Hội chứng bàng quang bị kích thích và những điều cần biết

Hiện nay, có rất nhiều người mắc hội chứng bàng quang bị kích thích và họ coi đây là một cơn ác mộng thực sự đối với họ. Bởi lẽ bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người mắc còn gây nhiều phiền phức trong cuộc sống.

Vậy hội chứng bàng quang kích thích là gì, làm thế nào để cải thiện bệnh? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Hôi chứng bàng quang bị kích thích là gì?

bang-quang-bi-kich-thich
Hội chứng bàng quang bị kích thích

Hội chứng bàng quang bị kích thích hay hội chứng bàng quang kích hoạt là một tập hợp các triệu chứng gồm: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu són (tiểu không tự chủ) gây ra bởi tình trạng bàng quang bị kích thích thường xuyên không theo kiểm soát của cơ thể.

Những kích thích này có thể xảy ra ngay cả khi bàng quang chưa chứa đủ lượng nước tiểu để gây kích thích bình thường.

Hội chứng bàng quang kích thích có phổ biến không?

Hội chứng bàng quang kích thích khá phổ biến hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu thấy cứ 20 người trưởng thành thì có một người bị bành quang kích thích với các triệu chứng và mức độ khác nhau.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tuổi càng cao thì nguy cơ càng lớn, bên cạnh đó nữ giới có nguy cơ mắc bàng quang kích thích cao hơn nam giới.

Bệnh học hội chứng bàng quang bị kích thích

he-tiet-nieu
Hội chứng bàng quang bị kích thích bệnh học

Hệ tiết niệu của chúng ta là một hệ thống phức tạp được cấu thành từ các cơ quan: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Thận có chức năng lọc máu loại bảo các chất độc ra khỏi cơ thể tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được dẫn từ thận quá niệu quản đến chứa đựng tại bàng quang. Khi chúng ta đi tiểu bàng quang đẩy nước tiểu quá niệu đạo ra ngoài môi trường.

Bàng quang là có khả năng co giãn để chứa đựng lượng nước tiểu lên tới 500ml, khi bàng quang chứa khoảng 300-400 ml nước tiểu thì chúng ta sẽ cảm giác mót tiểu. Phản xạ mót tiểu được điều khiển bởi hệ thống thần kinh phức tạp.

Vì một nguyên nhân nào đó làm thần kinh bàng quang bị rối loạn hay bàng quang giảm chức năng (bàng quang nhỏ, bàng quang kém co giãn, cơ nâng đỡ bàng quang bị yếu) sẽ dẫn tới tình trạng bàng quang bị kích thích thường xuyên gây hội chứng bàng quang kích thích.

☛Xem thêm: Bàng quang tăng hoạt nên làm gì?

Nguyên nhân gây hội chứng bàng quang bị kích thích

Tuổi già

tuoi-gia
Tuổi già có nguy cơ cao mắc bàng quang kích thích

Người già có nguy cơ cao mắc hội chứng bàng quang kích thích do quá trình lão hóa làm nhóm cơ nâng đỡ bàng quang (cơ sàn chậu) bị yếu đi kém dẻo dai dẫn tới bàng quang bị giảm chức năng.

Chế độ ăn uống

bia22
Bia rượu tác nhân gây bàng quang kích thích

Chế độ ăn: thói quen sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá có thể gây rối loạn thần kinh bàng quang. Cafein có trong các loại đồ uống như cafe, trà, nước có ga gây tăng bài tiết nước tiểu làm trầm trọng hơn chứng tiểu nhiều.

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, cam,… các đồ ăn cay nóng khi sử dụng quá nhiều cũng tăng nguy cơ mắc hội chứng bàng quang kích thích đó làm tăng bài tiết nước tiểu.

Các bệnh lý tại bàng quang

soi-bang-quang
Các bệnh lý tại bàng quang có thể gây kích thích bàng quang

Các bệnh lý tại bàng quang: các bệnh lý gây giảm thể tích bàng quang như khối u bàng quang, ung thư bàng quang, bàng quang bé bẩm sinh,…làm bàng quang chứa được lượng nước tiểu ít hơn bình thường nên các kích thích bàng quang cũng đến sớm và thường xuyên hơn bình thường.

