Trẻ buồn tiểu liên tục bình thường hay đáng lo ngại!

Cha mẹ không khỏi lo lắng khi thấy bé yêu thường xuyên mắc tiểu. Điều này có bình thường hay cảnh báo bệnh lý trong cơ thể trẻ? Hãy tìm hiểu những nguyên nhân gây mắc tiểu liên tục ở trẻ ngay dưới đây để giải đáp thắc mắc này. Cùng tham khảo nhé.

Trẻ mắc tiểu liên tục bình thường hay nguy hiểm?

Trung bình mỗi ngày bé đi tiểu khoảng 5 – 6 lần là bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ thường xuyên mắc tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày khiến phụ huynh không khỏi lo ngại. Thực tế, có vô số nguyên nhân khiến bé yêu của bạn có cảm giác mắc tiểu liên tục trong ngày. Có thể do uống nhiều nước, sữa, hay thậm chí lo lắng khi bị cha mẹ, thầy cô trách phạt… Đây là những nguyên nhân sinh lý khiến trẻ mắc tiểu liên tục. Cha mẹ không cần quá lo lắng trong trường hợp này, chỉ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết trong ngày cho bé, tâm lý trẻ thoải mái, ăn uống sinh hoạt lành mạnh… tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan bởi không ít bé bị mắc tiểu liên tục kéo dài, mãi không thuyên giảm. Thực tế, đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe cần được thăm khám sớm. Trong trường hợp này, mắc tiểu ở bé do các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu, bàng quang tăng hoạt OAB… Cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám, điều trị hợp lý.

Để hiểu hơn về nguyên nhân sinh lý và bệnh lý khiến trẻ bị mắc tiểu thường xuyên, mời cha mẹ tham khảo ngay dưới đây để có hướng xử lý đúng khi bé yêu gặp phải hiện tượng này.

Nguyên nhân sinh lý

  • Uống nhiều nước: Cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước, ăn nhiều cháo, sữa… đặc biệt nấu uống càng thời điểm tối muộn trẻ càng có xu hướng buồn tiểu liên tục, tiểu đêm nhiều.
  • Đồ ăn, thức uống có tính lợi tiểu: Một số loại nước uống cũng có tính lợi tiểu như nước mía, nước dừa ăn kèm với thực phẩm ngọt. Trường hợp này trẻ buồn tiểu liên tục trong ngày do thận phải làm việc liên tục để đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài.
  • Nóng trong người: Khi cơ thể bị nóng trong cũng khiến bé có cảm giác mắc tiểu nhiều nhưng không đi được, lượng nước tiểu mỗi lần khá ít.
  • Tâm lý: Căng thẳng, lo lắng như bị cha mẹ trách mắng, phàn nàn về vấn đề tiểu tiện đã vô tình tạo áp lực tâm lý và khiến trẻ mắc tiểu liên tục.

Uống nhiều nước khiến trẻ mắc tiểu liên tục trong ngày.

☛ Tham khảo thêm tại: Cảm giác buồn đi tiểu liên tục không đơn giản

Nguyên nhân bệnh lý

Thông thường, nếu mắc tiểu liên tục do nguyên nhân sinh lý thì chỉ vài ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh lý nào đó khiến bé bị mắc tiểu nhiều mà không có biện pháp chẩn đoán, điều trị thì khả năng tự khỏi rất thấp. Bên cạnh đó, trẻ còn phải đối mặt với những nguy hiểm, biến chứng khôn lường về sức khỏe. Một số bệnh lý gây ra cảm giác mắc tiểu liên tục ở trẻ được kể tới như:

Viêm nhiễm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý gặp khá phổ biến ở đối tượng trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn, vi khuẩn từ da, từ hậu môn đi ngược, xâm nhập vào đường tiết niệu gây bệnh. Tỷ lệ bé gái mắc bệnh cao hơn bé trai, do cấu trúc niệu đạo ngắn, lỗ niệu đạo có vị trí gần hậu môn nên gia tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu gây bệnh.

Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu là một trong những triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, trẻ còn một số biểu hiện khác như:

  • Buồn tiểu mà không đi được.
  • Số lần đi tiểu tăng lên.
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi.
  • Đau buốt mỗi lần đi tiểu.
  • Một số bé có thể bị đau ở vùng hạ vị hoặc đau xương chậu.
  • Triệu chứng toàn thân có thể gặp phải như chán ăn, bỏ bú, quấy khóc nhiều hoặc sốt.

Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu xuất hiện khá phổ biến ở trẻ, nhưng sẽ biến mất khi trưởng thành. Bao quy đầu hẹp sẽ bó chặt toàn bộ phần quy đầu khiến nó không thể lộn lại khi dương vật cương cứng. Đây được xem là nguyên nhân khiến bé có cảm giác mắc tiểu liên tục.

Quy đầu thắt chặt có thể gây trở ngại cho quá trình tiểu tiện, gây ra các triệu chứng như:

  • Trẻ mắc tiểu nhưng không đi được bình thường, nước tiểu bắn thành tia do lỗ bao quy đầu quá nhỏ.
  • Bao quy đầu sưng, đỏ, mọng nước và khó có thể lộn ra được.

Hẹp bao quy đầu khiến việc vệ sinh khu vực này gặp nhiều khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công mạnh mẽ. Chúng không chỉ tồn tại ở bao quy đầu mà còn sinh sôi ở khu vực khác như niệu đạo. Hậu quả trẻ bị viêm nhiễm niệu đạo, bàng quang, thận… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bệnh viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là viêm bàng quang không do nhiễm khuẩn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không loại trừ trẻ em. Viêm bàng quang kẽ ban đầu thường không có triệu chứng nhưng khi bệnh càng trầm trọng qua mỗi năm các triệu chứng sẽ dần xuất hiện.

