Tổng hợp các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là hội chứng mà rất nhiều người đang gặp phải hiện nay. Tình trạng này diễn ra khiến người bệnh không kiểm soát được các mức độ, số lần đi tiểu và gây ra các vấn đề đến rối loạn tiểu tiện như: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát… Dưới đây là một số bài tập chữa chứng bàng quang tăng hoạt giúp kiểm soát tốt được các triệu chứng trên, bạn đọc cùng tham khảo!

Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt không nên bỏ qua

Bàng quang tăng hoạt là hiện tượng bàng quang co bóp không đúng thời điểm khiến người bệnh thường có cảm giác mắc tiểu đột ngột, mỗi lần buồn tiểu cần phải đi tiểu ngay, có thể bị són tiểu nếu nhịn. Tuy không gây nguy hiểm nhưng hội chứng này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, gây trở ngại không nhỏ tới sinh hoạt, học tập. Người bệnh thậm chí bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là người trẻ tuổi.

Bàng quang tăng hoạt gây ra các triệu chứng gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, các triệu chứng này bao gồm như sau:

  • Tiểu nhiều lần: Người bệnh than phiền rằng phải đi tiểu nhiều lần trong ngày tính từ thời điểm ngủ dậy cho tới lúc đi ngủ. Thậm chí, nhiều người bệnh phải dậy vào ban đêm từ một lần trở lên để đi tiểu. Điều này không chỉ khiến người bệnh khó chị mà còn ảnh hưởng tới chất lượng của giấc ngủ.
  • Tiểu gấp: Người bệnh bất chợt có cảm giác muốn đi tiểu, không nhịn được tiểu và cần phải đi tiểu ngay.
  • Tiểu són: Hiện tượng són tiểu có thể xảy ra sau cảm giác tiểu gấp.
Tìm hiểu chi tiết về: Hội chứng bàng quang tăng hoạt

Các bài tập cho người mắc chứng bàng quang tăng hoạt

Phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt không dùng thuốc được rất nhiều người bệnh quan tâm vì những lợi ích mà nó mang lại. Dưới đây là một số bài tập cho người mắc chứng bàng quang tăng hoạt giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng.

Bài tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp

Đây là bài tập chữa bàng quang tăng hoạt khá hiệu quả. Như chúng ta đã biết, khi người bệnh mắc chứng bàng quang tăng hoạt thường có xu hướng vội vã vào ngay nhà vệ sinh khi có cảm giác mắc tiểu. Tuy nhiên, thói quen này làm tăng áp lực trong bụng, dễ gây kích thích bàng quang co bóp khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên trầm trọng.

Sau khi xác định lịch trình đi tiểu, bạn cần có biện pháp giữ nước tiểu càng lâu càng tốt trước khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, thời gian đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bạn cần có sự kiên trì sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Mỗi lần có cảm giác muốn đi vệ sinh, bạn hãy cố gắng nhịn thêm khoảng 5 phút. Theo thời gian, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn giúp bàng quang giữ được lượng nước tiểu lớn hơn. Mục đích của điều này làm kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh, tập luyện cho bàng quang căng ra một cách dễ dàng. Cũng phải mất tới vài tuần người bệnh mới đạt được mức đi tiểu 5 – 6 lần/ngày.

Một số những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn kìm nén cảm giác mắc tiểu hiệu quả như:

  • Ngồi xuống, hít thở sâu và thư giãn để làm xao nhãng cảm giác buồn tiểu.
  • Tập trung chơi ô sắp chữ, suy nghĩ về việc khác hoặc đếm từ 1 tới 100 để không chú ý tới cảm giác mắc tiểu.
  • Thực hiện co thắt cơ đáy chậu giúp ngăn chặn sự co thắt trong niệu đạo, tránh tình trạng nước tiểu đi xuống đầu niệu đạo làm kích thích cơ chóp bàng quang.

