Bị mắc tiểu liên tục xin đừng chủ quan!

Không ít người bệnh đã phàn nàn với chúng tôi rằng họ luôn có cảm mắc tiểu liên tục, khiến họ cảm thấy vô cùng phiền phức và mệt mỏi. Vậy hãy để chúng tôi giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này và giúp bạn tìm được cho mình giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất ngay trong bài viết dưới dây nhé.

Mắc tiểu liên tục là gì?

Các cơ quan trong hệ tiết niệu của chúng ta gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu tạo nước tiểu nhằm loại bỏ các chất không có lợi ra khỏi cơ thể, nước tiểu được tạo ra sẽ theo niệu quản đổ xuống bàng quang và khi chúng ta đi tiểu, bàng quang sẽ co bóp đẩy nước tiểu xuống niệu đạo và ra ngoài.

Hoạt động đi tiểu di nhiều yếu tố tác động

Bàng quang là một cơ quan rỗng, được cấu tạo bởi 3 lớp cơ có khả năng co giãn thay đổi thể tích để chứa đựng nước tiểu. Bình thường, bàng quang có thể chứa khoảng 450-500ml nước tiểu, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt khoảng 150-200ml bạn sẽ có cảm giác mót tiểu.

Trung bình một ngày, thận sẽ bài tiết ra khoảng 1,5 lít nước tiểu, vậy nên ở một người lớn ngày uống 2 lít nước sẽ đi tiểu từ 6-7 lần, và hai lần đi tiểu liên tiếp thường cách nhau khoảng 3 giờ.

Vậy mắc tiểu liên tục là gì?

Mắc tiểu liên tục được hiểu là người bệnh gặp tình trạng đi tiểu nhiều hơn 7 lần một ngày, có cảm giác muốn đi tiểu liên tục, hai lần đi tiểu thường cách nhau rất gần thậm chí là vài phút, lượng nước tiểu trong một lần đi tiểu thường ít, người bệnh không thấy thoải mái sau khi đi tiểu.

Nếu tình trạng mắc tiểu liên tục xảy ra thường xuyên, kéo dài liên tục trong khoảng một tuần, thì chắc hẳn đây là một dấu hiệu bất thường của hệ tiết niệu mà bạn cần lưu ý, do nó có thể cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau.

☛ Xem thêm: Cảm giác buồn tiểu liên tục có nguy hiểm?

Bị buồn tiểu liên tục nguyên nhân do đâu?

Cảm giác mắc tiểu liên tục có thể xuất hiện do hai cơ chế sau:

  • Cơ thể sản xuất quá nhiều nước tiểu khiến bàng quang bị làm đầy liên tục, người bệnh phải thường xuyên đi tiểu.
  • Do bàng quang bị co bóp bất thường, ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang chưa đủ để tạo ra cảm giác mót tiểu.

Các nguyên nhân thường gặp có thể gây ra tình trạng mắc tiểu liên tục là:

Do cơ bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt làm suy giảm chức năng bàng quang

Cơ bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang thường xuyên co bóp một cách bất thường không theo sự kiểm soát của cơ thể, khiến người bệnh gặp một loại các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như mắc tiểu liên tục, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không tự chủ.

Với bệnh bàng quang tăng hoạt, cơ chế gây ra triệu chứng mắc tiểu liên tục mà bạn gặp phải là do các kích thích thần kinh bất thường không theo sự kiểm soát của cơ thể khiến bàng quang co bóp thường xuyên, gây ra cảm giác buồn tiểu liên tục ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang chưa đủ để tạo ra cảm giác mót tiểu bình thường. Chính vì thế, dù bạn bị mắc tiểu liên tục nhưng khi đi tiểu lượng nước tiểu ra rất ít, thậm trí khi bạn cố gắng rặn cũng không có nước tiểu.