Cảm giác tức nặng vùng trên xương mu và vùng chậu, hoặc đau, cảm giác mắc tiểu liên tục nên trẻ thường xuyên đi tiểu trong ngày. Các triệu chứng nặng hơn khi bàng quang đầy và giảm bớt khi bệnh nhân đi tiểu hết.

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một loại của rối loạn tiểu tiện, gặp khá phổ biến ở trẻ em. Đây là nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu đột ngột, khó kiểm soát gây tiểu rắt, tiểu són.

Triệu chứng phổ biến của bàng quang tăng hoạt là trẻ mắc tiểu liên tục nên vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn so với bình thường. Đối với trẻ bình thường vào nhà vệ sinh 4 – 5 lần/ngày. Tuy nhiên, với bệnh nhân OAB, bàng quang kích thích nên số lần đi tiểu nhiều hơn, mặc dù bàng quang chưa đầy.

Nhận biết trẻ mắc bàng quang tăng hoạt thông qua các dấu hiệu như:

  • Trẻ đột nhiên mắc tiểu mỗi 10 – 30 phút, tần suất 30 – 40 lần/ngày.
  • Trẻ chỉ đi một lượng nhỏ nước tiểu mỗi lần đi vệ sinh.
  • Không có cảm giác đau khi đi tiểu.
  • Trẻ không đái ra quần trong ngày.
  • Không có nhu cầu uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Các dấu hiệu không xảy ra khi ngủ.

Sỏi và dị vật tiết niệu

Trẻ nhỏ ít khi gặp phải tình trạng có sỏi hoặc dị vật ở đường tiết niệu. Tuy nhiên, thực tế vẫn có khả năng xảy ra khiến trẻ mắc tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần, tiểu có cảm giác không hết, đau quặn thận, đôi khi tiểu ra máu.

Sỏi đường tiết niệu ở trẻ thường gặp hơn ở thận, sau đó là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn nhưng lại có triệu chứng đặc hiệu như tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần do cổ bàng quang bị kích thích.

Hẹp niệu đạo

Trẻ có cảm giác mắc tiểu liên tục không loại trừ nguyên nhân trẻ bị hẹp niệu đạo. Chấn thương, viêm nhiễm, bẩm sinh khiến một số trẻ gặp phải tình trạng này.

Mắc tiểu liên tục ở trẻ do bất cứ nguyên nhân nào đều có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và cuộc sống của trẻ. Hơn hết, cha mẹ nên đưa trẻ tới trung tâm y tế tin cậy để được thăm khám cụ thể, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt nhé.

Trẻ em buồn tiểu liên tục phải làm sao?

Trẻ mắc tiểu liên tục là một rối loạn tiết niệu thường gặp. Hiện tượng này kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ vừa có thể để lại hệ quả nghiêm trọng.

Nhiều cha mẹ có xu hướng la mắng, trách móc hay thậm chí đánh đòn con khi trẻ buồn tiểu liên tục, khiến đúng quần ướt nước tiểu. Tuy nhiên, cách xử lý này hoàn toàn sai lầm, vừa không giải quyết được vấn đề mà còn khiến bé có tâm lý hoảng sợ. Do đó, khi gặp phải tình trạng này tốt nhất cha mẹ nên:

Trấn an trẻ

Hãy trấn an trẻ rằng thể chất của bé là bình thường, trẻ không phải lo lắng về vấn đề đó. Bởi khi gia đình hoặc có thể là cả nhân viên y tế quan tâm tới bàng quang và nước tiểu của bé, bé sẽ càng trở nên lo lắng có sự bất thường hệ tiết niệu của mình.

Thăm khám sớm

Mắc tiểu liên tục là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bé đang có vấn đề. Việc tốt nhất mà cha mẹ nên làm lúc này là ngay khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường về tiểu tiện của con thì hãy nhanh chóng mang trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Sau khi thăm khám, tùy thuộc nguyên nhân mà bác sĩ có hướng điều trị thích hợp. Đối với nguyên nhân sinh lý gây mắc tiểu liên tục ở trẻ, cha mẹ chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên, đối với các nguyên nhân bệnh lý, tùy từng bệnh lý, thể trạng của bé mà bác sĩ lên phác đồ trị bệnh như dùng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống…

Thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh những lưu ý trên, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà nhằm cải thiện tình trạng buồn tiểu liên tục ở trẻ như:

  • Hạn chế cho trẻ uống quá nhiều nước, hãy cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bé, đặc biệt là vào buổi tối để hạn chế số lần đi tiểu.
  • Hạn chế các thực phẩm có tính axit như cam, chanh, bưởi, kế… bởi các loại thực phẩm này gây kích thích bàng quang khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn.
  • Đồ uống có ga, gia vị cay nóng hay quá ngọt cần hạn chế vì khả năng lợi tiểu rất mạnh.
  • Nhắc bé không nên nhịn tiểu.
  • Giúp trẻ thư giãn và vui chơi mỗi ngày, cố gắng loại bỏ các vấn đề gây ra stress ở trẻ.
  • Tập luyện bàng quang cho bé bằng cách bám vào lịch đi tiểu và cố gắng đi tiểu cho dù có buồn tiểu hay không. Hãy lên lịch trình cho trẻ vào nhà vệ sinh sau mỗi 2 – 3 giờ. Phương pháp này tốt cho trẻ có thói quen vào nhà vệ sinh thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng đi tiểu.

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu hơn về các nguyên nhân khiến bé bị mắc tiểu liên tục và có hướng xử lý đúng đắn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn đọc liên hệ 1800.1297 để được giải đáp chi tiết hơn. Chúc quý độc giả sức khỏe.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...