Tiểu rắt ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Tiểu rắt, tiểu són là một rối loạn phổ biến ở trẻ em. Tình trạng này đặc biệt gây nên nhiều ảnh hưởng cho cả đứa trẻ và cha mẹ. Cùng đọc bài viết này để tìm hiểu về chứng đi tiểu rắt của trẻ nhỏ và cách khắc phục.

Tiểu rắt ở trẻ em

Tiểu rắt ở trẻ em

Tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày thường được coi là một loại rối loạn tiểu tiện. Các triệu chứng này gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới những sinh hoạt hàng ngày của trẻ và cả gia đình.

Các bé thường ở trạng thái cấp bách, lúc nào cũng muốn đi tiểu dù không có bất kỳ nhu cầu thể chất nào. Mỗi lần đi tiểu, chỉ có một lượng nhỏ nước tiểu được thải ra bên ngoài. Bọn trẻ có thể sẽ không kịp vào nhà vệ sinh trước khi nước tiểu bắt đầu chảy.

Theo một số các nghiên cứu quy mô lớn gần đây, tỷ lệ đi tiểu rắt ở trẻ từ 5-12 tuổi trung bình khoảng 15%, trong đó các bé trai gặp phải tình trạng này nhiều hơn các bé nữ.

Đối với các bé dưới 5 tuổi mà có triệu chứng đi tiểu nhiều lần, nó không được coi là một trong những triệu chứng tiểu rắt ở trẻ em. Bởi ở độ tuổi này, dung tích bàng quang của trẻ vẫn còn nhỏ, hơn nữa hệ thần kinh cũng chưa được phát triển hết. Do vậy, việc đi tiểu nhiều của trẻ ở độ tuổi này được coi là một điều bình thường.

Tiểu rắt ở trẻ em là gì?
Tiểu rắt ở trẻ em là gì?

Dấu hiệu của tiểu rắt ở trẻ em là gì?

Với trẻ bình thường, tần suất đi vệ sinh của trẻ thường nằm trong khoảng 2 giờ/ lần. Đôi khi, trẻ có thể đi tiểu thường xuyên hơn trong trường hợp uống nhiều nước hoặc trong thời tiết lạnh.

Ở trẻ em có dấu hiệu của tiểu rắt, bàng quang bị kích thích dẫn tới trẻ muốn đi tiểu nhiều hơn mặc dù bàng quang chưa đầy. Một số dấu hiệu và triệu chứng của trẻ tiểu rắt thường gặp như:

  • Trẻ có thể đi tiểu mỗi 5-10 phút/ lần, tần suất có thể là 3 – 4 lần một giờ, hoặc lên tới 30 – 40 lần một ngày. Triệu chứng này xuất hiện ngay cả khi trẻ không uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Trẻ có thể không bị đau bụng, hạ sườn hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu.
  • Trẻ có thể đi tiểu đêm nhưng tần suất sẽ ít hơn so với ban ngày. Tiểu đêm được hiểu là tình trạng trẻ phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
  • Mỗi lần đi vệ sinh trẻ chỉ tiểu được một lượng nhỏ nước tiểu.
  • Ở trẻ không có dấu hiệu của đa niệu hoặc nhiễm trùng.

Điều gì gây ra tiểu rắt ở trẻ em?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng tiểu rắt ở trẻ. Thông thường các yếu tố vật lý bên ngoài không ảnh hưởng đến tình trạng này. Khi phát hiện trẻ bị tiểu rắt, phụ huynh cần có các phương hướng điều trị sớm. Nguyên nhân gây tiểu rắt của trẻ có thể đến từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Một số nguyên nhân sinh lý gây ra tiểu rắt ở trẻ thường gặp như:

➤Trẻ có những vấn đề tâm lý, lo lắng trong đời sống. Các chuyên gia cho rằng việc trẻ bị tiểu rắt liên quan rất nhiều tới yếu tố cảm xúc của trẻ. Trong một số trường hợp, những căng thẳng hoặc vấn đề từ trường học, gia đình và bạn bè có thể là những yếu tố ảnh hưởng tới trẻ.

➤Cuộc sống của trẻ có sự xáo trộn, trẻ phải chuyển nhà, gia đình có thêm thành viên hay là gặp gỡ những người bạn mới…

➤Chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý: trẻ uống nhiều đồ uống có gas hoặc cafein, sữa..

Với những nguyên nhân về sinh lý, nếu có thể xác định và giải quyết các vấn đề, tình trạng tiểu rắt ở trẻ sẽ biến mất sau 2 – 3 tuần không cần điều trị.

