Nguyên nhân gây bàng quang kích thích, cách phòng và cải thiện bệnh

Bàng quang kích thích đang là một căn bệnh phổ biến hiện nay gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khoẻ của người mắc. Vậy nguyên nhân gây bàng quang kích thích là gì và làm thế nào để phòng ngừa và cải thiện bệnh?

Bàng quang kích thích là gì?

bang-quang-kich-thich
Bàng quang kích thích gây nhiều phiền toái trong cuộc sống

Bàng quang kích thích hay bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang bị kích thích thường xuyên làm bàng quang co bóp hoạt động không dưới sự kiểm soát của cơ thể. Tình trạng này làm cho người mắc có các biểu hiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són.

Bệnh học bàng quang kích thích

Hệ tiết niệu của chúng ta là một hệ thống phức tạp gồm nhiều cơ quan: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.

he-tiet-nieu
Các cơ quan trong hệ tiết niệu

Thận có chức năng lọc máu loại bỏ các chất chất độc hại ra khỏi tuần hoàn tạo thành nước tiểu. Nước tiểu từ thận được dẫn qua niệu quản đến lưu trữ tại bàng quang. Khi chúng ta đi tiểu, nước tiểu sẽ được đẩy từ bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài.

Bàng quang là một tạng rỗng, hình cầu, được cấu tạo từ 3 lớp cơ với khả năng co giãn rất tốt nên bàng quang có thể chứa đựng lượng nước tiểu lên tới 500 ml.

Bình thường khi bàng quang chứa khoảng 300-400 ml nước tiểu thì bàng quang sẽ bị kích thích và cơ thể chúng ta sẽ có phản xạ mót tiểu. Một người bình thường ngày uống khoảng 2 lít nước thì khoảng sau 3-4 giờ nước tiểu sẽ đầy.

bang-quang-benh-ly
Bàng quang hay bị kích thích thể tích bàng quang giảm

Bàng quang được nâng đỡ bởi hệ thống cơ sàn chậu, các cơ này bao quanh cổ bàng quang đóng kín cổ bàng quang làm nước tiểu không chảy từ bàng quang qua niệu đạo ra ngoài được.

Khi chúng ta đi tiểu các cơ sàn chậu giãn ra làm bàng quang thông với niệu đạo, bàng quang co bóp đẩy nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo ra ngoài môi trường.

Vì một lý do nào đấy mà khả năng chứa nước tiểu của bàng quang giảm ( bàng quang nhỏ, bàng quang kém co giãn) hệ thống thần kinh của bàng quang dễ bị kích thích làm cho bàng quang thường xuyên bị thích thích gây ra các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són của bệnh bàng quang kích thích.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Bàng quang tăng hoạt OAB là gì?

Nguyên nhân gây bàng quang kích thích

Có nhiều người quan niệm bàng quang kích thích là bệnh của tuổi già và chỉ người già mới mắc bàng quang kích thích. Đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm.

Các nghiên cứu cho thấy bàng quang tăng hoạt có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có rất nhiều nguyên nhân gây bàng quang kích thích.

Việc tìm ra nguyên nhân gây bàng quang kích thích sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.

Tuổi già

nguoi-gia
Người già có nguy cơ cao mắc bàng quang kích thích

Bàng quang kích thích có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên người già có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.

Điều này là do quá trình lão hoá diễn ra làm nhóm cơ sàn chậu bị yếu mất đi sự dẻo dai, khả năng nâng đỡ bàng quang và đóng cổ bàng quang sẽ không còn tốt như trước.

Bên cạnh đó, cơ bàng quang cũng bị lão hoá sức có giãn của cơ giảm làm khả năng chứa nước tiểu của bàng quang giảm đi, bàng quang sẽ hay bị kích thích hơn.

Chế độ ăn uống không phù hợp

bia
Chế độ ăn uống là nguyên nhân gây bàng quang kích thích

Chế độ ăn uống không hợp lý diễn ra thường xuyên kéo dài cũng là một nguyên nhân gây bàng quang kích thích. Do các chất trong đồ ăn nước uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ và bài tiếp nước tiểu của chúng ta.

Thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh bàng quang gây tăng kích thích bàng quang.

Các loại đồ uống có ga, trà, cafe có chứa cafein là chất kích thích cơ thể tăng tiết nước tiểu gây tiểu đêm, tiểu nhiều lần lâu ngày sẽ hình thành bệnh bàng quang tăng hoạt.

Ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa vitamin C như cam, chanh, đồ ăn cay nóng,… cũng kích thích cơ thể tăng tiết nước tiểu làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Nữ giới có nguy cơ cao mắc bàng quang kích thích

phu-nu
Nữ giới có nguy cơ mắc bàng quang kích thích cao hơn nam giới

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nữ giới có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt cao hơn năm giới 4 lần.

Trong quá trình mang thai, do áp lực buồng tử cung lên bàng quang làm bàng quang kém co giãn và dễ bị kích thích. Do đó phụ nữ có thai rất hay mắc bàng quang kích thích.

Không những thế quá trình mang thai và sinh đẻ làm nhóm cơ sàn chậu của người phụ nữ yếu đi, bàng quang bị giảm chức năng.

Quá trình mãn kinh của phụ nữ là có sự suy giảm của các hoocmon đặc biệt là estrogen (đây là hoocmon giúp làm khoẻ mạnh niêm mạc bàng quang)

Các bệnh lý tại bàng quang

soi-bang-quang
Các bệnh lý tại bàng quang có thể gây kích thích bàng quang

Các bệnh lý tại bàng quang có thể làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang như u bàng quang, ung thư bàng quang, bệnh bàng quang bé bẩn sinh làm thời gian làm đầy nước tiểu trong bàng quang sẽ ngắn hơn bàng quang thường xuyên bị thích hơn.

Sỏi bàng quang, viêm bàng quang gây tăng kích thích thần kinh cơ bàng quang làm cơ bàng quang tăng có bóp.

Bệnh béo phì

beo-phi
Người mắc béo phì thường bị bàng quang kích thích

Người mắc bệnh béo phì do lớp mỡ ở bụng gây tăng áp lực lên bàng quang dẫn tới bàng quang kém co giãn, khả năng chứa đựng nước tiểu giảm.

Cùng với đó, do rối loạn mỡ máu ở người béo phì làm tuần hoàn nuôi dưỡng thần kinh bàng quang dẫn tới bệnh bàng quang kích thích.

Táo bón lâu ngày

tao-bon
Táo bón lâu ngày có thể gây kích thích bàng quang

Hệ thống thần kinh của trực tràng có nhiều sợi cũng chỉ phối hoạt động của cơ bàng quang. Khi bạn bị táo bọn lâu ngày, phân trong trực tràng có thể gây kích thích thần kinh trực tràng kéo theo bàng quang cũng bị kích thích gây bàng quang tăng hoạt.

Rối loạn thần kinh

than-kinh
Các rối loạn thần kinh là nguyên nhân gây bàng quang kích thích

Một số bệnh rối loạn thần kinh toàn thân như Parkinson có thể gây rối loạn thần kinh bàng quang làm người mắc bị bàng quang tăng hoạt.

Các căng thẳng thần kinh, stress kéo dài có thể gây tăng kích thích bàng quang gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt.

☛ Xem thêm bài viết: Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Các phương pháp xác định nguyên nhân gây bàng quang kích thích

Xác định nguyên nhân gây bàng quang kích thích luôn luôn là yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành điều trị bệnh để quá trình điều trị dễ dàng, đạt hiệu quả cao hơn.

Việc chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bàng quang kích thích luôn dựa vào kết quả bác sĩ khám lâm sàng và các xét nghiệm cạn lâm sàng cần thiết.

Bác sĩ khám lâm sàng

kham
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh và khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi quá trình diễn biến bệnh của bạn thông qua các câu hỏi: Bạn gặp các triệu chứng bàng quang kích thích nào? Các triệu chứng xuất hiện lâu chưa? Tần số và nhu cầu cấp thiết của việc đi tiểu thế nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng thông qua sờ nắn bụng xem có điểm đau bất thường không, các khối u cục bất thường không.

Các thói quen ăn uống của bạn, hay tiền sử mắc các bệnh của bạn cũng là các thông tin vô cùng quan trọng. Việc của bạn là hãy cung cấp các thông tin thật chính xác và có giá trị phục vụ cho quá trình chữa bệnh được thuận lợi.

