Đi tiểu buốt ra máu cảnh báo mắc bệnh gì? Cách điều trị?

Đi tiểu buốt ra máu là một bệnh lý đường tiết niệu thường gặp. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Để giải đáp tất cả các thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đi tiểu buốt ra máu là gì?

Đi tiểu buốt ra máu là hiện tượng đi tiểu đau, buốt với nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc xuất hiện đốm máu nhìn thấy được bằng mắt thường. Tình trạng này là biểu hiện chứa hồng cầu trong nước tiểu.

Có một số trường hợp mắt thường không thể nhìn thấy máu do số lượng quá ít. Lúc này đòi hỏi phải xem xét mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi hoặc xét nghiệm nước tiểu.

Một số biểu hiện của tình trạng đi tiểu buốt ra máu bao gồm:

  • Khi đi tiểu cảm thấy nóng rát, râm ran như kim châm, có thể xuất hiện đầu dòng, cuối dòng hoặc toàn dòng.
  • Nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu hay xuất hiện các cục máu đông, hôi tanh. Chỉ với một lượng máu nhỏ trong nước tiểu cũng có thể khiến nước tiểu thay đổi màu.
  • Nước tiểu có mùi hôi khó chịu, có trường hợp xuất hiện nhiều bọt.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Tình trạng tiểu buốt là gì?

2. Nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu?

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đi tiểu buốt ra máu như sử dụng thuốc, vệ sinh vùng kín không sạch, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

2.1. Vệ sinh vùng kín không sạch

Vùng kín không sạch sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tại các cơ quan như niệu đạo, âm đạo… Lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu.

2.2. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như kháng sinh (penicillin), thuốc điều trị ung thư (cyclophosphamide), thuốc chống đông máu (heparin, warfarin, aspirin)… gây ra tác dụng phụ là hiện tượng đi tiểu buốt ra máu.

2.3. Tập thể dục quá sức

Rất hiếm trường hợp tập thể dục gắng sức dẫn đến đi tiểu buốt ra máu và lý do gây ra tình trạng này chưa được giải thích rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng nó có liên quan đến chấn thương bàng quang, tổn thương thận, hồng cầu bị phá vỡ xảy ra khi luyện tập. Những người chạy bộ thường là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

2.4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu như niệu đạo, niệu quản, bàng quang, thận… gây viêm, tổn thương niêm mạc dẫn đến xuất huyết. Chúng khiến niêm mạc bị tổn thương, viêm dẫn đến khiến hồng cầu chảy theo hồng cầu. Ngoài đi tiểu buốt ra máu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như sốt cao, tiểu dắt, đau hố thắt lưng… Phụ nữ có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhiều hơn nam giới do niệu đạo ngắn hơn nên vi khuẩn di chuyển dễ dàng hơn.

2.5. Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận

Sỏi bàng quang cũng là một nguyên nhân khiến bạn đi tiểu buốt ra máu. Các khoáng chất trong nước tiểu cô đặc đôi khi hình thành các tinh thể trong bàng quang và thận. Khi sỏi di chuyển cọ xát gây tổn thương niêm mạc bàng quang, thậm chí cả đường tiết niệu như niệu đạo, niệu quản… có thể gây tiểu buốt và ra máu. Những dấu hiệu cảnh báo sỏi bàng quang bao gồm: đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt ra máu, đau bụng dưới, khó đi tiểu…

2.6. Phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là cơ quan nằm ngay dưới bàng quang và bao xung quanh phần trên của niệu đạo. Đến độ tuổi trung niên nó thường phình to ra, nén vào niệu đạo ngăn chặn dòng nước tiểu. Điều này có thể gây tiểu buốt, tăng nhu cầu đi tiểu khẩn cấp và nhìn thấy các giọt máu nhỏ trong nước tiểu.

2.7. Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ, các lớp niêm mạc tử cung bị viêm gây nên các triệu chứng như đau buốt đường tiết niệu, đi tiểu ra máu, mệt mỏi, nôn mửa…

2.8. Bệnh thận

Đi tiểu buốt có máu là một triệu chứng của bệnh viêm cầu thận. Đây có thể là một phần của các bệnh lý khác như tiểu đường, nhiễm liên cầu khuẩn, các bệnh miễn dịch… làm ảnh hưởng tới các mao mạch nhỏ lọc máu trong thận (cầu thận).

