Đau lưng tiểu không kiểm soát bệnh gì?

Chào bác sĩ!

Năm nay tôi 48 tuổi hiện đang làm việc và sinh sống tại Vũng Tàu. Thời gian 1 tháng trở lại đây tôi bắt đầu bị đau mỏi vùng lưng nhưng không quá nghiêm trọng nên tôi cũng không đi khám. Đồng thời tôi bị buồn tiểu không kiểm soát được, không nhịn được tiểu. Thực sự tôi không dám đi đâu vì có thể mắc tiểu bất cứ lúc nào. Cho hỏi tôi có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe không? Tôi cần phải làm gì khi có hiện tượng đau lưng và tiểu không kiểm soát? (Văn Thành – Vũng Tàu).

Trả lời:

Chào bạn Văn Thành! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn sức khỏe. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Đau lưng và đi tiểu không kiểm soát do đâu?

Đau lưng

Đau lưng là triệu chứng mà rất nhiều gặp phải hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đau lưng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, thường xuất hiện sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc ngồi đơn điệu một tư thế trong thời gian dài khiến bạn cảm thấy ê ẩm ở lưng và toàn thân. Tuy nhiên, đau lưng kéo dài cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý đáng lo ngại như:

  • Thoái hóa cột sống lưng: Thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
  • Thoát vị đĩa đệm: Là hiện tượng nhân nhầy trong các bơ xơ thoát ra ngoài gây chèn ép lên các rễ thần kinh khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
  • Viêm cột sống: Bệnh lý xương khớp tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công lại mô và các tế bào khỏe mạnh.
  • Khối u trong ổ bụng như u tuyến tiền liệt, u thận, u gan, u tuyến thượng thận…
  • Sỏi thận gây thận ứ nước.
  • Nhiễm trùng đường tiểu, viêm vùng chậu ở nữ.
  • Các bệnh lý khác như hẹp ống sống, đau cơ xơ hóa, đau thần kinh tọa, bệnh lý động mạch chủ bụng…

Đau lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Bên cạnh đó, dựa vào vị trí đau lưng khác nhau biểu hiện một số bệnh lý cụ thể. Dưới đây là một số vị trí chính mà người bệnh thường gặp phải.

  • Đau lưng bên trên, bên dưới: Thường là biểu hiện của bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống.
  • Đau lưng bên trái, bên phải: Đau lưng ở vị trí này kèm với đi tiểu nhiều, tiểu rắt ra máu có thể thận đang gặp vấn đề. Ngoài ra, người mắc chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa cũng có thể gặp đau lưng ở vị trí trên.
  • Đau lưng, bụng, khung chậu: Vấn đề ở thận gây ra những cơn đau ở lưng, bụng, khung chậu.
  • Đau ở phần giữa phía trên lưng: Đau ở vị trí này kèm theo đau nhói ngực bạn có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch.
  • Đau lưng và đau bụng: Dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh về tuyến tụy và dạ dày.
  • Đau vùng thắt lưng: Do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh xương khớp, đường tiết niệu có vấn đề, thói quen sinh hoạt và làm việc không khoa học.
Đau lưng cũng có thể xảy ra khi bạn đang stress, căng thẳng hoặc có tính di truyền. Nếu trong gia đình có cha mẹ bị đau lưng mãn tính thì bạn có nguy cơ cao gặp phải triệu chứng này.

Tiểu không kiểm soát

Tiểu không kiểm soát là vấn đề khá phổ biến mà không ít người gặp phải. Không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người bệnh. Tiểu không kiểm soát có thể xảy ra do thói quen hàng ngày, chế độ ăn uống hoặc do nguyên nhân bệnh lý. Sau đây là một số nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát.

Tiểu không kiểm soát tạm thời:

  • Uống nhiều nước: Khi bổ sung quá nhiều nước, đặc biệt trong một thời gian ngắn khiến lượng nước tiểu trong bàng quang tăng lên khiến bàng quang phải giải quyết.
  • Mất nước: Khi cơ thể không đủ dịch tiêu thụ, nước tiểu có thể trở thành rất cô đặc. Sưu tập muối có thể khiến bàng quang bị kích thích gây tiểu không kiểm soát.
  • Sử dụng rượu bia , caffein, chất làm ngọt nhân tạo, các thực phẩm và đồ uống có nhiều đường, gia vị, axit gây kích thích bàng quang làm nặng hơn triệu chứng tiểu không kiểm soát.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc giãn cơ, thuốc huyết áp, thuốc tim…có thể đóng góp vào vấn đề kiểm soát bàng quang.
  • Táo bón: Phân cứng trong trực tràng khiến các dây thần kinh hoạt động quá mức làm gia tăng số lần đi tiểu.