Nguyên nhân gây tiểu rắt ở trẻ
Việc đi tiểu rắt có thể có liên quan nhiều đến yếu tố tâm lý của trẻ

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu hiện tượng tiểu rắt của trẻ kéo dài kèm theo một số hiện tượng như chán ăn, mệt mỏi, tiểu ra máu, quấy khóc… thì rất có thể việc trẻ đi tiểu rắt xuất phát từ một nguyên nhân bệnh lý nào đó. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ có thể kể đến:

Táo bón

Táo bón liên quan đến các triệu chứng của tiểu rắt. Nguyên nhân của điều này là do các dây thần kinh của hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu đặt quá gần nhau. Trong quá trình truyền tín hiệu có thể dẫn tới hiện tượng nhiễu. Các tín hiệu của đường tiết niệu có thể bị ảnh hưởng do quá trình táo bón.

Đây là một tình trạng rất phổ biến ở các trẻ nhỏ, chúng quá lười ăn các chất xơ. Sự kéo dài của tình trạng kéo bón chính là một trong những nguyên nhân tình trạng tiểu rắt của trẻ.

Nguyên nhân bệnh lý
Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiểu rắt ở trẻ em

Các bệnh lý bàng quang

Bàng quang là nơi chứa nước tiểu trước khi nước tiểu được thải ra ngoài. Các bất thường của bàng quang cũng có thể là nguyên nhân gây nên tiểu rắt.

  • Bàng quang nhỏ bẩm sinh: Điều này làm cho bàng quang chứa được một ít lượng nước tiểu hơn, nước tiểu đổ đầy bàng quang nhanh hơn, kích thích trẻ đi tiểu nhiều hơn.
  • Bàng quang hoạt động quá mức: Các cơ vòng bàng quang tăng co bóp, kích thích trẻ muốn đi tiểu ngay cả khi chỉ có một lượng nước tiểu ít. Việc trẻ con chưa hoàn thiện các chức năng thần kinh hoặc vào những ngày lạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến bàng quang tăng hoạt.

Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những trẻ từ 3 đến 8 tuổi, và chỉ xuất hiện trong giờ thức. Thường không có các triệu chứng khác kèm theo.

Hẹp bao quy đầu

Đối các bé trai, nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý phổ biến gây nên tình trạng tiểu rắt là hẹp bao quy đầu. Một phần lỗ niệu đạo bị bít lại trong trường hợp này. Nước tiểu bài xuất ra ngoài không thành dòng, bàng quang không được làm rỗng sau mỗi lần đi tiểu. Điều đó khiến cho trẻ luôn có cảm giác muốn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần.

Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu không phải là một tình trạng hiếm gặp ở các trẻ trai

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là nguyên nhân bệnh lý xảy ra phổ biến ở các trẻ nữ. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra nhu cầu đi tiểu do đường tiết niệu bị viêm và khó chịu. Một số các yếu tố về thần kinh có thể gây ra triệu chứng này.

Thông thường, không có yếu tố nào được xác định rõ ràng là nguyên nhân khởi phát của trình trạng đi tiểu rắt của trẻ.

Khi nào thì bố mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Đối với những trẻ gặp phải tiểu rắt do nguyên nhân sinh lý, việc giải quyết nguyên nhân kết hợp với sử dụng những thực phẩm thanh nhiệt sẽ có thể giúp hiện tượng tiểu rắt ở trẻ chấm dứt.

Nếu tình trạng tiểu rắt của trẻ diễn ra kéo dài (ít nhất là 2 tuần), phụ huynh cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được khám và tư vấn tìm cách chữa trị hợp lý nhất.

Đặc biệt trong trường hợp trẻ tiểu rắt kèm theo hiện tượng ốm, sốt cao, mệt mỏi hoặc khóc khi đi tiểu, tiểu buốt… thì các bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện vì đây có thể là một dấu hiệu của bệnh lý.

Cách chẩn đoán

Tiểu rắt là một tình trạng lành tính. Do đó, các bác sĩ có thể không chọn khám xâm lấn nếu báo cáo phân tích nước tiểu và khám sức khỏe bình thường.