Xét nghiệm nước tiểu

xet-nghiem
Xét nghiệm nước tiểu

Phương pháp xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định thành phần của nước tiểu xem có các thành phần bất thường như máu, vi khuẩn,… Từ đó có thể xác định các bệnh viêm bàng quang

Niệu động học

Niệu động học là phương pháp dùng để đánh giá chức năng bàng quang bao gồm: đo lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang, đo khối lượng và tốc độ dòng nước tiểu, đo áp lực trong bàng quang.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng bàng quang là cơ sở để đánh giá tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Đo điện thần kinh bàng quang

Đây là phương pháp đo lường hoạt động thần kinh của bàng quang, xem có xuất hiện rối loạn thần kinh hay không đánh giá sự bất tương hợp thần kinh co thắt.

xquang
Chụp x quang hệ tiết niệu

Chụp X quang hệ tiết niệu

Sử dụng máy chụp x quang chụp hình ảnh x quang hệ tiết niệu, cho phép xác định các bất thường của hệ tiết niệu như hình dáng thận, các hình ảnh sỏi bàng quang, sỏi thận niệu quản, các hình ảnh sỏi phân trong đại tràng.

Nội soi bàng quang

Qua ống thông có gắn camera được đưa vào bàng quang, giúp bác sĩ có thể quan sát được hình thái bên trong của bàng quang phát hiện các viêm nhiễm, khối u, sỏi bàng quang, thử nghiệm được mức độ co giãn của bàng quang.

noi-soi
Nội soi bàng quang

Việc chỉ định các cận lâm sàng cần thực hiện tùy thuộc vào bác sĩ sau khi đã hỏi và khám lâm sàng định hướng tới nguyên nhân nào.

Phòng ngừa các nguyên nhân gây bàng quang kích và điều trị bệnh

Để phòng ngừa cũng như điều trị bàng quang tăng hoạt, bạn phải loại bỏ các nguyên nhân gây bàng quang kích thích kết hợp với các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc.

Bàng quang tăng hoạt do thói quen ăn uống

Đối với bệnh bàng quang tăng hoạt do thói quen ăn uống chưa hợp lí thì để cải thiện tình trạng bệnh thì thay đổi thói quen ăn uống là điều kiện tiên quyết.

khong-bia-ruou
Hạn chế bia rượu để cải thiện bàng quang kích thích
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa cồn.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, trà xanh, cafe thường xuyên.
  • Không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa vitamin C như cam, chanh, bưởi , đồ ăn cay nóng.

☛ Tham khảo bài viết: Bàng quang tăng hoạt nên làm gì?

Cải thiện bàng quang tăng hoạt ở nữ giới

Nguyên nhân gây bàng quang kích thích ở nữ giới chủ yếu do giảm sức khoẻ của cơ sàn chậu.

luyen-tap
Luyện tập tăng sức khỏe cơ sàn chậu

Bài tập cơ sàn chậu (Kegel) là bài tập rất hữu ích và đơn giản có tác dụng tăng sức khoẻ cơ sàn chậu. Bài tập gồm 3 bước đơn giản:

  • Bước 1: thả lỏng toàn thân
  • Bước 2: siết chặt các cơ trong trạng thái nhịn tiểu. Giữ trong 10 giây.
  • Bước 3: thả lỏng các cơ. Thực hiện các bước trên 10 lần

Bạn nên thực hiện bài tập 3 lần một ngày vào buổi sáng trưa và tối.

Phụ nữ sau khi sinh nên luyện tập bài tập này thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bàng quang kích thích.

Bàng quang tăng hoạt do tuổi già

an-uong
Thay đổi thói quen ăn uống và luyện tập để cải bàng quang tăng hoạt ở người già

Cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt do tuổi già cần kết hợp giữa thay đổi chế độ ăn uống rèn luyện và các thuốc điều trị.

Hạn chế bia rượu, các đồ uống có ga, cafe, trà và không ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, đồ ăn cay nóng sẽ giúp giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều.

Bài tập Kegel cũng rất hữu ích đối với bệnh bàng quang tăng hoạt ở người già do giúp tăng sức khoẻ cơ sàn chậu.

Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt sẽ theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Cải thiện bàng quang tăng hoạt do các bệnh lý tại bàng quang

Đối với bàng quang kích thích đó các bệnh lý tại bàng quang, bạn chỉ cần điều trị khỏi các bệnh lý đó thì các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt sẽ tự hết.

phau-thuat
Loại bỏ nguyên nhân bàng quang kích thích sẽ hết

Tùy từng bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau như mổ nội soi lấy sỏi bàng quang, phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang,…

Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn phương pháp điều trị.

☛ Đọc thêm bài viết: Phẫu thuật bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt ở người béo phì

Đối với người béo phì việc giảm cân là phương pháp điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó có thể kết hợp các phương pháp thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập bài tập Kegel để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Uống nước đủ và đúng cách đối với bệnh bàng quang kích thích

uomg-nuoc
Uống nước đủ và đúng cách

Giảm lượng nước uống vào chắc chắn là một phương pháp hạn chế bàng quang kích thích. Tùy nhiên nhiều người vẫn chưa biết uống bảo nhiêu nước mới đủ và phải uống nước như nào mới đúng gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 1,5 lít nước và nên chia lượng nước ra thành nhiều lần để uống.