Bàng quang tăng hoạt có thể gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt là ở người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có các rối loạn thần kinh (động kinh, đa xơ tủy, Parkinson,…), người béo phì,…

☛ Tìm hiểu chi tiết: Chuyên gia nói gì về Bàng quang tăng hoạt OAB

Do tồn dư nước tiểu trong bàng quang

Bình thường khi chúng ta đi tiểu, bàng quang sẽ co bóp đầy hết nước tiểu hiện có trong bàng quang ra ngoài, lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang sẽ không quá 10ml.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cơ bàng quang không thể đẩy nước hết nước tiểu ra ngoài do bị suy yếu, khiến lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang quá nhiều, người bệnh sẽ không có cảm giác thoải mái sau khi đi tiểu và thường cảm thấy mót tiểu ngay sau đó do lượng nước tiểu còn lại có thể đủ để gây cảm giác buồn tiểu.

Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang có thể chặn lỗ bàng quang niệu đạo

Rất nhiều người bệnh bị sỏi bàng quang niệu đạo thường than phiền về tình trạng mắc tiểu liên tục mà họ gặp phải.

Sỏi tiết niệu được hình thành bởi sự tích tụ khoáng chất có trong nước tiểu. Sỏi bàng quang có thể do sỏi từ thận, niệu quản rơi xuống bàng quang, trường hợp sỏi có có thể được bài xuất ra ngoài theo nước tiểu, những sỏi lớn hơn có thể tiếp tục nằm lại bàng quang, tích tụ khoáng chất trong nước tiểu và gia tăng kích thước. Sỏi bàng quang thường có hình trong, kích thước khá lớn, bề mặt nhẵn.

Do bàng quang là cơ quan rỗng và kích thước lớn, vậy nên sỏi trong bàng quang có thể di chuyển trong đó. Trong nhiều trường hợp khi ta đang tiểu, sỏi có thể di chuyển tới lỗ bàng quang niệu đạo, làm chặn đường ra của nước tiểu, khiến dòng nước tiểu dừng lại và bàng quang vẫn còn chứa nước tiểu, gây cho người bệnh cảm giác mắc tiểu thường xuyên.

Ngoài ra, sỏi bàng quang cũng có thể gây kích thích hệ thần kinh bàng quang, khiến bàng quang co bóp thường xuyên gây buồn tiểu liên tục.

Sỏi niệu đạo

Nhưng sỏi nhỏ được bàng quang đẩy ra ngoài theo nước tiểu nhưng vẫn có nguy cơ kẹt lại niệu đạo, đặc bệt ở những đoạn niệu đạo có kích thước nhỏ ở nam giới. Sỏi khi bị kẹt ở niệu đạo gây ngăn cản dòng nước tiểu, người bệnh đi tiểu nhưng dòng nước tiểu yếu, có khi chỉ nhỏ giọt, người bệnh đi hết nước tiểu trong một lần, mà thường phải đi thường xuyên liên tục.

Viêm đường tiết niệu

Viêm bàng quang khiến người bệnh có biểu hiện mắc tiểu liên tục

Buồn tiểu liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo đường tiết niệu bạn đang bị viêm nhiễm, đặc biệt là bàng quang và niệu đạo. Viêm bàng quang và niệu đạo thường do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào biểu mô đường tiết niệu nguyên nhân do chấn thương, bất thường cấu trúc giải phẫu, sỏi tiết niệu hoặc do người bệnh đặt thông tiểu trong thời gian dài,…

Các chất trung gian hóa học trong phản ứng viêm tại bàng quang, niệu đạo, có thể kích thích làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh bàng quang khiến cơ bàng quang tăng hoạt, người bệnh sẽ có cảm giác buồn tiểu thường xuyên liên tục.

Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm bàng quang, niệu đạo như: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu, mủ, nặng mùi, cơ thể mệt mỏi, sốt,…

Bệnh tiểu đường

Đái tháo đường cần phát hiện và điều trị sớm

Bốn triệu chứng kinh điển của bệnh tiểu đường là ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều và đái nhiều. Chính vì thế, bệnh nhân tiểu đường thường có biểu hiện mắc tiểu liên tục và phải đi đái thường xuyên, tuy nhiên mỗi lần đi tiểu lượng lượng tiểu được bài xuất ra vẫn nhiều.

