Mách bạn 12 loại lá thuốc không thể bỏ qua khi bị đái buốt

Việc sử dụng các loại dược liệu trong điều trị đái buốt luôn được mọi người ưa chuộng do ít gây tác dụng phụ mà đem lại hiệu quả tốt. Vậy đái buốt nên uống loại lá nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân đi tiểu buốt là gì?

Đi tiểu buốt là cảm giác đau, buốt khi đi tiểu. Cơn đau buốt này có thể xuất hiện ở đầu, giữa, cuối dòng hay toàn bãi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tình trạng đi tiểu buốt như nóng trong người, thận hư và suy giảm chính khí quá mức.

1.1. Thấp nhiệt (nóng trong)

Theo Y học cổ truyền, một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh bị tiểu buốt là do nóng trong. Ẩm thấp và nhiệt tích tụ tại hạ tiêu, thận, bàng quang có gây cản trở chức năng khí hóa của bàng quang và một số cơ quan khác. Điều này khiến cơ thể gặp một số rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu không kiểm soát…

Một số nguyên nhân gây nóng trong như ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn cay nóng, uống rượu…

1.2. Thận hư

Do thấp nhiệt làm tổn thương chính khí, lâu ngày dẫn đến thận hư ảnh hưởng tới việc lọc máu hình thành nước tiểu. Vì vậy người bệnh xuất hiện các triệu chứng như tiểu không tự chủ, tiểu đau buốt…

1.3. Suy giảm chính khí quá mức

Khi dương khí trong người bị hạ hãm, gây chèn ép vào thành bàng quang dẫn đến thu hẹp ống dẫn nước tiểu. Điều này khiến bàng quang không khí hóa, âm dương mất cân bằng được gây tích tụ nội thấp kiêm hiệp nhiệt dần dần bàng quang không căng được. Vì vậy việc đi tiểu tiện trở nên khó khăn, người bệnh xuất hiện cơn đau và buốt. Bàng quang bị chèn ép càng nhiều thì mức độ buốt khi đi tiểu càng cao.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm chính khí quá mức như tình dục không an toàn hay quá sức, ăn uống sinh hoạt không điều độ, thường xuyên giận dữ, uống chất kích thích khi đói…

☛ Tìm hiểu đầy đủ: Tiểu buốt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

2. Nguyên tắc sử dụng các loại lá trong điều trị tiểu buốt?

Việc sử dụng các loại lá thảo dược được đánh là an toàn nhưng nếu dùng nhiều mà không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí làm bệnh nặng hơn. Vì vậy cần tuân thủ một số nguyên tắc sử dụng các loại lá trong điều trị tiểu buốt như sau:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào.
  • Trong thời gian đầu dùng thuốc cần theo dõi sức khỏe. Chú ý xem có gặp các triệu chứng dị ứng như mẩn ngứa, khó thở, phù mạch…
  • Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tiểu buốt mà sử dụng lá thuốc thích hợp. Vì vậy cần được thăm khám bởi các bác sĩ y học cổ truyền để tìm ra nguyên do chính xác gây nên chứng đi tiểu buốt.
  • Cần sử dụng trong thời gian đủ dài để đạt hiệu quả tác dụng do các thành phần chứa hoạt tính trong cây thường có hàm lượng thấp.
  • Thay vì chỉ uống một loại thuốc lá, bạn có thể luân phiên thay đổi những loại thuốc khác nhau có tác dụng tương tự. Tuy nhiên mỗi loại phải đủ thời gian.
  • Hiệu quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Vì vậy, nếu sau khi dùng thuốc lâu mà vẫn thấy không hiệu quả nên hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng các phương pháp khác.

3. Đi tiểu buốt uống lá gì?

Việc sử dụng các loại lá đã được ông cha ta áp dụng từ lâu để cải thiện chứng đi tiểu buốt. Một số loại được sử dụng phổ biến bao gồm ngải cứu, bèo cái, hải kim sa…

3.1. Ngải cứu

Ngải cứu là loại dược liệu có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Loại thảo dược này có tác dụng lưu thông khí huyết, cải thiện chứng suy giảm chính khí từ đó giảm tình trạng đi tiểu buốt hiệu quả.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho dược liệu vào nồi đun với khoảng 1 lít nước, để nguội rồi uống trong ngày.
  • Có thể thêm mật ong cho dễ uống.