2.9. Mắc một số bệnh ung thư

Một số bệnh như ung thư bàng quang, thận và tuyến tiền liệt có thể xuất hiện những dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu ra máu. Tuy nhiên những biểu hiện này thường xuất hiện muộn còn ở giai đoạn sớm các triệu chứng rất mờ nhạt.

Ngoài những nguyên nhân khiến bạn đi tiểu buốt ra máu thường gặp ở trên còn có một số lý do khác ít gặp hơn như bệnh thận đa nang, bệnh hồng cầu hình liềm hay rối loạn đông máu…

Khi gặp tình trạng đi tiểu buốt nhiều lần, bạn không nên chủ quan và cần đi tới các cơ sở y tế để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác.

3. Đi tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không?

Tình trạng đi tiểu buốt ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu không có phương pháp điều trị thích hợp nguy cơ dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng như:

  • Người bệnh cảm thấy lo lắng, thường xuyên bị căng thẳng do không rõ nguyên do đi tiểu buốt ra máu có thể dẫn đến suy giảm chất lượng công việc, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt.
  •  Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản: Do nguy cơ viêm nhiễm có khả năng lây lan tới các cơ quan sinh sản như tuyến tiền liệt, niệu đạo… Bên cạnh đó việc quan hệ vợ chồng có thể gây đau, rát, làm suy giảm ham muốn.
  •  Phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang: Trong nhiều trường hợp phì đại gây chèn ép đến các cơ quan khác, khiến chúng không đảm nhận được chức năng của mình thì cần tiến hành phẫu thuật. Hay sỏi bàng quang quá to gây đau đớn cũng cần phải phẫu thuật.
  •  Ung thư: Việc phát hiện đi tiểu trong giai đoạn cuối ung thư thường thấy sự phát triển khối u quá mức điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ, thậm chí là tử vong.

4. Chẩn đoán đi tiểu buốt ra máu như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu là do đâu cần sự thăm khám của bác sĩ bằng các phương pháp nhất định. Thông thường các bác sĩ dựa vào kết quả của những chỉ tiêu dưới đây để xác định:

  • Tiền sử bệnh: Đã từng mắc bệnh liên quan đến đường tiết niệu hay chưa? Các triệu chứng xuất hiện gần đây là gì?
  • Kiểm tra sức khỏe: Bác sĩ sẽ hỏi về lượng máu, thời điểm thấy máu khi đi tiểu, tần xuất hay bất cứ cơn đau nào mà bạn phải trải qua và những loại thuốc đang dùng… Đồng thời kiểm tra xem có đau hoặc căng tức ở vùng bàng quang, thận không.
  • Phân tích nước tiểu: Việc lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm giúp phân tích những thành phần bất thường, phát hiện vi khuẩn nếu do nguyên nhân nhiễm trùng.
  • Kiểm tra bổ sung: Nếu các phương pháp trên chưa đủ kết luận chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số giải pháp khác như xét nghiệm máu, chụp CT, soi bàng quang… và khám phụ khoa nếu cần thiết ở nữ giới.

5. Điều trị đi tiểu buốt ra máu như thế nào?

Bác sĩ căn cứ vào kết quả tùy theo từng trường hợp mà xây dựng pháp đồ điều trị phù hợp như điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

5.1. Điều trị nội khoa

Thuốc Tây y

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây đi tiểu buốt ra máu mà bác sĩ kê các thuốc điều trị thích hợp.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng gây đi tiểu buốt do vi khuẩn gây ra, phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng kháng sinh. Một số loại thường được dùng gồm trimethoprim/sulfamethoxazole, fosfomycin, cephalexin, amoxicillin, ceftriaxone, doxycycline. Ngoài ra một số nhiễm trùng do nấm có thể dùng fluconazole để điều trị trong trường hợp này.

– Trong các trường hợp phì đại tuyến tiền liệt nhẹ hoặc trung bình: Một số thuốc được kê như thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế 5-alpha reductase, thuốc ức chế phosphodiesterase-5.

