Đái rắt là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đái rắt không chỉ là tình trạng sức khỏe bất thường mà còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh chớ có lơ là khi mắc triệu chứng đái rắt. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ cho bạn câu hỏi “đái rắt là biểu hiện của bệnh gì?” cũng như cách điều trị đái rắt an toàn, hiệu quả.

tieu-rat-la-benh-gi

Tiểu rắt là biểu hiện của bệnh gì

1. Hiện tượng tiểu rắt, đái rắt là gì?

Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu dưới 8 lần/ngày, lượng nước tiểu trung bình khoảng 250ml/lần. Tuy nhiên, người bệnh bị tiểu rắt sẽ gặp một số biểu hiện bất thường như sau:

  • Đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, có thể lên tới 15-20 lần. Thậm chí, vừa tiểu xong đã thấy buồn tiểu tiếp, tuy nhiên lại có cảm giác chưa tiểu hết, phải rặn ra từng giọt.
  • Nước tiểu có thể có màu hồng bất thường đi kèm cảm giác đau xót khi tiểu, một số trường hợp còn lẫn cục máu đông trong nước tiểu.
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đau tức bụng dưới hoặc vùng thắt lưng mỗi khi đi tiểu.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu rắt cũng như mức độ tiến triển của bệnh mà bệnh nhân sẽ gặp một hoặc một vài triệu chứng trong số các triệu chứng kể trên.

2. Tiểu rắt, đái rắt là biểu hiện của những bệnh gì?

Vậy tiểu rắt/đái rắt là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gì? Các bệnh lý mà bệnh nhân thường gặp triệu chứng tiểu rắt bao gồm: bệnh lý đường tiết niệu, bệnh lý tuyến tiền liệt và bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Cụ thể:

Bệnh lý đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: khi đường tiết niệu bị vi khuẩn tấn công, bàng quang và niệu đạo sẽ được kích thích để tăng làm rỗng bàng quang. Do đó, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy buồn tiểu và phải đi tiểu, tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần rất ít. Ngoài ra, do bị nhiễm khuẩn nên nước tiểu sẽ có mùi, màu bất thường, bị vẩn đục hoặc có thể lẫn máu, người bệnh cũng có thể kèm theo phản ứng sốt (phản ứng miễn dịch điển hình của nhiễm khuẩn).

Viêm bàng quang kẽ: viêm bàng quang kẽ là một bệnh mạn tính, nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Bệnh nhân viêm bàng quang kẽ sẽ đi tiểu nhiều bất thường trong ngày với lượng nước tiểu mỗi lần rất ít. Kèm theo đó là cảm giác đau tức bàng quang và vùng chậu do bệnh gây ra áp lực lên bàng quang.

tieu-rat-do-hep-nieu-dao

Tiểu rắt do hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo: niệu đạo có vai trò dẫn nước tiểu ra ngoài nên khi niệu đạo bị hẹp bởi bất kỳ nguyên nhân nào (có thể là viêm nhiễm hay tổn thương đường tiết niệu), dòng chảy nước tiểu sẽ bị hạn chế. Do đó, bệnh nhân hẹp niệu đạo sẽ gặp tình trạng tiểu rắt, thậm chí một số trường hợp hẹp nghiêm trọng có thể chặn hoàn toàn dòng tiểu.

Bàng quang kích thích: hay còn gọi là bàng quang tăng hoạt với tình trạng bàng quang thường xuyên bị co thắt đột ngột, quá mức gây ra triệu chứng tiểu nhiều có thể kèm theo tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu không tự chủ.

Ung thư bàng quang: tiểu rắt là một trong những dấu hiệu điển hình và xuất hiện đầu tiên ở người bệnh bị ung thư bàng quang. Nguyên nhân là do các khối u ác tính phát triển, xâm lấn và chèn ép bàng quang gây ra tiểu rắt. Bên cạnh đó, đái ra máu cũng là một triệu chứng rất thường gặp ở bệnh ung thư bàng quang.

Sỏi thận: sỏi có thể di chuyển từ thận đến niệu quản, bàng quang và niệu đạo dẫn tới bệnh nhân rất hay buồn tiểu, tiểu rắt và do sự xuất hiện của dị vật ở đường tiểu nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát như cực hình mỗi khi đi tiểu.dai-rat-do-soi-thanĐái rắt có thể là biểu hiện của sỏi thận

Bệnh lý tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt: đây là bệnh thường gặp ở nam giới bước vào tuổi trung niên. Tuyến tiền liệt sẽ tăng sinh bất thường và chèn ép vào niệu đạo, bàng quang khiến người bệnh hay cảm thấy buồn tiểu, tiểu nhiều và tiểu không hết bãi.

