Uống nước nhiều mà đi tiểu ít là bệnh gì? Mẹo kiểm soát hiệu quả

Nước tiểu là một trong những yếu tố quan trọng có thể giúp bạn đánh giá được tình trạng sức khỏe của mình. Thông thường, nếu bạn uống nước nhiều thì tần suất đi tiểu cũng sẽ nhiều hơn là bình thường. Nhưng nếu bạn gặp tình trạng uống nước nhiều mà đi tiểu ít là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và khi nào thì nên đi khám bác sĩ? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết sau.

1. Uống nước nhiều mà đi tiểu ít là do đâu?

Như bạn đã biết, nước rất quan trọng với cơ thể của chúng ta, chúng tồn tại ở tất cả những cơ quan và bộ phận của cơ thể, có vai trò giúp cho những hoạt động trao đổi chất được diễn ra tốt hơn.

Ở điều kiện bình thường, cơ thể của chúng ta sẽ cần khoảng 40ml nước/ kg nặng mỗi ngày, ước tính trung bình một người bình thường cần khoảng 2 – 2,5 lít nước hàng ngày. Lượng nước này có thể được nạp vào bên trong cơ thể thông qua các nguồn như: Nước giải khát, nước trà, nước đun sôi để nguội, súp, nước trong rau củ quả, hoặc trong những loại thực phẩm.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước với mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Điều kiện thời tiết, các hoạt động thể thao, vận động hoặc lao động. Cụ thể, với những ngày trời khô hanh, nóng bức hoặc hoạt động thể lực mạnh thì nhu cầu uống nước cũng nhiều lên. Tất nhiên, ngay cả khi sức khỏe bạn bình thường thì việc uống nước nhiều cũng sẽ khiến cho cơ thể đào thải nhiều – đây được xem là một hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, tuy nhiên, nếu bạn uống nước nhiều mà lại đi tiểu ít thì hãy cảnh giác vì rất có thể do những nguyên nhân sau đây:

Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng

Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiểu ít. Việc thiếu nước từ bên trong khiến cho lượng nước tiểu giảm. Lúc này, hãy xem xét lại có phải bạn đã bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt trước đó hay không? Nếu có thì nên bổ sung nước cũng như các loại trái cây kịp thời để cải thiện tình trạng này.

mat-nuoc-gay-tieu-it
Cơ thể mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra chứng tiểu ít dù đã uống nước nhiều

Do bị tắc nghẽn đường tiết niệu

Hội chứng tắc nghẽn đường tiết niệu có thể làm cho nước tiểu của bạn không ra khỏi thận, sự tắc nghẽn này nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ảnh hưởng đến thận của bạn, thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở cả hai quả thận. 

Thận là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, do đó nếu cơ quan này chịu bất kỳ tổn thương nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lọc của thận, nặng hơn có thể gây ra suy thận. Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể được nhận biết với những triệu chứng như đau nhức cơ thể, buồn nôn, nôn, sưng tuyến tiền liệt, sốt,…

Ít tiểu do nguyên nhân mất máu

Bất kỳ nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất máu như vết cắt sâu hoặc vết thương đều có thể gây ra tình trạng ít nước tiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do thận của bạn lúc này thiếu một lượng máu cần thiết để hoạt động và thực hiện quá trình lọc. 

Do sốc hoặc nhiễm trùng nặng

Một nguyên nhân nữa cũng có thể gây nên tình trạng uống nước nhiều nhưng đi tiểu ít là do sốc hoặc nhiễm trùng. Khi bạn bị nhiễm độc, nhiễm trùng hoặc sốc thì nguy cơ suy thận cấp tăng cao, lúc này dễ dẫn đến giảm lượng nước tiểu của cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, phù, màu nước tiểu đậm hơn,…

Tiểu ít do tác dụng phụ của thuốc

Khi cơ thể bị bệnh, thuốc sẽ có tác dụng tốt giúp phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng được xem là “con dao hai lưỡi” vì có thể gây ra những tác dụng phụ. Cụ thể, các loại thuốc như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng cholinergic, thuốc lợi tiểu có thể làm giảm lượng nước tiểu của bạn. Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển, angiotensin hoặc gentamicin cũng có thể làm giảm hàm lượng nước tiểu trong cơ thể.