Bài tập chữa bàng quang tăng hoạt đi tiểu theo giờ

Tập đi tiểu theo giờ nhằm cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Người mắc chứng bàng quang tăng hoạt thường cố đi tiểu nhiều lần nhằm tránh tình trạng tiểu són. Tuy nhiên, họ không ý thức được rằng việc làm này khiến triệu chứng càng trở nên tồi tệ hơn. Để cải thiện các triệu chứng do bàng quang tăng hoạt gây ra, bạn có thể áp dụng bài tập đi tiểu theo giờ. Với bài tập này người bệnh cần viết và lên rõ kế hoạch đi tiểu theo giờ, kìm nén cảm giác đi tiểu nếu chưa tới thời gian quy định. Và khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 2 – 3 giờ, không nên có thói quen đi tiểu ngay khi có cảm giác khác lạ trong bàng quang.

Bạn cũng cần lưu ý, hãy lập kế hoạch thực linh hoạt, không nên quá cứng ngắc. Tùy thuộc vào dung tích của bàng quang, lượng nước uống mỗi ngày, tính chất công việc, nhiệt độ môi trường…để thực hiện.

Đầu tiên, bạn hãy tập kéo dài thời gian giữa hai lần đi tiểu bắt đầu là 30 phút. Sau đó, tăng dần lên tới 3 – 4 giờ.  Bạn cũng không nên quá lo lắng khi thất bại ở những lần tập đầu tiên. Bởi đây là phương pháp nhằm tăng cường sức khỏe bàng quang từ từ, nên cần sự kiên nhẫn và quyết tâm. Ngoài ra, để đánh lạc hướng cảm giác buồn tiểu, bạn có thể thực hiện các hoạt động yêu thích như chơi game, tán gẫu với bạn bè, hít thở sâu hay thư giãn…

☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân gây bàng quang kích thích

Bài tập đi tiểu kép giúp cải thiện bàng quang tăng hoạt

Nội dung cụ thể của bài tập chính là đi tiểu 2 lần trong thời gian ngắn. Sau khi đã đi tiểu, hãy chờ thêm khoảng 20 – 30 giây sau đó nghiêng người về phía trước và cố gắng đi tiểu một lần nữa. Việc làm này khá đơn giản nhưng giúp làm trống bàng quang hoàn toàn, hỗ trợ điều trị chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả.

Chữa chứng bàng quang tăng hoạt với bài tập Kegels

Bài tập Kegels hay còn gọi là bài tập cơ sàn chậu. Trong đó, cơ sàn chậu (còn được gọi là Kegel) là nhóm cơ hỗ trợ bàng quang, tử cung, trực tràng và ruột non. Cơ sàn chậu có nhiệm vụ giữ nước tiểu trong bàng quang không rò rỉ ra bên ngoài. Với những người có cơ sàn chậu yếu thường bị són tiểu, tiểu không tự chủ, không kiểm soát được dòng chảy của nước tiểu.

Kết hợp các bài tập Kegels có tác dụng tăng cường hỗ trợ các cơ sàn chậu, cải thiện các vấn đề liên quan đến cơ sàn chậu như tiểu tiện không tự chủ, tiểu són, tiểu gấp…Tuy nhiên, điều khó khăn nhất để thực hiện bài tập này chính là xác định được vị trí nhóm cơ này nằm ở đâu. Bởi nếu tập luyện với nhóm cơ khác không những tình trạng bệnh không thuyên giảm mà còn nặng hơn.

Thực hiện xác định nhóm cơ này bằng cách: Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đi tiểu, có người gõ cửa khiến bạn phải ngừng lại việc này. Và nhóm cơ thực hiện hành động này chính là nhóm cơ sàn chậu. Bạn hãy cảm nhận nó một cách chính xác trước khi thực hiện nhé. Bạn cũng có thể tưởng tượng như đang có nhu cầu đi đại tiện mà phải nín lại.

