Bàng quang nằm ở đâu trong cơ thể? Có chức năng gì?

Bàng quang (bóng đái) là bộ phận có chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được thải ra ngoài thông qua niệu đạo.  Bàng quang có vị trí ở đâu trong cơ thể và cấu tạo như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin sau đây.

Bàng quang là gì?

Bàng quang còn có tên gọi khác là bóng đái, chúng là nơi chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được đào thải ra ngoài thông qua quá trình tiểu tiện. Bàng quang là một túi cơ rỗng, có thể tích không cố định, có thể chứa lượng nước tiểu dao động từ 260 – 360ml. Cụ thể:

  • Với nam giới: Nếu dung tích nước tiểu từ 349 – 751ml sẽ có dấu hiệu mắc tiểu tiện.
  • Với nữ giới: Khi đạt dung tích nước tiểu từ 250 – 549ml sẽ mắc tiểu.
  • Bàng quang ở người trưởng thành có thể chứa được tối đa 800 – 1500ml nước tiểu.

☛ Xem thêm: Hình ảnh bàng quang trong cơ thể 

Vị trí của bàng quang trong cơ thể

Bàng quang nằm ở vị trí bên dưới phúc mạc, ngay sau khớp mu. Nếu không chứa nước tiểu, bàng quang sẽ nằm trong khu vực trước vùng chậu, trước trực tràng và tạng sinh dục. Khi chứa nước tiểu, bàng quang sẽ căng lên với hình dạng cầu và vượt lên trên khớp mu, nằm trong ổ bụng.

Vị trí của bàng quang ở nam giới và nữ giới khi trưởng thành tương tự giống nhau. Nhưng với trẻ em sẽ có một số điểm khác biệt. Trẻ nhỏ, phần lớn bàng quang sẽ nằm ở trong ổ bụng với hình dạng như quả lê, cuống là ống niệu rốn. Khi càng lớn lên bàng quang dần tụt xuống dưới vùng chậu, ống niệu rốn cũng thu nhỏ dần và cuối cùng bít hẳn lại.

Vị trí của bàng quang trong cơ thể con người.

Bàng quang có hình tứ diện tam giác với 4 mặt như sau:

  • Mặt trên: Được bao phủ bởi phúc mạc, khi không có nước tiểu thì mặt trên sẽ lõm lại. Còn khi nước tiểu đầy mặt trên sẽ lồi ra.
  • Hai mặt dưới bên nằm trên hoành chậu.
  • Mặt sau ở dưới được gọi là đáy bàng quang có hình dạng phẳng hoặc đôi khi lồi ra.

Bàng quang có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận sau:

Phúc mạc: Bàng quang được phúc mạc phủ lên bao gồm thành bụng trước, thành bên chậu bàng quang và đáy. Túi tinh của nam giới và tử cung của nữ được phúc mạc bao phủ phía sau hình thành túi bịt bàng quang sinh dục.

Các cơ quan xung quanh:  Khoang sau xương mu với hai mặt bên của bàng quang có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cơ quan này nằm phía ngoài phúc mạc, chạy từ nền chậu cho tới rốn. Phần phía trên bàng quang của nam và thân tử cung của nữ khi bàng quang rỗng có mối liên hệ khăng khít với ruột non và đại tràng xích ma.

Cổ bàng quang được nâng đỡ bởi cơ sàn chậu (ở cả nam và nữ), tuyến tiền liệt (chỉ có ở nam giới). Nếu một trong các cơ quan này bị suy giảm chức năng thì sẽ gây ra ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu và kiểm soát tiểu tiện.

Cấu tạo bàng quang

Cấu tạo của bàng quang được phân chia thành 4 lớp, tính từ trong ra ngoài được sắp xếp như sau:

  • Lớp niêm mạc.
  • Lớp dưới niêm mạc hay còn được gọi là lớp hạ niêm mạc. Lớp này có cấu tạo khá lỏng lẻo nên lớp cơ và lớp dưới niêm mạc dễ trườn lên nhau.
  • Lớp cơ: Có cấu tạo 3 lớp là lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ dọc ở ngoài và lớp cơ chéo ở giữa.
  • Lớp thanh mạc.

Hình ảnh bộ phận bàng quang trên cơ thể người  

Trong lòng bàng quang được che phủ bởi một lớp niêm mạc. Nó nối thông với bể thận bằng 2 niệu quản, 2 lỗ niệu quản kết hợp với cổ bàng quang tạo thành tam giác bàng quang. Gờ liên niệu đạo là đường gờ cao nối với 2 lỗ niệu quản. Ở phía dưới, bàng quang được mở ra ngoài bằng niệu đạo.

Ở người trưởng thành, sức chứa của bàng quang ở mức 300 – 500ml nước tiểu. Nếu mắc phải các bệnh lý về bàng quang có thể khiến dung tích này thay đổi, nó có thể giảm xuống hoặc tăng lên vài chục ml.

Chức năng của bàng quang

Bàng quang có chức năng là nơi dự trữ nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thải nước tiểu ra ngoài thông qua niệu đạo. Ngoài ra, nó còn có vai trò trữ nước trong cơ thể. Khi 3 lớp cơ của bàng quang hoạt động, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài theo từng đợt. Quá trình này diễn ra như sau:

  • Cơ trơn của bàng quang: Đây là nơi nhận thông tin và chịu sự chi phối của thần kinh phó giao cảm từ tủy. Chúng đảm nhiệm chức năng tống nước tiểu ra ngoài cơ thể.
  • Cơ vòng bên trong cổ bàng quang: Là lỗ niệu đạo trong, chúng nhận sự chi phối của thần kinh giao cảm có vai trò kiểm soát quá trình đi tiểu. Ở cơ thể nam giới, cơ này còn có chức năng ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược khi xuất tinh.
  • Cơ vân ở vòng ngoài: Có vai trò điều khiển quá trình tiểu tiện theo ý muốn của bản thân.