Sỏi bàng quang, viêm bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng gây kích thích hệ thống thần kinh bàng quang một cách thường xuyên.

Hội chứng bàng quang kích thích ở nữ giới

nu-gioi
Nữ giới và nguy cơ mắc hội chứng bàng quang kích thích

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng bàng quang kích thích cao gấp 4 lần so với nam giới.

Trong quá trình mang thai do áp lực từ cung người mẹ lên bàng quang khiến bàng quang kém co giãn và dễ bị kích thích hơn. Nên phụ nữ khi mang thì rất hay bị hội chứng bàng quang kích thích.

Bên cạnh đó quá trình mang thai và sinh đẻ khiến nhóm cơ sàn chậu (cơ nâng đỡ bàng quang) bị yếu đi tăng nguy cơ mắc bàng quang kích thích.Quá trình mãn kinh ở phụ nữ có sự suy giảm của các loại hoocmon đắc biệt là estrogen khiến niêm mạc tử cung không còn khoẻ mạnh như trước.

Bệnh béo phì

beo
Béo phì gây tăng áp lực lên bàng quang

Do áp lực lượng mỡ ổ bụng lên bàng quang, bàng quang người béo phì sẽ kém co giãn và dễ kích thích hơn. Ngoài ra sự rối loạn tuần hoàn ở người béo phì làm rối loạn tuần hoàn nuôi dưỡng bàng quang và hệ thần kinh bàng quang.

Tham khảo bài viết: Bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

Triệu chứng của hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích đặc trưng bởi tần số và nhu cầu cấp thiết của việc đi tiểu biểu hiện qua các triệu chứng cụ thể như: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són (tiểu không tự chủ)

Tiểu nhiều lần

tieu-nhieu
Tiểu nhiều lần là triệu chứng điển hình do bàng quang bị kích thích

Một người trưởng thành bình thường khi uống 2 lít nước/ ngày sẽ đi tiểu trừng bình 6-8 lần. Khi bạn đi tiểu hơn 8 lần/ ngày trong một khoảng thời gian bạn có thể đang mắc chứng tiểu nhiều lần.

☛Xem thêm bài viết: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Tiểu đêm

tieu-dem
Tiểu đêm gây nhiều phiền toái cho người mắc

Bạn đêm khi chúng ta ngủ là thời điểm cơ thể sẽ tiết ít nước tiểu hơn và nước tiểu sẽ cô đặc hơn. Vậy nên, một người bình thường sẽ không phải thực dậy để đi tiểu trong khoảng 6-8 tiếng.

Nếu bạn phải thức dậy ít nhất 1 lần để đi tiểu vào buổi đêm trong một thời gian hãy cẩn thận bạn có thể đang mắc chứng tiểu đêm.

Tiểu són (tiểu không tự chủ)

tieu-son
Tiểu són thường gặp ở người mắc bàng quang kích thích

Bình thường cổ bàng quang luôn được đóng kín nhờ các cơ nâng đỡ bàng quang quanh cổ bàng quang. Khi có tín hiệu thần kinh chỉ đạo các cơ sẽ giãn ra, cổ bàng quang mở bàng quang có bóp đẩy nước tiểu ra niệu đạo và ra ngoài.

Tiểu són là tình trạng nước tiểu rỉ là một cách tự nhiên khi bàng quang bị kích thích mà bạn không kịp đi tiểu hoặc ngay cả khi bạn không có cảm giác mót tiểu. Lượng nước tiểu rỉ ra có thể chỉ là vài giọt hoặc có thể nhiều hơn khiến bạn ướt quần.

Biến chứng của bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích không phải là một căn bệnh đe doạ đến tính mạng, tùy nhiên với các triệu chứng đã nêu, nó gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bạn và có thể gây ra một vài biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn.

Gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

mat-ngu
Tiểu đêm gây mất ngủ rối loạn giấc ngủ

Việc phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu có thể làm cho bạn ngủ không ngon giấc, mất ngủ lâu dần có thể gây rối loạn giấc ngủ làm bạn mệt mỏi, kém tập trung, chất lượng công việc giảm.

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người già làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não và mắc các bệnh tim mạch.

Ngại giao tiếp, trầm cảm

Các triệu chứng của hội chứng bàng quang kích thích gây không ít các tình huống phiền toái, xấu hổ cho bạn.

Đi tiểu nhiều lần khiến bạn không ít lần phải tạm dừng công việc, đặc biệt khi có kèm theo tiểu són thì thực sự sẽ rất xấu hổ. Lâu dần có nhiều người rất ngại khi giao tiếp và tụ tập đông người trầm trọng hơn cả thể bị trầm cảm.

Nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu

hinh-thanh-soi
Nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu

Có rất nhiều người cho rằng chỉ cần uống ít nước có thể giảm được các triệu chứng của bệnh dẫn tới uống không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Điều này làm cho cơ thể tiết ít nước tiểu và nước tiểu bị cô đặc tăng nguy cơ tích tụ các chất cặn trong nước tiểu để hình thành sỏi, và khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Suy giảm sinh lý ở nam giới

Có nhiều nghiên cứu cho rằng nam giới mắc hội chứng bàng quang kích thích có thể bị suy giảm sinh lý do hệ thần kinh sinh dục của thể bị rối loạn.

Hội chứng bàng quang bị kích thích khi nào cần đến gặp bác sĩ

bac-si
Bàng quang kích thích khi nào cần đến bác sĩ để khám và điều trị?

Nhiều người cho rằng hội chứng bàng quang kích thích là bệnh của tuổi già và không thể điều trị khỏi bệnh làm cho tình trạng bệnh càng trầm trọng và điều trị không đem lại hiệu quả.

Hiện nay, hội chứng bàng quang kích thích nếu điều trị kịp thời hoàn toàn có khả năng điều trị khỏi hoặc có thể giảm đáng kể trình trạng bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc.

Vậy nên nếu bạn gặp các triệu chứng của hội chứng bàng quang kích thích trong khoảng 1 tuần liên tiếp hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm kịp thời.

Hội chứng bàng quang bị kích thích điều trị như thế nào?

Quá trình điều trị hội chứng bàng quang kích thích là cần sự kết hợp của thay đổi thói quen ăn uống rèn luyện và dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa.

Thay đổi thói quen ăn uống

khong-bia-ruou
Hạn chế bia rượu để cải thiện bàng quang kích thích

Thói quen ăn uống không hợp lý có thể làm làm các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.

Bạn không nên sử dụng các chất kích thích như bịa rượu hay các đồ uống có ga, trà xanh quá nhiều và thường xuyên.

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi và đồ ăn cay nóng cũng nên được hạn chế.

Điều này sẽ làm hạn chế bài tiết quá nhiều nước tiểu làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh.

Bàng quang kích thích uống nước thế nào mới đúng?

Rất nhiều người nghĩ uống ít nước sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bàng quang kích thích nên đã uống quá ít nước không đủ cũng cấp cho cơ thể khiến cơ thể thiếu nước, nước tiểu bị cô đặc tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.

uong-nuoc
Hội chứng bàng quang kích thích nên uống nước đúng cách

Giảm lượng nước uống chắc chắn là một giải pháp, lượng nước và cách uống nước như sau:

  • Bạn nên uống khoảng 1,5 lít nước/ ngày
  • Nên chia thành nhiều lần uống nước và nên uống thành các ngụm nhỏ, nuốt chậm.
  • Bạn cũng nên thay thế nước uống bằng các thực phẩm khác cung cấp nước như hoa quả, cảnh.
  • Không nên uống nước trước khi đi ngủ 3 tiếng.

Bằng cách đó bạn vừa có thể giảm các triệu chứng của bệnh và cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.