Do đái tháo đường là nhóm bệnh chuyển hóa với đặc trưng tăng glucose máu, do sự bài tiết Insulin (hormone chuyển hóa đường trong máu) bị thiếu hụt hoặc do Insulin tác dụng kém. Lượng đường dư thừa trong máu sẽ được thận đào thải ra ngoài, đồng thời lượng đường này cũng làm giảm hấp thu nước ở các ống thận dẫn tới lượng nước tiểu được sản xuất ở người tiểu đường nhiều hơn bình thường, người bệnh xuất hiện triệu chứng đi tiểu nhiều.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Bia rượu làm ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh của bàng quang

Một số độ ăn uống không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng buồn tiểu liên tục mà bạn đang gặp phải. Do các chất không cần thiết trong đồ ăn, nước uống sẽ được cơ thể đào thải một phần qua đường tiết niêu, chính vì thế chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của hệ thống này.

Người có thói quen sử dụng rượu bia, chất kích thích thường có biểu hiện mắc tiểu thường xuyên do những chất này có thể kích thích cơ thể tăng bài tiết nhiều nước tiểu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh bàng quang khiến bàng quang co bóp bất thường.

Ngoài ra, sử dụng quá nhiều các loại đồ uống chứa cafein như nước trà, nước có ga, cafe, hoặc các loại đồ ăn cay nóng, hoa quả có chứa nhiều vitamin C cũng có thể khiến cơ thể tăng bài tiết nước tiểu, gây cảm giác mót tiểu liên tục.

☛ Tìm hiểu thêm: Đi đái nhiều có phải thận yếu hay không?

Buồn tiểu liên tục ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và cuộc sống của bạn?

Buồn tiểu liên tục gây nhiều lo âu cho người bệnh

Buồn tiểu liên tục tuy không phải là một tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng bạn, nhưng nó lại gây rất nhiều phiền phức đến sinh hoạt và công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống của nhiều bệnh nhân.

Tuy nhiên không chỉ có thế, tình trạng buồn tiểu liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo các bất thường bệnh lý đang xuất hiện tại hệ tiết niệu của bạn, các bất thường này cần được lưu ý và điều trị sớm nếu không sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bạn. Cụ thể là:

  • Các trường hợp viêm bàng quang niệu đạo nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nhiễm khuẩn có thể lây lan gây viêm niệu quản, viêm thận, viêm tuyến tiền liệt khiến bệnh trở nên khó điều trị hơn.
  • Các bệnh lý gây ứ đọng nước tiểu như sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo nếu không được giải quyết sớm có thể gây ứ nước bể thận, lâu dần có thể gây suy thận.
  • Tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm với nhiều biến chứng như hôn mê, xơ vữa động mạch, biến chứng mắt, tổn thương thận, biến chứng thần kinh, biến chứng mạch máu, biến chứng nhiễm trùng,… Vậy nên bệnh cần phát hiện và điều trị sớm.
  • Với trường hợp bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt, đây là bệnh lý ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, các triệu chứng rối loạn tiểu tiện trở nên nặng nề khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp và hạn chế rất nhiều hoạt động xã hội của người bệnh.
Chính vì thế, buồn tiểu liên tục chắc chắn là một dấu hiệu bệnh lý mà bạn cần lưu ý theo dõi và sớm tìm ra nguyên nhân.

Bị mắc tiểu liên tục khi nào cần đi khám ngay?

Khám và điều trị sớm giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống

Khi bắt đầu có dấu hiệu mắc tiểu liên tục, bạn có thể theo dõi trong vòng 1 tuần xem tình trạng này có phải nguyên nhân do chế độ ăn uống hay không, nếu nó kéo dài trên 1 tuần thì đây có thể là một dấu hiệu bệnh lý mà bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và tìm nguyên nhân.

Đặc biệt, trong các trường hợp sau đây bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị:

  • Bị mắc tiểu liên tục kèm tiểu buốt.
  • Nước tiểu có lẫn máu, mủ.
  • Khi đi tiểu gặp tình trạng dòng nước tiểu bị tắt đột ngột.
  • Người bệnh có biểu hiện ăn nhiều, sút cân nhanh, uống nước nhiều, đái nhiều.