Tiểu không kiểm soát có thể do bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tiểu không kiểm soát kéo dài:

Tiểu không kiểm soát kéo dài có thể do một số nguyên nhân sau đây.

  • Quá trình mang thai và sinh con: Sự thay đổi nội tiết tố và tăng trọng lượng tử cung có thể làm suy yếu cơ tự chủ bàng quang. Ngoài ra, sinh con gây tổn thương dây thần kinh bàng quang và mô hỗ trợ dẫn tới sa xuống sàn chậu.
  • Lão hóa: Theo tuổi tác cơ bàng quang bị lão hóa làm giảm năng lực bàng quang lưu trữ nước tiểu và làm gia tăng triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức.
  • Cắt tử cung: Bất kì phẫu thuật nào liên quan tới hệ thống sinh sản ở phụ nữ cũng gây tổn hại tới hỗ trợ vùng chậu.
  • Viêm bàng quang kẽ khiến người bệnh thường xuyên đi tiểu đau.
  • Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới khiến người bệnh phải đối mặt với chứng tiểu không kiểm soát.
  • Ung thư hoặc sỏi bàng quang: Khiến người bệnh bị mất kiểm soát, tiểu gấp và nóng khi đi tiểu. Ngoài ra, người bệnh có triệu chứng đau vùng chậu và có máu trong nước tiểu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đường tiết niệu bị viêm nhiễm gặp khá phổ biến khiến người bệnh bị kích thích bàng quang làm co mạch kích thích đi tiểu.
  • Rối loạn thần kinh: Bệnh lý như đa xơ cứng, Parkinson, đột quỵ, khối u não hoặc các các chấn thương cột sống có thể làm cản trở tín hiệu thần kinh liên quan tới việc kiểm soát bàng quang dẫn tới tiểu không kiểm soát.
  • Tắc nghẽn: Khi đường tiểu xuất hiện khối u có thể gây cản trở dòng chảy bình thường của nước tiểu dẫn tới tiểu không kiểm soát. Sỏi tiết niệu có thể hình thành trong bàng quang có thể gây rò rỉ nước tiểu. Sỏi cũng có thể xuất hiện ở thận, bàng quang hay niệu quản.

Vì sao đau lưng thường kèm theo đi tiểu không kiểm soát?

Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát là do ảnh hưởng của thần kinh và thường người bị đau lưng cũng là do bị ảnh hưởng bởi dây thần kinh vùng tủy sống. Do đó những người bị đau lưng hoặc mổ đĩa đệm cũng có biểu hiện bị tiểu không kiểm soát. Để được chẩn đoán chính xác về tình trạng này người bệnh cần đến bệnh viện để khám xét cụ thể. Một số xét nghiệm mà các Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần kiểm tra như: siêu âm, chụp X- quang, thử nước tiểu…

Đọc thêm: Chứng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

Biện pháp phòng chống đau lưng và tiểu không kiểm soát hiệu quả

  • Hạn chế đồ uống có cồn bởi chúng làm tăng lượng nước tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.
  • Giảm caffein: Caffein được biết đến như chất lợi tiểu, để hạn chế tiểu không kiểm soát hãy hạn chế đồ uống chứa caffein.
  • Hạn chế các thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, bưởi, cà chua bởi chúng dễ gây kích thích bàng quang gia tăng triệu chứng tiểu không kiểm soát.
  • Hạn chế đồ uống có ga: Loại đồ uống này dễ gây kích thích bàng quang. Khi tiểu không kiểm soát bạn nên hạn chế các loại đồ uống này nhé.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nghỉ ngơi hợp lý: Vệ sinh kém dễ gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Để tránh bị nhiễm trùng đường tiểu cần lưu ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress, thức khuya.
  • Tập luyện tăng cường cơ sàn chậu: Bài tập Kegel tăng cường cơ sàn chậu giúp tăng cường kiểm soát hoạt động bàng quang, đặc biệt ở phụ nữ mang thai và sau sinh khi mắc chứng tiểu không kiểm soát.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe tổng thể, tốt cho xương khớp phòng tránh chứng đau lưng, tiểu không kiểm soát hiệu quả. Hãy lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp với bản thân để khỏe hơn mỗi ngày nhé.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc của anh. Chúc anh luôn khỏe mạnh!

Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết về tình trạng tiểu không kiểm soát của mình.


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...