Bàng quang không có nước tiểu, ít nước tiểu do đâu?

Bàng quang là nơi lưu trữ nước tiểu từ thận bài tiết ra và tống nước tiểu ra ngoài thông qua quá trình tiểu tiện. Do có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu nên bàng quang có vấn đề gây ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung. Có bạn đọc thắc mắc tại sao đi tiểu rất ít trong khi vẫn bổ sung nước bình thường? Có phải do bàng quang không có nước tiểu hay chứa ít nước tiểu? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua những thông tin sau đây nhé.

Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo và chức năng bàng quang

Bàng quang hay còn gọi là bọng đái, là nơi chứa nước tiểu do thận bài tiết ra. Sau đó, thông qua quá trình tiểu tiện thoát nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Ở đàn ông, khi dung tích từ 200 – 300 ml thì có cảm giác mắc tiểu, ở phụ nữ khoảng 250 – 350 ml. Tùy theo kích thước của con người mà bàng quang ở người trưởng thành có thể chứa từ 900 – 1500 ml nước tiểu.

Vị trí của bàng quang

Bàng quang có vị trí ngay dưới phúc mạc, ở ngay sau khớp mu. Khi bàng quang không chứa nước tiểu, chúng nằm hoàn toàn trong phần trước của vùng chậu, trực tràng và tạng sinh dục ở phía trước. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

Hình dạng của bàng quang

Bàng quang có hình tứ diện tam giác với 4 mặt như sau:

  • Mặt trên: Được che phủ bởi phúc mạc, khi bàng quang rỗng mặt trên sẽ lõm xuống, khi đầy mặt trên sẽ lồi lên.
  • Hai mặt dưới bên: Nằm trên hoành chậu.
  • Mặt sau dưới: Hay còn gọi là đáy bàng quang, có hình dạng phẳng, đôi khi lồi ra. Ở nam giới, mặt sau liên quan với ống dẫn tinh, túi tinh, trực tràng. Ở nữ giới, có liên quan với thành trước âm đạo, cổ tử cung.

Bên trong bàng quang được lót bởi một lớp niêm mạc có màu hồng nhạt. Khi bàng quang rỗng, niêm mạc xếp chồng lên nhau tạo thành các nếp niêm mạc. Khi bàng quang căng lên, các nếp niêm mạc cũng căng ra. Tuy nhiên, vùng tam giác bàng quang niêm mạc không xếp nếp. Vùng này có màu sắc đỏ hơn các vùng khác, nó được tạo bởi ba đỉnh là 2 lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo trong.

Cấu tạo bàng quang

Bàng quang được cấu tạo bởi 4 lớp như sau:

  • Lớp niêm mạc.
  • Lớp hạ niêm mạc ( lớp dưới niêm mạc): Có cấu tạo khá lỏng lẻo nên khiến lớp cơ và lớp hạ niêm mạc trượt lên nhau.
  • Lớp cơ: Bao gồm 3 lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài là cơ vòng, cơ chéo và cơ dọc.
  • Lớp thanh mạc.

Chức năng của bàng quang

Vai trò chính của bàng quang chính là nơi lưu trữ nước tiểu được tiết ra từ thận, sau đó đào thải ra ngoài thông qua đường niệu. Nước tiểu được bài xuất ra ngoài theo từng đợt nhờ sự kết hợp của 3 cơ bàng quang như sau:

  • Cơ trơn: Là cơ tống nước tiểu, chúng nhận sự chi phối của thần kinh phó giao cảm từ tủy.
  • Cơ vòng trong ở cổ bàng quang và lỗ niệu đạo có vai trò kiểm soát quá trình tiểu tiện. Đối với nam giới, cơ này còn có chức năng chống trào ngược tinh dịch khi xuất tinh. Vùng cơ này nhận sự chi phối thần kinh giao cảm qua thần kinh hạ vị.
  • Cơ vòng ngoài: Là cơ vân, có tác dụng điều khiển quá trình tiểu tiện theo ý muốn của bản thân.

Chức năng tiểu tiện của bàng quang được kiểm soát và điều khiển bởi một cơ chế thần kinh phức tạp của hệ phó giao cảm tủy cùng, các sợi giao cảm tủy ngực và một phần của thân não, tủy sống. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, các dây thần kinh gửi tín hiệu về não thông qua các dây liên lạc từ tủy sống. Khi nhận được tín hiệu, não sẽ gửi tín hiệu phản hồi xuống bàng quang. Tiếp đó, thành bàng quang co lại và co thắt, van ở gần niệu đạo thả lỏng và dần mở ra nước tiểu chảy xuống và thoát ra khỏi cơ thể.

Đọc thêm bài viết: Bàng quang chứa bao nhiêu nước tiểu?

Tại sao bàng quang không có nước tiểu, có ít nước tiểu?

Bàng quang không có nước tiểu hay có ít nước tiểu thì đây không phải vấn đề của bàng quang mà vấn đề tới từ thận. Người ta còn gọi là tình trạng vô niệu hoặc thiểu niệu chứ không phải bàng quang không có nước tiểu.

