[Cảnh giác] Đi tiểu buốt có mủ bệnh gì? Cách xử trí đúng!

Cần hết sức cẩn trọng khi bạn có dấu hiệu tiểu buốt ra mủ. Thực tế, rất có thể đây là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo này có thể khiến bạn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, hiếm muộn, thậm chí tử vong. Cùng tìm hiểu tiểu buốt ra mủ là bệnh gì và cách khắc phục khi gặp phải hiện tượng này nhé.

Dấu hiệu nhận biết tiểu buốt ra mủ

Tiểu buốt ra mủ là hiện tượng đi tiểu buốt có kèm theo ra mủ. Bạn có thể nhận biết bằng mắt thường hoặc phải xét nghiệm với một số trường hợp đặc biệt. Các dấu hiệu ở nam giới thường rõ ràng hơn so với phụ nữ. Ngoài những dấu hiệu trên đây, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng khác đi kèm như:

  • Mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau buốt, khó chịu.
  • Có mủ chảy ra từ lỗ tiểu, có mùi tanh hoặc hôi.
  • Màu sắc nước tiểu thay đổi.
  • Mủ ban đầu loãng, sau nhiều ngày sẽ đặc hơn, mủ có màu trắng nên dễ nhận biết.
  • Có cảm giác ngứa ngáy.
  • Tiểu gấp, muốn đi tiểu nhiều lần, khó có thể nhịn tiểu.
  • Tiểu ra máu hoặc không.
  • Đau vụng chậu và bụng dưới ở phái nữ.
  • Đau vùng hậu môn ở nam giới.

Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan coi thường mà cần đi thăm khám sớm để được đưa ra những lời khuyên hữu ích nhằm điều trị bệnh hiệu quả.

Tiểu buốt ra mủ do bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt ra mủ ở nam và nữ giới khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Sau đây là những bệnh lý khiến bạn phải đối mặt với triệu chứng “khó ở” này.

Bệnh lậu

Virus Neisseria gonorrhoeae chính là tác nhân hình thành nên bệnh lậu. Bệnh lây truyền với tốc độ nhanh và cao, thường do lối sống cẩu thả, sinh hoạt bừa bãi cùng ý thức tự bảo vệ kém khiến nhiều người mắc phải bệnh này. Khi bệnh phát triển tới giai đoạn nguy hiểm sẽ gây ra các triệu chứng như tiểu buốt có mủ, mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau rát gây ra vô số khó chịu. Các triệu chứng điển hình khác như:

  • Xuất hiện các nốt nhỏ li ti tại đầu dương vật (ở nam giới).
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Đi tiểu ra máu.
  • Có cảm giác đau rát mỗi khi quan hệ tình dục
  • Đau ở vùng thắt lưng…

Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa, gây biến chứng vô sinh – hiếm muộn. Thậm chí, vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào máu, lên não gây nhiễm trùng đường huyết, viêm màng não… dẫn tới tử vong.

Viêm hoặc áp xe tuyến tiền liệt

Tiểu buốt ra máu còn là dấu hiệu cảnh báo viêm hoặc áp xe tuyến tiền liệt do vi khuẩn lậu hoặc một số vi khuẩn khác gây ra. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng nam giới tuổi trung niên và cao tuổi. Viêm tuyến tiền liệt khiến tuyến tiền liệt sưng viêm gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe

Nam giới bị đi tiểu buốt và có mủ, thường xuyên mắc tiểu vào ban đêm. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác khó khăn, khi xuất tinh có cảm giác đau đớn hoặc đau âm ỉ ở vùng thắt lưng. Người bệnh cũng có thể bị sốt cao, mệt mỏi như người mắc cảm cúm.

Viêm mủ bể thận

Đây là bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng đái buốt ra mủ. Mủ bể thận hậu phát nguyên nhân do bể thận bị bội nhiễm làm mủ ở bể thận di chuyển xuống niệu quản. Thông thường, bệnh là do vi khuẩn gây mủ ở bể thận, nhưng cũng có trường hợp là do nguyên nhân như lao thận, thận nhiều nang. Bên cạnh đó, ung thư thận cũng gây ra các triệu chứng nêu trên.