Hướng dẫn điều trị tốt nhất cho người mắc tiểu liên tục

Để điều trị tốt nhất cho người mắc tiểu liên tục, trước hết cần xác định được nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng này, sau đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị chứng mắc tiểu liên tục hiệu quả, phù hợp với từng nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo:

Thay đổi lối sống

Khi bạn có biểu hiện mắc tiểu liên tục bạn nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình, một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý có thể giúp bạn hạn chế được nhiều tác hại mà chứng bệnh này gây ra.

Bị mắc tiểu liên tục nên uống nước đúng cách

– Uống nước đủ và đúng cách

Nhiều người khi có triệu chứng mắc tiểu liên tục thường cố gắng hạn chế lượng nước uống của mình để hạn chế phải đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn, do nước đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể, tham gia vào hầu hết các phản ứng sống của cơ thể.

Chính vì thế, bạn nên uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày theo cách sau:

  • Chia lượng nước uống trong một ngày thành nhiều lần uống, tốt nhất hãy mang bên mình một chai nước nhỏ để có thể uống nước thường xuyên nhất có thể.
  • Bạn có thể kết hợp sử dụng các loại sinh tố hoa quả, nước canh, soup để đưa nước vào cơ thể.
  • Trước các tình huống quan trọng như các cuộc họp, các hoạt động tập thể,… bạn không nên uống nước để tránh cảm thấy buồn tiểu khi đang bận.
  • Để có một giấc ngủ ngon hơn, bạn nên hạn chế uống nước vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ 2 giờ không nên uống nước.

– Chế độ ăn uống

Người bệnh nên lưu ý không sử dụng rượu bia và các chất kích thích do các chất này có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động thần kinh của bàng quang và kích thích cơ thể tăng bài tiết nước tiểu.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại nước uống có chứa nhiều cafein như trà, cafe, nước có ga, và các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C do các loại thực phẩm này cũng có thể kích thích cơ thể tăng bài tiết nước tiểu làm trầm trọng hơn chứng buồn tiểu liên tục bạn đang gặp phải.

Người bệnh nên tập luyện thường xuyên và giữ tinh thần thoải mái

– Với bệnh nhân tiểu đường

  • Nên sử dụng các loại tinh bột như bánh mỳ, gạo, tránh các loại đường hấp thu nhanh như bánh ngọt, kẹo, trái cây.
  • Nên ưu tiên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật và cá.
  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.
  • Người bệnh nên đảm bảo cân nặng lý tưởng.

– Chế độ vận động: bạn nên thực hiện vận động đều đặn hàng ngày với mức độ tưng đường nhau, vận động vừa sức trong thời gian dài có lợi hơn vận động gắng sức trong thời gian ngắn. Nên có gắng giữ cho mình tâm lý thoải mái, căng thẳng stress có thể làm cảm giác mót tiểu xuất hiện thường xuyên hơn.

Luyện tập đi tiểu khoa học

Người bệnh nên đi tiểu theo đúng giờ đã lên lịch

Với người mắc chứng buồn tiểu liên tục do bệnh lý bàng quang tăng hoạt, luyện tập nhịn tiểu là một phần trong phác đồ điều trị bệnh.

Người bệnh nên xây dựng cho mình một lịch trình đi tiểu khoa học trong một ngày, trong đó hai lần đi tiểu liên tiếp nên cách nhau khoảng 3 giờ. Hãy cố gắng đi tiểu đúng giờ đã đề ra ngay cả khi bạn chưa có cảm giác mót đi tiểu.

Trong trường hợp, bạn buồn tiểu nhưng chưa đến thời gian đã quy định thì cũng hãy cố gắng nhịn tiểu, sau khi các cơn co bóp bàng quang bất thường qua đi, cảm giác mót tiểu của bạn cũng sẽ biến mất.

Tập luyện bài tập kegel

Bài tập Kegel giúp nâng cao sức khỏe cơ sàn chậu

Bài tập kegel là một bài tập nổi tiếng có tác dụng tăng sức khỏe nhóm cơ sàn chậu (đây là nhóm cơ có tác dụng nâng đỡ chức năng bàng quang). Bài tập này rất thích hợp những người bị bàng quang tăng hoạt, giảm chức năng.

