Tiểu rắt tiểu khó là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bạn đi tiểu tiện khó khăn. Bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần lại chỉ tiểu được vài giọt, thậm chí còn phải rặn ra. Đó là một trong những triệu chứng điển hình của tiểu rắt tiểu khó. Nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu khó là từ đâu? Làm sao để chữa trị? Trong bài viết dưới đây, ditieunhieu.com sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Tiểu rắt tiểu khó

Hiện tượng tiểu rắt tiểu khó là gì?

Bàng quang của bạn như một bể chứa nước tiểu. Khi bàng quang của bạn đầy, nước tiểu sẽ được tống ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bàng quang của bạn không được làm rỗng hoàn toàn khi bạn đi tiểu. Với tình trạng ứ nước mãn tính ở trong bàng quang, bạn sẽ khó đi tiểu và thậm chí có thể rỉ một lượng nhỏ nước tiểu khi có áp lực gia tăng lên bàng quang (ho, hắt hơi…).

Hiện tượng tiểu rắt tiểu khó thường phát triển chậm theo thời gian. Bạn sẽ rất khó để có thể nhận ra cho đến khi bạn có những triệu chứng điển hình như bí tiểu, dễ són tiểu. Điều này khiến cho bàng quang của bạn trở nên sưng tấy và khó chịu.

Bạn có thể tham khảo: Đái rắt là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân nào khiến bạn đi tiểu rắt tiểu khó?

Bất kì một rối loạn nào xảy ra trong cơ thể cũng đều có nguyên nhân của nó. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bị đi tiểu rắt tiểu khó.

Nguyên nhân tại vùng tiết niệu

Nguyên nhân tại vùng tiết niệu
Cấu tạo bàng quang

Bình thường, nước tiểu trong bàng quang qua cổ bàng quang, ống niệu đạo, lỗ tiểu rồi bài xuất ra bên ngoài. Hoạt động đi tiểu diễn ra ổn định khi bàng quang co bóp nhịp nhàng, cổ bàng quang giãn nở tốt, ống niệu đạo và lỗ tiểu được thông suốt. Khi một trong những cơ quan này xảy ra các vấn đề, hiện tượng tiểu rắt tiểu khó có thể xảy ra.

  • Bàng quang co bóp kém: xảy ra đối với bệnh nhân liệt bàng quang, bàng quang chảy xệ (u nang),…
  • Tắc nghẽn niệu đạo: bệnh nhân bị hẹp niệu đạo (do mô sẹo), có sỏi niệu đạo,…
  • Co giãn cổ bàng quang kém: do chai xơ cổ bàng quang
  • Hẹp cổ bàng quang: do phì đại tuyến tiền liệt (nam giới)

Sỏi tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở dòng chảy nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể bạn.

Ngoài ra, nếu trước đây bạn từng đặt ống thông tiểu thì nguy cơ mắc chứng tiểu rắt tiểu khó của bạn sẽ cao hơn những người khác. Nguy cơ này cũng sẽ cao hơn nữa nếu các bác sĩ đã từng sử dụng ống soi niệu quản, ống soi bàng quang… trên cơ thể bạn. Bởi việc đặt các thiết bị này vào cơ thể có thể gây ra một số các biến chứng: chấn thương niệu đạo, chấn thương bàng quang, nhiễm trùng đường niệu, hẹp niệu đạo….

Do sử dụng một số loại thuốc

Hiện tượng tiểu rắt tiểu khó cũng thường xảy ra sau khi bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc. Các loại thuốc như: thuốc kháng Histamin (như Benadryl,…), thuốc chống co thắt (như Detrol,…), thuốc giảm đau (như Vicodin,…) và thuốc chống trầm cảm ba vòng (như Elavil,…) có thể làm thay đổi hoạt động co thắt của bàng quang.