Nếu trường hợp bạn không tìm được nhóm cơ này thì nên nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu. Không nên tự ý tập luyện có thể làm gia tăng áp lực lên bàng quang khiến triệu chứng bàng quang tăng hoạt càng tồi tệ hơn. Sau bước xác định nhóm cơ này, bạn hãy tiến hành tập luyện theo các bước sau đây:

  • Giữ (hoặc bóp) cơ sàn chậu trong thời gian 3 giây, sau đó hãy thư giãn 3 giây. Cần đảm bảo không thắt chặt dạ dày hoặc cơ đùi của bạn. Trong lần thử đầu tiên cũng có thể bạn không thực hiện kéo dài được 3 giây nhưng cũng đừng quá lo lắng.
  • Sau đó, tiếp tục thực hiện các bài nâng cao hơn, hãy giữ trong thời gian 5 giây.
  • Toàn bộ quá trình hãy tập 15 lần một phiên. Bạn hãy tập mỗi ngày theo lịch trình định kỳ.Sau khi đã tiến bộ, bạn có thể tăng lên 3 phiên một ngày. Mỗi lần tăng thời gian giữ của bạn thêm 1 giây cho tới khi co bóp trong 10 giây cho bài tập Kegels.

Chị em phụ nữ có thể kết hợp các quả bóng Kegel, những quả bóng nhỏ mà bạn chèn vào âm đạo để tập thể dục cho cơ sàn chậu

☛ Tham khảo thêm tại: Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Bài tập chữa chứng bàng quang tăng hoạt cơ sàn chậu khác

Bên cạnh bài tập Kegels, còn có một số bài tập khác tác dụng vào các cơ sàn chậu. Sau đây là 2 bài tập cơ sàn chậu khác bạn có thể thực hiện.

Bài tập các cơ co thắt ngắn: Mục đích nhằm tạo các cơ co giật nhanh ở sàn chậu. Thay vì phải tập trung vào giữ các cơ co, bạn cần siết cơ càng nhanh càng tốt và sau đó giải phóng cơ. Để thực hiện, bạn làm theo các bước:

  • Hít vào thật sâu rồi thở ra cùng với siết chặt các cơ sàn chậu càng nhanh càng tốt.
  • Hít vào và giải phóng các cơ sàn chậu.
  • Lặp lại bài tập 10 lần và hoàn thành tổng cộng 3 bộ.
  • Bạn nên đặt mục tiêu hoàn thành các bài tập 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt.

Bài tập co thắt dài: Nhằm giúp người bệnh đạt được mục tiêu cơn co thắt sàn chậu kéo dài 10 giây. Để thực hiện bạn làm như sau:

  • Siết chặt các cơ sàn chậu và giữ càng lâu càng tốt.
  • Bắt đầu có thể chỉ 3 giây sau đó tăng dần lên.
  • Tập 10 lần (1 bộ) và lặp đi lặp lại 3 bộ.

Hãy tập các cơ co thắt ngắn và dài luân phiên nhau trong thời gian tương đương. Bạn có thể mất từ 3 – 6 tháng mới thấy sự khác biệt rõ rệt. Sau khi đã thực hiện thành thạo, hãy thực hiện ở các tư thế khác nhau như khi ngồi, nằm hay bất cứ trong hoàn cảnh nào.

Chữa bàng quang tăng hoạt với bài tập Yoga

Theo các nhà nghiên cứu, thực hiện một số tư thế yoga có thể giúp giảm tỷ lệ tiểu không kiểm soát hiệu quả. Dưới đây là một số tư thế yoga giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Tư thế ngồi xổm:

Tư thế ngồi xổm có tác dụng giúp kéo dài cơ sàn chậu, buộc cơ này co giãn đàn hồi tốt hơn. Cách thực hiện như sau:

  • Thực hiện ở tư thế squat, mở rộng hai chân, mũi bàn chân hướng ra ngoài, gót chân xoay vào trong đồng thời đầu gối gập vuông góc.
  • Bước tiếp theo, đùi mở rộng, khuỷu tay ấn vào lòng trong đùi đồng thời hai lòng bàn tay khép lại đặt ở trước ngực.
  • Giãn cột sống lưng, di chuyển xương cụt hướng xuống sàn nhà và nâng dần đỉnh đầu lên phía trên trần nhà.
  • Thở sâu, giữ tư thế trong 30 giây – 1 phút.
  • HÍt thở trong khi bạn thẳng đầu gối và đứng.

