Buồn đi tiểu liên tục có phải dấu hiệu sắp sinh?

Thời điểm chào đón thiên thần nhỏ bé ra đời chính là điều hạnh phúc nhất mà cha mẹ mong chờ. Và vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng bởi họ không biết thời điểm sắp sinh khi nào để chuẩn bị sẵn tâm lý lên bàn đẻ. Có nhiều chị em thắc mắc: “Liệu buồn tiểu liên tục có phải dấu hiệu sắp sinh không?”. Cùng giải đáp câu hỏi này qua những thông tin chia sẻ ngay sau đây nhé.

Buồn đi tiểu liên tục có phải dấu hiệu sắp sinh?

Theo quan niệm, sau quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là sẽ tới ngày sinh nở. Tuy nhiên, thực tế việc sinh nở rất khó theo kế hoạch. Có thể sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh đã định. Mẹ bầu có thể tham khảo một số dấu hiệu sắp sinh để chuẩn bị tâm lý cho giai đoạn “vượt cạn”.

Trong đó, buồn tiểu liên tục là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Trong tháng cuối của thai kỳ, em bé bắt đầu di chuyển xuống tiểu khung, chèn ép vào các tạng xung quanh đó, đặc biệt là bàng quang. Và mẹ bầu sẽ cảm thấy vùng bụng dưới của mình trở nên nặng nề hơn, trong khi phần bụng trên lại có cảm giác “trống rỗng”. Khi thai nhi đã lọt tới khung chậu gây kích thích bàng quang rất lớn tạo cảm giác đi tiểu thường xuyên, kích thích vào trực tràng ở phía sau tạo cảm giác muốn đi cầu.

Buồn tiểu liên tục rất có thể là dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần lưu ý. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sinh lý khác cũng có thể khiến thai phụ buồn tiểu liên tục như:

  • Uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác.
  • Tăng cân nhiều gây áp lực lớn lên bàng quang.
  • Sử dụng quá nhiều caffein.
  • Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng loại bỏ nước ra khỏi cơ thể.

☛ Tham khảo thêm tại: Cảm giác buồn đi tiểu liên tục là gì?

Buồn tiểu liên tục khi nào bất thường?

Không phải trường hợp nào có dấu hiệu “buồn tiểu liên tục” cũng cảnh báo bạn sắp tới thời điểm “vượt cạn”. Có một số trường hợp đi kèm với các dấu hiệu bệnh lý sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi mà bạn không nên chủ quan.

Nhiễm trùng đường tiểu (UTI):

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu – bàng quang và niệu đạo.

Buồn đi tiểu liên tục kèm một số dấu hiệu sau đây rất có thể mẹ bầu đang gặp phải vấn đề về nhiễm trùng tiểu:

  • Có cảm giác đau rát khi đi tiểu.
  • Màu nước tiểu đục hoặc có thể có máu trong nước tiểu.
  • Có cảm giác muốn đi tiểu mạnh mẽ nhưng sau đó chỉ nhỏ vài giọt.
  • Nước tiểu có mùi hôi và đục.

Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu kể trên và nghi ngời mình mắc phải tình trạng trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị sớm.

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ):

Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình mang thai, phổ biến hơn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Ở một số thai phụ, tiểu đường thai kỳ xảy ra khi lượng hormone thay đổi khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu một cách hiệu quả dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần là một trong những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu có các triệu chứng khác như mệt mỏi, khát nước nhiều, mắt bị kém đi, tầm nhìn giảm… Đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Do đó, để biết chắc chắn có bị tiểu đường hay không mẹ bầu cần phải đi làm xét nghiệm ở các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và thay đổi lối sống để có một thai kỳ khỏe mạnh.

☛ Tham khảo thêm tại: Buồn đi tiểu liên tục có nguy hiểm không?

Một số dấu hiệu báo sắp sinh mẹ nên biết

Bên cạnh dấu hiệu buồn tiểu liên tục, một số “cảnh báo” sau đây giúp mẹ bầu nhận biết thời điểm “vượt cạn” sắp tới để có thời gian chuẩn bị cho quá trình này diễn ra thật thuận lợi.