Cách thực hiện:

– Đâu tiên bạn cần xác định đúng vị trí cơ sàn chậu bằng cách thử dừng dòng nước tiểu khi đang đi tiểu, nhóm cơ co lại giúp dừng dòng nước tiểu chính là nhóm cơ sàn chậu.

– Sau khi đã xác định được vị trí  nhóm cơ sàn chậu, bạn có thể tập bài tập Kegel theo các bước sau:

  • Thực hiện nằm ngửa trên sàn, hai chân chống trên mặt sàn, hai tay đặt trên bụng.
  • Sau đó, thắt chặt nhóm cơ sàn chậu, đồng thời từ từ nâng mông lên khỏi mặt sàn khoảng 5 cm.
  • Giữ tư thế trong khoảng 5 giây, sau đó thả lỏng các cơ và hạ mông xuống. Giữ cơ thể ở tư thế nghỉ 10 giây, rồi tiếp tục thực hiện động tác.
  • Mỗi lần thực hiện động tác 15-20 lần, mỗi ngày thực hiện 3 lần.

Sử dụng thuốc tây

Tùy theo nguyên nhân cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định người bệnh có cần sử dụng thuốc tây hay không. Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc điều trị là cần thiết trong nhiều trường hợp

Một số loại thuốc tây được chỉ định theo nguyên nhân gây buồn tiểu nhiều lần bạn có thể tham khảo là:

– Thuốc điều trị mắc tiểu nhiều lần do bàng quang tăng hoạt

  • Thuốc kháng Muscarinic là lựa chọn đầu tiên, chúng làm giảm hoạt động co bóp của cơ thành bàng quang gồm Tolterodine, Propiverine, Darifenacin, Fesoterodine, Oxybutynin, Solifenacin và Trospium … thường giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, tuy nhiên chúng có một số tác dụng không mong muốn như khô miệng, khô mắt, táo bón…
  • Ngoài ra một số thuốc khác cũng được sử dụng như: mirabegron, flavoxate, thuốc chẹn alpha, hoặc tiêm botuliym toxin A vào thành bàng quang.

– Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu: sử dụng kháng sinh trong thời gian 3-5 ngày, với phụ nữ có thai nên dùng 7-10 ngày. Các kháng sinh có thể sử dụng là: Nitrofurantonin, Trimetoprim, Beta- lactam, Cephalosporine, Floroquinolone,

– Với bệnh nhân tiểu đường: người bệnh sẽ được điều trị với mục tiêu giảm triệu chứng lâm sàng, ngăn ngừa biến chứng, kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp và cân nặng. Các loại thuốc thường được chỉ định với bệnh nhân tiểu đường là: Insulin, Metfomin và thuốc kích thích tụy tiết Insulin, nhóm thuốc ức chế men Alpha – Gucosidase và nhóm Thiazolidinnedion.

☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc trị tiểu đêm hiệu quả?

Điều trị phẫu thuật

Nội soi tán sỏi bàng quang

Ngoài các phương pháp điều trị đã nêu trên, trong trường hợp bệnh nhân bị mắc tiểu liên tục do sỏi bàng quang niệu đạo, phương pháp điều trị nội khoa có thể không có hiệu quả. Lúc này, bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật lấy sỏi bàng quang, niệu đạo.

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng do hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị hiện đại như tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi tán sỏi,… do đó rất ít người bệnh cần mổ phanh trong trường hợp này.

Vương Niệu Đan cải thiện nhanh chóng tình trạng mắc tiểu liên tục

Hiện nay, TPBVSK Vương Niệu Đan đang là sản phẩm được nhiều người có biểu hiện buồn tiểu liên tục lựa chọn và đã công nhận hiệu quả cải thiện bệnh nhanh chóng.

Đây là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược quý có tác dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt như: Ô dược, Hạt bí đỏ, Cọ lùn, Cỏ đuôi ngựa, Cao nữ lang, Varuna thông qua cơ chế:

  • Giảm kích thích bàng quang, tăng thể tích bàng quang
  • Tăng sức khỏe cơ sàn chậu
  • Cải thiện giấc ngủ

Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng, Vương Niệu Đan đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ giúp người bệnh bàng quang tăng hoạt cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu nhiều lần, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...