Tiểu buốt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tiểu buốt là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải từ nam giới đến nữ giới. Khi gặp tình trạng này khiến cho người bệnh gặp phải rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy tình trạng tiểu buốt là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Tiểu buốt là gì?

Tiểu buốt là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng đau đớn, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo (là ống dẫn nước tiểu bên ngoài cơ thể) hoặc vùng đáy chậu (Ở nam giới, vùng đáy chậu là khu vực giữa bìu và hậu môn. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực giữa hậu môn và phần mở đầu của âm đạo.)

☛ Tham khảo thêm tại: Bị mắc tiểu liên tục xin đừng chủ quan!

Nguyên nhân gây tình trạng đi tiểu buốt

Tình trạng tiểu buốt xuất hiện có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên để giúp bạn hiểu hơn và tránh gây nhầm lẫn, chúng tôi chia thành 2 nguyên nhân chính đó là nguyên nhân do sinh lý và nguyên nhân do bệnh lý. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân do sinh lý

Tình trạng đi tiểu buốt xuất hiện có thể từ những nguyên nhân sinh lý có thể kể đến như sau:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Tinh thần thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress.
  • Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh dẫn đến tác dụng phụ là kích thích bàng quang gây tiểu buốt.
  • Cơ thể bị nóng trong do có thói quen ăn đồ cay nóng, uống rượu bia, …

Nguyên nhân do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân do sinh lý thì tinh trạng tiểu buốt còn xuất hiện do những nguyên nhân bệnh lý như sau:

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đi tiểu đau có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Nguyên nhân gây bệnh thường là do vi khuẩn sống ở đại tràng, hậu môn như E.Coli (chiếm 80% bệnh), bội nhiễm ngược dòng vào đường tiết niệu của người bệnh trong quá trình sinh hoạt, quan hệ tình dục… gây viêm nhiễm ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu như bàng quang, niệu quản, niệu đạo, thận… đều có thể gây ra hiện tượng tiểu buốt.

Sỏi đường tiết niệu: đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt. Và sỏi đường tiết niệu là những viên sỏi hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo. Theo thời gian, kích thước của sỏi lớn dần gây cản trở sự di chuyển của nước tiểu, từ đó hình thành các rối loạn tiểu tiện, trong đó có chứng tiểu buốt.

Viêm bàng quang: Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Đây thường là biến chứng của bệnh viêm niệu đạo khi vi khuẩn có hại không bị tiêu diệt hoàn toàn khiến chúng lây lan qua đường tiết niệu và gây viêm nhiễm ở bàng quang. Điều này gây ra tình trạng đi tiểu buốt.

Viêm và phì đại tuyến tiền liệt: ở nam giới, khi nước tiểu muốn thoát ra ngoài cần phải đi qua tuyến tiền liệt. Do đó, nếu tuyến tiền liệt bị viêm hoặc phì đại sẽ khiến cho dòng nước tiểu khó lưu thông và thoát ra ngoài, gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới.

Viêm nhiễm âm đạo: Viêm nhiễm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm dẫn đến tiết nhiều dịch nhầy, tiết dịch, gây ngứa và đau rát vùng kín, âm hộ ở nữ giới. Hầu như tất cả phụ nữ sẽ bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Do vùng kín bị viêm nhiễm, sưng đau nên khi đi tiểu rất dễ gặp phải tình trạng tiểu khó, tiểu buốt.

Hẹp niệu đạo: Hẹp niệu đạo là tình trạng một hoặc nhiều bộ phận của ống niệu đạo bị chít hẹp lại với đường kính nhỏ hơn bình thường. Điều này làm giảm dòng chảy của nước tiểu, cản trở dòng chảy của nước tiểu khiến người bệnh bị tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu khó…

Triệu chứng đi kèm tình trạng tiểu buốt

Tình trạng tiểu buốt có những biểu hiện điển hình là cảm giác nóng rát, khó chịu khi đi vệ sinh. Người bệnh không nên bỏ qua để tránh những biến chứng nặng hơn. Nếu bạn đi tiểu buốt và có thêm các triệu chứng sau đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời:

  • Cơn đau buốt kéo dài hơn một ngày
  • Bị sốt
  • Vùng kín bị tiết dịch
  • Nước tiểu có mùi hôi khó chịu hoặc đục
  • Xuất hiện tình trạng tiểu ra máu
  • Tiểu buốt có kèm theo đau bụng
  • Đau ở hông hoặc lưng

Những biến chứng do tiểu buốt gây nên

Nếu tình trạng tiểu buốt xuất hiện mà  không được thăm khám và chữa trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây vô sinh: Chứng tiểu buốt kéo dài sẽ gây ra những bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, tắc vòi trứng dẫn đến tình trạng vô sinh ở chị em phụ nữ.
  • Gây ra biến chứng ung thư: Nếu các bệnh lý viêm nhiễm không được điều trị và để lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt,…
  • Đe dọa tới tính mạng của người bệnh: Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.
  •  Phụ nữ mang thai mắc các bệnh gây ra chứng tiểu buốt nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể làm sảy thai, sinh non.
  •  Suy giảm chất lượng tình dục: người bệnh sẽ luôn ở trong tình trạng tiểu buốt, đau đớn khi quan hệ vợ chồng từ đó làm suy giảm chất lượng đời sống.

