Những nguyên nhân gây viêm bàng quang thường gặp

Biến chứng của viêm bàng quang để lại rất nghiêm trọng nếu không điều trị sớm và đúng cách. Tìm ra nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng giúp điều trị mang lại hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến gây viêm bàng quang và phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân bệnh viêm bàng quang

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm bàng quang, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây bệnh:

Do nhiễm vi khuẩn

Phần lớn các trường hợp mắc viêm bàng quang do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trong đường thông tiểu, qua niệu đạo và bắt đầu sinh trưởng, phát triển tại đó. Đa số các trường hợp viêm bàng quang ở nữ giới là do vi khuẩn có tên Escherichia coli (E. coli) gây ra. Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác gây viêm bàng quang như Chlamydia, Mycoplasma, Proteus, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis, tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh.

Vi khuẩn E.Coli.

Một số nguyên nhân khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn thường do:

Thói quen thường xuyên nhịn tiểu, không uống đủ nước mỗi ngày: Điều này khiến các vi khuẩn có hại tích tụ lâu ngày bên trong đường tiểu có cơ hội sinh sôi, gây viêm nhiễm khiến bạn mắc bệnh.

Vệ sinh cơ quan sinh dục không đúng cách: Các bước vệ sinh vùng kín không đúng cách vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp, thụt rửa quá sâu, dùng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào vùng kín…tạo cơ hội cho các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.

Quan hệ tình dục bừa bãi: Những người có đời sống tình dục phức tạp, quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, quan hệ tình dục thô bạo…thường dễ mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa…Nếu các bệnh lý này không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công các vị trí khác, gây viêm trong đó có cả khu vực bàng quang.

Hệ thống miễn dịch bị suy giảm: Những người đang trong quá trình điều trị bệnh lý nguy hiểm như ung thư, sùi mào gà, giang mai…hệ miễn dịch thường bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Đây là cơ hội thuận lợi để các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây viêm nhiễm ngược dòng trong đó có bệnh viêm bàng quang.

Không do nhiễm trùng

Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới viêm bàng quang, cụ thể:

Viêm bàng quang kẽ: Được biết đến là tình trạng viêm mạn tính, hay còn gọi là hội chứng đau bàng quang. Cho tới nay nguyên nhân gây viêm bàng quang kẽ vẫn chưa được biết, xảy ra phần lớn ở đối tượng nữ giới và rất khó được chẩn đoán cũng như điều trị.

Do thuốc: Các loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide cũng có thể gây viêm bàng quang.

Do bức xạ: Điều trị bằng tia phóng xạ, đặc biệt ở vùng xương chậu có thể gây ra phản ứng viêm tại bàng quang.

Do chất hóa học: Một số người bị mẫn cảm với các hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh như sữa tắm, xà phòng ngâm bồn tắm, dung dịch vệ sinh phụ nữ…có thể bị dị ứng và dẫn tới viêm trong bàng quang.

Các vấn đề sức khỏe khác: Viêm bàng quang cũng có khả năng là biến chứng từ một bệnh lý khác như sỏi thận, đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương tủy sống…

Viêm bàng quang nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mạn tính. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị về sau và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chức năng sinh sản và tình dục của người bệnh.

Thông tin tham khảo: Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang

Đối tượng nguy cơ mắc viêm bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh lý phổ biến, thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Có tới hơn 50% phụ nữ bị mắc ít nhất 1 lần trong đời. Khi đã mắc bệnh thì nguy cơ tái phát hoặc tái nhiễm rất cao. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nam giới có nguy cơ mắc viêm bàng quang gia tăng theo độ tuổi.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm bàng quang, bao gồm:

  • Giới tính: Viêm bàng quang xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
  • Bất động lâu ngày.
  • Có quan hệ tình dục không an toàn.
  • Đang trong thời kỳ mang thai, mãn kinh.
  • Có sỏi trong đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt.
  • Hệ miễn dịch suy yếu do bệnh lý như đái tháo đường, HIV… hay đang điều trị ung thư.
  • Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài.
  • Vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm.

Thông tin xem thêm: Tại sao phụ nữ dễ mắc viêm bàng quang?

Hướng dẫn điều trị viêm bàng quang

Điều trị viêm bàng quang phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh như sau:

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn

Lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn là kháng sinh. Những loại thuốc được dùng nhiều nhất để điều trị bao gồm: amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim.