3.2. Bèo cái

Đây là một loại cây thường sống ở ao hồ. Theo Y dược cổ truyền, bèo cái có tính lạnh, vị cay giúp thanh nhiệt, cải thiện tình trạng nóng trong. Đồng thời giúp lợi tiểu, tiêu độc từ đó chữa tiểu buốt hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Nhặt rễ, làm sạch bèo cái để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Phơi khô hoặc sao vàng.
  • Mỗi lần lấy ra một chút đem sắc với nước uống.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 1 – 2 cốc nước.

3.3. Râu ngô

Râu ngô được nhiều người sử dụng trong các bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang. Theo quan niệm Y học cổ truyền, nó có vị ngọt, tính bình hiệu quả trong việc giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt, ngăn lắng độc các chất trong nước tiểu. Từ đó cải thiện triệu chứng của tình trạng thận hư, suy giảm chính khí, nóng trong gây tiểu buốt.

Các nghiên cứu hiện đại còn chứng minh râu ngô có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, giúp cải thiện được các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng. Cùng với nhiều vitamin và khoáng chất nó giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể sử dụng râu ngô tươi hoặc đã được phơi khô sạch sẽ.
  • Đem đun với nước lọc trong vài phút thu được nước uống có màu vàng nhạt.
  • Có thể uống thay nước lọc hàng ngày.

3.4. Cây hải kim sa (bòng bong)

Hải kim sa hay còn gọi là cây bòng bong, thạch vĩ dây, dương vong… Loại thảo dược này được sắc uống để thông tiểu tiện, chữa các chứng đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, đái ra cát sạn… Bởi nó có đặc tính hàn, vị ngọt, quy vào tiểu trưởng và bàng quang với khả năng thông lâm, lợi thấp, tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và cả phần huyết.

Cách thực hiện:

  • Hải kim sa khoảng 60 – 90g đem sắc với nước.
  • Đun sôi rồi cho nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1 – 2 cốc thuốc, thêm chút đường rồi uống thay trà trong ngày.

3.5. Cây rau má

Rau má là thảo dược có tính mát giúp cải thiện tình trạng đi tiểu buốt do nóng trong hiệu quả. Loại cây này cũng dễ kiếm, có thể uống hàng ngày mà không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 300g rau má tươi, rửa sạch, đem ngâm với nước muối loãng trong 20 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi nguyên liệu.
  • Vớt rau má ra để ráo, cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn với 300ml nước.
  • Thêm một chút muối, khuấy đều rồi uống trực tiếp.

3.6. Phượng vĩ thảo

Phượng vĩ thảo hay còn gọi là cỏ seo gà, là cây hoang mọc khắp mọi nơi, thường thấy ở chân tường, vách đất, quanh bờ giếng… Loại thảo dược này có tính mát giúp thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, tiêu thũng, giải độc nên có tác dụng chữa tiểu đau buốt do nóng trong. Bộ phận dùng có thể là toàn cây, bạn đem rửa sạch, phơi khô để dùng dần.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Phượng vĩ thảo lấy khoảng 20 – 30g đem đun với 550 ml nước vo gạo (sử dụng nước vo gạo lần thứ hai).
  • Đem sắc còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Sử dụng liên tục trong 10 – 15 ngày.

Lưu ý không dùng thảo dược này cho người mắc chứng hư hàn. Thận trọng dùng cho người già yếu mới ốm dậy.

3.7. Kim tiền thảo

Kim tiền thảo còn được gọi là cây vảy rồng, mắt rồng, cây mắt trâu. Loại thảo dược này có công dụng điều trị nhiều bệnh lý đường tiết niệu như bàng quang thấp nhiệt, nhiễm khuẩn bàng quang với triệu chứng là tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu ít…

Thông thường, kim tiền thảo sẽ được sử dụng với một số dược liệu khác. Cách thực hiện như sau:

  • Kim tiền thảo 30g, mã đề (cây và hạt đều được), kim ngân hoa 15g, dừa nước 15g.
  • Đem sắc với nước uống hàng ngày để điều trị bệnh.

3.8. Cây mã đề

Cây mã đề thường mọc ven đường, các vùng núi, đầm lầy ven sông. Toàn bộ cây được dùng làm thuốc và là một loại lá rất tốt để chữa bệnh tiểu buốt lâu ngày không khỏi.

