Khám tiểu không kiểm soát ở đâu uy tín, tốt nhất?

Bất kể ai cũng có thể gặp phải tình trạng tiểu không kiểm soát, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi trên 50. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh, dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn. Khi có dấu hiệu này tốt nhất người bệnh nên tới trung tâm y tế uy tín để thăm khám cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều thắc mắc không biết khám tiểu không kiểm soát ở đâu uy tín, chất lượng? Dưới đây là những địa chỉ khám bệnh uy tín người bệnh nên tham khảo.

Tiểu không kiểm soát là gì?

Tiểu không kiểm soát là tình trạng không thể kiểm soát được quá trình tiểu tiện. Người bệnh bị mất khả năng kiểm soát bàng quang (bọng đái). Những trường hợp nhẹ bị rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc khi cười, nặng thì không kiểm soát được cảm giác muốn đi tiểu. Tiểu không kiểm soát khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ nhưng thực tế đây là hiện tượng gặp phổ biến ở rất nhiều người.

Tiểu không kiểm soát thường gặp ở những người trên 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới nhưng vẫn có thể gặp ở người trẻ tuổi và phụ nữ sau sinh nở. Những thay đổi sinh lý của quá trình lão hóa khiến bàng quang của người lớn tuổi bị giảm dung tích chứa nước tiểu. Từ đó giảm khả năng tống xuất nước tiểu khiến người bệnh rất muốn đi tiểu và không thể kiểm soát được cảm giác này. Tuy nhiên, không phải mọi người lớn tuổi đều bị mắc tình trạng này.

Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng thường bị tiểu không kiểm soát. Sau sinh nở sàn chậu bị suy yếu, lực co thắt của các cơ vòng bàng quang và cơ tầng sinh môn bị giảm khiến khả năng kiềm chế đi tiểu không còn được tốt. Người bệnh mắc chứng đái tháo đường, chấn thương tủy sống cũng có thể bị tiểu không kiểm soát. Tuy nhiên, nhóm nguyên nhân này không nhiều.

Thông tin chi tiết: Làm gì khi nam giới bị tiểu không kiểm soát?

Những nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát

Tiểu không kiểm soát không phải là bệnh lý mà là một triệu chứng. Thông thường đây là kết quả của thói quen hàng ngày, bệnh lý tiềm ẩn hoặc do các vấn đề thể chất gây nên. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến gây tiểu không kiểm soát:

Tiểu không kiểm soát tạm thời

Khi dung nạp một số đồ uống hay ăn một số thực phẩm, sử dụng thuốc có thể gây kích thích bàng quang và làm tăng lượng nước tiểu. Một số loại đồ ăn, thức uống, thuốc như:

  • Rượu bia
  • Caffein.
  • Soda và đồ uống có ga.
  • Socola.
  • Ớt.
  • Các loại thực phẩm nhiều gia vị, đường hoặc axit đặc biệt là trái cây họ cam quýt.
  • Các loại thuốc dùng điều trị huyết áp, tim, thuốc an thần, thuốc giãn cơ.
  • Vitamin C liều lớn.

Một số bệnh lý cũng gây tiểu không kiểm soát như nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón..

Đồ uống có ga gây kích thích bàng quang dẫn tới đi tiểu không kiểm soát.

Tiểu không kiểm soát kéo dài

Hiện tượng tiểu không kiểm soát kéo dài thường do nguyên nhân bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe gây nên như:

  • Mang thai và sinh con: Mang thai làm thay đổi nội tiết tố và trọng lượng của thai nhi tăng lên gây tiểu không kiểm soát do áp lực. bên cạnh đó, sinh con tự nhiên làm suy yếu cơ bàng quang, làm tổn thương dây thần kinh bàng quang và các mô hỗ trợ dẫn tới sa sàn chậu. Bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống khỏi vị trí bình thường gây tiểu không kiểm soát.
  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao càng khiến các cơ bàng quang bị lão hóa làm giảm khả năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang. Khi già đi, các cơn co thắt bàng quang xuất hiện thường xuyên hơn làm tăng cảm giác đi tiểu.
  • Cắt tử cung: Phụ nữ bị cắt bỏ tư cung có thể làm hỏng các cơ hỗ trợ sàn chậu dẫn tới tiểu không kiểm soát.
  • Bệnh lý tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu không kiểm soát ở nam giới.
  • Tắc nghẽn: Đường tiết niệu xuất hiện khối u, dòng nước tiểu bình thường bị chặn lại gây tiểu không kiểm soát. Người bị sỏi niệu quản cũng có thể bị són tiểu.
  • Rối loạn thần kinh: bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, u não hoặc chấn thương cột sống cũng có thể gây cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan tới kiểm soát chức năng của bàng quang gây tiểu không kiểm soát.