Chứng thiểu niệu được biết đến là tình trạng sản xuất ít nước tiểu hơn so với bình thường. Tình trạng không có nước tiểu (nước tiểu ít hơn 50 ml trong 24h) được gọi là vô niệu. Chứng ít nước tiểu có thể là dấu hiệu sớm báo hiệu tình trạng suy thận.

Nguyên nhân gây ra chứng bàng quang ít nước tiểu thường gặp như:

  • Mất nước: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến lượng nước tiểu giảm đáng kể. Mất nước thường xảy ra với bệnh tiêu chảy, nôn mửa hoặc một số bệnh khác mà không thể bổ sung phần dịch đã bị mất. Những trường hợp này, thận sẽ cố gắng giữ lại càng nhiều nước càng tốt.
  • Chấn thương hoặc nhiễm trùng: Những trường hợp này có thể khiến cơ thể bị sốc, làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan. Sốc là một cấp cứu y tế và cần được điều trị ngay lập tức.
  • Đường tiết niệu tắc nghẽn: Xảy ra khi nước tiểu không thể thoát ra ngoài. Hiện tượng này gây ảnh hưởng tới một hoặc cả hai quả thận, gây ra lượng nước tiểu giảm.
  • Do thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khiến cơ thể sản xuất ít nước tiểu như thuốc chống viêm không steroid (NSAID); thuốc trị cao huyết áp, như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và gentamicin.
  • Nguyên nhân khác: Phì đại tuyến tiền liệt, mất máu, viêm thận…

Sử dụng một số loại thuốc gây tác dụng phụ khiến cơ thể sản xuất ít nước tiểu hơn bình thường.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bàng quang

Để đảm bảo chức năng của bàng quang hoạt động trơn tru bạn cần chăm sóc sức khỏe bàng quang mỗi ngày. Hãy thực hiện những điều sau đây để bàng quang luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý về bàng quang nhé.

Giữ cân nặng ổn định: Trọng lượng càng lớn làm tăng áp lực lceen bàng quang. Vì vậy, hãy tập thể dục đều đặn mỗi ngày kết hợp chế độ ăn giàu dinh dưỡng, trái cây và rau xanh giúp kiểm soát cân nặng và tránh các vấn đề liên quan tới bàng quang.

Tránh thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Ngoài ra, hút thuốc còn gây ra những cơn ho mạn tính. Những cơn ho mạn tính liên quan tới hút thuốc là nguyên nhân dẫn tới việc bị rò nước tiểu không kiểm soát. Hãy bỏ thói quen xấu này càng sớm càng tốt để chăm sóc sức khỏe bàng quang tốt nhất nhé.

Uống đủ nước mỗi ngày: Uống quá nhiều hoặc quá ít nước đều không tốt cho bàng quang. Lượng nước thích hợp nhất cho sức khỏe của bàng quang cũng như sức khỏe tổng thể là khoảng 6 – 8 ly nước mỗi ngày. Đây là lượng nước hợp lý nhằm rửa trôi vi khuẩn khỏi hệ tiết niệu, ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang.

Hãy bổ sung đủ nước mỗi ngày cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe bàng quang và tổng thể.

Luyện tập bài tập Kegel: Bài tập Kegel giúp ép và thư giãn các cơ vùng đáy chậu. Đây là bài tập tốt nhất giúp duy trì khả năng kiểm soát bàng quang. Đối với phụ nữ, bài tập này có tác dụng rất quan trọng giúp các cơ vùng đáy chậu khỏe mạnh hơn trước khi sinh con và giữa các lần sinh con.

Chăm sóc tốt bộ phận sinh dục: Vệ sinh sạch sẽ khu vực nhạy cảm này, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, cần đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục nhằm đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể, không cho chúng có cơ hội gây nhiễm trùng bàng quang.

Hạn chế các thực phẩm gây kích thích bàng quang: Một số thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Hãy cẩn thận khi sử dụng các thực phẩm có chứa caffein, thực phẩm cay nóng, thực phẩm giàu axit (cà chua, trái cây họ cam, chanh…).

Cân nhắc khi sử dụng thuốc: Có một số loại thuốc khi sử dụng để điều trị giảm đau do chấn thương, phẫu thuật hoặc điều trị các bệnh mạn tính có thể gây ra các vấn đề về tiểu tiện hoặc làm nặng thêm các vấn đề về tiểu tiện. Do đó, nếu bắt buộc phải sử dụng để điều trị hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Hãy vận động và tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tránh các hoạt động gắng sức, đặc biệt là trong thời tiết oi ả sẽ không tốt cho sức khỏe và khiến bạn dễ mất nước hơn.

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn đọc hiểu được “Bàng quang không có nước tiểu, có ít nước tiểu là gì?” và cách chăm sóc sức khỏe bàng quang hiệu quả. Hãy thực hiện ngay hôm nay để chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhé. Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách chăm sóc bàng quang hiệu quả nhất.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...