Bạn có thể quan tâm: Ditieunhieu.com

Cách chẩn đoán tình trạng tiểu buốt

Để điều trị hiệu quả tình trạng tiểu buốt, các bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp phù hợp. Theo đó, người bệnh sẽ được:

Hỏi bệnh sử

Việc đầu tiên các bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về các triệu chứng, thời điểm xuất hiện triệu chứng và các triệu chứng kèm theo như sốt, đau lưng, tiết dịch âm đạo, các triệu chứng cho biết tình trạng bàng quang, bệnh nhân cũng được hỏi về quan hệ tình dục không an toàn, có sử dụng phương pháp phẫu thuật hệ tiết niệu hay không hoặc tiền sử mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch,… để xác định các yếu tố rủi ro.

Khám toàn thân

Ngoài việc hỏi bệnh sử, nữ giới khi gặp tình trạng đi tiểu buốt sẽ được bác sĩ khám ngoài da, niêm mạc, khớp tay chân, khám vùng chậu… để tìm các dấu hiệu viêm khớp, viêm nhiễm phụ khoa.

Đối với nam giới, bác sĩ có thể khám trực tràng để đánh giá kích thước, độ đồng nhất và độ mềm của tuyến tiền liệt.

Làm xét nghiệm

Ngoài các biện pháp khám lâm sàng, bệnh nhân còn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm,… Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân siêu âm, soi bàng quang để loại bỏ các yếu tố liên quan đến u, sỏi đường tiết niệu.

Cách điều trị tiểu buốt hiệu quả

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây tiểu buốt thì tùy theo mức độ của bệnh mà có những biện pháp điều trị khác nhau. Các bạn có thể tham khảo dưới đây:

Sử dụng bài thuốc Nam

Một số bài thuốc Nam giúp chữa trị tiểu buốt hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo là:

Bài thuốc 1: Sử dụng kim tiền thảo và mã đề

Chuẩn bị nguyên liệu: 80g kim tiền thảo, 80g mã đề.

Cách thực hiện:

Đem rửa sạch hết các bụi bẩn thì cho vào nồi sắc với 1 lit nước. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm 15 phút rồi tắt bếp. Chắt nước sắc dùng uống trực tiếp trong ngày, uống thay nước lọc. Khi uống hết tiếp tục đun lần 2, 3 như trên đến khi nước thuốc nhạt thì thay bã mới. Kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần sẽ thấy chứng tiểu buốt giảm đáng kể.

Bài 2: Sử dụng nước râu ngô và rễ cỏ tranh

Chuẩn bị nguyên liệu:

100g râu ngô (tươi hoặc khô đều được), 30g rễ cỏ tranh.

Cách thực hiện:

Rửa sạch 2 nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc với 1 lít nước sạch. Khi ấm râu ngô và rễ cổ tranh sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 10 – 15 phút thì dừng. Chắt nước sắc dùng uống trực tiếp liên tục trong ngày. Kiên trì uống khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Bài 3: Sử dụng bột sắn dây

Bột sắn dây là thức uống có tính làm mát và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Uống bột sắn dây còn có khả năng chữa trị nóng trong, giúp làm giảm các chứng tiểu buốt khá hiệu quả.

Cách thực hiện:

Pha 2 – 3 thìa bột sắn dây với 300ml nước, khuấy đều rồi dùng uống trực tiếp. Ngày uống 2 – 3 lần. Kiên trì áp dụng hàng ngày để làm mát cơ thể, nhờ đó tình trạng tiểu buốt sẽ được cải thiện.

Tìm hiểu chi tiết tại: Mách bạn 12 loại lá thuốc không thể bỏ qua khi bị đái buốt

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây để chữa tiểu buốt là cách được nhiều người bệnh áp dụng khi phát hiện bị tiểu buốt do bệnh lý gây ra. Tùy từng loại bệnh khác nhau, mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc kê đơn thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc có tác dụng điều trị chứng tiểu buốt do bệnh lý gây ra, chẳng hạn như:

  • Đối với các bệnh do viêm nhiễm, nhiễm trùng: tham khảo nhóm kháng sinh Quinolone, cephalosporin; thuốc kháng sinh hỗn hợp Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim); thuốc amoxicillin (Amoxil), nitrofurantoin (Furadantin),…
  • Phì đại tuyến tiền liệt: tham khảo nhóm chẹn Alpha 1; Androgen Finasteride (Proscar), …
  • Sỏi đường tiết niệu. Uống nhiều nước mỗi ngày và kết hợp với việc sử dụng thuốc tán sỏi để giảm kích thước sỏi.

Tham khảo thêm tại: 8 Loại kháng sinh giúp điều trị tiểu buốt hiệu quả

Những lưu ý để hạn chế tình trạng tiểu buốt

Để giúp ngăn ngừa táo bón, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

  • Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước lọc mỗi ngày. Tuy nhiên, hạn chế uống nhiều nước sau 9h tối.
  • Hạn chế tối đa việc các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang như: đồ chua, hoa quả chua, đồ ăn có tính axit cao, rượu bia và đồ uống có cồn, đồ ăn có chứa cafein… để tránh kích thích bàng quang.
  • ránh xa các chất tẩy rửa và dung dịch vệ sinh cá nhân có mùi thơm và chất tẩy rửa mạnh để giảm nguy cơ kích ứng niêm mạc vùng kín.
  • Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, chị em không nên thụt rửa sâu, lau khô bằng khăn sạch sau khi rửa
  • Đi tiểu thường xuyên, tránh nhịn tiểu để tống vi khuẩn ra ngoài qua đường bài tiết
  • Sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác để ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tiết lộ 12 loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu buốt

Trên đây là những thông tin về tình trạng tiểu buốt, hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy lên hệ tới số tổng đài miễn cước 1800.1297 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...