Các loại thuốc khác cũng có thể gây ra tác dụng phụ kiểm soát bàng quang. Bao gồm thuốc kháng cholinergic, một số thuốc hạ huyết áp, thuốc chống loạn thần, thuốc nội tiết tố và thuốc giãn cơ…

Các vấn đề liên quan đến thần kinh

Các vấn đề liên quan đến thần kinh
Thoát vị đĩa đệm cũng là một nguyên nhân khiến cho bạn mắc chứng tiểu rắt tiểu khó

Khi não ra lệnh cho bàng quang co bóp, nước tiểu từ bàng quang bị ép xuống. Khi đó, não tiếp tục ra lệnh cho các cơ vòng bao quanh niệu đạo giãn ra, nước tiểu chảy từ niệu đạo ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy mà khi có các vấn đề làm cản trở sự điều khiển của não tới bàng quang và niệu đạo, nó có thể gây nên chứng tiểu rắt tiểu khó.

Một số các nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng tới sự dẫn truyền thần kinh này:

  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Chấn thương xương chậu, cột sống
  • Do các khối u hoặc thoát vị đĩa đệm gây nên sự chèn ép các dây thần kinh
  • Sinh con qua đường âm đạo

Do nhiễm trùng

Ở nam giới, viêm tuyến tiền liệt khiến tuyến này bị sưng lên, đè lên niệu đạo làm chặn dòng nước tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu do sưng niệu đạo hoặc bàng quang kém hoặc quan hệ tình dục không an toàn cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng tiểu rắt tiểu khó.

Do thực hiện các phẫu thuật

Các loại thuốc được uống trước và trong phẫu thuật để bạn ngủ mê đi có thể khiến cho bạn bị tiểu khó ngay sau ca phẫu thuật. Các phẫu thuật: thay khớp háng, cột sống, xương chậu, cắt trĩ cũng gặp phải các vấn đề tiểu rắt tiểu khó ngay sau đó.

Các triệu chứng của tiểu rắt tiểu khó

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải chứng tiểu rắt tiểu khó:

  • Bệnh nhân cần phải đi tiểu nhiều lần trong ngày;
  • Đi tiểu nhưng lại không có cảm giác thoải mái, ngược lại còn rất căng thẳng;
  • Cảm giác bàng quang không được làm rỗng sau khi đi vệ sinh, bụng dưới nặng và đau;
  • Tia nước tiểu yếu, chậm, thậm chí cần phải rặn mới ra nước tiểu;
  • Ít hoặc không có dấu hiệu muốn đi tiểu nhưng vẫn bị rỉ nước tiểu;
  • Tiểu trong lúc đang ngủ (đái dầm);
  • Thường xuyên nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang;
  • Đau khi đi tiểu

Điều gì sẽ xảy ra nếu chứng tiểu rắt tiểu khó diễn ra trong một thời gian dài?

Tiểu rắt tiểu khó không phải là một bệnh lý. Nhưng nếu như bạn không chữa tiểu rắt tiểu khó kịp thời, hiện tượng này có thể là nguồn cơn gây nên một số bệnh lý khác, như là:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nước tiểu chính là một chất lỏng vô khuẩn do thận tiết ra sau khi trao đổi chất trong cơ thể. Chứng tiểu rắt tiểu khó diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến cho nước tiểu bị tồn đọng trong cơ thể. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây sang vùng tiết niệu. Sự xuất hiện của các vi khuẩn gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chứng tiểu rắt tiểu khó diễn ra trong một thời gian dài?
Nếu chứng tiểu rắt tiểu khó diễn ra trong thời gian dài, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Gây nên các tổn thương cho bàng quang

Lượng nước tiểu ứ không được thải ra ngoài khiến cho bàng quang trở nên căng cứng. Điều này kéo dài có thể khiến cho bàng quang của bạn bị tổn thương. Trong trường hợp nghiêm trọng, bàng quang của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, mất khả năng co bóp.

Hại thận

Chứng tiểu rắt tiểu khó có thể khiến cho nước tiểu chạy ngược lại về thận. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trào ngược, nó có thể làm hỏng thận của bạn.

