[Giải đáp] Đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là điều mà mỗi chúng ta cần làm mỗi ngày. Khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường như đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên trái không chủ quan mà cần theo dõi và thăm khám cụ thể. Trong nhiều trường hợp đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu “Đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?” qua bài viết sau đây nhé.

Đi tiểu nhiều đau bụng dưới bên trái cảnh báo bệnh gì?

Chắc hẳn không ít người gặp phải hiện tượng đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên trái mà không biết nguyên nhân do đâu. Thực tế, dấu hiệu này có thể gặp ở bất cứ ai và thường liên quan tới các bệnh lý về đường tiết niệu, bệnh viêm nhiễm, bệnh thận. Dưới đây là một số bệnh mà người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều và đau bụng dưới bên trái:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng tiểu nhiều kèm đau buốt vùng bụng dưới. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng xuất hiện triệu chứng rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh mà bạn nên biết như:

  • Buồn tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần trong ngày (từ 10 lần trở lên), tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm nhưng lượng nước tiểu thường ra rất ít.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, thậm chí có cảm giác giống như kim châm mỗi khi đi tiểu.
  • Nước tiểu nặng mùi hơn bình thường.
  • Có cảm giác đau vùng xương chậu.
  • Nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc có máu trong nước tiểu.
  • Sốt, ớn lạnh, buồn nôn, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi về đêm…

Nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn E.Coli. Vi khuẩn này sẽ tấn công đường tiết niệu, gây tổn thương niêm mạc, phá hủy tế bào. Điều này khiến đường tiết niệu bị viêm cấp, bàng quang kích thích gây ra hiện tượng bụng dưới đau tức, có cảm giác mót tiểu nhiều lần.

Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên nam giới chịu tổn thương cao hơn. Dấu hiệu điển hình của bệnh lý này chính là tình trạng đi tiểu nhiều kèm theo đau buốt bụng dưới. Nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết hẹp niệu đạo như:

  • Tiểu khó, tiểu đau, đi tiểu không kiểm soát.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Có hiện tượng đau vùng chậu.
  • Nam giới có thể bị xuất tinh ít, giảm ham muốn tình dục.
  • Bàng quang luôn cảm thấy đau và căng tức.

Sỏi đường tiết niệu

Khi gặp hiện tượng đi tiểu nhiều, đau bụng dưới rất có thể do nguyên nhân sỏi tiết niệu. Sỏi đường tiết niệu được hình thành từ những thói quen xấu trong cuộc sống và thường chỉ được phát hiện ra khi có những cơn đau quặn xuất hiện.

Người bệnh có cảm giác đau đột ngột, đau dữ dội ở vùng thắt lưng. Sau đó, lan xuống vùng hạ bị tới vùng bẹn và cơ quan sinh dục kèm với các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày. Đôi khi sỏi có thể gây ra viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do sự bít tắc của các viên sỏi trong đường tiểu.

Sỏi đường tiết niệu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân với các biến chứng có thể gặp phải như suy thận, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, chức năng thận bị suy giảm. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên trái bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám bác sĩ kịp thời.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung cũng giống như các bệnh ung thư khác diễn biến một cách âm thầm. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý thường không có các dấu hiệu điển hình. Theo các chuyên gia sức khỏe, một trong những triệu chứng của bệnh là việc thay đổi thói quen đi tiểu của người bệnh. Họ thường cảm thấy đi tiểu nhiều hơn, tiểu gấp hơn so với bình thường. Sau đó, các cơn đau bụng ở vùng xương chậu hay bụng dưới cũng xuất hiện.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu khác như:

  • Âm đạo tiết dịch bất thường.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.

Viêm tuyến tiền liệt

Tiểu nhiều lần cùng với các cơn đau bụng dưới xuất hiện liên tục hoàn toàn có thể là triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, bệnh lý cũng có thể kèm theo các dấu hiệu khác như:

  • Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh bất thường.
  • Tiểu buốt, nước tiểu có kèm máu.
  • Bị rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.

☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu nhiều ở nam giới, nguyên nhân và cách trị

Viêm âm đạo

Âm đạo có vị trí nằm ngay sát cửa mình, có chiều dàu từ 8 – 11 cm, nối cổ tử cung bên trong với âm hộ bên ngoài. Do có vị trí đặc biệt nên dễ bị viêm nhiễm. Khi âm đạo bị viêm nhiễm do các yếu tố gây bệnh (vi khuẩn, nấm men, trùng roi…) sẽ khiến âm đạo bị sưng tấy, viêm loét. Khi tiểu tiện người bệnh có cảm giác đau buốt, đau lan sang vùng bụng dưới.

Một số triệu chứng khác đi kèm:

  • Quan hệ tình dục đau rát.
  • Kích thích hoặc ngứa âm đạo.
  • Dịch tiết ra từ âm đạo nhiều, dịch âm đạo có mùi hôi tanh, thay đổi màu sắc.
  • Tiểu đau, đi tiểu nóng rát, tiểu ra máu.
  • Chảy máu âm đạo theo dạng đốm hoặc chảy máu nhẹ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới là bệnh gì?

Mắc các bệnh xã hội

Khi mắc các bệnh lý lây lan qua đường tình dục như bệnh lậu, sùi mào gà, bệnh Chlamydia, bệnh mụn rộp sinh dục… sẽ khiến vùng kín bị tổn thương, viêm loét, mọc mụn… Ngoài các triệu chứng đặc trưng của từng bệnh, người bệnh cũng sẽ gặp hiện tượng đi tiểu đau bụng dưới.

Trên đây là các bệnh lý người bệnh có thể gặp phải khi có triệu chứng đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên trái. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng chủ quan mà hãy nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên trái có nguy hiểm hay không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, dù là nguyên nhân nào gây ra tiểu nhiều lần kèm đau bụng dưới bên trái đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo cho thấy cơ thể đã hoặc đang có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể xảy ra các biến chứng hoặc các vấn đề về sức khỏe như:

  • Nguy cơ vô sinh: Nếu viêm nhiễm phần phụ, tuyến tiền liệt… không được điều trị có thể làm tắc vòi dẫn trứng ở nữ giới, viêm ống tinh hoàn, viêm tinh hoàn ở nam giới… dẫn tới nguy cơ vô sinh.
  • Tiểu nhiều kèm đau bụng dưới kéo dài có thể dẫn tới suy thận, viêm thận, bể thận, nhiễm trùng máu.
  • Ham muốn tình dục suy giảm, gây ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình của nhiều cặp vợ chồng.
  • Mang thai bị tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên phải có thể dẫn tới sinh non hoặc sảy thai ngoài ý muốn.

Làm gì khi bị đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên trái?

Thăm khám sớm

Đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới ở nữ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cần được chữa trị sớm. Do đó, khi gặp các biểu hiện trên, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị chính xác.

Người bệnh không nên có tâm lý e ngại, chủ quan không thăm khám. Cần gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán phân biệt, tìm ra căn nguyên của bệnh và có cách điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng thông tin truyền miệng hoặc tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về uống.

Đặc biệt, khi thăm khám cần mô tả thật chi tiết về số lần đi tiểu một ngày, lượng nước tiểu mỗi lần, những cơn đau bụng dưới diễn ra như thế nào, tần suất khoảng bao nhiêu lần/ngày. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị.

Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Bởi chứng đi tiểu nhiều, đau bụng dưới thường xuất phát từ những bệnh lý dai dẳng, cần thời gian điều trị cũng như sự kiên trì của bệnh nhân. Nếu bỏ thuốc, điều trị không dứt điểm sẽ khiến bệnh tái đi tái lại và ngày càng trầm trọng hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách:

  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất (có trong rau xanh, các loại hoa quả tươi) vào thực đơn hàng ngày.
  • Hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ ăn tái sống, chưa chế biến kỹ.
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống có tính kích thích bàng quang như đồ ăn lỏng, đồ uống chứa cồn hoặc có ga, đồ ăn cay nóng, các loại trái cây (dưa hấu, cam bưởi…) sẽ kích thích bàng quang đi tiểu nhiều lần.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ để hạn chế tiểu đêm.
  • Không nên bỏ bữa, nên ăn vào khung giờ cố định.
  • Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo tham khảo của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Đi tiểu nhiều ăn gì, kiêng gì?