Sỏi bàng quang dùng thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ trơn tiết niệu, thuốc kiềm hoá nước tiểu…

Thuốc Đông y

Cũng giống như điều trị bằng thuốc tây y, dựa vào các thể bệnh mà bác sĩ y học cổ truyền sẽ đưa ra những bài thuốc phù hợp:

– Tiểu buốt ra máu có thể do viêm cầu thận cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu cấp, viêm bàng quang cấp… thường được sử dụng các bài thuốc dân gian với tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh tâm hỏa, chỉ huyết, lượng huyết.

  • Bài 1: lá tre 16g, cỏ nhọ nồi 16g, kim ngân 16g, tam thất 4g, sinh địa 12g, cam thảo đất 12g, mộc hương 12g. Sắc uống.
  • Bài 2: sinh địa 20g, tiểu kế 12g, hoạt thạch 16g, mộc thông 12g, bồ hoàng (sao) 12g, đạm trúc diệp 12g, liên kiều 12g, bồ công anh 12g, ngẫu tiết 12g, sơn chi 12g, kim ngân 12g, chích thảo 6g, đương quy 6g. Sắc uống.

Khi bệnh đã trở thành mãn tính cần phải sử dụng các thuốc có tác dụng tư âm thanh nhiệt chỉ huyết như:

  • Bài 1: Đại bổ âm hoàn gia giảm gồm thục địa 16g, cỏ nhọ nồi 16g, hoàng bá 12g, quy bản 12g, rễ cỏ tranh 12g, tri mẫu 8g, chi tử (sao đen) 8g. Sắc uống.
  • Bài 2: cỏ nhọ nồi 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, sa sâm 12g, trắc bá diệp 12g, kỷ tử 12g, rễ cỏ tranh 12g, a giao 8g. Sắc uống.

– Trong trường hợp đi tiểu do sỏi đường tiết niệu nên sử dụng bài thuốc giúp hoạt huyết chỉ huyết như sau:

  • Cỏ nhọ nồi 16g, ngẫu tiết 16g, đan sâm 12g, huyết dư 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, uất kim 12g, chỉ thực 6g, bách thảo sương 4g. Sắc uống.

– Nếu đi tiểu buốt ra máu do nguyên nhân là tỳ hư không thống huyết dùng các bài thuốc giúp kiện tỳ chỉ huyết gồm:

  • Cỏ nhọ nồi (sao) 16g, hoàng kỳ 12g, đảng sâm 12g, xích thạch chi 12g, ngải cứu (sao) 12g, ngẫu tiết (sao) 12g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, đương quy 8g, trần bì 8g, thăng ma 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.

5.2. Điều trị ngoại khoa

Trong một số bệnh lý như sỏi, phì đại tuyến tiền liệt có thể gần tiến hành phẫu thuật mới giải quyết được vấn đề.

– Sỏi bàng quang: Bác sĩ sẽ nội soi niệu đạo bàng quang, nhìn thấy các viên sỏi trên màn hình và tiến hành phá vỡ chúng bằng các sóng xung kích hoặc laser. Nếu kích thước lớn hơn 4cm khó phá vỡ bằng laser sẽ cân nhắc mổ mở lấy sỏi.

– Phì đại tuyến tiền liệt: Thường áp dụng khi tuyến tiền liệt phát triển quá mức lớn hơn 70g, gây ảnh hưởng tới các cơ quan trước. Dựa vào từng trường hợp có thể phẫu thuật mở, cắt bỏ bằng đường nội soi, rạch tuyến tiền liệt qua ngả niệu đạo…

– Ung thư: Trong những trường hợp ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt cần tiến hành phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị thích hợp.

6. Những lưu ý cho người bị đi tiểu buốt ra máu

Đi tiểu buốt ra máu có thể gây những biến chứng nguy hiểm, do đó cần đặc biệt chú ý những điều sau để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất:

  • Sau khi quan hệ cả nam giới và nữ giới cần vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng, đặc biệt là phụ nữ do nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng, sỏi thận. Bên cạnh đó tránh sử dụng quá nhiều muối.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm trái cây và nhiều rau xanh.
  • Hạn chế hút thuốc, tiếp xúc hóa chất do làm nặng thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định, nếu xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn hỏi ý kiến bác sĩ xem xét có nên tiếp tục sử dụng hay không.
  • Cần tập thể dục với cường độ vừa phải, hạn chế chấn thương trong luyện tập và sinh hoạt hàng ngày.

Đi tiểu buốt ra máu là bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, do đó người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám bác sĩ và tuân theo hướng dẫn điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...