Tư thế góc cố định nằm ngửa:

Tư thế này thực hiện tập trung vào vùng háng và vùng chậu, có tác dụng trực tiếp lên bắp đùi cũng như vùng hông. Người bệnh có thể cảm nhận và sử dụng cơ sàn chậu nhiều hơn so với trước. Các bước thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa, đầu gối uốn cong và co hai chân lại.
  • Hít thở sâu, tách 2 đầu gối và hạ đầu gối xuống sát thảm, lòng bàn chân úp vào nhau. Ép hai đầu gối xuống.
  • Hít sâu, nâng 2 đầu gối lên và dần trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.

Thay đổi chế độ ăn và lối sống cải thiện bàng quang tăng hoạt

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Sau đây là một số chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp bạn kiểm soát chứng bệnh tốt hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Xây dựng lại chế độ ăn uống hàng ngày cho phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn cũng là một cách điều trị bàng quang tăng hoạt và kiểm soát tốt các biểu hiện của bệnh. Dưới đây là những thực phẩm nên tránh vì chúng gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh.

  • Thực phẩm giàu tính axit: Các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, cà chua…được coi là thực phẩm giàu tính axit khiến bàng quang dễ tăng hoạt hơn. Để giải quyết tình trạng này, hãy ăn các loại quả ít tính axit hơn như lê, việt quất. Chúng không những cung cấp hàm lượng cao chất chống oxy hóa mà giúp cải thiện tình trạng tăng hoạt của bàng quang.
  • Chất làm ngọt nhân tạo: Chúng xuất hiện trong đồ uống cũng như nhiều loại thực phẩm khác. Bạn cần hạn chế những thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo nếu không muốn các triệu chứng bàng quang tăng hoạt tồi tệ hơn.
  • Đồ ăn mặn: như thực phẩm chế biến sẵn, khoai tây chiên…có thể làm cơ thể giữ nước, khiến bạn có cảm giác khát và uống nhiều nước hơn từ đó gây kích ứng bàng quang tăng hoạt.

Kiểm soát chất lỏng tiêu thụ

Bạn cần chú ý tới lượng nước dung nạp vào cơ thể mỗi ngày nhằm tránh tạo thêm áp lực cho bàng quang. Tuy nhiên, không nên để cơ thể bị mất nước. Nước rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, tuy nhiên với trường hợp bàng quang tăng hoạt bạn nên giảm lượng nước uống mỗi ngày xuống 1/4 so với trước giúp bạn giảm tình trạng tiểu gấp hoặc tiểu đêm.

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn kiểm soát được lượng nước hấp thu:

  • Chia đều lượng nước uống trong ngày ra nhiều lần, uống một ít nước vào giữa các bữa ăn.
  • Không nên uống quá nhiều nước, trừ trường hợp vừa tập thể dục.
  • Uống nước thành từng ngụm nhỏ.
  • Bạn có thể bổ sung nước từ các nguồn khác như rau củ, trái cây, canh.
  • Hạn chế uống cà phê, trà, nước ngọt có ga bởi chúng có thể khiến tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.

Hạn chế đồ uống có ga, cà phê…vì chúng khiến bàng quang tăng hoạt trầm trọng hơn.

Thay đổi lối sống

Nhằm kiểm soát các dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt hiệu quả, bạn hãy từ bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt như:

  • Bỏ hút thuốc lá vì hút thuốc gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan nội tạng từ tim, gan, thận cho tới bàng quang…
  • Không uống bia rượu.
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán.
  • Giữ trọng lượng ở mức vừa phải vì béo phì gây áp lực lên bàng quang và các cơ quan tiết niệu khiến bệnh càng nặng hơn. Hãy áp dụng chế độ ăn kiêng phù hợp để giảm cân.

Vương Niệu Đan – Giải pháp hiệu quả cho người mắc chứng bàng quang tăng hoạt

Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:

  1. Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang. Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
  2. Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu. Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
  3. Cải thiện giấc ngủ. Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.

Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém như bàng quang tăng hoạt.

Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...