Bàng quang thực hiện các chức năng dưới sự kiểm soát và điều khiển của cơ chế thần kinh phức tạp. Cơ chế thần kinh khá phức tạp của hệ phó giao cảm ở tủy cùng, những sợi giao cảm ở tủy ngực và 1 phần của thân não và tủy sống.

Khi bàng quang tích trữ đủ nước tiểu, các dây thần kinh sẽ phát tín hiệu đến não dựa vào các dây liên lạc của tủy sống. Khi tín hiệu được gửi tới não, não phát ra phản hồi đến cơ quan này làm cho thành bàng quang co lại. Sau đó, cơ thắt và van nằm gần niệu đạo được thả lỏng, từ từ mở ra để nước tiểu chảy xuống và thoát ra bên ngoài dễ dàng.

☛ Xem đầy đủ: Bàng quang có chức năng gì

Các bệnh lý thường gặp ở bàng quang

Bàng quang là một bộ phận của hệ tiết niệu và có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Có rất nhiều nguyên nhân (tuổi tác, lối sống, chế độ ăn…) khiến chức năng của bàng quang bị suy giảm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Bàng quang có thể gặp một số bệnh lý như sau:

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh bị tiểu gấp, tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng lúc khiến người bệnh đột ngột mắc tiểu, muốn đi tiểu ngay lập tức. Nếu nhịn có thể gây tiểu són kèm theo tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày kể cả đêm. Tuy nhiên, bàng quang lại không bị nhiễm trùng hay một bệnh lý nào khác.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự co thắt cơ quá độ, mất đi sự phối hợp giữa các bộ phận này và niệu đạo như:

  • Bệnh parkinson, xơ hóa tủy hay đột quỵ…
  • Có khối u hoặc sỏi bàng quang.
  • Dùng quá nhiều rượu bia và cà phê.
  • Phì đại tiền liệt tuyến, u xơ tuyến tiền liệt.
  • Tổn thương tủy sống do chấn thương, bệnh đái tháo đường…
  • Nhiều nguyên nhân khác không xác định được rõ

Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như tiểu gấp, muốn đi tiểu gấp mà không nhịn được phải đi ngay lập tức, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm…rất khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống.

Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Có một số người bệnh dễ bị tái phát nhiều lần trong một khoảng thời gian dài. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như:

  • Tiểu nhiều, có mùi hôi hoặc có lẫn máu khi đi tiểu.
  • Đi tiểu đau và nóng rát.
  • Cảm giác đi tiểu gấp.
  • Tiểu nhiều  lần trong ngày nhưng mỗi lần có ít nước tiểu.
  • Trẻ em có dấu hiệu tè dầm vào ban ngày.

Viêm bàng quang nếu không chữa trị sớm nhiễm trùng có thể lan tới thận gây bệnh lý về thận rất nguy hiểm với sức khỏe.

☛ Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt

Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang xuất hiện khi nước tiểu ứ đọng do tắc nghẽn ở cổ niệu đạo hoặc bàng quang. Sỏi niệu đạo cũng có thể hình thành do người bệnh bị u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo hoặc túi thừa bàng quang.

Các triệu chứng thường gặp như:

  • Đau bụng dưới, thỉnh thoảng đau dữ dội.
  • Đi tiểu ra máu.
  • Nam giới có thể bị đau dương vật.

Ung thư bàng quang

Là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, cho tới nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Bệnh dễ phát hiện ở giai đoạn đầu nên tỷ lệ chữa khỏi là khá cao. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nên cần phải được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.

Khi có một số dấu hiệu dưới đây người bệnh nên thăm khám sớm:

  • Mệt mỏi, sút cân, ăn không ngon.
  • Đi tiểu ra máu.
  • Đi tiểu có cảm giác đau.
  • Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, nước tiểu có màu sẫm.

Biện pháp phòng ngừa bệnh lý về bàng quang

Hãy thực hiện các biện pháp để bảo vệ bàng quang và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về bàng quang. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày bằng cách uống từ 2- 2,5 lít nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp làm sạch hết vi khuẩn trong đường tiết niệu, hạn chế nguy cơ viêm đường tiết niệu. Không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang.
  • Không nên nhịn tiểu, hãy đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Nhịn tiểu quá lâu mang lại nhiều tác hại, làm cho bàng quang bị yếu và gây ảnh hưởng không tốt tới thận.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hạn chế nguy cơ vi khuẩn tấn công bàng quang.
  • Không nên sử dụng chất kích thích, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, trái cây nhiều acid…
  • Không hút thuốc lá để giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định để bảo vệ bàng quang. Vì bàng quang chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, nếu tăng cân quá nhanh vô tình tạo áp lực lớn lên bàng quang.

Ngưng hút thuốc để giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang.

Trên đây là những thông tin cần biết về bàng quang – cơ quan có vai trò quan trọng trong cơ thể. Hãy bảo vệ thật tốt cơ quan này nhé để hạn chế những bệnh lý về bàng quang gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...