Viêm tuyến tiền liệt: viêm tuyến tiền liệt cũng là một bệnh nam khoa phổ biến ở lứa tuổi trung niên. Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình như đái rắt, nước tiểu có thể lẫn máu, kèm theo đau nhiều ở vùng bẹn.

Bệnh lý rối loạn chuyển hóa

Đái tháo đường: bệnh nhân đái tháo đường có thể bị rối loạn kiểm soát chức năng bàng quang dẫn đến một số tình trạng thường gặp như tiểu nhiều, tiểu rắt kèm theo các dấu hiệu điển hình của đái tháo đường như mờ mắt, khô da, sụt cân (do mất nước).

Đọc thêm bài viết: Bị đái rắt phải làm sao?

3. Bị tiểu rắt, đái rắt khi nào cần đến gặp Bác sĩ?

Tiểu rắt không chỉ gây khó chịu, bức bối cho người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, khó lường. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng tiểu rắt, nếu có điều kiện, bạn nên chủ động đi khám ngay để phát hiện chính xác nguyên nhân gốc rễ cũng như có phương án điều trị kịp thời.

Nếu chủ quan, không điều trị kịp thời, triệu chứng tiểu rắt tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể gây ra rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực như:

mac-tieu-lien-tuc

Mắc tiểu liên tục cản trở rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày

☛Gây các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trường hợp tiểu rắt bắt nguồn từ nguyên nhân viêm nhiễm đường tiết niệu, tình trạng viêm nhiễm không được phát hiện sớm và diễn biến kéo dài dẫn tới lây lan sang các bộ phận khác khiến bệnh tình nặng hơn và càng khó điều trị.

☛Cản trở những sinh hoạt thường ngày.

Có nhiều trường hợp bệnh nhân có thể đi tiểu thường xuyên tới mức 15-20 phút lại đi tiểu một lần và tiểu không hết bãi. Điều này sẽ khiến những công việc của họ bị gián đoạn, tinh thần thì luôn trong trạng thái bứt rứt, lo lắng. Ngoài ra, việc tiểu rắt có thể cản trở giấc ngủ đêm khiến bệnh nhân nhanh chóng bị suy nhược sức khỏe.

☛Gây tự ti, mặc cảm cho bệnh nhân.

Do tất cả các khía cạnh từ sức khỏe, công việc, sinh hoạt thường ngày và đời sống tình dục đều bị ảnh hưởng tiêu cực nên bệnh nhân sẽ dễ bị những mặc cảm, tự ti bủa vây và điều này càng khiến sức khỏe người bệnh mau diễn biến xấu đi.

4. Các phương pháp điều trị tiểu rắt

Biện pháp thay đổi chế độ sinh hoạt

han-che-uong-nuoc-truoc-di-ngu

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ

Để cải thiện triệu chứng tiểu rắt cũng như để hỗ trợ các biện pháp điều trị khác đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản sau để xây dựng một chế độ sống phù hợp, lành mạnh:

  • Hạn chế lượng nước nạp vào trước khi đi ngủ.
  • Tránh những đồ ăn, hoa quả chứa nhiều nước như: cam, dưa hấu, dứa,..
  • Tránh uống thuốc lợi tiểu (dùng trong điều trị các bệnh tim mạch, tăng huyết áp) vào buổi tối.
  • Tập thói quen đi tiểu sao cho khoảng cách giữa những lần tiểu từ 1,5-2h và cố gắng tiểu hết bãi.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày.
  • Tránh căng thẳng lo âu, cố gắng điều chỉnh và giữ tâm lý thoải mái nhất.
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều gia vị nóng (gia vị nóng như tiêu, ớt có thể gây xót niệu đạo và tăng nguy cơ bí tiểu).
  • Thực hiện bài tập Kegel để tăng sức mạnh cơ sàn chậu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Biện pháp điều trị bằng thuốc Tây y