Thay đổi lối sống khoa học cụ thể như sau:

  • Không nên làm việc quá sức khi bị đau dữ dội.
  • Tránh tâm lý căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi kéo dài
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.  Tập luyện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu như bài kegel để tăng sự kiểm soát hoạt động của bàng quang.
  • Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng.
  • Hạn chế việc quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Mẹo giảm đau

Đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên trái khiến bạn không khỏi khó chịu và muốn thoát nhanh khỏi chúng. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn làm giảm cơn đau tạm thời tại nhà:

  • Chườm ấm: Dùng một chai nước ấm hoặc túi chườm ấm lên vị trí đau bụng từ 5 – 10 phút. Lưu ý, khi chườm nên nằm thả lỏng cơ thể sẽ giúp cơn đau giảm nhanh chóng.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Khi những cơn đau bụng dưới bên trái hành hạ, bạn hãy nghỉ ngơi nhiều hơn. Tránh làm việc nhiều và các việc nặng sẽ khiến bạn càng thêm khó chịu.
  • Uống nước ấm: Bạn hãy uống một cốc nước ấm để làm ấm bụng, xua tan tạm thời cảm giác đau bụng dưới đang “hành hạ” bạn.
  • Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol có thể “chữa cháy” cho bạn khi bị cơn đau nhói bụng dưới bên trái.

Chườm ấm giúp bạn giảm nhẹ cơn đau đang hành hạ.

Nhìn chung, đi tiểu nhiều kèm đau bụng dưới bên trái xuất phát từ nhiều bệnh lý và cần được thăm khám sớm, kiểm tra để xác định nguyên nhân, có hướng điều trị phù hợp. Hãy đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách nhé.

Vương niệu đan – Giải pháp vàng cho bệnh nhân đi tiểu nhiều

Một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều được mọi người dân tin dùng là sử dụng Vương Niệu Đan. Sản phẩm được sản xuất từ các thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Vương Niệu Đan chứa các thành phần:

  • Cao UVAROX gồm 3 dược liệu cao Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược giúp tăng sức chứa bàng quang, tăng ngưỡng chứa nước tiểu. Bên cạnh đó là tăng lưu lượng tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng, tăng lực cơ vùng sàn chậu giúp kiểm soát tiểu tiện tốt hơn.
  • Vispo là chiết xuất Cọ lùn, có tác dụng ức chế thụ thể muscarinic ở cơ chóp của bàng quang từ đó giảm co thắt. Đồng thời làm tăng nồng độ testosteron giúp cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu.
  • Chiết xuất Hạt bí đỏ có khả năng ức chế enzyme aromatase cũng có tác dụng tăng lượng testosteron. Bên cạnh đó còn tăng lượng nitric oxyd cần thiết giúp giãn bàng quang, tăng sức chứa.
  • Cao Nữ lang giúp an thần, dịu thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm tiểu đêm nhiều lần.

Từ đó, Vương Niệu Đan có công dụng giảm co thắt, tăng độ co giãn bàng quang, giúp bàng quang chứa được lượng nước tiểu đủ lớn mới kích thích phản xạ đi tiểu. Đồng thời làm giảm các chứng rối loạn tiểu tiện khác như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát hiệu quả.

Nếu có thắc mắc gì về thông tin sản phẩm hoặc các vấn đề về đi tiểu nhiều, bạn có thể gọi đến số tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết.

Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà

Dựa vào những dấu hiệu đi tiểu nhiều kể trên mong rằng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang mắc phải và có hướng giải quyết kịp thời. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...