Cơn gò tử cung:

Đây là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà thai phụ thường gặp nhất. Các cơn co thắt thường diễn ra vào cuối thai kỳ với cường độ và tần suất tăng dần. Lúc này, thai phụ sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn và không giảm mặc dù đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn gò thật sự diễn ra liên tục và đều đặn hơn, cứ khoảng 5 – 10 phút sẽ xuất hiện cơn gò kéo dài từ 30 – 60 giây, sau đó tăng dần lên 2 – 3 phút có 1 cơn. Do đó, không quá khó để thai phụ phân biệt được giữa co thắt sinh lý và co thắt chuyển dạ.

Sa bụng dưới

Cuối thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khu vực xương chậu của người mẹ nhằm dễ dàng đi qua âm đạo lúc sinh nở. Hiện tượng này thông thường xảy ra vài tuần thậm chí vài giờ trước khi chuyển dạ thực sự diễn ra. Đối với các mẹ sinh con lần đầu sẽ nhận ra điều này hơn. Vì vậy, đây là dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần chính xác và thường gặp nhất. Đối với các mẹ sinh con từ lần 2 trở lên, dấu hiệu này có thể gặp hoặc không gặp bởi thai nhi lọt xuống tiểu khung chỉ xảy ra khi bạn bước vào chuyển dạ thực sự.

Đau lưng hoặc đau trằn bụng dưới:

Do nội tiết tố thai kỳ khiến cho các khớp ở vùng chậu giãn, các dây chằng mềm hơn để cho các đường kính khung chậu của mẹ rông ra. Từ đó, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn nhằm giúp khung xương chậu mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của em bé qua ngã âm đạo. Dấu hiệu này khá rõ rệt khi mẹ di chuyển nhiều thì đau trằn bụng và ngồi lâu cảm thấy đau lưng.

Ra nhớt hồng âm đạo:

Nút nhầy cổ tử cung là một tổ hợp những chất thải đặc sệt có tác dụng đóng chặt cổ tử cung trong thời gian mang bầu nhằm ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập. Khi có dấu hiệu sắp sinh, dưới tác dụng của cơn gò tử cung, nút nhầy được thoát ra, hòa lẫn với ít máu bởi sự mỡ một số mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng.

Nếu nút nhầy vẫn còn nguyên, thì dịch âm đạo vẫn có những thay đổi khác thường để cảnh báo cho mẹ bầu quá trình chuyển dạ sắp tới. Phổ biến, bạn sẽ thấy dịch trở nên nhiều nước, dính và đặc hơn.

Vỡ ối:

Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bà bầu đang bắt đầu chuyển dạ và sắp sinh em bé. Thai nhi phát triển trong túi ối, khi túi ối vỡ nghĩa là em bé đã chuẩn bị chào đời. Tùy tình trạng thai kỳ mà lượng nước ối có thể chảy nhiều hay ít, chảy nhỏ giọt hay thành dòng. Ở những mẹ bầu đã đủ 37 tuần thai kỳ trở lên, việc sinh nở sẽ diễn ra trong thời gian từ 12 – 24 giờ. Tuy nhiên, nếu mẹ vỡ ối mà vẫn không thể sinh thường, các bác sĩ thường can thiệp bằng phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Thai phụ cần thận trọng khi vỡ ối non trước tuần 37 của thai kỳ.

Cổ tử cung giãn nở:

Vào thời gian cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sanh bằng cách giãn nở, mỏng dần đi trước khi mẹ bầu chuyển dạ để cho trẻ chào đời. Khi khám thai định kỳ, các bác sĩ có thể đánh giá, theo dõi độ xóa mở của cổ tử cung thông qua thăm khám âm đạo.

Cần lưu ý, tốc độ xóa mở cổ tử cung của mỗi thai phụ sẽ khác nhau. Trung bình cổ tử cung phải mở đến 10cm mới được xem là thuận lợi cho cuộc sinh nở.

Làm sao để khắc phục buồn tiểu liên tục ở bà bầu?

Nếu “Buồn tiểu liên tục là dấu hiệu của sắp sinh” thì bạn không nên quá lo lắng. Điều cần làm lúc này là bạn cần chuẩn bị tâm lý, vật dụng, giấy tờ cần thiết để chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” sắp tới. Bên cạnh đó, để cải thiện chứng buồn tiểu liên tục bạn nên:

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Một chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm tươi ngon tốt cho sức khỏe là ưu tiên hàng đầu của các mẹ bầu trong thời gian này. Đồng thời, nên hạn chế các loại đồ ăn quá ngọt. Buồn tiểu nhiều nên nhiều mẹ bầu có xu hướng uống ít nước hoặc nhịn tiểu. Tuy nhiên, thói quen này không hề tốt. Thay vào đó, mẹ hãy cố gắng bổ sung nước trong ngày, hạn chế uống nhiều nước buổi tối để đỡ phải đi tiểu nhiều lần.

