Cách chữa tiểu buốt hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

Cách chữa tiểu buốt là một vấn đề rất được quan tâm. Bởi khi bị tiểu buốt gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau đớn, lo lắng, nếu tình trạng này để lâu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng có thể gây hại đến sức khỏe. Do đó, cùng tìm hiểu cách chữa tiểu buốt hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tình trạng tiểu buốt là gì?

Tiểu buốt là cảm cảm giác đau buốt như có kim châm gây khó chịu khi đi tiểu. Cơn đau có thể xuất phát từ bên trong cơ thể ở bàng quang, vùng đáy chậu hoặc hoặc ở niệu đạo (ống dẫn nước tiểu) khi bài tiết nước tiểu ra ngoài.

Tiểu buốt là hiện tượng khá phổ biến ở cả phụ nữ và nam giới. Khi gặp phải chứng tiểu buốt, bệnh nhân cần đến thăm khám tại bệnh viện, các cơ sở y tế có uy tín để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Nguyên nhân phổ biến gây tiểu buốt

Điều đầu tiên để giúp có phương pháp điều trị phù hợp đó là cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt này. Vậy dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên chứng tiểu buốt mà các bạn cần biết như sau:

Do thói quen sinh hoạt: uống quá ít nước mỗi ngày, thường xuyên nhịn tiểu và không đi vệ sinh trước khi đi ngủ, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích, ăn đồ cay nóng cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiết niệu và dễ dẫn đến chứng tiểu buốt. Hơn nữa, thói quen ngồi nhiều, ứ đọng nước tiểu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt.

Viêm bàng quang: Đây là bệnh viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra, có tỷ lệ mắc cao, dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Bệnh nhân mắc bệnh viêm bàng quang có các triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, có mùi hôi, tiểu ra máu, mệt mỏi, đau tức bộ phận sinh dục, đau hai bên thắt lưng…

Viêm niệu đạo: Đi tiểu buốt xuất hiện cũng là nguyên nhân do bệnh viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo xuất hiện là do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh như: tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc mủ, niệu đạo sưng đỏ….

U xơ tuyến tiền liệt: Hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt, là tình trạng tuyến tiền liệt phì đại, chèn ép ống niệu đạo và bàng quang, gây ra nhiều triệu chứng rối loạn đường tiết niệu (trong đó có tiểu buốt). Đây là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên;

Sỏi hệ tiết niệu: Bao gồm sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo. Nguyên nhân gây ra sỏi tiết niệu bao gồm muối khoáng hòa tan trong nước tiểu bị lắng đọng lại tạo thành sỏi. Các triệu chứng của sỏi niệu bao gồm: Đau âm ỉ hoặc từng cơn ở thắt lưng, tiểu buốt, bí tiểu cấp tính, nước tiểu đục, tiểu ngắt quãng, tiểu máu, …

Bệnh lậu: Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Người bệnh có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt; tiết dịch trắng, vàng hoặc xanh lá cây từ dương vật; tinh hoàn sưng, đau, …

☛ Bạn có thể quan tâm: Đi tiểu buốt ra máu cảnh báo mắc bệnh gì?

Tiểu buốt có tự hết hay không?

Theo các chuyên gia, chứng tiểu buốt không thể tự khỏi, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh bạn cần phải cần sớm đi khám từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Bởi nếu để bệnh tiến triển nặng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, điển hình như:

Đời sống tình dục giảm sút: Đi tiểu buốt gây khó chịu, đau rát vùng kín khiến người bệnh ngại quan hệ, lâu dần gây lãnh cảm. Điều này ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, dễ dẫn đến rạn nứt, đe dọa hạnh phúc gia đình.

Gây vô sinh, hiếm muộn: Đi tiểu buốt có thể do mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tuyến tiền liệt… Nếu không điều trị và khắc phục sớm bệnh sẽ gây tổn thương lan rộng, nặng hơn gây vô sinh, hiếm muộn.

Ung thư: Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt …

Nhiễm trùng máu: Bệnh nếu để lâu sẽ diễn biến phức tạp gây viêm nhiễm bên trong đường tiết niệu,… Lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng máu gây tỷ lệ tử vong cao.