2. Tiểu ít có sao không? Khi nào thì nên gặp bác sĩ?

Hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm đến việc đi tiểu nhiều vì tiểu nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm hiệu quả công việc mà không nghĩ rằng tình trạng uống nước nhiều nhưng đi tiểu ít cũng có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia, hệ thống bài tiết của bạn được cho là làm việc hiệu quả khi bạn có số lần đi tiểu trung bình khoảng 7 đến 8 lần mỗi ngày. Còn nếu bạn uống nhiều nước nhưng có số lần đi tiểu dưới 4 lần thì hãy thật cẩn thận, bởi rất có thể cơ thể của bạn đang có gặp vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt lưu ý, hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu sau đây:

  • Lượng nước tiểu giảm dần và ngày càng ít đi
  • Ít nước tiểu do trước đó bạn từng bị sốt, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Tuy nhiên, khi hết bệnh thì bạn lại không thể bổ sung đủ nước để bù vào phần dịch đã mất.
  • Nước tiểu giảm đi kèm với những biểu hiện như chóng mặt, mạch nhanh hoặc thường xuyên gặp tình trạng choáng váng.

Đặc biệt, bạn cần lưu ý là phải đến cơ quan y tế ngay nếu cảm thấy cơ thể mình có dấu hiệu bị sốc. Bởi rất có thể đây là tình trạng chấn thương hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. 

kham-bac-si-neu-bi-soc
Nên tìm đến bác sĩ ngay nếu phát hiện bản thân đang có dấu hiệu bị sốc

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm đến sự hỗ trợ của y khoa ngay nếu nghĩ rằng mình đang gặp chứng phì đại tuyến tiền liệt hoặc có các yếu tố khác đang chặn đường tiết niệu của bạn, vì tắc nghẽn đường tiết niệu có thể dẫn đến tình trạng vô niệu, sau đó nếu không được kiểm tra và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ làm tổn thương thận nghiêm trọng.

Khi nhận thấy cơ thể của mình có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn đừng chủ quan mà hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời bạn nhé. 

3. Các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định đúng nguyên nhân tiểu ít

Để xác định chính xác nguyên nhân gây chứng tiểu ít sau khi uống nước nhiều, các bác sĩ có thể cho bạn thực hiện những xét nghiệm sau: 

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này sẽ giúp bạn kiểm tra được có bị rối loạn chảy máu, suy thận hay nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Để từ đó các bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục kịp thời nhất, tránh các rủi ro về sau. 
  • Chụp CT vùng bụng và xương chậu: Kỹ thuật này giúp kiểm tra kỹ hơn về các cơ quan trong vùng chậu và ổ bụng.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nước tiểu sẽ giúp phân tích rõ hơn các hồng cầu, bạch cầu và protein, để từ đó xác định bạn đang bị nhiễm trùng hay viêm thận.
  • Siêu âm ổ bụng: Đây là phương pháp giúp xác định xem có khối u nào đang gây tắc đường niệu hay không, đồng thời cũng giúp phát hiện các bất thường ở thận của bạn. 
  • Cấy nước tiểu: Một mẫu nước tiểu sẽ giúp phát hiện và kiểm tra những loại vi khuẩn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phát hiện bạn có đang bị nhiễm trùng thận hay bàng quang hay không.

4. Mẹo kiểm soát tình trạng tiểu ít tại nhà hiệu quả

Cho đến hiện nay, vẫn chưa có biện pháp tại nhà nào được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị lượng nước tiểu ít mỗi khi uống nước nhiều. Tất nhiên, điều trị y tế thì luôn luôn cần thiết, để từ đó có thể đưa ra được cách điều trị tiểu ít phù hợp nhất. 

Theo đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tiểu ít dù đã uống nước nhiều chính là mất nước. Vì thế, để tránh tình trạng này, bạn có thể bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày và uống nước nhiều hơn mỗi khi tiêu chảy, sốt hoặc bị bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng tiểu ít do mất nước nhờ các mẹo sau đây:

Hạn chế sử dụng  thực phẩm có tính lợi tiểu

Dù biết rằng cách này có vẻ khó thực hiện, tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế tối đa hoặc tránh xa các chất hay thực phẩm có tính lợi tiểu. Những thực phẩm này sẽ là cà phê, chocolate, đồ uống có cồn hoặc soda. Việc hạn chế các thực phẩm này sẽ giúp cơ thể tránh tình trạng mất nước hơn.