Luyện tập nhịn tiểu

Luyện tập nhịn tiểu là một phương pháp hữu ích giúp bạn tăng khả năng kiểm soát bàng quang giảm các tình huống xấu hổ do bệnh gây ra.

Bạn không nên đi tiểu mỗi khi bàng quang kích thích gây mót tiểu. Hai lần đi tiểu nên cách nhau khoảng 3 giờ. Viết nhật ký đi tiểu hàng ngày giúp bạn kiểm soát được thời gian đi tiểu và diễn biến các triệu chứng của bệnh.

yoga
Các bài tập giúp cải thiện tình trạng bàng quang kích thích

Tập bài tập cơ sàn chậu (kegel)

Đây là bài tập phổ biến và hữu ích với người mắc hội chứng bàng quang bị kích thích. Bài tập này có tác dụng tăng cường sức khoẻ của nhóm cơ sàn chậu cải thiện chức năng bàng quang.

Bài tập này gồm 3 bước đơn giản:

  • Bước 1: thả lỏng toàn thân
  • Bước 2: siết chặt các cơ trong trạng thái nhịn tiểu, giữ khoảng 10 giây
  • Bước 3: thả lỏng toàn thân. Lặp lại các bước 10 lần.

Bạn nên tập bài tập này ít nhất 3 lần một ngày vào buổi sáng, trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.

Dùng thuốc điều trị

thuoc
Thuốc điều trị hội chứng bàng quang bị kích thích

Hiện nay dùng các thuốc kháng muscarin để điều trị bàng quang kích thích rất phổ biến và có tác dụng hiệu quả như: darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin. Thuốc tác dụng qua cơ chế làm giảm sự co bóp của cơ bàng quang.

Ngoài các thuốc tây y các bài thuốc đông y chứa các thảo dược như cọ lùn, nấm linh chi, cao nữ lang,… cũng cho thấy có tác dụng tích cực trong điều trị bàng quang kích thích.

Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa bàng quang tăng hoạt

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu Đan

vuong-nieu-dan
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan an toàn và hiệu quả trong điều trị bàng quang kích thích

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu Đan hiện là sản phẩm được nhiều chuyên gia về bàng quang kích thích khuyên dùng do tác dụng tích cực và an toàn của Vương Niệu Đan đem lại.

Được nghiên cứu và điều chế từ các thảo dược quý như cọ lùn, cỏ đuôi chó, cao nữ lang, varuna, ô dược Vương Niệu Đan được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị bàng quang kích thích giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần thông qua các cơ chế:

  • Giảm co thắt, tăng độ giãn của bàng quang.
  • Tăng sức khoẻ cơ sàn chậu
  • Tăng chất lượng giấc ngủ

Chỉ sau 2 tuần sử dụng các triệu chứng đã được cải thiện đáng kể. Vương Niệu Đan thực sự là một giải pháp an toàn và hiệu quả dành cho người bị bàng quang tăng hoạt.

☛Xem đầy đủ: Review sản phẩm Vương Niệu Đan có tốt không?

Các biện pháp can thiệp và phẫu thuật

phau-thuat
Phẫu thuật hội chứng bàng quang kích thích

Tiêm onabotulinumtoxin A vào cơ bàng quang là một biện pháp can thiệp nhằm mục đích làm giảm đáp ứng của cơ bàng quang với kích thích có phục hồi, chỉ có tác dụng trong  một thời gian nhất định và phải thực hiện tiêm theo nhiều đợt.

Phương pháp phẫu thuật bàng quang kích thích gồm các phương pháp như: mở rộng bàng quang bằng đoạn ruột, cắt bỏ bàng quang. Đây là những phương pháp phẫu thuật nặng nề và nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh nên chỉ được chỉ định với những người mắc hội chứng bàng quang bị kích thích nặng nề không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Lời kết

Hội chứng bàng quang bị kích thích thực sự là một cơn ác mộng đối với cuộc sống của chúng ta. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích để vượt qua được cơ ác mộng này để sống vui sống khỏe hơn.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...