Dễ sinh non, sảy thai: Tình trạng tiểu buốt ở phụ nữ ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh sản, từ đó ảnh hưởng xấu đến việc sinh nở, có nguy cơ gây sinh non, thậm chí là sảy thai.

Thông tin thêm cho bạn: Ditieunhieu.com

Cách chữa tiểu buốt hiệu quả nhất

Tùy theo nguyên nhân cũng như tình trạng tiểu buốt nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp chữa phù hợp với từng người. Sâu đây là một số phương pháp mà các bạn có thể tham khảo:

Sử dụng phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian là phương pháp đầu tiên mà chúng tôi chia sẻ, đây là phương pháp dành cho trướng hợp tiểu buốt còn nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà. Đây là phương pháp chữa mang lại hiệu quả nhất định và gần như không có tác dụng phụ.

Để sử dụng phương pháp này các bạn có thể tham khảo áp dụng như sau:

Sử dụng bí xanh

  • Tác dụng: Bí xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất như canxi, glucid, sắt, vitamin A, B, C, E… giúp lợi tiểu nên giúp hỗ trợ cải thiện chứng tiểu buốt.
  • Cách thực hiện: Dùng khoảng 500g bí xanh gọt vỏ rồi đem rửa sạch sau đó cho vào nồi luộc lấy nước uống. Ngoài ra, có một cách khác là bạn có thể xay nhuyễn bí xanh, lọc lấy nước cốt sau đó pha thêm một chút muối để uống.

Sử dụng Atiso

  • Tác dụng: Atiso chứa hàm lượng axit hữu cơ cao, đem lại nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe trong đó có trị chứng tiểu buốt.
  • Cách thực hiện: Lấy một lượng atiso khô vừa đủ đem cho vào nước sôi hãm như nước chè rồi đợi cho nước ngấm là có thể sử dụng. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng atiso để nấu canh cũng đem lại hiệu quả chữa bệnh cao.

Sử dụng rau má

  • Tác dụng: Rau má có tác dụng giải độc, thanh nhiệt do đó thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có chứng tiểu buốt.
  • Cách thực hiện: Lấy khoảng 500g rau má, rửa sạch. Rồi cho vào xay nhuyễn sau đó chiết lấy nước uống. Để tăng hương vị và giúp dễ uống các bạn có thể pha cùng với một chút đường vào cùng nước cốt rau má.

Sử dụng rau mồng tơi

  • Tác dụng: Rau mồng tơi có vị ngọt, tính lạnh, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giải nhiệt, làm mát gan hiệu quả. Do đó có thể sử dụng trong việc chữa tiểu buốt cũng khá hiệu quả.
  • Cách thực hiện: Rau mông tơi đem rửa sạch để ráo nước rồi cho vào nồi đun cùng hai bát nước lọc đến khi sôi. Sau đó chắt ra bình để dùng trong ngày, có thể sử dụng uống thay nước hàng ngày. Lưu ý rau mồng tơi có tính lạnh nên không sử dụng bài thuốc này với người bụng yếu, dễ đi ngoài.

Tham khảo thêm tại: Mách bạn 12 loại lá thuốc không thể bỏ qua khi bị đái buốt

Sử dụng phương pháp Đông y

Một số bài thuốc Đông y trị tiểu buốt đem lại hiệu quả cao, được sử dụng phổ biến là.

Bài thuốc 1

Bài thuốc này giúp trị chứng tiểu khó, tiểu buốt do nóng trong người. Để áp dụng bài thuốc này các bạn cần thực hiện theo cách sau:

  • Nguyên liệu: 16g biển súc, 6g cam thảo cùng 10g mỗi vị bòng bong, bông mã đề.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc rồi cho ra bát uống

Bài thuốc 2

Bài thuốc tiếp theo có tác dụng ức chế khả năng hoạt động của vi khuẩn từ đó đem lại tác dụng điều trị chứng tiểu buốt do viêm nhiễm. Để thực hiện bài thuốc này các bạn tham khảo:

  • Nguyên liệu: 10g mỗi vị long đởm thảo, chi tử, mộc thông, trạch tả, xa tiền tử, hoàng cầm, đương quy, sài hồ bắc, 4g cam thảo và 12g sinh địa.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước thuốc, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 3