  • Đối với người nhiễm bệnh lần đầu: Người bệnh cần sử dụng kháng sinh từ 3 ngày – 1 tuần cho dù các triệu chứng của bệnh có được cải thiện đáng kể trong vòng 1 ngày.
  • Đối với người bệnh bị nhiễm trùng tái phát: Người bệnh cần sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn, từ 15 – 20 ngày.
  • Bệnh viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: Những trường hợp này khá phức tạp bởi các vi khuẩn ở bệnh viện đa số kháng thuốc.
  • Đối với phụ nữ đã mãn kinh: Có thể phải dùng thêm các loại thuốc estrogen dạng kem.

Điều trị viêm bàng quang gây ra bởi nguyên nhân khác

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có biện pháp điều trị khác nhau, cụ thể:

Viêm bàng quang do hóa chất: Cần tránh sử dụng các hóa chất gây viêm bàng quang để giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Viêm bàng quang do xạ trị hoặc dùng thuốc: Người bệnh có thể dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng hoặc bổ sung nhiều nước hơn để đào thải các chất gây kích thích bàng quang.

Do biến chứng của bệnh lý khác: Cần điều trị bệnh nền, tăng sức đề kháng và tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Điều trị hỗ trợ

  • Chườm nóng: Dùng khăn ấm hay túi chườm nóng chườm vào vùng bụng nhằm giảm cảm giác căng tức hoặc đau bàng quang.
  • Uống nhiều nước: Đào thải vi khuẩn cũng như các yếu tố gây bệnh ra khỏi cơ thể.
  • Tránh uống cà phê, rượu bia, trà, nước cam chanh và các loại thức ăn cay nóng bởi những thực phẩm này có thể gây kích thích bàng quang gây cảm giác khó chịu hơn.
  • Tránh các loại đồ ăn, thức uống có chứa chất ngọt nhân tạo như nước soda, bánh kẹo làm từ đường hóa học…
  • Bổ sung những thực phẩm có lợi cho người bệnh như tỏi, rau cần tây, các loại trái cây lợi tiểu (nho, dưa hấu, dưa lê…), các loại cá (chứa nguồn protein có lợi giúp axit hóa nước tiểu, giảm triệu chứng của bệnh)…

Hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.

Tìm hiểu thêm: Viêm bàng quang có nên uống nước dừa?

Biện pháp phòng tránh viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, để tránh gặp phải bệnh lý này mỗi người nên chủ động thực hiện phòng tránh bằng các biện pháp như sau:

Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp lên bàng quang. Nhằm hạn chế nguy cơ mắc viêm bàng quang, hãy tự giác bỏ thói quen xấu này nhé.

Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày bởi theo các nhà khoa học khi bổ sung đủ nước giúp loại bỏ 25% nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang. Nước giúp lọc bỏ chất độc hại trong cơ thể và thải ra ngoài theo đường tiểu, ngăn chặn bệnh về đường tiết niệu và các bệnh lý liên quan tới hội chứng IC.

Thận trọng khi sử dụng nguồn nước: Nếu nước có màu bất thường, có lắng cặn ở đáy chậu, có mùi cũng như nhiễm hóa chất…cần cẩn trọng khi sử dụng. Chủ động làm xét nghiệm và lựa chọn nguồn nước sạch thay thế để tránh mắc bệnh về đường niệu.

Duy trì tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng: Nếu thường xuyên căng thẳng khiến các dây thần kinh vùng chậu phát sai tín hiệu khiến bàng quang co bóp ngay khi chưa đầy. Do đó, hãy thư giãn, sống tích cực và giải tỏa stress để tránh gây áp lực cho bàng quang.

Tăng cường thể dục, thể thao: Thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bài tập hít thở… nhằm tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nói chung, viêm bàng quang nói riêng.

Vệ sinh vùng kín đúng cách: Vi khuẩn có thể đi ngược từ âm đạo lên ống niệu đạo và tới bàng quang gây viêm. Do đó, khi đi vệ sinh bạn nên lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn ngược dòng gây bệnh.

Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết giúp bạn phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở bàng quang, kịp thời phát hiện khi có bị viêm nhiễm.

Viêm bàng quang tuy không trực tiếp cướp đi tính mạng nhưng có thể dẫn tới các vấn đề bệnh lý nguy hiểm hơn như suy thận, nhiễm trùng thận. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường liên quan tới bàng quang hãy chủ động thăm khám sức khỏe để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...