Ngoài ra, một số yếu tố là tăng nguy cơ gây tiểu không kiểm soát như tình trạng thừa cân, hút thuốc, bệnh sử gia đình…

Sinh con nhiều lần làm cơ bàng quang yếu đi dễ gây tiểu không kiểm soát.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp tiểu không kiểm soát gây cản trở không nhỏ tới hoạt động hàng ngày. Hãy gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể khi:

  • Tiểu không kiểm soát diễn ra thường xuyên.
  • Tiểu không kiểm soát ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Điều này rất quan trọng bởi chúng có thể là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng khác và gây giới hạn hoạt động của bạn. Hơn thế nữa, tiểu không kiểm soát làm tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi khi họ phải vội vào nhà vệ sinh.

Khám tiểu không kiểm soát ở đâu?

Tiểu không kiểm soát không chỉ khiến người bệnh tự ti mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Để khám tiểu không kiểm soát, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín sau đây.

Tại Hà Nội

Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai:

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Tầng 5 nhà P – Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội

Giờ khám: 6h30 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ Nhật

Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị chuyên khoa hàng đầu của cả nước chuyên khám bệnh Thận – Tiết niệu. Bệnh viện áp dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật tiên tiến để điều trị bệnh như kỹ thuật lọc máu cấp cứu, siêu lọc máu, lọc màng bụng liên tục ngoại trú, thay huyết tương, tán sỏi ngoài cơ thể, ghép thận và chăm sóc bệnh nhân sau ghép thận…

Lưu ý khi đến khám:

  • Do bệnh nhân khá đông nên tốt nhất người bệnh nên tới khám trước giờ bác sĩ bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự.
  • Nên nhịn ăn sáng để làm các thủ tục xét nghiệm cũng như mang lại kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu chính xác.
  • Tự bảo quản tài sản cá nhân đồng thời mang theo khẩu trang y tế để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh từ cơ thể người khác.

Thủ tục khám bệnh tại khoa Khám chữa bệnh như sau:

  • Xếp hàng, lấy số và chờ khám.
  • Chờ tới lượt khám, trong quá trình khám bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cần thiết.
  • Đóng phí thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra, chụp chiếu cần thiết.
  • Sau khi có kết quả, người bệnh mang lại phòng khám ban đầu để nghe kết luận của bác sĩ về tình trạng bệnh của mình.

Khoa tiết niệu, Bệnh viện TW Quân đội 108:

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Giờ khám: Từ 6h30 từ thứ 2-thứ 7.

Lưu ý khi khám bệnh:

  • Người bệnh xếp hàng đăng ký khám tại cửa số 6 của tầng 1.
  • Khám bệnh ở tầng 2 theo phiếu khám.
  • Đóng tiền xét nghiệm tại cửa số 8 của tầng 1.
  • Đi xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Quay lại kết luận tại buồng của bác sĩ khám sau khi có kết quả xét nghiệm.
  • In kết quả, lấy đơn thuốc và lấy thuốc tại cửa số 7 tầng 1 của bệnh viện.

Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Thanh Nhàn:

Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Bệnh viện Thanh Nhàn có thế mạnh về khám và điều trị bệnh lý về đường tiết niệu. Bác sĩ tại khoa Thận tiết niệu được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh.

Có 2 cách khám bệnh tại khoa Thận – Tiết niệu tại Bệnh viện Thanh Nhàn như:

  • Khám tạo khoa Khám bệnh, đây là khám thông thường, khám BHYT.
  • Khám tại Phòng khám bệnh theo yêu cầu, ở cạnh cổng bệnh viện mà không cần vào trong viện.

Người bệnh khám tại khoa Khám bệnh và khám yêu cầu đăng ký khám tại tầng 1, tòa nhà 9 tầng. Nếu khám với chuyên gia, giáo sư thì đăng ký ở phòng khám tại cổng.

Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:

Địa chỉ: Nhà A5, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Hay còn có tên gọi khác là Trung tâm Y khoa số 1 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phòng khám có hầu hết các chuyên khoa với bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm được mời từ các bệnh viện uy tín về như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức…

Phòng khám nằm tách biệt với Bệnh viện Đại học Y, nằm ngay mặt đường Tôn Thất Tùng, cạnh trường Đại học Y nên thuận tiện cho bệnh nhân đi khám.

Kinh nghiệm đi khám:

  • Phòng khám số 1 nằm ngay mặt đường nên không cần phải đi vào cổng Bệnh viện Đại học Y.
  • Bệnh nhân có thể liên hệ số điện thoại của phòng khám để kiểm tra lịch khám của bác sĩ và đặt lịch hẹn khám.

 Khoa Phẫu thuật tiết niệu – Bệnh viện Việt Đức:

Vị trí: Tầng 4, 5 nhà B1 – Phòng khám: 239 nhà C2 khu Khám bệnh

Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Khoa là nơi điều trị và phẫu thuật cho rất nhiều người bệnh mắc các bệnh lý về hệ tiết niệu như bệnh lý ung thư đường tiết niệu, các dị tật của hệ thống tiết niệu, sỏi tiết niệu, chấn thương đường tiết niệu cũng như các bệnh lý vô sinh, thiểu năng sinh dục nam…

Lưu ý khi đi khám:

  • Bệnh viện có 2 cổng gửi xe dành cho bệnh nhân và người nhà. Cổng số 3 có địa chỉ số 8 , Phủ Doãn hoặc cổng số 7 có địa chỉ số 14 Phủ Doãn.
  • Bạn có thể gửi xe ở nhà xe tự phát ở cổng bệnh viện với giá gửi xe cao hơn.
  • Cổng số 40 dành riêng cho cán bộ nhân viên bệnh viện, người nhà và bệnh nhân không đi cổng này.

Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Việt Đức như sau:

  • Người bệnh được tư vấn, lấy số, đăng ký khám và đóng tiền tại khu vực khám.
  • Lên phòng khám và gặp chuyên gia.
  • Thực hiện các chỉ định cận lâm sàng.
  • Lấy kết quả như siêu âm, chụp X-quang…và quay lại phòng khám.
  • Người bệnh nghe kết luận của chuyên gia và xuống hoàn tiền ứng, kết thúc quy trình khám.

Bệnh viện E Hà Nội:

Địa chỉ: Số 87 – 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bệnh viện E đã và đang thực hiện các kỹ thuật tiến tiến nhằm điều trị bệnh lý về thận – tiết niệu chuyên sâu như soi bàng quang, tán sỏi ra ngoài cơ thể, sinh thiết, lọc màng bụng, thận nhân tạo…

Không chỉ nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh, khoa còn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế.

Thủ tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện E được thực hiện như sau:

  • Đăng ký khám và nộp lệ phí khám bệnh.
  • Đến phòng khám theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ (nếu có).
  • Thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nhập viện điều trị nếu bác sĩ yêu cầu hoặc nhận đơn thuốc điều trị tại nhà.

Trong quá trình khám và điều trị, người bệnh hãy xuất trình Bảo hiểm Y tế hoặc các giấy tờ liên quan để được giảm viện phí, cuhyeern viện tại các bàn đăng ký khi nộp lý phí để được hướng dẫn thủ tục cụ thể.

Tại Tp.HCM

Bệnh viện Từ Dũ:

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM

Giờ khám: TThứ 2 đến thứ 6: 7h – 17h/Thứ 7: 07h – 16h

Lưu ý khi người bệnh tới khám:

  • Người bệnh vào khu N tại cổng Nguyễn Thị Minh Khai.
  • Đến quầy thu ngân để đóng tiền khám và nhận sổ khám.
  • Đến phòng khám ghi phiếu, chờ tới số để khám.

Khoa Tiết Niệu A, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM:

Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3. TP. Hồ Chí Minh

Giờ khám: Từ thứ 2- thứ 6: 7h-16h/Thứ 7: 7h-11h

Lưu ý khi đến khám:

Nếu khám dịch vụ:

  • Người bệnh vào lấy số ở bàn bảo vệ, ghi đầy đủ thông tin. Nếu có thẻ BHYT (áp dụng cho mổ) thì photo làm 2 bản nộp và tới quầy thu ngân đóng tiền, mua sổ khám bệnh.
  • Sau đó, nộp sổ vào trước cửa phòng khám rồi chờ gọi tên.
  • Tùy theo yêu cầu của bác sĩ mà người bệnh được chỉ định nhập viện hay sử dụng thuốc điều trị.

Đăng kí qua tổng đài:

  • Gọi tới số 1081 và đọc tên, địa chỉ, bệnh cần khám để đặt số (gọi trước 1 ngày).
  • Ngày hôm sau tới khám tới cửa B1 đọc tên, địa chỉ để lấy số mình đặt trước đó.
  • Mua sổ, đóng tiền rồi tới trước cửa phòng khám nộp sổ và chờ gọi tên khám.

Quy trình khám tại bệnh tại Bệnh viện Bình Dân được thực hiện như sau:

  • Đăng ký khám bệnh và nộp lệ phí khám bệnh.
  • Đến phòng khám theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ (nếu có).
  • Thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
  • Nhập viện điều trị nếu bác sĩ yêu cầu hoặc nhận đơn thuốc điều trị tại nhà

Khoa Tiết Niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM:

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM/ 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM/ 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM.

Giờ khám: 5h- 16h30 từ thứ 2 – thứ 6/5h – 11h30 thứ 7

Lưu ý khi đến khám:

  • Nếu bạn muốn khám nhiều chuyên khoa thì mua nhiều phiếu khám, tái khám lại mua phiếu khám.
  • Đăng ký xét nghiệm nếu không muốn làm nữa được hoàn tiền.

Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y TP.Hồ Chí Minh như sau:

  • Điền thông tin trong phiếu thông tin.
  • Đóng tiền, nhận số thứ tự tại quầy đăng ký khám bệnh.
  • Nhận số thứ tự đến phòng khám chuyên khoa được ghi trên phiếu khám.
  • Thực hiện các thủ tục xét nghiệm, chụp X-quang…theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
  • Người bệnh trở lại phòng khám chuyên khoa để nghe kết luận của bác sĩ.

Trên đây là những địa chỉ khám tiểu không kiểm soát uy tín, chất lượng được nhiều người tin cậy. Hy vọng những thông tin giúp bạn lựa chọn được nơi khám bệnh như ý. Bạn đọc có nhu cầu có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 để được tư vấn chi tiết hơn nữa.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...