Bổ sung dinh dưỡng tự nhiên từ các loại rau củ quả. Mỗi khi buồn miệng, bạn hãy nhấp nháp chút trái cây hoặc các loại đồ ăn vào các bữa phụ để bổ sung dưỡng chất tốt cho cơ thể mà không bị đói.

Tập luyện

Các bài tập nhẹ nhàng trong thai kỳ có thể giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai hơn, đỡ trì trệ và đặc biệt giúp nâng đỡ cơ bàng quang, ruột dưới và niệu đạo. Bên cạnh đó, cũng giúp hỗ trợ cơ sàn chậu của mẹ khỏe khoắn hơn, hạn chế đi tiểu nhiều.

Làm sạch bàng quang

Mỗi lần đi vệ sinh mẹ bầu hãy nhớ, cúi người về phía trước để ép hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Điều này nhằm mục đích hạn chế được việc nhanh buồn tiểu hơn.

Vận động nhẹ nhàng

Trọng lượng của em bé ngày càng tăng trong bụng mẹ nên mẹ bầu dễ mệt mỏi và ít vận động để đỡ tốn sức. Nhưng thay vào đó, mẹ hãy đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi một để tránh phù nề nhiều, hạn chế gia tăng tĩnh mạch.

Giảm co bóp bàng quang

Khi mẹ tiêu thụ các loại đồ ăn chứa nhiều dần mỡ, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích khiến bàng quang co bóp nhiều hơn. Vì vậy, hạn chế các loại thực phẩm này sẽ giúp thai phụ bớt buồn đi tiểu hơn.

Tâm lý thoải mái

Stress có thể khiến tình trạng buồn tiểu liên tục của mẹ bầu càng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ hãy giữ một tâm lý vui vẻ, thoải mái nhằm hạn chế tiểu nhiều, đồng thời giữ sức khỏe để chuẩn bị chào đón thành viên của gia đình nhé.

☛ Tham khảo thêm tại: Top 6 cây thuốc nam chữa mắc tiểu liên tục

Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên làm gì?

Thực tế, có nhiều trường hợp ngày dự sinh chỉ là dự kiến và không đúng với ngày sinh. Do đó, khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh em bé, chị em cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng và thực hiện các điều sau đây:

Cần khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi, biết chính xác đã tới thời điểm nhập viện hay chưa. Khi đó, bạn cũng sẽ được các bác sĩ và nữ hộ sinh hướng dẫn chuẩn bị những vật dụng và giấy tờ mang theo.

Tập làm quen với cơn đau: Mọi cơn gò chuyển dạ đều khiến thai phụ cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, cơn gò chuyển dạ là một phần tích cực phải có, bởi sau mỗi cơn co thắt là thời điểm mà em bé sắp chào đời.

Bên cạnh việc nhận biết các dấu hiệu sắp sinh, mẹ bầu cần có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng sinh cho mẹ và bé cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ và các giấy tờ cần thiết.

Nên nghỉ ngơi và không làm việc nhiều ở thời điểm sắp sinh, làm việc nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn và đi bộ. Không nên thức khuya, hạn chế ngồi lâu trước màn hình tivi, máy tính, tránh xem các phim bạo lực, phim tình cảm có tính chất gây buồn phiền…

Cần theo dõi cử động thai, mỗi 2 giờ thai nhi sẽ máy và cử động đạp tay chân làm mẹ có cảm giác bé vận động một lần. Trung bình một ngày thai nhi cử động ít nhất 5 lần. Khi cảm giác của mẹ thấy thai nhi cử động ít hơn hoặc không cử động, mẹ cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất hoặc bệnh viện sản khoa để bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bé yêu.

“Buồn tiểu liên tục là một trong những dấu hiệu chuyển dạ” mà mẹ bầu cần lưu ý. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức về dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh để có tâm lý thoải mái nhất trong những ngày cuối của thai kỳ. Hãy gọi tới số hotline 1800.1297 nếu có bất cứ thắc mắc nào về dấu hiệu đi tiểu nhiều nhé. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...