Để tránh việc chứng tiểu rắt tiểu khó gây ra những biến chứng nguy hiểm trên, bạn cần nhanh chóng tìm được nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán và kiểm tra

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tiểu rắt tiểu khó. Khi người bệnh có những dấu hiệu của tiểu rắt tiểu khó, người bệnh nên đến cơ quan y tế để xác định được nguyên nhân chính xác, từ đó những cách điều trị cụ thể sẽ được đưa ra. Các bác sĩ có thể sẽ đưa ra một số xét nghiệm kiểm tra như là:

Khám tiểu sử: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân bắt đầu xuất hiện từ lúc nào. Tiền sử bệnh và các loại thuốc đã và đang dùng là loại nào.

Kiểm tra nước tiểu: Xác định xem có xuất hiện các yếu tố nhiễm trùng hay không.

Siêu âm bàng quang: do bạn có chứng tiểu rắt tiểu khó nên bàng quang không được làm rỗng sau khi đi tiểu. Siêu âm bàng quang nhằm mục đích kiểm tra lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi bạn đi tiểu.

Nội soi bàng quang: Bác sĩ sẽ quan sát được hình ảnh của niêm mạc niệu đạo và bàng quang của bệnh nhân. Xét nghiệm này có thể cho thấy niệu đạo bị hẹp, sỏi gây tắc nghẽn, phì đại tuyến tiền liệt hay các khối u.

Chụp X-quang: Xác định chính xác sự xuất hiện của sỏi đường niệu.

Xét nghiệm niệu động học: Xác định áp lực bên trong bàng quang từ đó xác định mức độ rỗng của bàng quang. Xét nghiệm này cũng cho biết tốc độ dòng chảy của nước tiểu là bao nhiêu.

Xét nghiệm máu tìm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt): Dùng để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Nếu như mức PSA cao, bạn có thể sẽ phải thực hiện thêm siêu âm trực tràng, sinh thiết mô tuyến tiền liệt để xác định ung thư tuyến tiền liệt.

Điện cơ EMG: Sử dụng cảm biến để đo hoạt động điện sinh lý ở các cơ và dây thần kinh trong và gần bàng quang và cơ thắt niệu đạo. Xét nghiệm để kiểm tra yếu tố thần kinh có phải là nguyên nhân khiến bạn tiểu rắt tiểu khó hay không.

Chẩn đoán, kiểm tra tiểu rắt tiểu khó
Máy điện cơ EMG

Cách chữa trị chứng tiểu rắt tiểu khó

Tiểu rắt tiểu khó cần phải được điều trị sớm. Nếu để lâu có thể gây nên các biến chứng ở trên, rất nguy hiểm.

Điều trị tại nhà

Các bước bạn có thể điều trị tiểu rắt tiểu khó tại nhà bao gồm:

  • Theo dõi cách đi tiểu, lượng nước tiểu mỗi lần của bạn và mang báo cáo đến các cơ sở y tế (nếu cần)
  • Chườm nóng vùng bụng dưới (vùng dưới rốn và trên xương mu). Đây là vị trí của bàng quang. Dưới tác dụng của nhiệt, các cơ vùng bàng quang sẽ được giãn ra, đi tiểu sẽ dễ dàng và được nhiều hơn.
  • Xoa bóp hoặc ấn nhẹ lên vùng bàng quang để giúp bàng quang trống rỗng
  • Tắm nước ấm hoặc tắm bằng vòi hoa sen để kích thích đi tiểu
Điều trị tại nhà
Chườm nóng vùng bụng dưới giúp hạn chế tiểu rắt tiểu khó

Điều trị tiểu rắt tiểu khó bằng nội khoa

Trong trường hợp chứng tiểu rắt tiểu khó của bệnh nhân còn ở mức độ nhẹ, tùy vào từng nguyên nhân bệnh lý mà bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị tiểu rắt tiểu khó:

Thuốc kháng sinh: Levofloxacin, Trimethoprim,… Bác sĩ sẽ lựa chọn các loại kháng sinh phù hợp tương ứng với loại vi khuẩn gây bệnh. Hầu hết bệnh nhân đều được sử dụng kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, nếu như bệnh nặng, bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh đường tiêm để ức chế vi khuẩn nhanh hơn.