Cây có vị ngọt, tính lạnh với tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Từ lâu nó đã được sử dụng để chữa các bệnh thận hư, suy giảm chính khí quá mức như bàng quang thấp khí, viêm màng quang, viêm thận cấp và mạn tính… giúp cải thiện các triệu chứng như đái buốt, thông kinh lạc gan, thận, phổi…

Các thực hiện như sau:

  • Mã đề đem rửa sạch.
  • Lấy 1 nắm dược liệu đem đun sôi với khoảng 3 lít nước, sắc còn 1 lít thu được nước uống.
  • Có thể thêm đường để cải thiện mùi vị và tăng tác dụng chữa bệnh.
  • Mỗi ngày uống 3 lần.

3.9. Hương nhu trắng

Hương nhu trắng đã được chứng minh có tác dụng trong việc tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu. Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền cây có tính ôn, không độc, giúp giảm nhiệt cải thiện tiểu buốt do nóng trong.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy khoảng một nắm dược liệu hương nhu trắng, đem sửa sạch.
  • Sắc với khoảng 2 lít nước, đun sôi trong 5 phút để hoạt chất ra hết.
  • Uống đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

3.10. Kim ngân hoa

Kim ngân hoa đã được chứng minh có tác dụng chữa bệnh đi tiểu buốt.

Theo nghiên cứu hiện đại dược liệu này có nhiều thành phần thuộc nhóm flavonoid có tác dụng kháng vi khuẩn, virus, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu buốt do viêm nhiễm đường tiết niệu.

Theo y học cổ truyền, kim ngân hoa giúp thanh nhiệt, lương huyết được dùng để cải thiện tình trạng nóng trong gây tiểu buốt.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Dược liệu kim ngân hoa lấy khoảng 30g.
  • Đun với nước. Lấy dịch chiết uống thường xuyên để cải thiện triệu chứng đi tiểu buốt hiệu quả.

3.11. Rau diếp

Rau diếp có tên khác là rau dấp cá, rau vẹn, ngư tinh thảo… từ lâu đã được sử dụng nhiều trong việc cải thiện sức khỏe. Nó chứa nhiều thành phần khác nhau giúp điều trị chứng thấp nhiệt gây tiểu buốt.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Rau diếp tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút.
  • Đem hãm với nước nóng để lấy dịch chiết uống hàng ngày.
  • Nên sử dụng liên tục trong 10 ngày.

3.12. Mồng tơi

Cây mồng tơi đã quá thân thuộc với người dân Việt Nam. Nhờ đặc tính thanh nhiệt, làm mát cơ thể nó phù hợp trong điều trị tình trạng tiểu buốt do nóng trong gây ra.

Cách thực hiện:

  • Mồng tơi rửa sạch đem đun với khoảng 0,5 lít nước.
  • Lấy nước chiết xuất để uống hàng ngày.

Bạn cũng có thể sử dụng mồng tơi trong các bữa ăn hàng ngày. Hay mồng tơi rửa sạch, cho vào chày giã, lọc lấy nước cốt, sau đó pha với 100ml rối uống.

☛ Tìm đọc thêm: Tổng hợp bài thuốc dân gian chữa tiểu rắt

4. Những lưu ý cho người bị bệnh tiểu buốt

Bên cạnh việc sử dụng các loại nước uống được chiết xuất từ thảo dược, bạn cũng cần lưu ý những thông tin dưới đây để hỗ trợ chữa tiểu buốt nhanh chóng.

  • Hạn chế uống nhiều rượu bia, các loại đồ uống kích thích như nước ngọt có gas, cà phê… vì gây kích thích bàng quang khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Bên cạnh uống nước lá, bạn cũng cần đảm bảo đủ 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện chứng đi tiểu buốt.
  • Tránh thức khuya, làm việc quá mức giúp bảo vệ cơ thể nói chung, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không nên nhịn đi tiểu quá lâu hay đi tiểu vội vàng.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, tránh lây lan vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Không nên ăn thức ăn cay nóng khiến tình trạng nóng trong nặng hơn.

Trên đây là 12 loại lá giúp cải thiện hiệu quả chứng đi tiểu buốt do nhiều nguyên nhân khác nhau như nóng trong, thận hư, suy giảm chính khí quá mức. Mong rằng có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...