Tiết lộ 12 loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu buốt

Chế độ ăn uống không phải là một yếu tố quyết định chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu. Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy với những người bị tiểu buốt thì nên ăn gì? Không nên ăn gì? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên tắc ăn uống cho người bị tiểu buốt?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt như nóng trong người, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang… Vì vậy mà các bác sĩ khuyên rằng nên xây dựng chế độ ăn uống theo những nguyên tắc dưới đây:

  • Nguyên tắc 1: Cung cấp các thực phẩm thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu để hỗ trợ làm giảm tình trạng nóng trong người. Chúng bao gồm: mướp đắng, bí đao, nước dừa, rau má, râu ngô, sữa chua, actiso…
  • Nguyên tắc 2: Bổ sung những thực phẩm chống viêm, chống oxy hóa cải thiện triệu chứng sưng, viêm đường tiết niệu, bàng quang. Chúng bao gồm: nam việt quất, nghệ, cá giàu omega-3
  • Nguyên tắc 3: Thực phẩm chứa hoạt chất có khả năng kháng khuẩn nên được đưa vào những bữa ăn trong ngày như tỏi, nghệ, thực phẩm lên men…
  • Nguyên tắc 4: Bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh, hoa quả như rau nhút, rau cải, rau đắng, rau cải bó xôi, súp lơ xanh, bưởi, cam… để bảo vệ sức khỏe tổng quát, tăng sức đề kháng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi.
  • Nguyên tắc 5: Hạn chế thực phẩm gây nóng trong người, làm bùng phát các cơn viêm nhiễm như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, cách chất kích thích…

Tuy nhiên, mỗi người có thể đáp ứng với từng thực phẩm riêng. Vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị và luân phiên sử dụng để xem bản thân mình phù hợp với loại nào nhất.

2. Top 12 những thực phẩm mà người bị đi tiểu buốt nên ăn?

Có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho người bị đi tiểu buốt, người bệnh nên bổ sung lần lượt trong các bữa ăn hàng ngày. Chúng tôi gợi ý 10 loại mà người bị đi tiểu buốt nên ăn như sau:

2.1. Mướp đắng

Mướp đắng (khổ qua) là loại quả phổ biến với người dân Việt Nam. Nó không chỉ được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày mà còn được phơi khô, sắc lấy nước để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có chứng đi tiểu buốt.

Loại qua này giúp thanh nhiệt, làm mát máu,  giảm bớt tính hưng phấn của trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi giúp cải thiện tình trạng nóng trong người.

Ngoài ra nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giải độc cho cơ thể. Từ đó, mướp đắng có tác dụng lợi tiểu, mát gan, chữa tiểu buốt, tiểu khó, tiểu dắt, mụn nhọt… hiệu quả.

Cách dùng như sau:

  • Mướp đắng rửa sạch, thái thành lát mỏng, đem pha với nước nóng rồi uống như trà giải nhiệt. Bạn cũng có thể phơi khô để sắc uống dần.
  • Chế biến thành các món ăn từ quả mướp đắng như canh mướp đắng nấu tôm, mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt.

Lưu ý:

Mỗi ngày không nên sử dụng quá 60g khổ qua khô và không quá 300g ở dạng tươi.

2.2. Sữa chua bổ sung probiotic

Trong cơ thể con người chứa rất nhiều lợi khuẩn hoạt động như là một màng chắn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vi sinh vật gây hại. Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn (probiotics) từ các thực phẩm bên ngoài là điều cần thiết.

Probiotics giúp tăng cường vi khuẩn có lợi, loại bỏ môi trường cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu như đi tiểu buốt, tiểu đau, tiểu rắt, ngứa ngáy vùng sinh dục.

Ngoài cung cấp lợi khuẩn từ sữa chua, bạn cũng có thể luân phiên sử dụng các sản phẩm thay thế cho cơ thể như bắp cải muối, dưa muối, natto…

Cách dùng:

  • Mỗi ngày sử dụng đều đặn một hộp sữa chua.
  • Bổ sung các món ăn hàng ngày như cá trắm om dưa, cải kim chi muối…

2.3. Râu ngô

Râu ngô từ lâu đã được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu gây chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không kiểm soát. Bởi nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, kháng khuẩn, giảm viêm… cải thiện chứng nóng trong người, thận hư, viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, râu ngô còn chứa nhiều vitamin như B1, B2, C, K và các hoạt chất khác giúp cải thiện sức khỏe rất tốt.