Thông thường, tiểu rắt có thể dễ dàng được điều trị khỏi bằng thuốc Tây y. Việc sử dụng thuốc nào phụ thuộc vào bệnh lý gây ra triệu chứng tiểu rắt. Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc vì dùng sai thuốc sẽ gây ra những hậu quả khôn lường với sức khỏe. Bạn nên trực tiếp đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến một số nhóm thuốc thường dùng trong điều trị triệu chứng tiểu rắt ở một số bệnh lý:

dieu-tri-tieu-rat-bang-thuoc-tay-y

Điều trị tiểu rắt bằng thuốc Tây y

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: dựa vào những đặc điểm dịch tễ hoặc thông qua nuôi cấy, xét nghiệm sẽ tìm được chủng vi khuẩn gây bệnh trên bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ kê đúng loại kháng sinh phù hợp để điều trị. Một số kháng sinh phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu là: các kháng sinh phân nhóm penicillin, nhóm tetracyclin, sulfamethoxazole,…

Viêm bàng quang kẽ: điều trị viêm bàng quang kẽ thường phối hợp 3 nhóm thuốc: các thuốc Nsaids như ibuprofen để chống viêm, giảm đau; thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptylin để giúp bàng quang thư giãn; thuốc kháng histamin như loratadin để giảm tần suất và mức độ buồn tiểu.

Viêm tuyến tiền liệt: viêm cấp sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, còn viêm mãn việc điều trị sẽ phức tạp hơn, cần sự phối hợp thuốc chẹn alpha như Cardura giúp thư giãn bàng quang và các thuốc chống viêm, giảm đau Nsaids như ibuprofen.

Đái tháo đường: đái tháo đường là bệnh chuyển hóa rất phức tạp và có nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc điều trị cũng phức tạp hơn những bệnh lý khác rất nhiều. Một số thuốc phổ biến trong điều trị đái tháo đường có thể kể đến là: diamicron, metformin,…

Như đã nói ở trên, sử dụng các thuốc Tây y rất có hiệu quả trong điều trị triệu chứng tiểu rắt ở đa số các bệnh lý. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc Tây y là hiện hữu và buộc chúng ta phải công nhận. Do đó, bệnh nhân phải hết sức cân nhắc và thận trọng trước khi sử dụng.

Điều trị bằng biện pháp phẫu thuật

Phẫu thuật can thiệp được chỉ định khi các biện pháp dùng thuốc không đem lại kết quả tích cực. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, chỉ được dùng khi lợi ích mà nó đem lại vượt trội so với nguy cơ với sức khỏe người bệnh. Các biện pháp phẫu thuật có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh lý: ung thư bàng quang, sỏi thận, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt,…

Vương Niệu Đan – xua tan nỗi lo tiểu rắt

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan với nguồn gốc thảo dược vô cùng an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ cải thiện triệu chứng tiểu rắt, đã được Bộ Y tế công nhận và cấp phép lưu hành. Sản phẩm là sự phối hợp của các thành phần vượt trội: Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa, Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang.

vuong-nieu-dan-tri-tieu-rat

Vương Niệu Đan – xua tan nỗi lo tiểu rắt

Vương Niệu Đan giúp hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng tiểu rắt dựa trên sự kết hợp 3 tác động:

☛Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Vương Niệu Đan giúp làm giảm co thắt bàng quang, tăng sức chứa của bàng quang, giúp bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp kích thích đi tiểu.

☛Tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu: bằng cách tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, Vương Niệu Đan giúp bệnh nhân dễ dàng tiểu hết bãi và kiểm soát tiểu tiện tốt hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tăng khả năng nâng đỡ bàng quang, giúp bàng quang nằm đúng vị trí, không bị sa xuống.

☛Cải thiện giấc ngủ: Vương Niệu Đan giúp an thần, làm dịu thần kinh và cải thiện thời lượng cũng như chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần.

Bằng cái tâm của người thầy thuốc luôn khao khát giúp người bệnh xua tan nỗi lo tiểu rắt, Vương Niệu Đan đã được tạo ra bằng sự kết hợp các thành phần dược liệu quý để tạo nên 3 tác động vượt trội. Vương Niệu Đan chính là giải pháp tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một phương pháp cải thiện triệu chứng tiểu rắt an toàn và hiệu quả.

Để được giải đáp những băn khoăn khác về “Đái rắt là biểu hiện của bệnh gì?” cũng như để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm Vương Niệu Đan, bạn đọc hãy liên hệ theo hotline: 1800.1297.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...