Bài thuốc này giúp trị chứng tiểu buốt do viêm bàng quang, viêm niệu đạo… Thông tin bài thuốc các bạn có thể tham khảo như sau:

  • Các vị thuốc: 12g mỗi loại chi tử, bạch mao căn, 10g mã đề, 6g mộc thông, 16g biển súc, 8g hoạt thạch và 4g cam thảo.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc sau đó cho vào ấm sắc, mỗi ngày dùng 1 thang, nước thuốc chiết được chia thành nhiều phần dùng trong ngày.

Lưu ý: để những bài thuốc này mang lại hiệu quả trị bệnh thì đòi hỏi các bạn cần phải thực hiện trong thời gian dài, mỗi liệu trình dùng thuốc kéo dài từ 1 – 3 tháng. Đặc biệt, mức độ phát huy công dụng của thuốc sẽ có sự nhau tùy theo cơ địa cũng như tình trạng bệnh của từng người.

Sử dụng phương pháp Tây y

Tùy theo nguyên nhân, triệu chứng, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán và các hướng điều trị thích hợp từ điều trị nội khoa và ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa dựa trên việc sử dụng các loại thuốc giúp kiểm soát và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp bệnh từ nhẹ đến vừa và tình trạng viêm nhiễm chưa lây lan, chưa có biến chứng. Một số loại thuốc Tây được sử dụng chủ yếu trong điều trị chứng tiểu buốt là:

  • Nhóm thuốc kháng khuẩn như Fosfomycin, Trimethoprim, Sulfamethoxazole …
  • Nhóm kháng sinh Quinolone, Cyclin… giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm đau hiệu quả.
  • Thuốc kháng viêm tiêu biểu là Diclofenac, Ibuprofen…
  • Nhóm thuốc giãn cơ Nospa giúp giảm đau do co thắt do sỏi, viêm bàng quang…
  • Nhóm thuốc giảm đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn có thể sử dụng Paracetamol.

Lưu ý: trong quá trình sử dụng các loại thuốc sẽ phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó các bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc, dùng thuốc quá liều.

Xem thêm: 8 Loại kháng sinh giúp điều trị tiểu buốt hiệu quả

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng trong trường hợp bệnh ở tình trạng nặng, dùng thuốc không mang lại hiệu quả tích cực. Một số phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng như sau:

  • Do viêm bàng quang: Trường hợp này bác sĩ thường chỉ định sử dụng tia sóng cực ngắn CRS để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh.
  • Do viêm tuyến tiền liệt: Sử dụng hệ thống CIS, điện trường, ZYT… giúp điều trị tiểu buốt không gây đau và ít biến chứng sau mổ.
  • Do bệnh lậu: Sử dụng công nghệ phục hồi DHA giúp phá vỡ và phá hủy DNA của vi khuẩn lậu, từ đó loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình điều trị

Để chữa tiểu buốt đạt hiệu quả thì trong quá trình điều trị ngoài tuân sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì các bạn cần lưu ý những vấn để sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, trung bình khoảng 1,5-2 lít nước để giúp lợi tiểu, loại bỏ vi khuẩn ra bên ngoài. Tuyệt đối không nhịn tiểu mà cần đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, rau xanh, trái cây có thể kể đến là rau chùm ngây, cam, chanh, bưởi, dừa …
  • Tránh sử dụng thức ăn chua cay, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh …
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, làm việc hợp lý, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Giữ trạng thái tinh thần thoải mái, thực hiện luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh sát khuẩn nhẹ. Chị em không nên thụt rửa quá sâu vào âm đạo vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
  • Nên mặc quần áo thoáng mát, đặc biệt quần lót nên làm bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn thông thoáng tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ và thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của cơ thể để có hướng điều trị kịp thời.

Tìm hiểu chi tiết tại: Tiết lộ 12 loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu buốt

Trên đây là những thông tin về cách giúp chữa chứng tiểu buốt, hy vong với những thông tin trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì các bạn có thể liện hệ tới số tổng đài miễn cước 1800.1297 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...