Thuốc chống viêm, giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen,… Các loại thuốc này được sử dụng để hỗ trợ giảm các phản ứng do vi khuẩn gây ra cho cơ thể như là đau nhức, sốt,…

☛ Thuốc chẹn kênh Alpha: Doxazosin, Prazosin, Terazosin,… Các thuốc này có tác dụng làm giãn cơ cổ bàng quang, nhằm tăng cường dẫn lưu dòng nước tiểu. Tuy nhiên, nhóm thuốc này còn có tác dụng làm hạ huyết áp. Vì vậy cần tránh sử dụng thuốc này đối với bệnh nhân đang bị huyết áp thấp.

Đối với việc sử dụng các thuốc Tây y để chữa chứng tiểu rắt tiểu khó, bệnh nhân cần phải sử dụng đúng thuốc và cần có đơn kê của bác sĩ. Đồng thời cần phải nghiêm túc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Phẫu thuật ngoại khoa

Phẫu thuật ngoại khoa
Mổ nội soi cắt u xơ tuyến tiền liệt qua niệu đạo

Đây được coi là biện pháp cuối cùng khi mà người bệnh mắc chứng tiểu rắt tiểu khó ở mức độ nghiêm trọng, các biện pháp khác không có tác dụng. Các can thiệp phẫu thuật này có tác dụng tán sỏi, loại bỏ các khối u,… Từ đó, tình trạng tiểu rắt tiểu khó sẽ được giảm đáng kể. Một số phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng:

☛ Phẫu thuật nội soi bàng quang tán sỏi: Bệnh nhân được chỉ định làm phẫu thuật tán sỏi bàng quang này khi sỏi tồn tại trong lòng bàng quang mà không thể tự thoát ra ngoài một cách tự nhiên được.

☛ Nội soi cắt u phì đại lành tính tuyền tiền liệt: Đây là phương pháp loại bỏ khối u lành tính tuyền tiền liệt bằng máy cắt nội soi qua đường niệu đạo. Các dụng cụ nội soi được đưa vào tuyến tiền liệt qua niệu đạo để cắt nhỏ các thùy tuyến tiền liệt thành nhiều mảnh nhỏ để hút ra ngoài cơ thể.

Bạn có thể quan tâm: Bi tiểu rắt vào ban đêm điều trị thế nào?

Vương Niệu Đan – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe xua tan tiểu rắt tiểu khó

Ngoài những biện pháp ở trên, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan chính là một giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tiểu rắt tiểu khó. Vương Niệu Đan đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và công nhận về tính an toàn, hiệu quả, hầu như không có tác dụng phụ.

Vương Niệu Đan
Vương Niệu Đan – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe xua tan tiểu rắt tiểu khó

Vương Niệu Đan là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, là sự phối hợp của nhiều loại thảo dược quý hiếm: Uvarox (cao Varuna, cao Cỏ đuôi ngựa và cao Ô dược), Vispo™ (chiết xuất Cọ lùn), chiết xuất Hạt bí đỏcao Nữ lang.

Với sự kết hợp khéo léo của các loại thảo dược trên, Vương Niệu Đan đem đến cho bạn những công dụng sau:

  • Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được chứng tiểu rắt tiểu khó.
  • Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu
  • Cải thiện giấc ngủ. Giúp bạn đi nhanh vào giấc ngủ, giảm sự tỉnh giấc vào giữa đêm, tăng tổng thời gian ngủ.

Để việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ chỉ định và liều dụng của sản phẩm, cụ thể:

  • 2 – 4 tuần đầu: uống 2 lần/ngày, mỗi lần 3 viên. Khi các triệu chứng được thuyên giảm, người bệnh uống giảm liều xuống còn 2 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần.
  • Uống vào buổi sáng và tối, sau bữa ăn.
  • Kiên trì sử dụng liên tục từ 2 – 3 tháng.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng Vương Niệu Đan tại nhà


Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...