Tránh ăn các món cay

Đồ cay ăn ngoài việc gây hại cho sức khỏe như ợ nóng, tăng acid thì cũng có thể góp phần làm mất dịch của cơ thể. Mặc dù, việc sử dụng những loại thực phẩm này sẽ giúp làm tăng mức độ trao đổi chất trong cơ thể, tuy nhiên nó cũng có khả năng làm tăng tốc độ mất nước nếu bạn thường xuyên hoạt động dưới trời nắng nóng. Do đó, hạn chế các món cay cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng tiểu ít do uống nước nhiều rất hiệu quả đấy. 

tranh-an-thuc-pham-cay
Hạn chế ăn các món cay là một mẹo giúp bạn kiểm soát tình trạng tiểu ít hiệu quả

Không hoạt động gắng sức

Tập thể dục và vận động thì rất tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu vận động nhiều dưới thời tiết nóng bức, oi ả cũng là điều không tốt bởi sẽ khiến cơ thể của bạn bị mất nước nhiều hơn. Do đó, bạn nên tránh các hoạt động quá sức và nên lựa chọn những bộ môn thể thao được tổ chức trong nhà thi đấu. 

Bổ sung nhiều Kali hơn

Mất nước gây tiểu ít cũng là tình trạng khiến cho cơ thể bạn bị mất các chất điện giải với số lượng nhiều. Vì vậy, bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa kali như dứa, khoai lang, chuối hoặc xoài để duy trì cơ thể đủ nước và luôn khỏe mạnh bạn nhé. 

5. Vương Niệu Đan – thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu ít hiệu quả

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan là viên uống được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm này có tác dụng giúp bổ sung, tăng cường vào chế độ ăn uống hằng ngày, đồng thời giúp cải thiện, tăng cường các chức năng của cơ thể rất tốt. Cụ thể, Vương Niệu Đan có tác dụng làm tăng độ co giãn cho bàng quan, giảm co thắt, từ đó cải thiện tình trạng uống nước nhiều mà đi tiểu ít rất hiệu quả. 

vuong-nieu-dan-tri-tieu-it
Vương Niệu Đan có tác dụng làm tăng độ co giãn cho bàng quan, giảm co thắt, từ đó cải thiện tình trạng uống nước nhiều mà đi tiểu ít tối ưu

Nhờ công thức đột phá và cải tiến giúp mang lại nhiều giá trị đến người dùng, sản phẩm này được các chuyên gia nghiên cứu và cho ra đời với các thành phần nổi bật sau:

  • Cao UVAROX (chiết xuất từ Ô dược, Cỏ đuôi ngựa và cao Varuna) giúp tăng ngưỡng chứa nước tiểu gây kích thích bàng quang, đồng thời cũng giúp tăng cường tuần hoàn đến nuôi dưỡng vùng cơ sàn chậu, từ đó khắc phục tình trạng tiểu ít hiệu quả. 
  • VISPO có tác dụng giảm co thắt bàng quang, ức chế thụ thể muscarinic, ức chế alpha – adrenergic và làm tăng lượng testosterone giúp tăng khả năng chống viêm và giảm nguy cơ tăng sinh tiền liệt tuyến hiệu quả. 
  • Cao nữ lang giúp làm dịu thần kinh, an thần và cải thiện giấc ngủ, từ đó giúp khắc phục tình trạng rối loạn tiểu tiện tối ưu. 
  • Chiết xuất Hạt bí đỏ giúp làm tăng nồng độ hormone testosterone, ức chế enzym aromatase, nhờ đó làm tăng sức khỏe cơ sàn chậu, giúp tăng sức chứa bàng quang và giảm co thắt cơ đường hiệu, cải thiện chứng rối loạn tiểu tiện rất tốt.

Đây thực sự là sản phẩm an toàn giúp bạn cải thiện chứng tiểu ít của mình tối ưu đấy. 

Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn giải quyết được thắc mắc “uống nước nhiều nhưng đi tiểu ít” của mình rồi. Hãy quan tâm nhiều đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn để cơ thể mình luôn thật khỏe mạnh bạn nhé!

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...