Cách dùng: Râu ngô rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, để ráo. Cho vào nồi nước đun sôi kỹ,  thêm chút đường, khuấy đều để ngăn mát tủ lạnh uống dần trong ngày.

Lưu ý: Không nên lạm dụng nước râu ngô, các chuyên gia khuyên dùng không quá 10 lít nước trong 1 tháng.

2.4. Rau má

Gợi ý tiếp theo cho người bị đi tiểu buốt là rau má. Theo y học cổ truyền, rau má có tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc, làm sạch đường tiết niệu, cải thiện tốt chứng đi tiểu buốt do nóng trong.

Cách dùng:

  • Rau má 50g rửa sạch, ngâm 30 phút với nước muối loãng. Vớt ra, để ráo, xay nhỏ ép lấy nước. Có thể thêm đường khuấy đều, chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Ngoài ra, rau má có thể được chế biến thành món canh thịt băm rau má để ăn mỗi ngày.

Lưu ý:

  • Trong ngày không sử dụng quá nhiều rau má tươi do có thể gây chướng bụng.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng không nên dùng loại rau này vì nguy cơ gây ra các cơn gò tử cung đe dọa sảy thai.

2.5. Bí đao

Bí đao không chỉ là một loại quả để chế biến thành các món ăn hàng ngày mà nó còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Theo y học cổ truyền, bí đao với tình hàn có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu phù thũng, lợi tiểu nên được sử dụng để chữa chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, viêm bàng quang. Ngoài ra, nó đao chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

Cách dùng:

  • Bí đao luộc: Bí đao, gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Cho bí đao vào nấu đến sôi, sau đó đun nhỏ lửa để các tinh chất ra hết. Lấy nước lọc để ngăn mát tủ lạnh chia làm nhiều lần uống trong ngày.
  • Có thể thêm quả la hán với tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt vào nồi cùng nấu với bí đao để tăng hiệu quả giảm chứng tiểu buốt.

2.6. Nước dừa

Nước dừa là một loại đồ uống có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, chống mất nước rất tốt. Bên cạnh đó, nó giúp kháng khuẩn, chống ký sinh trùng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiết niệu hiệu quả. Vì vậy mà làm giảm chứng đi tiểu rắt, tiểu buốt…

Ngoài ra, nước dừa còn chứa vitamin C, carbohydrat, kali… giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Cách dùng: Mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả dừa. Có thể để tủ lạnh, chia đều thành nhiều lần uống trong ngày.

2.7. Mã đề

Mã đề có tác dụng làm mát đường niệu, lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể, tiêu viêm giúp thông kinh lạc gan thận, cải thiện triệu chứng đái buốt hiệu quả.

Cây này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa như vitamin C, canxi, betacaroten… giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại.

Cách dùng:

Lá mã đề đem rửa sạch, đun sôi với khoảng 3 lít nước. Tiếp tục đun, cô lại còn khoảng 1 lít thay trà uống trong ngày.

2.8. Atiso

Atiso là loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, trong cây này còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin B12, C, K, carbohydrat, acid pantothenic… tốt cho sức khỏe.

Cách dùng:

  • Sử dụng actiso tươi hoặc khô để pha thành trà uống hàng ngày.
  • Chế biến thành các món ăn như canh acito thịt vịt. Nó giúp thanh nhiệt được dùng để chữa chứng mụn nhọt, tiểu buốt, tiểu khó và các biểu hiện khác liên quan đến thấp nhiệt.

2.9. Rau đắng

Rau đắng chứa nhiều vitamin C, tinh dầu, axit silicic, flavonoid, alkaloid… tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, từ lâu ông cha ta đã sử dụng nó như một bài thuốc lợi tiểu, thanh can khai uất lợi thấp nhiệt, chữa tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, sạn bàng quang.

Cách dùng:

  • Sắc nước rau đắng phơi khô uống hàng ngày: Rau đắng tươi 100g sắc với 300ml nước, cô cạn còn 100ml chia thành 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Chế biến thành các món ăn như canh cá lóc rau đắng, canh rau đắng thịt băm…

2.10. Nước đậu xanh đường phèn

Đậu xanh là thực phẩm không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời của nó đối với nhiều bệnh lý khác nhau.