Người bệnh có các dấu hiệu như đi tiểu khó khăn, tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu rát có mủ, đi tiểu ra mủ vàng, đau nhức bàng quang…

Viêm niệu đạo

Tiểu buốt, tiểu ra mủ là những dấu hiệu cảnh báo viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo gây sưng viêm khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu, đau và xót mỗi lần đi tiểu khiến người bệnh gặp vô số bất tiện trong vấn đề tiểu tiện hàng ngày.

Bên cạnh hiện tượng đi tiểu buốt ra mủ, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác như:

  • Cảm thấy cần đi tiểu hoặc khẩn cấp.
  • Gây ngứa, đau hoặc khó chịu khi không đi tiểu được.
  • Đau khi quan hệ.
  • Ở nam giới, có máu hoặc tinh dục trong nước tiểu.
  • Chất dịch trong hoặc có màng nhầy tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo.

Các tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm bộ phận sinh dục khác, làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Có thể dẫn tới biến chứng vô sinh, hiếm muộn, thậm chí tác nhân gây bệnh còn lây nhiễm ngược dòng đến thận gây viêm thận, suy thận mãn tính.

Viêm mào tinh hoàn

Mào tình hoàn được biết đến là đoạn ống có vị trí nằm phía sau của tinh hoàn. Nó có nhiệm vụ lưu trữ và là đường di chuyển sau khi tinh trùng được tạo ra. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, mỗi lần đi tiểu nam giới thường bị tiểu buốt có kèm mủ. Để nhận biết bệnh lý này, bệnh nhân có thể tham khảo các dấu hiệu khác sau đây:

  • Sưng, đỏ, cảm giác nóng ấm ở bìu.
  • Đau tinh hoàn một bên, đau hơn khi đi tiểu.
  • Đi tiểu đau, tiểu nhiều lần.
  • Có cảm giác đau khi giao hợp hoặc xuất tinh.
  • Sưng hạch bẹn.
  • Sốt cao, ớn lạnh.
  • Chảy dịch, mủ từ dương vật.
  • Có máu trong tinh dịch.
  • Vùng bụng dưới hoặc xương chậu đau, khó chịu.
  • Có khối u gồ lên trên tinh hoàn.

Viêm bàng quang

Bàng quang là nơi lưu trữ nước tiểu nên thường xuyên phải tiếp xúc với các vi khuẩn có hại gây viêm nhiễm. Viêm bàng quang là bệnh lý đường tiết niệu gặp khá phổ biến ở mọi đối tượng, cả nam và nữ.

Viêm bàng quang là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh phải đối mặt với chứng tiểu buốt ra mủ. Bên cạnh đó, họ còn có các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Tiểu nhiều lần hơn so với bình thường, mỗi lần chỉ ra một ít nước tiểu.
  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục hay có mùi hôi nồng.
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Luôn có cảm giác phải đi tiểu gấp.
  • Đau trằn bụng dưới.
  • Sốt nhẹ.
  • Đái dầm vào ban ngày ở trẻ em.

Sỏi thận

Khi sỏi thận ứ nước nhiễm trùng gây nên tình trạng tiểu buốt có mủ. Ngoài cảm giác đau buốt, khó chịu và có mủ trong nước tiểu, người bệnh còn có các triệu chứng khác như:

  • Cơn đau quặn thận điển hình với đặc điểm đau dữ dội vùng thắt lưng, 1 hoặc 2 bên; sau đó lan lên bụng, xuống bẹn và đùi.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Bí tiểu khi đau.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Nước tiểu có máu.
  • Sốt, ớn lạnh.

Bên cạnh những bệnh lý gây ra triệu chứng đi tiểu buốt có mủ, hiện tượng này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý như:

  • Sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng để vệ sinh bộ phận sinh dục làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, gây tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Sử dụng các loại bao cao su, gel bôi trơn không đảm bảo chất lượng gây nhiễm trùng dẫn tới tiểu buốt có mủ.
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục không vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Dùng các loại sữa tắm, các loại hóa chất tẩy rửa kém chất lượng làm tăng nguy cơ mắc tiểu buốt.
  • Một số thao tác kỹ thuật như nong niệu đạo làm tổn thương niêm mạc niệu đạo dễ gây nhiễm khuẩn. Hoặc tiểu buốt có mủ xuất hiện sau khi thực hiện một số thủ thuật như thăm dò bàng quang, sỏi bàng quang và do tán sỏi bàng quang…
Tiểu buốt có mủ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh, cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Điều bệnh nhân nên làm trước tiên là cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn thêm, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Tiểu buốt có mủ có nguy hiểm không?