Bác sĩ khám

Các bác sĩ thường kiểm tra bệnh sử và khám sức khỏe. Các bác sĩ cũng có thể đề xuất các xét nghiệm hoặc các kiểm tra sau:

  • Tiền sử bệnh: Đánh giá này có thể giúp xác định tiền sử nhiễm trùng đường niệu (UTIs), hoặc các bệnh nhiễm trùng khác của con bạn. Bất kì các bất thường nào trong cách đi tiểu hoặc hành vi của con bạn cũng có thể được phát hiện.
  • Khám sức khỏe: Có thể kiểm tra cứ có mặt của đau bụng hoặc đau hạ sườn. Khám thần kinh bình thường để kiểm tra các chi dưới (chân và bàn chân) cũng có thể được thực hiện.
Vì cha mẹ thường không phải là người nắm rõ hết thói quen đi tiểu của con mình, nên hãy để trẻ trả lời trực tiếp các câu hỏi của bác sĩ đưa ra. 
Chẩn đoán tiểu rắt ở trẻ
Bác sĩ kiểm tra tiền sử và khám sức khỏe cho trẻ

Xét nghiệm

Xét nghiệm máu: được thực hiện để đánh giá các chức năng thận.

Xét nghiệm nước tiểu: Chủ yếu xác định sự nhiễm trùng và các bất thường khác.

Xét nghiệm niệu động học: Đánh giá chức năng của bàng quang thông quá các thông số: tốc độ dòng nước tiểu, lượng nước tiểu còn tồn lại trong bàng quang…

Siêu âm/Hình ảnh

Nội soi bàng quang: Xác định các bất thường của bàng quang: viêm bàng quang, bàng quang nhỏ, sỏi bàng quang…

Siêu âm: Là một thủ thuật đơn giản và dễ thực hiện. Nó cung cấp các hình ảnh và phát hiện bất thường các khu vực.

Phải làm gì khi con bị đi tiểu rắt?

Kiểm soát chứng đi tiểu rắt của trẻ có thể bao gồm những điều sau đây:

Trấn an tinh thần và hỗ trợ trẻ

Đây là điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất. Cha mẹ cần phải hiểu là chứng đi tiểu rắt của trẻ này là lành tính và chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Bên cạnh đó, nếu các tác nhân liên quan đến vấn đề tâm lý, căng thẳng là nguyên nhân gây nên chứng này, trẻ nên được khuyến khích nói chuyện với cha mẹ hoặc tham gia các tư vấn.

Đừng bực mình với con bạn về số lần chúng đi tiểu. Hãy để ý đến cảm xúc, tâm trạng của bọn trẻ.

Thay đổi chế độ ăn uống

Bố mẹ nên cho con ăn nhiều các loại rau củ quả có lợi. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế việc đi táo bón, đồng thời cung cấp các vitamin thiết yếu cho quá trình phát triển của con bạn.

Các nghiên cứu và lâm sàng cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều các thực phẩm có tính acid (cam, chanh, ớt…), cà phê, sữa, coca cũng kích thích trẻ đi tiểu nhiều lần. Do đó, các bác sĩ có thể đề nghị tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm này.

Ngoài ra, bạn nên cho trẻ tăng cường uống đủ nước, đúng cách và các chất lỏng lành mạnh khác hơn.

Thay đổi chế độ ăn
Bố mẹ nên cho con tập ăn nhiều với các loại rau củ để bổ sung chất xơ

Huấn luyện bàng quang

Trong rèn luyện bàng quang, trẻ được tập các  bài tập tăng cường và phối hợp niệu đạo và cơ bàng quang để kiểm soát việc đi tiểu. Những bài tập như vậy dạy đứa trẻ ngăn ngừa việc đi tiểu khi ở xa nhà vệ sinh và biết trước việc muốn đi tiểu.

Một số các bài tập huấn luyện bàng quang cho trẻ:

  • Sử dụng cách đi tiểu có hẹn giờ hoặc đi tiểu theo lịch. Ví dụ: Cứ hai giờ cho trẻ đi tiểu một lần.
  • Dành đủ thời gian để đi tiểu, đồng thời thư gian các cơ lúc tiểu. Điều này góp phần xây dựng một thói quen đi tiểu lành mạnh.
Tiểu rắt ở trẻ em có thể tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, nó cũng có thể tái phát trong vài tháng hoặc vài năm. Trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ không cần cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Nếu yếu tố khởi phát liên quan đến tâm lý hoặc do căng thẳng, hãy cố gắng làm cho con bạn thoải mái, chia sẻ các vấn đề với con.

THAM KHẢO

  • https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/overactive-bladder-in-children
  • https://www.momjunction.com/articles/frequent-urination-in-children_00398336/
  • https://suckhoedoisong.vn/dai-dat-o-tre-em-canh-bao-cho-cha-me-n190985.html

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...