Theo y học cổ truyền, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt..

Ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin (A, B1, B2, B6) và khoáng chất có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng quát.

Cách dùng:

  • Đậu xanh để cả vỏ 100g vo sạch, ngâm qua đêm. Hôm sau cho vào nồi đun chín nhừ, chắt lấy nước. Thêm chút đường phèn vào khuấy đều, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể nấu chè đậu xanh nha đam, sữa đậu xanh lá dứa…

2.11. Bột sắn dây

Theo đông y, bột sắn dây với tính mát có tác dụng thanh nhiệt cơ thể trị chứng nhiệt miệng, tiêu chảy, một số tình trạng liên quan đến nóng trong người khác. Vì vậy, người bị đi tiểu buốt do thấp nhiệt có thể sử dụng để cải thiện bệnh.

Cách dùng:

Bột sắn dây đem pha với nước lọc, thêm chút đường để cải thiện hương vị. Nếu không dùng được nước sắn có thể nấu với một ít nước thành hỗn hợp đặc quánh rồi ăn.

2.12. Rau mồng tơi

Cây mồng tơi không còn xa lạ với người dân Việt Nam bởi có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng rất ngon miệng. Tuy nhiên, nhiều người có thể không biết được rằng loại cây này còn có thể hỗ trợ chữa chứng đi tiểu buốt do khả năng thanh nhiệt, mát huyết.

Cách dùng:

  • Mồng tơi đem rửa sạch, đun với khoảng nửa lít nước. Lấy dịch chiết để trong tủ lạnh đem uống nhiều lần trong ngày.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến thành các món ăn yêu thích như canh cua mồng tơi, canh mồng tơi nấu tôm…

☛ Xem thêm bài viết: Cách chữa tiểu buốt hiệu quả?

3. Người bị đi tiểu buốt không nên ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung nhiều hơn mỗi ngày, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại có thể làm nặng thêm triệu chứng đi tiểu buốt như:

  • Cafein, rượu: Những đồ uống này kích thích bàng quang co bóp, khiến đi tiểu bị đau, buốt nhiều hơn. Khi uống quá nhiều còn gây suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh lý.
  • Thức ăn cay nóng như tiêu, ớt, gừng, thịt chó, thịt dê, cá phơi khô… Do chúng gây nóng trong làm nặng thêm chứng đi tiểu buốt. Vì vậy nên hạn chế thêm gia vị cay vào các món ăn.
  • Đồ ăn chứa nhiều muối: Những món ăn quá mặn khiến lượng natri tăng cao trong nước tiểu. Điều này có thể kích thích đường tiết niệu khiến bạn đi tiểu đau và buốt hơn.

4. Những lưu ý khác cho người đi tiểu buốt

Để chữa bệnh được nhanh chóng, bạn không chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống đúng đắn mà cũng nên để ý đến chế độ sinh hoạt. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ như sau:

– Uống nước đầy đủ: Uống đủ nước sẽ đào thải nước tiểu thường xuyên, loại bỏ vi khuẩn gây hại bên trong đường niệu. Đồng thời, cơ thể thiếu nước sẽ kích ứng bàng quang, thận, niệu đạo khiến đi tiểu ngứa ngáy, đau buốt hơn.

– Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau khi quan hệ: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể là nguyên nhân gây chứng đi tiểu buốt. Vì vậy, nên đảm bảo quan hệ tình dục an toàn, đi tiểu và vệ sinh bộ phận sau khi quan hệ bằng dung dịch chuyên dụng để ngăn chặn vi khuẩn lây lan.

– Không nhịn tiểu quá lâu: Ngay khi kích thích bàng quang buồn đi tiểu, bạn nên đi tiểu luôn, đừng để tiểu gấp gáp gây ngồi sai tư thể. Một người bình thường đi tiểu mỗi ngày khoảng 8 lần, tương ứng với khoảng 3 – 4 giờ/lần.

– Lựa chọn đồ lót phù hợp: Tránh tình trạng kích ứng bộ phận sinh dục gây nhiễm trùng, bạn nên lựa chọn loại vải cotton dễ thấm hút mồ hôi để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.

– Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tổng quát, ngăn ngừa bệnh tật.

Trên đây là gợi ý 12 loại thực phẩm mà người bị tiểu buốt nên ăn. Điều quan trọng là cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt để bệnh nhanh chóng cải thiện. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...