Rất nhiều người bệnh có tâm lý lo lắng về sức khỏe khi gặp phải tình trạng này. Thực tế, đây là hiện tượng đáng báo động cần được người bệnh chú ý và chủ động thăm khám bác sĩ cụ thể nhằm điều trị dứt điểm. Bất kể do nguyên nhân nào nếu không được điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng. Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra:

Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn

Tiểu buốt có mủ thường do nguyên nhân về đường tiết niệu, tuyến tiền liệt gây ra. Nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc vô sinh hoặc hiếm muộn, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân.

Giảm ham muốn

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy mối loeen kết giữa tiểu buốt với tần suất quan hệ tình dục của các cặp vợ chồng. Theo đó, thường xuyên bị tiểu buốt sẽ làm giảm khả năng ham muốn, khiến bạn e ngại, cảm thấy mất tự tin trong các lần quan hệ.

Ảnh hưởng tới tâm lý

Tiểu buốt ra mủ ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người bệnh, khiến họ luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, mất tập trung. Tiểu buốt vào ban đêm lặp đi lặp lại nhiều lần gây mệt mỏi, chán ăn, xanh xao.

Ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe

Tiểu buốt ra mủ do các nguyên nhân bệnh lý, nếu không có biện pháp can thiệp điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm màng não, thậm chí tử vong.

Làm gì khi bị tiểu buốt ra mủ?

Đừng quá lo lắng khi gặp phải tình trạng đi tiểu buốt ra mủ. Hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau đây để xử trí đúng cách nhé.

Thăm khám sớm

Tiểu buốt ra mủ mà mắt thường quan sát được rất dễ nhầm lẫn với một số chứng tiểu đục như tiểu ra cặn sỏi, tiểu ra dưỡng chấp… Vì vậy, khi gặp phải hiện tượng này điều đầu tiên bạn cần làm là đi khám ngay để xác định nguyên nhân và có hướng khắc phục.

Sau khi tìm ra nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ, tùy từng nguyên nhân sẽ có hướng điều trị khác nhau. Cụ thể:

  • Do bệnh lâu: Điều trị bằng thuốc kháng sịnh hoặc dùng phương pháp DHA. Thuốc kháng sinh có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, đau nhức ức chế sự phát triển của các tế bào gây bệnh. Với phương pháp DHA, giúp tiêu diệt vi khuẩn lậu nhằm đem lại hiệu quả vượt trội mà không để lại biến chứng.
  • Do viêm tuyến tiền liệt: Thường kết hợp uống thuốc và tiêm, phác đồ điều trị bệnh cũng sẽ có sự khác biệt so với trường hợp trên.
  • Do viêm niệu đạo, viêm bàng quang: Thuốc kháng viêm là giải pháp được bác sĩ tận dụng nhiều nhất đem lại hiệu quả cao.

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị hay sử dụng sai liều lượng đã được chỉ định có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc khiến bệnh dễ tái phát.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 8 Loại kháng sinh giúp điều trị tiểu buốt hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn uống

Ngoài việc thăm khám sớm và điều trị theo nguyên nhân, để quá trình chữa trị mang lại hiệu quả cao nhất cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung các loại chất xơ, hoa quả có chứa vitamin A, B… trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Giảm bớt lượng muối trong các khẩu phần ăn để tránh hại thận.
  • Tránh các loại đồ uống có cồn như rượu bia, các loại chất kích thích làm tăng khả năng hưng phấn.
  • Hạn chế đồ ăn chiên xào, cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

☛ Tham khảo thêm tại: 12 loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu buốt

Thực hiện lối sống lành mạnh

  • Tăng cường vận động, tập thể dục điều độ mỗi ngày.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
  • Cố gắng đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Dùng nước ấm để vệ sinh cơ quan sinh dục, hạn chế dùng xà phòng có mùi hương mạnh.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát làm tăng ma sát giữa quần áo với cơ thể. Nên thay quần áo thường xuyên.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
  • Hạn chế áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, có thể đọc sách, đi bộ, tập yoga, thiền… để giải tỏa stress.
  • Không được nhịn tiểu.

Bài viết trên đây đã chỉ ra những nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ và cách khắc phục. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian, thực hiện ăn uống và lối sống lành mạnh nhằm cải thiện bệnh nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mời bạn đọc gọi về hotline 1800.1297 để được giải đáp chi tiết.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...