Khi uống nước, nên uống uống thành các ngụm nhỏ và nuốt chậm để nước kịp ngấm vào hệ thống niêm mạc.

Nên thay thế lượng nước uống vào bằng các loại thực phẩm cung cấp nước như hoa quả, rau củ.

Trước khi đi ngủ 3 giờ không nên uống nước.

Thuốc điều trị bàng quang kích thích

thuoc
Thuốc điều trị bàng quang kích thích

Các thuốc kháng muscarin bao gồm darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bàng quang kích thích cho thấy hiệu quả tích cực qua tác dụng làm giảm co bóp của cơ chóp bàng quang.

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng cũng được cho là có tác dụng hiệu quả trong điều trị bàng quang kích thích tuy nhiên cơ chế còn chưa rõ ràng.

Một số bài thuốc đông y có chứa các thảo dược như cao nữ năng, cọ lùn, ô dược, nấm linh chi cũng có hiệu quả tốt trong điều trị bàng quang tăng hoạt.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu Đan

TPBVSK
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan

Vương Niệu Đan là sản phẩm được điều chế từ các thảo dược quý có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt là: ô dược, cọ lùn, cỏ đuôi chó, cao nữ năng, varuna.

Vương Niệu Đan được các chuyên gia cho răng an toàn và hiệu quả trong điều trị bàng quang kích thích giảm tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần thông qua cơ chế tác dụng:

  • Giảm kích thích bàng quang, tăng khả năng chứa đựng bàng quang.
  • Tăng sức khoẻ cơ sàn chậu
  • Cải thiện giấc ngủ

Chỉ sau 2 tuần sử dụng Vương Niệu Đan các triệu chứng bàng quang kích thích đã giảm đáng kể. Đây thực sự là một sản phẩm an toàn và hiệu quả dành cho người mắc bàng quang kích thích.

☛ Tham khảo thêm: Vương Niệu Đan có tốt không? Mua Vương Niệu Đan ở đâu thì chính hãng?

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Bàng quang kích thích khi nào cần đến gặp bác sĩ?

bac-si
Khi có triệu chứng của bàng quang kích thích nên đi gặp bác sĩ sớm

Theo các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, người mắc bàng quang kích thích điều trị sớm thì khả năng bệnh được điều trị khỏi hoặc giảm đáng kể triệu chứng bệnh là rất cao.

Những người mắc bàng quang kích thích điều trị ở giai đoạn nặng đòi hỏi các phương pháp điều trị phức tạp mà kết quả điều trị không cao.

Vậy nên, nếu bạn có các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt là tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần kéo dài khoảng 1 tuần liên tục hãy đến ngay bác sĩ để được khám, tư vấn và điều trị sớm nhé.

Lời kết

Nguyên nhân gây bàng quang kích thích rất đa dạng tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thấy đổi thói quen ăn uống và luyện tập để giảm thiểu các nguy cơ. Cùng với đó việc đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng của bàng quang kích thích giúp việc điều trị bệnh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
  • Hoàng Cường đã bình luận

    31/05/2022 10:36

    Cần sử dụng Vương Niệu Đan trong bao lâu để có hiệu quả?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      31/05/2022 10:39

      Chào anh Hoàng Cường, Để mang lại hiệu quả thì anh cần áp dụng liệu trình từ 2-3 tháng, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp ...[Xem thêm]
  • Hồng Anh đã bình luận

    16/05/2022 14:28

    Bệnh bàng quang kích thích với bàng quang tăng hoạt có giống nhau hay không?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      16/05/2022 14:44

      Chào chị, Tình trạng bàng quang kích thích hay bàng quang tăng hoạt là chỉ một loại bệnh chỉ tình trạng bàng quang bị kích thích thường xuyên làm bàng quang ...[Xem thêm]
  • Huy Bình đã bình luận

    16/05/2022 14:14

    Tôi bị bằng quang kích thích đã được một thời gian, không biết khi nào mới cần phải can thiệp phẫu thuật?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      16/05/2022 14:20

      Chào anh Huy Bình, Với trường hợp của anh,anh cần đi khám xem mức độ thế nào từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định thêm. Bởi phẫu thuật luôn là ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Loading...