị tổn thương, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào và gây bệnh. Những nguyên nhân gây viêm bàng quang bao gồm: Do nhiễm vi khuẩn Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm bàng quang. Vi khuẩn gây viêm bàng quang thường gặp nhất là Escherichia coli (E. coli). Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác gây viêm bàng quang như Chlamydia, Mycoplasma, Proteus, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis, tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh… Một số thói quen sinh hoạt không đúng cách là nguyên nhân khiến vi khuẩn tấn công bàng quang như: Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh từ bạn tình xâm nhập và gây viêm nhiễm. Vệ sinh vùng kín không đúng cách. Thói quen nhịn tiểu khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong bàng quang dẫn tới viêm… Gặp phải vấn đề về sức khỏe như sỏi thận, viêm tiền liệt tuyến, u xơ… Ăn nhiều đồ ăn cay, nóng quá mức. Mặc đồ quá chật… Không do nhiễm khuẩn Viêm bàng quang kẽ. Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide Do xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng khung chậu. Đặt ống thông tiểu. Sử dụng hóa chất như sữa tắm, xà phòng tạo bọt, sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt hoặc kem thuốc diệt tinh trùng. Biến chứng của các bệnh lý khác như đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc do tổn thương tủy sống. Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ dẫn tới viêm bàng quang. Viêm bàng quang có lây không? Đây là thắc mắc mà rất nhiều bạn đọc quan tâm, đặc biệt là những người đang mắc bệnh. Phần lớn các trường hợp mắc viêm bàng quang do vi khuẩn gây ra. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm. Do đó, không ít người lo ngại bệnh lý có khả năng lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, về bản chất viêm bàng quang không phải là bệnh lây nhiễm, nhưng các tác nhân gây bệnh viêm bàng quang cũng có khả năng lây nhiễm cho người khác. Viêm bàng quang có thể lây nhiễm cho người khác thông qua đường tình dục. Bởi đa số các trường hợp viêm bàng quang đều do vi khuẩn gây ra. Khi quan hệ tình dục, niệu đạo bị kéo giãn, viêm ở niêm mạc vì thế dễ nhiễm các vi khuẩn từ bạn tình gây bệnh. Đồng thời trạng thái hưng phấn khi quan hệ tình dục làm nữ giới tiết ra lượng chất nhầy lớn. Vi khuẩn sẽ theo chất nhờn dễ dàng có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo, dẫn tới viêm nhiễm. Ở nữ giới, do cấu tạo của niệu đạo ngắn là một trong những yếu tố thuận lợi dễ mắc bệnh, nhất là khi quan hệ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào, đi ngược lên bàng quang, gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, không phải cứ ai mắc viêm bàng quang cũng có thể lây cho người khác một cách dễ dàng. Vấn đề lây nhiễm còn phụ thuộc vào sức đề kháng, khả năng miễn dịch của từng người. Đối với người người bị viêm bàng quang do các yếu tố khác như hóa chất, thuốc, xạ trị… thì ít khi lây bệnh cho người khác. Cần tìm rõ nguyên nhân gây viêm bàng quang ở từng người bệnh mới biết được bệnh do đâu gây nên thì có thể giải đáp được vấn đề viêm bàng quang có lây không? Nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người thân của mình, khi bị viêm bàng quang tốt nhất bạn cần chú ý điều trị bệnh càng sớm càng tốt, không dùng chung đồ cá nhân như quần lót, khăn tắm, chậu hoặc bồn tắm… Bởi vi khuẩn có thể tồn tại trong các đồ dùng này, chúng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Xem thêm thông tin: Cảnh giác viêm bàng quang ở nam giới Có nên quan hệ tình dục khi bị viêm bàng quang? Viêm bàng quang có khả năng lây nhiễm nên các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên quan hệ tình dục khi mắc bệnh. Quan hẹ tình dục không chỉ khiến quá trình điều trị bị cản trở mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bạn tình. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn hãy điều trị bệnh khỏi hẳn và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Trường hợp có quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su, khi quan hệ xong cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín để giảm thiểu vi khuẩn. Sử dụng bao cao su khi quan hệ để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn… Chưa hết, không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân… với người mắc bệnh. Điều này giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Thường xuyên vệ sinh vùng kín đúng cách, không sử dụng các loại thuốc xịt rửa âm đạo. Tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh, trái cây tươi nhằm tăng sức đề kháng cho bản thân. Cần ghi nhớ, khi thấy cơ thể có biểu hiện không bình thường, cần đi khám ngay để được tư vấn cách chữa hiệu quả, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Thông tin nên xem: Viêm bàng quang bao lâu thì khỏi? Cách chữa dứt điểm viêm bàng quang Viêm bàng quang có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách. Do đó, người bệnh cần chữa dứt điểm căn bệnh này. Có nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang, tùy nguyên nhân sẽ có cách chữa trị khác nhau. Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn Lựa chọn đầu tiên là kháng sinh điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn. Một số thuốc được dùng nhiều nhất để điều trị viêm bàng quang là amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim. Đối với người nhiễm bệnh lần đầu: Cần sử dụng kháng sinh trong ba ngày đến một tuần dù cho các triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong vòng một ngày. Nhiễm trùng tái phát: Cần sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn từ 15 – 20 ngày. Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: Trường hợp này khá phức tạp bởi các vi khuẩn ở viện đa số kháng thuốc. Phụ nữ mãn kinh: Có thể cần phải dùng thêm các loại thuốc estrogen dạng kem. Điều trị viêm bàng quang do nguyên nhân khác Do hóa chất: Cần tránh sử dụng hóa chất gây viêm nhằm giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Do xạ trị hoặc dùng thuốc: Dùng thuốc nhằm giảm bớt triệu chứng, uống nước nhiều hơn để đào thải các chất gây kích thích bàng quang. Do biến chứng của bệnh khác: Điều trị bệnh nền, tăng sức đề kháng và tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Điều trị hỗ trợ Chườm ấm: Dùng khăn hay túi chườm nóng vào phần bụng nhằm giảm cảm giác đau, tức, khó chịu tại vùng bụng. Uống nhiều nước: Bổ sung nước cho cơ thể, đào thải vi khuẩn và các chất độc hại ra bên ngoài. Bên cạnh đó, bạn cần loại bỏ nguy cơ gây viêm nhiễm bằng cách: Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, nên tắm rửa hàng ngày. Chú ý thay đồ lót hàng ngày. Không nên sử dụng các sản phẩm xà phòng tắm, các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa. Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Không nên quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều bạn tình. Không nên nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiết niệu. Tránh uống cà phê, rượu bia, trà, nước cam chanh hay đồ ăn cay nóng bởi những thực phẩm này có thể gây kích thích bàng quang khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Trên đây là giải đáp thắc mắc về viêm bàng quang có lây không? Hãy thường xuyên ghé thăm website “Ditieunhieu.com” để cập nhật các thông tin về sức khỏe mới nhất nhé. Chia sẻ0

Loading...